Chương 5

LƯU ĐÀY – HỒI HƯƠNG – DO THÁI GIÁO

 

I- LƯU ĐÀY

1- Mất nước

          Các vua Israel và Giuđa đưa dân chúng vào con đường phản bội lại Giao Ước với Thiên Chúa, thờ ngẫu tượng, luân lý suy đồi. Những lời Thiên Chúa nhắc nhở, dạy dỗ qua các ngôn sứ đều vô ích. Cơn bệnh đã đến độ trầm trọng, vì vậy mà cuối cùng Thiên Chúa phải dùng đến một ‘liều thuốc mạnh’ là cuộc lưu đày.

          Năm -722 tcn, sau ba năm vây hãm, Vua Sargon II nước Assyri đã chiếm được thủ đô Samari của Israel. Vua bắt những thành phần ưu tú của Israel đi lưu đày, rồi lại đưa những dân khác đến cư ngụ. Họ sống chung với những người Israel còn được ở lại, từ sinh hoạt chung đó phát sinh một thứ tôn giáo pha trộn, không còn tinh tuyền nữa. Vì vậy mà sau này người Do thái rất ghét và khinh bỉ người Samari, coi họ là dân lai căng và lạc đạo.

          Tuy có chậm hơn nhưng rồi Miền Nam-Giuđa cũng không thoát khỏi số phận Miền Bắc. Sau hơn ba trăm năn thống trị, đế quốc Assyri (Ninivê) cũng đến ngày suy tàn để nhường chỗ cho một khuôn mặt mới là đế quốc Babylon của vua Nabucôđônoso. Năm -598 tcn, Nabucôđônoso đã bắt vua Giuđa và một số người ưu tú sang Babylon. Đến năm -587 tcn, Nabucôđônoso phá huỷ bình địa Giêrusalem và đền thờ, bắt nhiều người đi lưu đày sang Babylon.

2- Thử thách

          Khoảng 30 đến 50 ngàn người Giuđa phải đi lưu đày. Họ phải chịu nhiều thử thách nặng nề :

§   Đau khổ thể xác : đi bộ cả ngàn cây số, cuộc sống sống thiếu thốn và công việc cực nhọc nơi lưu đày …

§   Đau khổ tinh thần : họ bị thử thách về đức tin. Hoàn cảnh đặt ra cho họ những câu hỏi nhức nhối : Có Chúa Giavê thật không ? Nếu có thì tại sao Ngài lại để đất nước, thành thánh Giêrusalem và Đền thờ bị tàn phá như vậy ? Hay là thần Marduk của Babylon mạnh hơn Giavê ? Giavê có còn nhớ Lời Hứa hay đã huỷ bỏ Giao Ước rồi ? …

          Tuy nhiên, trong kế hoạch của Thiên Chúa thì cuộc lưu đày không phải là ‘viên thuốc độc’ mà là ‘viên thuốc đắng’ mà Thiên Chúa phải dùng đến để chữa trị ‘chứng bệnh nan y’ của dân Người. Như thời các Thủ Lãnh, một lần nữa, khi lâm cảnh đau khổ và tai hoạ, người ta mới nhận ra hậu quả ghê gớm do tội lỗi của họ đã gây ra. Tội đã xúc phạm đến Thiên Chúa. Tội làm cho họ tách lìa khỏi tình yêu Thiên Chúa. Chính họ đã tự đẩy mình ra xa khỏi Thiên Chúa, đánh mất hạnh phúc của mình.

3- Canh tân

Nhờ sống ở chốn lưu đày mà dân Chúa đã học biết đổi mới đời sống :

4- Sự đóng góp của các ngôn sứ trong thời lưu đày

Trong thời gian lưu đày Chúa đã dùng các ngôn sứ để thanh tẩy dân Chúa :

a- Ngôn sứ Êgiêkien là người nói lên những lời an ủi và giúp cho dân giữ vững tinh thần. Ông nhấn mạnh đến 3 điểm :

j Thiên Chúa ở khắp mọi nơi, Người không bị ràng buộc chỉ ở Giêrusalem mà thôi, Người luôn hiện diện ở giữa dân, ngay trên đất lưu đày (Êd 1) .

k Trách nhiệm cá nhân : mỗi người phải chịu trách nhiệm về công việc mình làm, ai làm lành sẽ được thưởng, ai làm ác sẽ bị phạt. (Êd 18, 19-24).

