Văn Kiện “Placuit Deo” Chống Lại Những Mô Thức Mới

 

 (masimpress.com) 2 March 2018

Ngay câu khởi động đầu tiên của lá thư mới của Bộ Giáo Lý Đưc Tin (CDF) gửi hàng giám mục, Placuit Deo, đã bác bỏ quan điểm về một “mô thức mới” mà qua đó “sự mới mẻ của Chúa Thánh Thần” có một cách nào đó có nghĩa là một sự thoát ra khỏi sự toàn vẹn của sự mạc khải vốn đã được mạc khải cho chúng ta ở nơi Chúa Giêsu Kitô. Nhưng thật nhanh chóng văn kiện hướng đến một kiểu “mới mẻ” khác, một sự mới mẻ giống với những sai lỗi xưa của Thuyết Ngộ Đạo và Thuyết Pelagis, mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thường cảnh báo.

Trong buổi họp báo tại Vatican, tân bộ trưởng CDF, Đức Tổng Giám Mục Ladaria, đã nhắc lại rằng những sai lỗi mới không giống cách chính xác như những sai lỗi cũ, nhưng chúng tương tự nhau. Vì thế lá thư này gợi nhắc lfij điều mà những sai lỗi cũ với một quan điểm về cách mà văn kiện này bàn về thách đố mà những sai lỗi mới này đặt ra cho sự hiểu biết của chúng ta về chính bản thân ơn cứu độ.

Học thuyết Pelagius, cũ và mới

Học thuyết Pelagius gốc xuất hiện tại Rôma, đã bị đánh bại hầu như bằng một bàn tay khổng lồ duy nhất của một vị giám mục thần học gia: Thánh Augustine.

Vì Pelagius không tin vào tội nguyên tổ, ông nghĩ ân sủng là một điều gì đó giống như “những khả năng tự nhiên” của chúng ta, để mong muốn và làm điều tốt lành. Pelagius dạy rằng Thiên Chúa trang bị cho chúng ta bằng sự trang bị đúng đắn, và chừng nào chúng ta đi theo khuôn mẫu của gương luân lý của Chúa Giêsu, thì chúng ta có thể tự thân mình muốn và làm điều tốt. Ơn cứu độ cuối cùng tùy thuộc vào nỗ lực cá nhân của chúng ta, và chẳng có một chút nào tùy thuộc vào sự trợ giúp của Thiên Chúa hay người khác. Thánh Augustine đã nhìn cách đúng đắn ở học thuyết này một Chủ Thuyết Khắc Kỷ ngoại giáo ngụy trang là Kitô Giáo, và do đó Ngài nhắm đến việc hoán cải qua cách thế rao giảng rằng ân sủng siêu nhiên không phải là điều gì đó thuộc bản năng, nhưng là một điều phải làm mở rộng các khả năng của chúng ta đến một cùng đích lớn lao hơn, là điều phải làm thay đổi và làm tươi mới lại ý muốn nội tại của chúng ta, và là điều, qua ơn ban của đức tin và đức ái, có thể trợ giúp chúng ta về ân sủng cho sự nỗ lực của riêng chúng ta để chu toàn các giới răn của Thiên Chúa.

Như văn kiện Placuit Deo đưa ra, chủ thuyết Pelagius mới là một “chủ nghĩa cá nhân đặt trọng tâm vào chủ thể tự trị [vốn] có xu hướng nhìn con người là một hữu thể mà sự thành toàn của nó chỉ tùy thuộc vào sức mạnh của riêng người ấy”. Chủ thuyết này giống Thuyết Pelagius cũ theo nghĩa là “hình tượng của Đức Kitô dường như là một khuôn mẫu làm khơi gợi những hành động đại lượng bằng những lời nói và việc làm của Ngài, hơn là Ngài là Đấng làm biến đổi tình trạng của con người bằng việc tháp nhập chúng ta vào một sự sống mới, hòa giải chúng ta với Chúa Cha và ngự giữa chúng ta trong Thần Khí”. Trong Chủ Thuyết Pelagius mới, Chúa Giêsu chỉ là một gương mẫu lý tưởng là người có thể gợi hứng cho chúng ta, nhưng không bao giờ là Đấng mà chúng ta phải tháp nhập vào, hay qua Ngài mà “những khao khát bản năng” của chúng ta phải được biến đổi. Thuyết tân Pelagius muốn Giáo Hội rập theo những khao khát “đã được chúc phúc” của riêng nó.

