Sự Hoán Cải Cách Nghĩ – (Bài giảng của ĐTC Phan-xi-cô ngày 05.03.2018)

 

Trong Thánh Lễ vào sáng sớm thứ Hai vừa qua tại nguyện đường Thánh Mác-ta của Tòa Thánh Vatican, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã nhắc nhớ rằng, Giáo hội đòi hỏi mỗi người chúng ta một sự hoán cải tương ứng với giáo huấn của Chúa Ki-tô, và cũng bao hàm với sự hoán cải „cách nghĩ“.

Tôn giáo và tín ngưỡng không phải là „một vở tuồng“. Đức Thánh Cha đã dựa vào Bài Đọc I nói về việc một vị quan người Syria tên là Naaman đã được chữa lành, và dựa vào bài Tin Mừng trong ngày theo Thánh Lu-ca  nói về việc không một Ngôn Sứ nào được yêu quý tại quê hương mình, để quả quyết như thế. Trong Mùa Chay – Đức Thánh Cha giải thích – Giáo hội không chỉ mời gọi chúng ta suy nghĩ về sự hoán cải các công việc và sự cảm nghĩ, nhưng cũng còn suy nghĩ về sự „hoán cải cách nghĩ nữa“!

„Giáo hội nói với chúng ta rằng, những công việc của chúng ta sẽ chứng tỏ cho thấy sự hoán cải. Và Giáo hội cũng nói với chúng ta về việc ăn chay, về việc làm phúc bố thí và về sự thống hối: Đó là một sự hoán cải trong những công việc. Hoàn thành những công việc mới, những công việc trong ý nghĩa Ki-tô giáo, tức trong ý nghĩa mà nó phát xuất từ những lời chúc phúc trong chương 25 của Tin Mừng theo Thánh Mát-thêu: hãy làm như thế.“ Nhưng Giáo hội cũng nói về „sự hoán cải những cảm nghĩ“ – Đức Thánh Cha giải thích tiếp. „Chẳng hạn như chúng ta hãy nghĩ tới dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu: Hoán cải để đi tới sự cảm thông. Đó là cảm nghĩ mang tính Ki-tô giáo: Hoán cải việc làm, hoán cải cảm nghĩ. Nhưng ngày hôm nay Giáo hội còn nói với chúng ta cả về sự hoán cải cách nghĩ nữa: không phải về điều mà chúng ta đang nghĩ, nhưng cũng còn về cách thức mà chúng ta đang suy nghĩ nữa: chúng ta đang nghĩ về điều đó như thế nào, về phong cách suy nghĩ. Liệu tôi đang suy nghĩ theo phong cách của Ki-tô giáo hay theo phong cách của dân ngoại? Đó là sứ điệp mà hôm nay Giáo hội hướng đến chúng ta.

Hướng về câu chuyện ông Naaman mà Bài Đọc I nói về, Đức Thánh Cha nhắc nhớ rằng, viên quan người Syria này đã đến với Ngôn Sứ Ê-ly-sa để được chữa lành. Người của Thiên Chúa đã khuyên ông Naaman đến tắm bảy lần trên dòng sông Gio-đan để được khỏi bệnh. Nhưng vị quan này lại cho rằng, những dòng sông tại Đa-mát quê hương của ông còn tốt hơn cả dòng sông ấy của Israel, „ông tức giận, vì ông cảm thấy mình bị xúc phạm, và muốn bỏ về mà không thực hiện điều được khuyên“ – Đức Thánh Cha diễn giải, và Ngài nhấn mạnh rằng: „vì con người này đang đợi chờ một màn kịch!“ „Nhưng cách thức của Thiên Chúa thì khác, Ngài chữa lành bằng cách khác“. Điều tương tự cũng đã xảy ra nơi Chúa Giê-su khi Ngài trở về Nazareth và bước vào Hội Đường – Đức Thánh Cha giải thích. Ban đầu, „người ta quan sát Ngài“, „người ta lấy làm sửng sốt và vui mừng“.

Chúng ta xừng cô lên để nói rằng, một người từ giữa chúng ta đã dám sửa sai chúng ta!

Nhưng điều đó không bao giờ thiếu nơi một người ngồi lê đôi mách. Người này thường bắt đầu với những lời như sau: ´Nhưng anh ta chỉ là một người con trai của ông thợ mộc thôi mà. Anh ta có gì để dậy dỗ chúng ta cơ chứ? Anh ta có học hành gì ở một đại học nào đâu?`. ´Đúng rồi, anh ta là con của ông Giu-se` - Và những ý kiến bắt đầu gặp nhau, và thái độ của mọi người bắt đầu thay đổi, họ muốn sát hại Ngài. Từ chỗ thán phục và ngỡ ngàng, giờ đây họ đi tới chỗ hứng thú với việc sát nhân. Những con người đó cũng ước muốn một màn kịch: ´Anh ta hãy làm những phép lạ giống như đã từng làm những phép lạ ấy mà theo một số nguồn tin cho rằng, anh ta đã thực hiện tại Galilêa, thì rồi chúng ta sẽ tin.`“ Trong Hội Đường, Chúa Giê-su đã dậy rằng: ´Không một vị Ngôn Sứ nào được nhìn nhận nơi quê hương mình`. „“ – Đức Thánh Cha giải thích – „chúng ta sẽ xừng cồ lên để nói rằng, một người sống ở ngay giữa chúng ta mà lại dám sửa dậy chúng ta sao! Phải có ai đó đến đây với những màn kịch để dậy chúng ta một điều tốt hơn! Và tôn giáo không phải là một màn kịch! Đức Tin cũng không phải là một vở tuồng: đó là Lời Thiên Chúa và Chúa Thánh Thần, Đấng hoạt động trong các tâm hồn.“

Hồng ân hoán cải:

Vì thế, Giáo hội mời gọi chúng ta hãy thay đổi cách nghĩ. Người ta có thể đọc thuộc lòng „toàn bộ Kinh Tin Kính và tất cả các Tín Điều“, nhưng nếu người ta không thực hiện điều này với „phong cách Ki-tô giáo“, thì rồi việc đọc thuộc lòng ấy vẫn sẽ là điều „hoàn toàn vô ích“. Nhân đây, Đức Thánh Cha đã mời gọi các tín hữu hãy thực hiện một cuộc kiểm thảo lương tâm: „Hãy hoán cải cách nghĩ! Chúng ta không quen với việc nghĩ theo cách ấy. Đó không phải là một thói quen. Ngay cả cách nghĩ hay cách tin thì cũng cần phải được hoán cải. Chúng ta có thể đặt ra câu hỏi: ´Tôi đang nghĩ theo tinh thần nào? Tôi đang suy nghĩ theo tinh thần của Chúa hay theo tinh thần riêng, tinh thần của cộng đồng mà tôi đang thuộc về, hay đang nghĩ theo tinh thần của một nhóm nhỏ, của một cấp bậc xã hội mà tôi là thành viên?

Người ta phải tìm hiểu xem, liệu trong thực tế, người ta có đang suy nghĩ với tinh thần của Thiên Chúa hay không – Đức Thánh Cha mời gọi. „Và hãy cầu xin cho được ơn biện phân để biết được khi nào thì tôi đang suy nghĩ với tinh thần thế gian, và lúc nào thì tôi đang suy nghĩ với tinh thần của Thiên Chúa. Và cũng hãy cầu xin cho được ơn hoán cải cách nghĩ!

 

(theo vaticannews.va – 05.03.2018, 11:42)

 

Đa-minh Thiệu


Tin Tức Giáo Hội - Tháng 3, 2018