ƒ Sẽ có một cuộc Xuất hành mới. Chính Chúa là Mục tử dẫn dân ra khỏi Babylon về quê hương (Êd 34) và dân Chúa được phục hồi (Êd 36-37).

b- Ngôn sứ Isaia Đệ Nhị (Người môn đệ của Isaia, x.Is 40-55)

Ngôn sứ Isaia đã chết trước thời lưu đày (theo truyền thuyết thì Isaia đã bị vua Mơnassê đã cưa đôi), người môn đệ của ông tiếp tục loan báo việc Thiên Chúa sẽ đổi mới và khôi phục Israel để nâng đỡ tinh thần dân lưu đày. Vì vậy sách Is 40-55 được gọi là “Sách An Ủi”. Trong đó có 4 đoạn thơ nổi tiếng có đầu đề : “Những bài ca của Người Tôi Tớ” (Is 421-4, Is 491-6, Is 504-9, Is 5213-5312) tiên báo về Đấng Cứu Thế sẽ phải chịu nhiều đau khổ, chịu chết để xoá tội lỗi của dân và được Thiên Chúa tôn vinh.

II. HỒI HƯƠNG

1- Chiếu chỉ của vua Kyrô

Sau thời Nabucôđônoso (604-552), đế quốc Babylon bắt đầu suy thoái và tan rã, nhường chỗ cho đế quốc Ba Tư của vua Kyrô. Năm -539 vua Kyrô chiếm được thành Babylon và sau đó mở rộng đế quốc đến tận Ai Cập.

Vua Kyrô tôn trọng phong tục của những dân mà ông đã chinh phục, ông có một chính sách rộng rãi về mặt tôn giáo : công nhận và khuyến khích tôn giáo của các dân dưới quyền cai trị của mình. Vì vậy mà năm -538 ông ra chiếu chỉ cho phép người Do Thái ở Babylon được hồi hương. Đồng thời vua cho trả lại những vật dụng quí giá mà Nabucôđônoso đã lấy của Đền Thờ Giêrusalem và còn ra lệnh xuất tiền công khố để đài thọ phí tổn xây lại Đền Thờ. Isaia Đệ Nhị đã không ngần ngại gọi Kyrô là “Đấng Được Xức Dầu Của Thiên Chúa” (451) và là “Mục Tử Của Thiên Chúa” (4428), là người được Chúa chọn để cứu Dân Chúa.

2- Tái thiết Giêrusalem (x.Ét-ra)

a- Xây Đền Thờ :

Năm 537tcn, người Do Thái trở về xứ Giuđa, lập cư tại Giêrusalem và vùng phụ cận, xây cất nhà cửa và khởi công tái thiết Đền Thờ. Họ đã gặp nhiều trở ngại do đời sống khó khăn thiếu thốn, thêm vào đó họ còn bị người Samari gây cản trở và phá hoại. Sự kình địch giữa người Do Thái và người Samari bắt đầu từ đây và còn kéo dài về sau mà chúng ta sẽ đọc thấy trong thời Chúa Giêsu (Lc 9,51-55; Ga 4,9).

Phải đợi đến năm 520tcn (17 năm sau khi hồi hương), nhờ có hai ngôn sứ Khácgai và Dacaria kêu gọi, khích lệ, dân chúng mới lấy lại niềm phấn khởi đã mất để bắt tay vào việc xây dựng lại Đền Thờ dưới sự chỉ huy của quan khâm sai Dơrôbaben (Dơ-rúp-ba-ven) và thượng tế Giôsua (x.Kg 1-2 và Dcr 1-8).

Năm năm sau đó (năm -515), Đền thờ được hoàn tất theo hoạ đồ và kích thước của Đền Thờ mà Salomon đã xây. Tuy không còn Khám Giao Ước nữa nhưng chắn chắn Thiên Chúa vẫn công nhận Đền Thờ này như là nhà của Người ở trần thế để Dân Chúa có thể có nơi cử hành việc phụng thờ, gặp gỡ Người qua việc tế lễ và cầu nguyện.

b- Xây tường thành Giêrusalem

Ông Nêhêmia là một người Do Thái được làm quan trong triều đình vua Ba tư. Năm 445 tcn ông xin nhà vua cho phép ông về Giêrusalem để xây lại tường thành. Chỉ trong vòng hai tháng người Do Thái đã xây xong công trình này. Họ vừa phải làm việc vừa phải chiến đấu chống lại những người Samari và Ammon đến quấy phá cản trở, vừa là thợ xây vừa là chiến sĩ.

