Ngày thứ nhất chuyến tông du Hàn Quốc của Đức Thánh Cha Phanxicô:

“Một dân tộc khôn ngoan và vĩ đại không chỉ trân trọng truyền thống của tổ tiên mà còn biết quý trọng người trẻ”

 WHĐ (15.08.2014) – Khởi hành từ Sân bay Fiumicino,Roma lúc 16g thứ Tư 13-08, Đức Thánh Cha đã đến Seoul vào lúc gần 10g30 sáng thứ Năm 14-08 theo giờ địa phương. Sau nghi lễ tiếp đón tại Căn cứ không quân Seoul, Đức Thánh Cha đã lên xe về Tòa Sứ thần Tòa Thánh để cử hành Thánh lễ riêng, sau đó dùng bữa và nghỉ trưa.

Lúc 4 giờ chiều, Đức Thánh Cha đã đến Dinh Tổng thống, gọi là “Nhà Xanh”, và được bà Tổng thống Park Geun-hye đón tiếp. Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc hội kiến riêng ngắn gọn và trao đổi quà tặng.

 Gặp giới chức chính quyền

Sau đó Đức Thánh Cha gặp gỡ giới chức chính quyền dân sự, gồm các nhà lãnh đạo chính trị Hàn Quốc, một đại diện của phái đoàn ngoại giao và các nhà lãnh đạo khác.

Đức Thánh Cha ngỏ lời: “Thật là một niềm vui lớn lao cho tôi khi được đến Hàn Quốc, đất nước của buổi sáng yên bình, và cảm nghiệm không chỉ cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước này, nhưng trên hết là nét đẹp của con người cũng như lịch sử và nền văn hóa phong phú của Hàn Quốc”.

Đức Giáo Hoàng cũng nói về hai sự kiện chính trong chuyến tông du của ngài: Đại hội Giới trẻ châu Á lần thứ sáu, và tôn phong chân phước 124 vị tử đạo Hàn Quốc. “Hai cử hành này bổ sung cho nhau. Văn hóa Hàn Quốc hiểu rõ chân giá trị nội tại và sự khôn ngoan của những người cao niên của chúng ta và kính trọng vai trò của họ trong xã hội. Những người Công giáo chúng ta tôn vinh những người cao niên của chúng ta đã chịu tử đạo vì đức tin bởi vì các ngài sẵn sàng hiến dâng mạng sống cho sự thật mà các ngài đã tin tưởng và nhờ đó các ngài cố gắng sống cuộc sống của mình”.

Đức Thánh Cha nói tiếp: “Tuy nhiên, một dân tộc khôn ngoan và vĩ đại không chỉ trân trọng truyền thống của tổ tiên của họ; họ cũng biết quý trọng người trẻ, tìm cách chuyển giao di sản của quá khứ và áp dụng vào những thách đố của hiện tại. Mỗi khi người trẻ quy tụ với nhau, như dịp này, đó là một cơ hội quý giá cho tất cả chúng ta lắng nghe những gì họ hy vọng và quan tâm”.

Về những thách thức và những cơ hội mà thế giới ngày nay phải đối mặt, Đức Thánh Cha nói đến tầm quan trọng đặc biệt của việc suy tư về nhu cầu trao tặng món quà của bình an cho người trẻ” – một lời kêu gọi gây âm vang mạnh mẽ tại Hàn Quốc, “một đất nước chịu đau khổ lâu dài vì thiếu vắng hòa bình”. Việc tìm kiếm hòa bình đặc biệt là nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo chính trị, những người phải nhận ra rằng “hòa bình có thể đạt được qua việc bình tâm lắng nghe và đối thoại, chứ không phải bằng việc tố cáo lẫn nhau, bằng những lời công kích vô dụng và biểu dương sức mạnh”. Các nhà lãnh đạo chính trị phải hướng những nỗ lực của mình vào mục tiêu xây dựng một thế giới hòa bình hơn, tốt đẹp hơn và thịnh vượng cho con cái của chúng ta.

Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh tầm quan trọng của việc để cho “tiếng nói của mọi thành viên trong xã hội được lắng nghe”, khi Hàn Quốc đang phải đấu tranh để đối phó với các vấn đề quan trọng hiện nay. Và một lần nữa, ngài kêu gọi “quan tâm đặc biệt đến người nghèo, người dễ bị tổn thương và những người không có tiếng nói”.

Kết thúc bài diễn văn, Đức Thánh Cha nhắc đến Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II, vị giáo hoàng cuối cùng đến thăm Hàn Quốc và đã tin rằng “tương lai của Hàn Quốc tuỳ thuộc vào sự hiện diện của nhiều người nam nữ khôn ngoan, đạo đức và có đời sống tâm linh sâu sắc”. Lặp lại những lời trên, Đức Thánh Cha Phanxicô đoan chắc với các nhà lãnh đạo Hàn Quốc rằng “cộng đồng Công giáo Hàn Quốc luôn mong muốn tham gia trọn vẹn vào đời sống của đất nước”.

 Gặp các giám mục Hàn Quốc

Khoảng 17g30, Đức Thánh Cha đã đến trụ sở Hội đồng Giám mục Hàn Quốc để gặp gỡ các giám mục Hàn Quốc. Đây là dịp để ngài trao đổi với một trong những Giáo hội năng động nhất ở châu Á và trên thế giới.

Trong bài huấn từ, Đức Thánh Cha ca ngợi “sức sống mạnh mẽ” này, nhưng cũng không ngần ngại cảnh báo các giám mục Hàn Quốc trước một tinh thần thế tục về phương diện thiêng liêng  mục vụ, bóp nghẹt tinh thần, thay vì hoán cải lại tự mãn  rốt cuộc dập tắt nhiệt tình truyền giáo.

Nhận mình là người anh em trong hàng Giám mục, Đức Thánh Cha chia sẻ với các giám mục Hàn Quốc suy tư về hai khía cạnh chính của việc chăm sóc Dân Chúa tại đất nước này:  những người gìn giữ ký ức và gìn giữ niềm hy vọng.

Những người gìn giữ ký ức

Các giám mục Hàn Quốc  những người thừa kế một truyền thống mạnh mẽ đã khởi đầu  lớn mạnh nhờ lòng trung tín, sự kiên trì và công lao của các thế hệ giáo dân. Công lao này đã mang lại hoa trái  hiện nay, “Giáo hội tại Hàn Quốc được đề cao vì vai trò của mình trong đời sống tinh thần và văn hóa của dân tộc  động lực truyền giáo mạnh mẽ. Từ một miền đất được truyền giáo, Hàn Quốc đã trở thành miền đất của các nhà truyền giáo.

Xét cho cùng, “đời sống và sứ vụ của Giáo hội tại Hàn Quốc không thể đo lường bằng những gì ở bên ngoài, bằng những con số  cơ cấu; Giáo hội ấy phải được đánh giá trong ánh sáng tỏ tường của Phúc Âm  lời mời gọi hoán cải trở về với Chúa Giêsu Kitô. Một giáo hội không được đánh mất viễn tượng chiều kích tâm linh của sứ mạng của mình. Một giáo hội cũng không được ngủ quên trên vòng nguyệt quế  chỉ dựa vào ký ức của các vị tử đạo. Nhìn về quá khứ mà không lắng nghe tiếng Chúa kêu gọi hoán cải trong hiện tại sẽ không giúp chúng ta tiến bước; trái lại, sẽ cản bước tiến của chúng ta  thậm chí còn chặn đứng sự thăng tiến về mặt thiêng liêng của chúng ta”.

Những người gìn giữ niềm hy vọng

Ở một đất nước được xem là một trong những nước có công nghệ tiên tiến nhất, các giám mục phải giúp xã hội tìm kiếm điều gì đó lớn lao hơn, xác đáng và phát triển hơn”. Các giám mục gìn giữ “ngọn lửa này của sự thánh thiện, của tình bác ái huynh đệ và nhiệt tâm truyền giáo trong sự hiệp thông với Giáo hội. Trong nhãn quan này, các giám mục phải gần gũi các linh mục của mình.

