CHƯƠNG XIV :               

TỔ CHỨC LỚP HỌC

 

I. Giáo lý viên  :

Mỗi lớp Giáo lý, nên có 2 Giáo lý viên phụ trách  :

- Một Giáo lý viên chủ nhiệm.

- Một Giáo lý viên phụ trách sinh hoạt, phụ trách cơ sở vật chất.

II. Học sinh.

  1. Ban cán sự lớp :

Ban cán sự lớp gồm : Lớp trưởng, lớp phó, đội trưởng, đội phó.

- Lớp trưởng : Chỉ đạo chung, thực hiện kế hoạch Giáo lý viên giao. Phụ trách đánh giá thi đua các đội theo nội dung thi đua của ban Giáo lý Giáo Xứ, của lớp đề ra.

- Lớp phó : phụ trách kỷ luật, vệ sinh trong lớp học, điểm danh báo cáo cho Giáo lý  viên.

- Đội trưởng, đội phó : điều khiển mọi hoạt động của đội.

  2. Đội.

      a. Chia đội : Chia lớp làm 3 hay 4 đội, tối đa mỗi đội 10 em.

Khi chia đội cần lưu ý :

- Địa bàn : Nên chia vào cùng một đội những em sống trong cùng một khu, một xóm gần nhau.

- Giới tính : Chia đều nam nữ để bổ túc cho nhau.

- Trình độ Giáo lý và văn hoá : Chia đều em giỏi và em kém hơn vào một đội.

- Trình độ đạo đức : Chia các em chưa tốt vào các đội và giao cho đội trưởng, đội phó hướng dẫn.

      b. Trong việc học Giáo lý.

         - Ở lớp :  *   Đội trưởng, đội phó : Giữ  gìn trật tự trong đội khi học tập và sinh hoạt.

*   Đội trực : Mỗi tuần một đội được phân công trực lớp : Làm vệ sinh, xếp hàng vào lớp, chào Giáo lý viên khi vào lớp và ra về.

        - Ở nhà : Đội động viên nhau, nhắc nhở nhau sống điều quyết tâm trong tuần.

        - Trong sinh hoạt :

  Đội là đơn vị thi đua. Mỗi đội viên phải bảo vệ danh dự cho đội. Về tâm lý, hễ có thi đua thì có khen thưởng, vì thế mỗi lớp nên  có cờ thi đua phát cho đội  đứng đầu và kèm theo hiện vật : ảnh Chúa, các Thánh, tràng hạt, cây bút, cuốn vở ….

  Để việc thi đua tốt, Giáo lý viên nên soạn nội dung thi đua từng đợt, mỗi đợt có thể là một tháng và một nội dung thi đua..

Ví dụ :

-Tháng giêng : không vắng một buổi học nào khi không có lý do chính đáng.

-Tháng hai : Đề ra một nội dung khác : mỗi tuần đi lễ thêm một ngày ngoài ngày Chủ nhật. Nhưng Giáo lý viên lưu ý không bỏ nội dung thi đua tháng trước, vẫn tiếp tục giữ.

Đội trưởng là người chỉ huy các công việc.

3. Sơ đồ lớp học :

a. Mỗi lớp phải có một sơ đồ lớp chỉ rõ chỗ ngồi của mỗi học sinh :

-  Xếp ngồi theo đội.

-  Học sinh giỏi, khá ngồi bàn trên.

-  Học sinh trung bình, yếu ngồi bàn dưới.

-  Lớp trưởng và lớp phó ngồi ở hai đầu bàn cuối lớp để quan sát lớp học về học tập và sinh hoạt.

 

 

 

 

Ví dụ : Sơ đồ đội 1 của lớp Giáo lý.

    

Bảng

                    Giá sách                                      Bàn GLV

 

* Nếu lớp học chỉ có một dãy bàn :

 

An

Bích

Cúc

Danh

Liên

Đội 1:                 Đội trưởng â                                                         Đội phó â

Bàn HS giỏi, khá ®

 

Đức

Giang

Minh

Nhật

Khánh

 

HS trung bình, yếu ®

 

(Rồi đến đội 2, 3)

 

Oval: ĐỘI 2
ĐỘI 1

Oval: ĐỘI 1
ĐỘI 1

* Nếu lớp học có hai dãy bàn :

 

 

ĐT                          ĐP

 

ß HS giỏi à

 

 

ĐT                          ĐP

 
                 â                                                                 â

 

ß HS yếu à

 
                                                                                  

                                                                     

 

b. Lợi điểm :

- Điểm danh nhanh chóng chính xác.