Thuyết tân Pelagius, về nền tảng, là một sự chối bỏ ân sủng rất mang tính chữa lành vốn đang cần thiết trong cánh đồng bệnh viện của thế giới.

Thuyết Ngộ Đạo, cũ và mới

Lấy ý lực từ một bài nói của Đức Giáo Hoàng Phanxicô thực hiện năm 2015, lá thư cũng cảnh báo chúng ta về một Thuyết Ngộ Đạo mới, vốn là một kiểu khác của chủ thuyết cá nhân vốn đang nỗ lực để vượt lên bản chất của một kiểu tự trợ giúp thiêng liêng, một kiểu chủ nghĩa thiên thần thoát xác vốn giả vờ rằng toàn bộ con người được nội tâm hóa thì “có khả năng tri thức về việc vượt trên xác thịt của Chúa Giêsu hướng đến các mầu nhiệm của một bậc thần thánh chưa biết đến”.

Những người theo thuyết ngộ đạo cũ tin vào ơn cứu độ bằng một sự hiểu biết mới. Họ khác nhau đến khó hiểu, nhưng có một điều họ giống nhau là quan điểm là vấn đề là một cái bao tối tăm mà tinh thần phải được giải thoát khỏi đó. Những người theo thuyết ngộ đạo hoàn toàn bi quan về thân xác của chúng ta, nghĩ rằng thân xác yếu đuối và không có khả năng, không có sức mạnh để muốn và làm điều tốt. Tầm nhìn thuyết ngộ đạo là Đức Kitô cứu chỉ bằng “những sự thật thiêng liêng” mà Ngài dạy, chứ không bởi Sự Nhập Thể, Cuộc Khổ Nạn và Sự Phục Sinh của Ngài, vì Ngài chỉ “xuất hiện” dưới hình thức của xác thịt. Kết quả là, những người theo thuyết ngộ đạo có thể đi theo một Kitô Giáo thích nói về hoạt động của Chúa Thánh Thần ít hơn là đời sống thật và những giáo huấn của Chúa Giêsu. Họ không tin vào phái tính, và coi tính dục mang tính sinh sản là thô tục, và mở rộng một cách lầm lạc sự suy đồi của tinh thần thành vấn đề. Một cách không ngạc nhiên gì, họ không tin vào sự phục sinh của thân xác.

Trích dẫn một bài diễn văn năm 2013 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, văn kiện Placuit Deo nói rằng Thuyết Tân Ngộ Đạo “cho rằng giải thoát con người nhân loại khỏi thân xác và khỏi vũ trụ vật chất, mà trong đó các dấu vết của một bàn tay quan phòng của Đấng Tạo Dựng thì không còn thấy nữa, nhưng chỉ là một thực tại bị tước mất ý nghĩa, xa lạ với căn tính nền tảng của một con người, và dễ dàng bị thao túng bởi những lợi ích của con người”. Những lời cảnh báo liên tục của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về “sự thuộc địa hóa mang tính ý thức hệ” về ý thức hệ phái tính về bản chất là hiệp nhất với sự bận tâm của Ngài với Thuyết Ngộ Đạo mới.