Và một chủ đề ưa thích của Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo hội truyền giáo. Một Giáo hội luôn bước ra với thế giới, nhất  đến các vùng ngoại vi của xã hội hiện nay”. Vì thế Đức Thánh Cha khích lệ các giám mục hãy chăm sóc đặc biệt các trẻ em và người già. Ngài nhấn mạnh việc giáo dục người trẻ, bằng cách trợ giúp không chỉ các trường đại học mà cả các trường học Công giáo các cấp trong sứ vụ giáo dục, bắt đầu từ trường tiểu học nơi những trí óc  con tim non nớt được đào luyện theo tình yêu Thiên Chúa và Giáo hội của Người, theo điều chân thiện mỹ, để trở thành những Kitô hữu tốt  công dân lương thiện. Một mục tiêu khác cũng phải được ưu tiên là người tị nạn và người di dân cũng như những người sống bên lề xã hội.

Nhưng nếu Giáo hội Hàn Quốc được ca ngợi vì những hoạt động xã hội, thì rất có nguy cơ, theo Đức Thánh Cha, giảm thiểu sự dấn thân phục vụ những người nghèo chỉ vào chiều kích trợ giúp,  quên đi nhu cầu của từng cá nhân phải được phát triển như là một nhân vị  thể hiện một cách xứng với phẩm giá, sự sáng tạo  văn hóa của mình. Đức Thánh Cha nói, “lý tưởng tông đồ của một Giáo hội của người nghèo  cho người nghèo được diễn tả rõ ràng nơi các cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên củađất nước anh em. Và lý tưởng này, phải tiếp tục định hình con đường của Giáo hội tại Hàn Quốc trong hành trình hướng đếntương lai.

Kết thúc bài huấn từ, Đức Thánh Cha đưa ra lời phê phán cứng rắn. Ngài thừa nhận rằng Giáo Hội tại Hàn Quốc sống và hoạt động trong một xã hội thịnh vượng, nhưng ngày càng tục hoá  duy vật”. Nhưng trong những hoàn cảnh ấy, m dỗ của những người làm mục vụ không chỉ là việc áp dụng những mô hình hiệu quả trong quản lý, lập kế hoạch và tổ chức của giới kinh doanh, mà còn là một lối sống  suy nghĩ được hướng dẫn theo các tiêu chuẩn thành công của thế gian, kể cả quyền lực, hơn là các tiêu chuẩn được Chúa Giêsu trình bày trong Phúc Âm”. Vì thế, Đức Thánh Cha khích lệ tất cả các giám mục: Ước gì chúng ta thoát khỏi tinh thần thế tục về phương diện thiêng liêng  mục vụ; nó bóp nghẹt tinh thần, thay vì hoán cải lại tự mãn  rốt cuộc dập tắt nhiệt tình truyền giáo.

Ngày thứ hai chuyến tông du Hàn Quốc của Đức Thánh Cha Phanxicô:

“Hãy trở nên những thừa sai loan báo Tin Mừng”

WHĐ (16.08.2014) – Ngày thứ hai của chuyến tông du Hàn Quốc của Đức Thánh Cha Phanxicô được đánh dấu bởi hai sự kiện lớn: Thánh lễ trọng thể kính Đức Mẹ Lên Trời được cử hành vào buổi sáng tại Sân vận động “Cúp Bóng đá Thế giới” ở Daejeon, và cuộc gặp gỡ giới trẻ Á châu tại Đền Solmoe vào buổi chiều.

Những mô hình kinh tế phi nhân

Khoảng 50.000 người tụ hội tại sân vận động đã nồng nhiệt chào đón Đức Thánh Cha tiến vào sân vận động trên một chiếc xe dành riêng cho Giáo hoàng, được báo chí giới thiệu là “made in Korea”. Bầu khí đã được hâm nóng trước đó bởi giọng ca của các ca sĩ nổi tiếng nhất Hàn Quốc.