Ông Nêhêmia còn có công cải tổ và củng cố việc điều hành tổ chức đời sống xã hội cho người Do Thái tốt đẹp hơn.

c- Phục hồi về mặt tôn giáo :

Song song với với công cuộc phục hưng xứ sở là việc nâng cao đời sống thiêng liêng. Là một người thuộc dòng dõi tư tế và thông thạo lề luật, ông Ét-ra đã có công củng cố cộng đoàn về mặt tôn giáo : 

III. DO THÁI GIÁO (x.Er 8-9)

1- Do Thái Giáo sau thời lưu đầy :

Sau thời lưu lưu đày, người Do Thái chú ý đến việc học hỏi Sách Thánh : Lề Luật và lời các Ngôn sứ. (Sách Luật được gọi là Torah, tức là Ngũ Kinh : Sáng Thế, Xuất Hành, Lêvi, Dân Số, Đệ Nhị Luật.)

Luật Chúa không những hướng dẫn đời sống đạo mà còn chi phối mọi sinh hoạt xã hội. Luật quốc gia lệ thuộc vào luật đạo. Vì thế mà các luật sĩ và kinh sư (rabbi) có một vai trò quan trọng và địa vị quan trọng trong xã hội Do Thái; các hội đường rất được kính trọng vì là nơi giảng dạy Sách Thánh. Vị thượng tế ở Giêrusalem nắm quyền điều hành cả phần đạo lẫn phần đời.

Như vậy, trên nguyên tắc vua Ba Tư vẫn bổ nhiệm quan cai trị, nhưng trong thực tế vị Thượng tế mới là người thay thế nhà vua nắm quyền điều khiển. Luật quốc gia và luật tôn giáo thống nhất là một trong tay vị thượng tế. Hình thức này còn kéo dài cho đến khi dân Do Thái lại một lần nữa bị mất nước (quân Rôma tiêu huỷ Giêrusalem năm 70 scn).

2- Lệ thuộc Hy Lạp và Rôma :

a- Thời Hy Lạp (336-63tcn)

Đế quốc Ba Tư suy tàn nhường chỗ cho đế quốc Hy Lạp rộng lớn của Alexandre Đại Đế, vùng đất nhỏ bé Palestine lại đổi chủ. Theo tinh thần của Aristote, Alexandre chủ trương một thế giới đại đồng, mọi người đều là anh em, và ông đã quyết tâm thực hiện lý tưởng ấy. Đáng tiếc là ông đã chết sớm vào năm 32 tuổi, triều đại của ông chỉ được 13 năm (336-324)). Lý tưởng phổ quát của ông là một thuận lợi dọn đường cho việc phổ biến Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô sau này cho hết mọi người.

Thời các vua Ptôlêmê (301-198 tcn):

Khi Alexandre chết, các tướng lãnh của ông phân chia đế quốc làm bốn phần. Dòng họ Ptôlêmê cai trị Vùng Ai Cập và Palestine với một pháp luật hiền hoà, dân Do Thái vẫn được tự do tôn giáo. Trong thời kỳ này một cộng đoàn người Do Thái ở Alexandria (Ai Cập) đã dịch Thánh Kinh Cựu Ước từ tiếng Hipri ra tiếng Hy Lạp để dễ phổ biến cho các cộng đoàn dân Do Thái đang sống trong môi trường văn hoá Hy Lạp. Bản văn này được gọi là bản “Thánh Kinh Bảy Mươi” (tương truyền là do 70 vị Rabbi dịch ra).

 

Thời các vua Sơlucô :

Năm 198 tcn., vua Antiôcô III thuộc dòng họ Sơlucô (cai trị vùng Babylon) chiến thắng Ptôlêmê. Vua Antiôcô IV (175-164) bắt dân Do Thái bỏ đạo để thờ các thần Hy Lạp, cuộc bách hại diễn ra khắc nghiệt : huỷ bỏ luật Môsê, cấm tế lễ cho Chúa, cướp phá Đền Thờ Giêrusalem, đem tượng thần Zéus của Hy Lạp đặt trên bàn thờ làm ô uế nơi thánh (năm 167).

