Việc Tự Phê Bình Bản Thân Mình Làm Hài Lòng Thiên Chúa – (Bài giảng của ĐTC Phan-xi-cô ngày 06.03.2018)

 

Việc tự phê bình mang đến cho bản thân nhiều lợi ích“ – nhà thơ Wilhelm Busch đã từng viết như thế. Có lẽ Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã không biết đến người họa sĩ kiêm nhà thơ nói trên của thế kỷ XIX. Mặc dầu vậy, trong Thánh Lễ vào sáng sớm thứ Ba vừa qua tại nguyện đường Thánh Mác-ta của Tòa Thánh Vatican, bài giảng của Ngài xem ra lại rất khớp với vần thơ nêu trên của Wilhelm Busch. Cụ thể là Ngài đã đánh giá rất cao việc tự phê bình bản thân.

Bài giảng của Ngài được khởi đi từ Bài Đọc I, tức bài trích sách Ngôn Sứ Đa-ni-en, thuật lại một biến cố rất nổi tiếng về ba người thanh niên bị thiêu trong lửa. Na-bu-cô-đô-sô đã ra lệnh quăng ba thanh niên ấy vào đống lửa phừng phực, nhưng ông ta đã phải chứng thực rằng, ba tín hữu Do-thái đã không bị lửa thiêu rụi, nhưng vẫn ngợi khen Thiên Chúa. Đó là một cảnh tượng mà nhà thơ Wilhelm Busch đã tìm thấy nhiều điểm tốt. Còn Đức Thánh Cha lại hướng mối quan tâm tới một chi tiết mà theo đó, A-sa-ri-a, một trong ba nạn nhân bị quăng vào đống lửa, đã liên kết lời ngợi khen Thiên Chúa với việc tự hối lỗi. „Chúa đã luôn luôn cứu độ chúng con, nhưng chúng con đã không ngừng phạm tội.“ Theo Đức Thánh Cha, việc tự phê bình bản thân chính là „bước đầu tiên dẫn tới ơn thứ tha của Thiên Chúa.“

Việc tự phê bình bản thân mình chính là thành tố của niềm khôn ngoan Ki-tô giáo – trái lại, việc chỉ trích kẻ khác thì hoàn toàn không! Chính bản thân mình! Tôi đã phạm tội. Và khi chúng ta chuẩn bị bước vào Tòa Giải Tội, thì chúng ta hãy nhớ rằng: Thiên Chúa cao cả, Đấng đã tha thứ cho chúng ta rất nhiều – nhưng rất tiếc rằng, tôi đã phạm tội, tôi đã xúc phạm đến Chúa và cầu xin ơn cứu độ.

Một phụ nữ bước vào Tòa Giải Tội…“

Sau đó Đức Thánh Cha kể lại một câu chuyện vui mà người ta có thể hình dung ra nó giống hệt như câu chuyện của Wilhelm Busch: Một người phụ nữ bước vào Tòa Giải Tội và kể lể nhiều điều. Bà đã không quên kể ra những tội của người mẹ chồng. Trái lại, bản thân người phụ nữ này thì chẳng có tội lỗi gì, nhưng luôn luôn xuất hiện trong ánh sáng chứa chan. Cuối cùng thì vị Linh mục nói với bà ta: „Tốt, rất tốt, nhưng bây giờ xin bà hãy xưng thú những tội của bà đi!

Và điều đó làm hài lòng Thiên Chúa! Thiên Chúa đón nhận những tâm hồn tan nát, như A-sa-ri-a nói: Ai tin tưởng vào Chúa, người ấy sẽ không bao giờ phải hổ ngươi bẽ mặt. Một tâm hồn tan nát sẽ nói thật với Thiên Chúa: Lạy Chúa, con đã làm điều này và điều kia – con đã xúc phạm đến Chúa. Thiên Chúa. Thiên Chúa sẽ cắt ngang lời thú lỗi của hối nhân ấy, như người Cha đã làm như thế với đứa con hoang đàng khi anh ta trở về. Ngài không cho người ấy thú thêm bất cứ tội lôi nào nữa. Tình Yêu của Ngài phủ bóng trên người ấy – Ngài tha thứ tất cả.

Đức Thánh Cha đã khích lệ những người đang nghe Ngài nói hãy thú nhận với Thiên Chúa tất cả mọi tội lỗi của mình một cách không thương tiếc khi bước vào Tòa Giải Tội. Và rồi Thiên Chúa sẽ tha thứ tất cả - không phải chỉ một lần, nhưng là luôn luôn. Tuy nhiên, có một điều kiện:

Ơn tha thứ của Thiên Chúa sẽ hoàn toàn có hiệu lực đối với chúng ta nếu chúng ta cũng biết tha thứ cho người khác. Và đó không phải là chuyện dễ, vì sự hận thù đang giăng một mạng lưới trong tâm hồn chúng ta, và rồi, sự cay đắng luôn luôn ở đó. Chúng ta không ngừng lập nên một danh sách về tất cả những điều mà người khác đã làm cho chúng ta: ông này đã làm cho tôi điều này và điều kia, bà kia đã làm cho tôi cái kia và cái này…

 

(theo vaticannews.va - 06 März 2018, 12:00)

 

Đa-minh Thiệu

 


Tin Tức Giáo Hội - Tháng 3, 2018