 Đây là thánh lễ đầu tiên Đức Thánh Cha cử hành cùng với cộng đoàn tại Hàn Quốc trong chuyến tông du này. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha kêu gọi “các Kitô hữu của dân tộc này” hãy là “một sức mạnh quảng đại của sự canh tân tinh thần ở mọi môi trường của xã hội”. Đức Thánh Cha cũng nhắc lại lời cảnh báo ngài đã đưa ra hôm trước đó khi gặp gỡ các giám mục Hàn Quốc về mối nguy cơ có thể bị chết chìm trong một xã hội thế tục hóa và duy vật, và ngài kêu gọi các tín đồ phải cương quyết chống lại “sự lôi cuốn của chủ nghĩa duy vật đang bóp nghẹt các giá trị tinh thần và văn hóa, cũng như chống lại óc cạnh tranh không gì kềm hãm được đang làm nảy sinh sự ích kỷ và các mâu thuẫn”.

Trở về với chủ đề ngài tha thiết, Đức Thánh Cha bày tỏ lòng mong ước được thấy người Hàn Quốc “tránh xa các mô hình kinh tế phi nhân vốn đang tạo ra những hình thức mới của sự nghèo khổ và đang đẩy người lao động ra ngoài lề xã hội, tránh xa nền văn hóa sự chết đang hạ giá hình ảnh của Thiên Chúa, Chúa của sự sống, và vi phạm phẩm giá của từng con người, nam, nữ và trẻ em”.

Nỗi cô đơn của các xã hội hiện đại

Trong một đất nước đi đầu trong phong trào toàn cầu hóa với những sản phẩm được gần như mọi người tại Tây cũng như Đông phương biết đến, Đức Thánh Cha không ngần ngại lên án một hệ thống tư bản vốn là thủ phạm của những sự thái quá. Ngài cũng mạnh mẽ lên tiếng bảo vệ giá trị của sự sống. Và để đáp lại lời kêu gọi này của Đức Thánh Cha, “mỗi người phải trở lại lần nữa với lời của Chúa, với mối quan tâm đối với người nghèo, những người đang ở trong cảnh thiếu thốn và dễ bị tổn thương giữa chúng ta”.

Đức Thánh Cha đã nói đến ý nghĩa của sự tự do đích thực Thiên Chúa đã ban cho chúng ta, “sự tự do nằm trong việc chúng ta tiếp đón với lòng yêu thương ý định của Cha. Từ Đức Mẹ Maria, đầy ơn phúc, chúng ta học được rằng sự tự do Kitô giáo không chỉ đơn thuần là sự giải phóng khỏi tội lỗi. Đó là sự tự do mở ra cho một cách thức mới nhìn các thực tại trần thế, sự tự do yêu mến Thiên Chúa cũng như anh chị em của mình với một con tim trong sáng, và sống với niềm hy vọng trong vui mừng trước việc Nước Đức Kitô đang đến”.

Hy vọng quả không thể thiếu trong xã hội phát triển của chúng ta. “Nó đi ngược lại với sự tuyệt vọng xem ra ngày càng tăng, như một căn bệnh ung thư trong xã hội với cái vẻ bề ngoài xem ra chẳng thiếu thứ gì, nhưng nhiều khi bên trong đang phải trải qua buồn phiền và trống trải”. Và Đức Thánh Cha đặc biệt nghĩ đến các người trẻ, nhất là trong một đất nước nơi trẻ em và thiếu niên đang phải chịu sức ép nặng nề của xã hội. Có biết bao người trẻ của chúng ta phải trả giá cho sự tuyệt vọng này, chớ gì những người trẻ này không bị mất đi niềm hy vọng.

Solmoe, trái tim sống động của Công giáo Hàn Quốc

Điểm nhấn của buổi chiều ngày thứ hai của chuyến tông du này là cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô với giới trẻ công giáo châu Á tại Solmoe.

