“ĐẾN VỚI NHỮNG MÔI TRƯỜNG MỚI”

Linh mục Đỗ Quyên, Dalat

 

Nhập đề

Trong "năm truyền giáo", TMV mời gọi chẳng những là phải ra đi với một nhiệt tình mới, nhưng còn phải đến với những môi trường mới :

“Hãy mạnh dạn đến với những môi trường mới. Có thể đó là những môi trường địa lý chưa bao giờ nghe rao giảng Tin Mừng. Đó là những môi trường văn hoá, chính trị, kinh tế, khoa học, kỹ thuật…Đó là những lãnh vực cần có sự hiện diện của Chúa Kitô, chứng tá của Hội Thánh và ánh sáng của Tin Mừng.

Hãy đến với những con người chưa được nghe rao giảng Tin Mừng, hoặc đã nghe mà chưa sống Tin Mừng.

Hãy hiện diện trong mọi môi trường của nhân loại, vì không có gì là của con người mà xa lạ với Hội Thánh (x. GS 1). Hội Thánh phải loan báo Chúa Kitô cho mọi người. Tin Mừng phải hội nhập vào mọi lãnh vực của con người” (TMV, s. 8).

Ba vấn đề cần được suy nghĩ :

1.   Những môi trường mới;

2.   Phúc âm hoá mới;

3.   Vấn đề hội nhập.

 

1. Những môi trường mới

Những môi trường mới mà TMV mời gọi hãy dấn thấn vào, cuối cùng là “mọi môi trường nhân loại”, bởi xác tín rằng “Không có gì là của con người mà xa lạ với Hội Thánh”(GS 1).

a/ Từ một xác tín : mới nghe qua, chúng ta có cảm tưởng ước muốn này quá “tham lam”, nhưng thực ra đây chính là lệnh truyền của Chúa Giêsu : “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16, 15).

Lệnh truyền ấy của Chúa Giêsu cũng chính là ý định của Thiên Chúa “muốn mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lý. (Bởi vì) chỉ có một Thiên Chúa, một Đấng trung gian duy nhất là Đức Giêsu Kitô (x. 1 Tm 2, 4-6) và “ơn cứu độ không có nơi ai khác (Cv 4, 12)” (AG 7).

Như vậy, một cách kín đáo, TMV muốn nhắc lại cho chúng ta lệnh truyền và ý định cứu rỗi của Thiên Chúa và đây cũng phải là xác tín của Hội Thánh mọi thời.

b/ Đến với những môi trường mới : Với xác tín ấy, người kitô hữu sẽ sẵn sàng đi vào “mọi môi trường nhân loại” để “hiện diện”, “chứng tá” và sống như “ánh sáng” của Tin Mừng (s. 8). Đây là ba cách thức loan báo mà TMV muốn đề xuất cho chúng ta (trong số này).

ú hiện diện : đây là cách rao giảng “không lời” nhưng kiến hiệu. Nó có tác dụng như “men trong bột”, hay như “hạt giống âm thầm mọc”. “Một cây đổ trong rừng thì gây ra những tiếng động đạt, nhưng những cây con âm thầm mọc thì không ai biết dến” (ngạn ngữ Trung Hoa), dầu vậy chính nó đã làm nên khu rừng.

ú Làm chứng : sự hiện diện sẽ có ảnh hưởng mãnh liệt hơn khi đó là một sự “hiện diện làm chứng”, bởi vì “con người thời nay thích những chứng nhân hơn là những thầy dạy” (Đức Phaolô 6).

ú Ánh sáng : khi ấy, chúng ta sẽ là “ánh sáng cho thế gian”, là những “dấu chỉ” về Chúa một cách rõ nét nhất.

 

2. Phúc âm hoá mới

“Hãy đến với những con người chưa được nghe rao giảng Tin Mừng, hoặc đã nghe mà chưa sống Tin Mừng” (s. 8).

TMV không muốn che dấu “một sự thật không vui” : có những người “đã nghe nhưng chưa sống Tin Mừng”. Có thể đó là những người sống đạo theo thói quen, hình thức; cũng có thể là những người có đạo những tinh thần của Chúa chưa bén rễ sâu; hoặc là những người có đạo nhưng chưa gắn bó với lời của Chúa và cuối cùng là những người đã bỏ đạo ít là bên ngoài.

