Sự khó nghèo đứng trong trung tâm điểm của Tin Mừng – (Bài giảng của ĐTC Phan-xi-cô ngày 16.05.2014)

 

Một Giáo hội nghèo cho người nghèo“: Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã từng đòi hỏi như thế trong cuộc xuất hiện chính thức lần đầu tiên của Ngài với cương vị Giáo Hoàng vào tháng 03 năm 2013. Trong Thánh Lễ vào sáng sớm thứ Ba hôm nay tại nguyện đường Thánh Mác-ta, Đức Thánh Cha cũng lại đề cập tới đề tài khó nghèo: Người ta không được phép nhục mạ các Linh mục một cách đơn giản như „những người cộng sản“ khi các Ngài nói về sự khó nghèo theo tinh thần Tin Mừng – Đức Thánh Cha nói.

Từ trong Bài Đọc I được trích từ thư thứ hai của Thánh Phao-lô Tông Đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô (2 Cor 8,1-9), Đức Thánh Cha đã rút ra một „Thần Học thực thụ về sự khó nghèo“: Vị Tông Đồ dân ngoại đã thuyết phục các tín hữu tại Cô-rin-tô quyên góp tiền của cho cộng đoàn nguyên thủy tại Giê-ru-sa-lem đang sống trong cảnh túng quẫn. „Vì anh em biết“ – Thánh Phao-lô viết – „Chúa Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, đã làm gì trong Tình Yêu của Ngài: Ngài là Đấng giầu sang nhưng đã trở nên nghèo hèn vì anh em, hầu làm cho anh em trở nên giầu sang nhờ vào sự nghèo hèn của Ngài.“

Khó nghèo là một từ ngữ mà với nó người ta thường rơi vào sự lúng túng“ – Đức Thánh Cha giải thích. „Người ta thường nghe nó: vị Linh mục này, Đức Giám mục kia, hay người tín hữu nọ nói quá nhiều về sự khó nghèo. Thế nhưng tất cả những điều đó hơi giống với những người cộng sản một chút, đúng không? Không, vì sự khó nghèo nằm trong trung tâm điểm của Tin Mừng. Khi người ta gạch bỏ sự khó nghèo khỏi Tin Mừng, thì rồi người ta cũng sẽ hoàn toàn không hiểu gì về sứ điệp của Chúa Giê-su!

Trở lại với Thánh Phao-lô: Thánh Tông Đồ không muốn ra lệnh cho người ta phải quyên góp tiền của, thay vào đó, Ngài xin và Ngài đưa ra một luận chứng có tính cặn kẽ. Trước tiên, Ngài ám chỉ đến gương lành của các Ki-tô hữu Ma-cê-đô-ni-a; bản thân các Ki-tô hữu này cũng rất nghèo, nhưng Thiên Chúa đã ban cho họ ơn biết trao tặng - Đức Thánh Cha nói -, niềm vui của việc trao tặng. Sự trao tặng với tấm lòng cao thượng sẽ đem đến niềm vui cho chính bản thân người biết cho đi, nó tạo nên sự hiệp thông.

Nếu anh chị em sở hữu rất nhiều của cải trong tâm hồn, tức Đức Tin, sự tốt lành và Lời Chúa, thì rồi loại của cải này cũng sẽ không chịu nương tay  đối với những chiếc ví đựng tiền của anh chị em! Đó là một quy luật vàng. Một Đức Tin đích thực cũng sẽ biểu lộ ngay trong chiếc ví của mình. Thánh Phao-lô nói với chúng ta rằng, người ta nên chia sẻ của cải cho nhau. Và như thế, một mối quan hệ hỗ tương sẽ được kiến tạo nên từ sự chênh lệch giữa cộng đoàn Giê-ru-sa-lem nghèo túng và cộng đoàn Cô-rin-tô giầu có, và mối quan hệ hỗ tương ấy sẽ dẫn đưa tới với việc làm phong phú hóa lẫn cho nhau, và như thế, Tin Mừng cũng làm cho chúng ta được giầu có.“

Một lần nữa, Đức Thánh Cha nhắc tới các mối phúc, mà trong đó cũng có mối phúc về sự khó nghèo. Sự khó nghèo của con người có nghĩa là „để cho mình được làm phong phú hóa bởi sự khó nghèo của Chúa Ki-tô“ – Đức Thánh Cha nhấn mạnh. Người ta không thể trở nên giầu có với những phương tiện khác.

Nếu chúng ta cho những người nghèo một cái gì đó, thì điều đó rất tốt và nhân bản, nhưng đó vẫn chưa phải là hành vi tốt theo quan điểm Ki-tô giáo. Điều mà Thánh Phao-lô đã rao giảng chính là một hình thức khó nghèo khác. Việc xóa đói giảm nghèo theo quan điểm Ki-tô giáo hàm chứa trong việc không phân phát những điều dư thừa, nhưng san sẻ những cái của riêng mình, ngay cả khi bản thân tôi cũng đang thực sự cần tới chúng. Nhưng nhờ thế mà tôi trở nên giầu có! Và tôi sẽ trở nên giầu có như thế nào? Vì chính Chúa Giê-su ở trong người nghèo.“

Đó là điều cốt lõi của một „Thần Học về sự Khó Nghèo“ – Đức Thánh Cha bổ sung. Nó không phải là một hệ tư tưởng.

Ngay cả mầu nhiệm này, tức mầu nhiệm tự hủy của Chúa Giê-su, cũng chỉ ra rằng, Chúa Giê-su làm cho chúng ta trở nên giầu có với tư cách là người nghèo. Chúng ta cũng sẽ nhìn thấy điều đó ngay cả trong mối phúc đầu tiên: Phúc thay ai có tinh thần nghèo khó. Điều đó mời gọi chúng ta đi trên con đường của Chúa Giê-su, Đấng đã biến bản thân mình thành lương thực cho chúng ta ăn.  Ngài vẫn đang tiếp tục tự hạ trong suốt quá trình lịch sử của Giáo hội; nhưng nhờ vào lương thực này, tất cả chúng ta đều trở nên giầu có.“

(rv 16.06.2015 mg)

Đam Trần

 




                                   
Về Trang Mục Lục