Địa điểm được chọn làm nơi gặp gỡ mang tính biểu tượng bởi vì chính đây là cửa ngõ đạo Công giáo đi vào xã hội Hàn Quốc. Theo tiếng Hàn Quốc, Solmoe có nghĩa là “quả đồi nhỏ với rừng thông”. Chính tại nơi đây Thánh Anrê Kim Taegon, linh mục đầu tiên người Nam Hàn Quốc, đã ra đời vào năm 1820 và đây cũng là nơi gia đình ngài sinh sống. Anrê Kim Taegon đã được chịu phép rửa tội vào năm 1836, lúc 16 tuổi, do tay linh mục người Pháp Pierre Philibert Maubant. Ngài đã thực hiện một cuộc đi bộ kéo dài sáu tháng tới Macao bên Trung Quốc để học đạo Công giáo, và khi về lại nước năm 1846, ngài đã dấn thân trong hoạt động truyền giáo.

Sự nhiệt thành truyền giáo của những người Công giáo tiên khởi Hàn Quốc đã bị nhà nước ra sức dập tắt. Anrê Kim Taegon bị giải tới Seoul và bị tống giam, trước khi bị treo cổ ngày 16/9/1846. Lúc ấy, ngài mới vừa 25 tuổi và mới được phong chức linh mục 13 tháng trước đó. Trước khi mất, cha Anrê Kim đã để lại một di chúc trong đó ngài ghi: “Tôi chết vì Chúa, nhưng đó lại là khởi đầu của một cuộc sống đời đời”. Máu của ngài và của các vị tử đạo của Giáo hội Hàn Quốc đã đổ ra là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử của đạo Công giáo tại nước này.

Những người trẻ châu Á đặt câu hỏi với Đức Thánh Cha

Cuộc gặp gỡ giữa Đức giáo hoàng Phanxicô với những người tham dự Ngày Giới Trẻ châu Á đã bắt đầu với chứng từ của ba người trẻ, đại diện cho các thực tại khác nhau của châu Á: một thiếu nữ người Hàn Quốc, một người Hoa sinh sống tại Hồng Kông và một thiếu nữ người Campuchia.

Thiếu nữ người Campuchia chia sẻ tâm tình bị giằng xé giữa ơn gọi làm tu sĩ và nhu cầu tiếp tục việc học để giúp gia đình và những người nghèo khổ nhất.

Chứng từ thứ hai là của Giovanni, một người Hoa, 24 tuổi, sống tại Hongkong, nói đến tình cảnh của Giáo hội tại lục địa Trung Hoa luôn bị kiểm soát một cách gắt gao nhưng vẫn trung thành với đức tin Công giáo. Đồng thời, Gioavanni cũng bày tỏ ý muốn của đông đảo người trẻ tại Hongkong được tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế giới tại thành phố của họ.

Marina Park Giseon, người Hàn Quốc, cũng đưa ra những câu hỏi tế nhị về tình cảnh đất nước Hàn Quốc bị chia hai: “Nếu chúng con đã phải sống 60 năm trong hận thù lẫn nhau với miền Bắc, con nghĩ rằng lỗi không chỉ ở một phía”. Cô cũng nhấn mạnh đến ý tưởng cho rằng chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa duy vật của xã hội Hàn Quốc đôi khi đã dẫn đến chỗ đánh mất các giá trị. “Xem ra chủ nghĩa tư bản tại Hàn Quốc không mấy đặt trọng tâm vào sự an ninh và hạnh phúc của con người”, cô nhận định.

Đức Thánh Cha đã chăm chỉ lắng nghe, ghi chép và nồng nhiệt cám ơn chứng từ của mỗi người, và trả lời ứng khẩu bằng tiếng Ý, sau khi đọc bài diễn văn của ngài với các người trẻ bằng tiếng Anh.

Với chứng từ thứ nhất, Đức Thánh Cha khuyên nên đi theo con đường Chúa đã chọn cho cô chứ không phải chọn một trong hai con đường mình tính chọn.

Với người Hàn Quốc, Đức Thánh Cha nói: “Anh chị em nói cùng một ngôn ngữ, hãy nghĩ tới anh chị em của mình ở miền Bắc, và khi trong gia đình, người ta nói cùng một ngôn ngữ, ở đó cũng có một niềm hy vọng của con người”.