- Đội nhắc nhở nhau học tập, giữ kỷ luật.

- Giáo lý viên nắm bắt rõ đối tượng : giỏi, khá, trung bình, yếu để có thể đặt câu hỏi phù hợp với mỗi em, dễ để mắt  theo dõi những em  cá biệt cần giúp đỡ.

III. Công việc của Giáo lý viên chủ nhiệm.

  1. Điều tra cơ bản học sinh :

a. Khi được giao một lớp Giáo lý, trong buổi học đầu tiên, Giáo lý viên nên xem : Sổ điểm, sổ điểm danh, sổ chủ nhiệm của năm cũ. Sau đó gặp gỡ Giáo lý viên chủ nhiệm của lớp đó năm trước để hỏi về :

- Tình hình làm việc của cán sự lớp.

- Tình hình của các em học sinh : học sinh gương mẫu, những em cá biệt.

- Nhận định chung về ưu khuyết của năm trước.

Nếu là lớp mới mở,  không làm bước  (a)  nữa,
nhưng làm từ bước (b)  dưới đây :

b. Trong buổi học đầu tiên, Giáo lý viên nên làm các việc sau đây :

- Giới thiệu về mình : họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ.

- Cho các em chơi một trò chơi, hát chung một bài hát để gây thiện cảm, tạo một bầu khí vui tươi giữa Giáo lý viên và học sinh.

- Tạm giữ cơ cấu năm trước nếu là lớp cũ. Nếu là lớp mới mở, Giáo lý viên dự kiến tạm, và tổ chức lớp sau.

- Giáo lý viên hướng dẫn một số nền nếp lớp học mà học sinh cần tuân thủ, có thể thực tập ngay.

- Làm sẵn phiếu điều tra cơ bản và phát cho các em làm : Lý lịch, văn hoá, hoàn cảnh gia đình, môi trường sống…

2. Soạn kế hoạch chủ nhiệm.

a. Ban Giáo lý giáo xứ chắc chắn sẽ có kế hoạch chung, nhưng Giáo lý viên cũng phải có kế hoạch riêng phù hợp với lớp học của mình.

b. Khi có kế hoạch chủ nhiệm thì chẻ nhỏ vấn đề để đưa vào áp dụng từng tuần, đan xen với kế hoạch của ban Giáo lý giáo xứ. Có làm như thế, ta mới đáp ứng được cái chung và giải quyết được cái  riêng của lớp.

3. Triển khai kế hoạch vào sinh hoạt hàng tuần, hàng tháng, hàng quý.

a. Họp ban cán sự lớp :

-  Đối tượng : Trưởng lớp, phó lớp, đội trưởng, đội phó.

-  Thời gian họp : Khoảng 10 đến 15 phút sau mỗi buổi học.

-  Nội dung buổi họp : Rút kinh nghiệm, phổ biến kế hoạch tuần tới, tháng tới, học kỳ tới.

-  Mục đích :

* Thu nhận thông tin về kết quả giáo dục và nắm bắt vấn đề mới nảy sinh để đưa vào kế hoạch trong thời gian tới.

*  Đánh giá thi đua và việc thực hiện kế hoạch tuần, tháng qua.

*  Báo cáo tình hình lớp, đội cho Giáo lý viên.

*  Phổ biến kế hoạch tuần tới, tháng tới và phân công cụ thể.

*  Giải đáp các vấn đề do ban cán sự lớp yêu cầu.

b. Huấn luyện ban cán sự lớp :

Các em là nhân tố nòng cốt của lớp học, nên Giáo lý viên phải:

-  Chú ý nâng cao trình độ Giáo lý của các em.

-  Hướng dẫn các em nắm vững nội dung công việc, phương pháp áp dụng.

-  Đào tạo các em có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có óc sáng tạo để làm nhanh công việc và đạt hiệu quả cao.

-  Nên tới nhà các em thăm hỏi và động viên các em.

4. Gặp gỡ cha mẹ học sinh :

          Để việc học Giáo lý và sống đạo của các em có kết quả tốt, Giáo lý viên nên gặp gỡ, liên lạc với cha mẹ của các em học sinh qua các cách thế sau đây :

a. Làm phiếu liên lạc báo điểm và nhận xét hàng tháng cho các phụ huynh biết.

b. Liên lạc với phụ huynh của các em có vấn đề để kết hợp giáo dục.