Cuộc kháng chiến của anh em Macabê :

Một năm sau khi Đền Thờ bị Antiôcô làm ô uế, tư tế Mat-ta-thy-a đứng lên khởi nghĩa. Người con trai thứ ba của ông, vị tướng tài ba nổi tiếng nhất, tên là Giuđa và có biệt hiệu Macabê (nghĩa là “Cái Búa”). Những chiến công của anh em Macabê được ghi lại trong hai quyển sách mang tên Macabê. Sách Đaniel cũng được viết ra trong thời kỳ này để nâng đỡ ý chí kháng chiến của người Do Thái. Cuộc khởi nghĩa đã thành công nhanh chóng. Tháng 12 năm 165 tcn, ông Giuđa chiếm lại được Đền Thờ và tổ chức lễ Hannukah, tức là lễ Ánh Sáng để Thanh Tẩy và Cung Hiến Đền thờ.

b- Thời lệ thuộc Rôma :

Nền độc lập của do Thái không được lâu. Dòng họ Macabê lập nên triều đại Hasmônê, nhưng triều đại này chỉ được năm đời. Năm 67 tcn., hai anh em là Hycarnô và Aristôbôlô tranh giành quyền lực. Hycarnô đã cầu viện quân Roma. Chụp lấy thời cơ, tướng Pompê có lý do để đem quân đến. Năm 63 tcn, Pompê đã chiếm được Giêrusalem và bắt dân Do Thái phải làm chư hầu. Trong thời kỳ này đã xuất hiện những phong trào phản kháng : Pharisiêu, Sađốc, Hassiđim, Essêni.

Năm 48 tcn, tướng Cêsar thắng Pompê, Cêsar đặt Antipater làm tổng trấn xứ Giuđêa. Có nhiều tranh chấp đẫm máu xảy ra nhưng cuối cùng người con của Antipater là Hêrôđê được hoàng đế Roma (Antonius) đặt làm vua người Do Thái năm 41 tcn.

Năm 20 tcn, Hêrôđê muốn lấy lòng người Do Thái nên đã đứng ra tu sửa Đền thờ Giêrusalem cho thật nguy nga tráng lệ. Đức Giêsu, Đấng Cứu Thế đã giáng sinh dưới thời vị vua độc ác này.

Tóm lược chương 5

1- Phục hưng :

Sau 50 năm lưu đầy ở Babylon, năm 538 tcn, người Do Thái được hồi hương. Đời sống gặp nhiều khó khăn nhưng họ đã xây lại được Đền Thờ và tường thành Giêrusalem.

Điều quan trọng hơn là sự phục hưng về tôn giáo. Cuộc lưu đầy đã giúp cho họ được thanh tẩy, canh tân đời sống, trở về với Chúa, chăm chú học hỏi Lề Luật và lời các tiên tri, sống đức tin một cách trưởng thành hơn, bớt hình thức phô trương bên ngoài. Từ nay, Sách Thánh có một vị trí nòng cốt trong sinh hoạt xã hội cũng như trong đạo Do Thái. Hội đường là nơi qui tụ mọi người để học hỏi Sách Thánh và cầu nguyện. Những luật sĩ có một địa vị quan trọng nhờ công việc nghiên cứu và giảng dạy lề luật.

2- Lịch sử biến động liên tục :

Trong khoảng thời gian dài hơn 5 thế kỷ, từ khi hồi hương đến khi Đấng Cứu Thế ra đời, lịch sử dân Do Thái là một chuỗi dài những biến động chính trị :

§   Sau cuộc hồi hương dân Do Thái vẫn chịu sự cai trị của Ba Tư.

§   Từ năm 332 tcn Do Thái chịu sự cai trị của người Hy Lạp. Các vua Ptôlêmê vẫn cho họ được tự do tôn giáo (301-198tcn), nhưng các vua Sơlucô (198-165tcn) bách hại đạo Do Thái.

§   Năm 165 tcn, cuộc khởi nghĩa của anh em nhà Macabê thành công, giành lại độc lập, lập ra triều đại Hasmônê, nhưng chỉ kéo dài được hơn 100 năm.

§   Từ năm 63 tcn đến thời Chúa Giêsu, Do Thái chịu ách thống trị của đế quốc Rôma.

 

 

Câu hỏi thảo luận chương 5

Cuộc lưu đầy có những ảnh hưởng gì (tiêu cực cũng như tích cực) đối với dân Do Thái ? Từ kinh nghiệm này chúng ta có thể nói gì về những đau khổ thử thách xảy đến trong đời sống mỗi người chúng ta ?

 


Lịch Sử ơn Cứu Độ