Đây là những đối tượng thật sự cần được “phúc âm hoá mới”. Họ cần được gần gũi, cần có những gương sáng, cũng như những lời động viên khích lệ, đặc biệt qua những biến cố vui buồn của cuộc sống. Chính Chúa Giêsu đã làm gương khi “bỏ chín mươi chín con trên núi để đi tìm một con chiên bị lạc” (Mt 18, 12-13).

Thật hữu lý khi TMV quan tâm đến vấn đề “phúc âm hoá” nhưng đồng thời vẫn không quên vấn đề “phúc âm hoá mới”. Thật vậy, đây là một vấn đề rất thời sự và mãi mãi sẽ còn là thời sự. Hội Thánh phải mang tâm tình của Cha trên trời, cảm thấy vui khi đưa về đàn chỉ một con chiên lạc thôi (x. Mt 18, 14). Những dụ ngôn về “đồng bạc bị đánh mất” (Lc 18, 8-10) hay “người con hoang đàng” (15, 11-32) cũng nằm trong văn mạch này và cần được gẫm suy đặc biệt trong “"năm thánh truyền giáo" này.

 

3. Vấn đề hội nhập

a/ Ý niệm : đây là vấn đề to lớn và thời sự, được quan tâm trong nhiều lãnh vực. Người ta nói đến việc “hội nhập kinh tế”, “hội nhập văn hoá”, “hội nhập cảnh huống”… Thiếu sự “hội nhập”, người ta sẽ bị đứng ngoài cuộc, lẻ loi cô độc và không có cơ hội phát triển mạnh được hoặc có khi bị đào thải nữa. Thế thì cũng cần suy nghĩ về vấn đề “hội nhập” trong việc loan báo Tin Mừng hay phúc âm hoá.

b/ Qui luật của việc hội nhập : việc “hội nhập” cũng có những qui luật của nó. Thế thì qui luật hội nhập của việc Tin Mừng hoá chính là mầu nhiệm  Nhập Thể và Vượt qua của Đức Giêsu

ú Mầu nhiệm  Nhập thể : việc hội nhập đích thực của Tin Mừng, một cách nào đó, là việc thực hiện mầu nhiệm  nhập thể của Thiên Chúa trong thời gian và không gian. Chính bởi vì Thiên Chúa đã tự trao ban chính mình một lần cho tất cả (Dt 9, 26), nghĩa là một cách trọn vẹn cho chúng ta trong con người của Đức Giêsu thành Nadarét, mà Lời của Người muốn tiếp tục tự trao ban trọn vẹn cho mỗi nền văn hoá.

Dụ ngôn “hạt giống âm thầm mọc” trong lúc người gieo không hay biết (x. Mc 4, 26-29) là một minh hoạ cụ thể cho qui luật của sự hội nhập trong việc Tin Mừng hoá.

        ú Mầu nhiệm vượt qua : trong Đức Giêsu, chúng ta không chỉ ngiêm ngắm Lời nhập thể, mà còn là Lời bị đóng đinh.

Dụ ngôn hạt giống tự mọc lên phải được bổ túc bằng lời Chúa Giêsu : “ Nếu hạt lúa gieo vào lòng  đất không chết đi thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, thì nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12, 24).

Rõ ràng, qui luật của việc hội nhập chính là qui luật của mầu nhiệm  nhập thể và vượt của Chúa Giêsu.

 

Kết luận

Trong "năm thánh truyền giáo" này, khi quan tâm đến lời nhắn nhủ của các chủ chăn “đem Tin Mừng đến với mọi môi trường” và đến với mọi con người, thiết tưởng chúng ta cần học với Chúa Giêsu trong mầu nhiệm  nhập thể và vượt qua, ngõ hầu việc rao giảng của chúng ta sẽ đem lại nhiều kết quả tốt đẹp.


Giáo Hội Công Giáo Việt Nam
Trở về Trang HỌC HỎI THƯ MỤC