Những sai lỗi chỉ có thể bị nghiền nát bởi Chân Lý

Đôi khi văn kiện này dường như hoàn toàn muốn gộp chủ thuyết Pelagius và thuyết Ngộ Đạo thành một. Nhưng điều này chỉ để nhấn mạnh rằng cả hai xu hướng đều có cùng một tác động: chúng đặt ra những cản trở giữa con người và ơn cứu độ vốn đi vào, và qua Chúa Giêsu Kitô và Giáo Hội của Ngài. “Cả hai tầm nhìn thuyết [Pelagius] mang tính cá nhân và thuyết [Ngộ Đạo] nội tâm thuần túy đều đi ngược với hệ thống bí tích mà qua đó Thiên Chúa muốn cứu con người nhân loại”.

Do đó, văn kiện Placuit Deo liên tục tóm lược hai xu hướng này như là những sai lỗi về bản chất của ơn cứu độ: Sai lỗi Pelagius về chủ nghĩa cá nhân là việc chúng ta có thể tự cứu lấy mình, và sai lỗi thuyết Ngộ Đạo là một sai lỗi chối bỏ những giới hạn của bản chất của con người để ôm láy một sự cứu chuộc thuần túy nội tại, mang tính thiêng liêng hóa.

Chống lại xu hướng Pelagius vốn khẳng định tính trổi vượt của “kiểu thần Prometheus tự hấp thụ”, một lương tâm vốn khước từ để được đào luyện, văn kiện Placuit Deo nhấn mạnh rằng ơn cứu độ phải đến từ trên cao.

Để được cứu chuộc, Thiên Chúa phải ban xuống trên chúng ta ân sủng chữa lành của Ngài, và để đi lên thì chúng ta phải được trợ giúp bởi ân sủng nâng lên vốn chảy tràn từ cạnh sườn của Đức Kitô. Chúng ta không có nguyên lý thanh luyện của mình trong bản thân chúng ta – không ở trong bản chất của chúng ta, không ở trong các khát mong của chúng ta, không ở trong trí tuệ của chúng ta – và vì thế chúng ta phải được hiệp nhất với Đức Kitô và Giáo Hội của Ngài mà qua đó những ân sủng cứu chuộc sẽ cứu chúng ta. Không một Kitô Hữu nào có thể “tự đi theo đường riêng mình” được.

Chống lại xu hướng Ngộ Đạo, Thiên Chúa đến với chúng ta trong xác thịt, chứ không chỉ “trong tính cách nội tại”. Chỉ bằng “việc mặc lấy xác phàm” (x. Rm 8:3; Dt 2:14; 1 Ga 4:2), và được sinh ra bởi một phụ nữ (x. Gl 4:4)”, mà “Con Thiên Chúa” mới có thể hiệp nhất chúng ta với Thiên Chúa.

Chỉ bằng việc mặc lấy bản tính của chúng ta mà Đức Kitô mới có thể thanh luyện chúng ta để chúng ta có thể dự phần vào hạnh phúc vốn không thể bị hư mất.

Văn kiện Placuit Deo kết thúc với niềm hy vọng Kitô Giáo là ơn cứu độ không phải xuất phát từ việc nỗ lực để tái tạo lại ơn cứu độ theo hình ảnh của chúng ta, mà là trong việc nhận lãnh ân sủng vốn chữa lành, nâng lên, và biến đổi chúng ta để chúng ta có sự sống đời đời: “Còn chúng ta, quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Ðức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta. Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người” (Pl 3:20-21).

Chúng ta phải không được tạo nên một Đấng Cứu Chuộc “theo hình ảnh nhu cầu của chúng ta”, mà phải hướng về Đấng đã được mạc khải cho chúng ta qua Thánh Kinh và Thánh Truyền. Đây là chân lý sẽ nghiền nát hết mọi cản trở cho sự hiểu biết về ơn cứu chuộc thật sự.

Tôi, về phần mình, rất vui là Đức Thánh Cha đã phê chuẩn và công bố điều, thực ra, là một lá thư tuyệt vời mang lại sự khôn ngoan tinh mừng tuyệt vời cho các anh em giám mục, và cũng như cho thế giới đang theo dõi.

C.C. Pecknold – Giáo Sư Liên Kết Về Thần Học tại Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ.

Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ CNA)

 


Tin Tức Giáo Hội - Tháng 3, 2018