Với các người trẻ, Đức Thánh Cha nói: “Thần Khí Đức Giêsu có thể đem lại một sự sống mới cho con tim của mỗi người và có thể biến đổi từng hoàn cảnh, cho dù bề ngoài xem ra tuyệt vọng nhất”.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha kêu gọi các người trẻ tập họp tại Solmoe hãy là những thừa sai loan báo Tin Mừng, “Tin Mừng về niềm hy vọng, tại trường học, nơi làm việc, trong gia đình, tại đại học và trong các cộng đoàn”.

(Lược thuật theo Vatican Radio, 15/8/2014)

Mai Tâm

Ngày thứ ba chuyến tông du Hàn Quốc của Đức Thánh Cha Phanxicô:

“Chỉ có chứng tá của niềm vui mới lôi cuốn người khác”

WHĐ (17.08.2014) – Sự kiện chính trong ngày thứ ba của chuyến tông du Hàn Quốc của Đức Thánh Cha Phanxicô là cử hành Thánh Lễ tôn phong chân phước cho Tôi tớ Chúa Paul Yun Ji-Chung và 123 bạn tử đạo, tại Cổng Gwanghwamun ở Seoul vào lúc 10 giờ sáng. Buổi chiều, sau khi đến thăm Trung tâm phục hồi chức năng của người khuyết tật Nhà Hy vọng” ở Kkottongnae, Đức Thánh Cha sẽ có hai cuộc gặp gỡ: gặp các cộng đoàn tu sĩ Hàn Quốc tại Trung tâm ”Ngôi trường Tình yêu” ở Kkottongnae và gặp các nhà lãnh đạo Tông đồ giáo dân tại Trung tâm linh đạo ở Kkottongnae. Vào buổi sáng, trước khi cử hành Thánh Lễ tôn phong chân phước, Đức Thánh Cha đã đến viếng Đền thánh Tử đạo Seo So mun.

Thánh Lễ tôn phong chân phước

Đức Thánh Cha Phanxicô đã ca ngợi sự hy sinh cao cả” của các vị tử đạo  lời mời gọi của các ngài ”hãy đặt Chúa Kitô lên trên hết”.

Tất cả các ngài đã sống và chết cho Chúa Kitô, và bây giờ được cùng với Người thống trị trong niềm vui  vinh quang.

Chiến thắng của các vị tử đạo, chứng từ của các ngài v quyền năng của tình yêu Thiên Chúa, ngày nay vẫn tiếp tục mang lại hoa trái tại Hàn Quốc, để Giáo hội được tăng triển nhờ hy tế của các ngài.

Việc tôn phong Chân phước Paul Yun Ji-Chung và các bạn của Người là dịp để chúng ta trở về những thời khắc đầu tiên, thời kỳ phôi thai của Giáo hội tại Hàn Quốc. Đây là dịp mời gọi anh chị em, những người Công giáo Hàn Quốc, nhớ lại những điềulớn lao mà Thiên Chúa đã thực hiện ở vùng đất này  trân trọng di sản đức tin và đức ái đã được tổ tiên giao phó cho anh chị em.

Kitô giáo Hàn Quốc được khai sinh từ thế kỷ 18, khi các học giả Hàn Quốc nghe nói đức tin được loan báo ở Trung Quốc. Họ đã đến Trung Quốc để học hỏi về đạo Thiên Chúa với các nhà thừa sai Dòng Tên, rồi trở về giảng dạy giáo lý, rửa tội cho hàngngàn người, dù không có linh mục.

Nhưng nhà cầm quyền Hàn Quốc bắt đầu bách hại các Kitô hữu và cấm sách vở Công giáo. Paul Yun Ji-chung và JamesKwong Sang-yon, cả hai đều xuất thân từ tầng lớp quý tộc, đã bị chém đầu năm 1791 vì vi phạm các nghi lễ của Nho giáo. Cuộc hành quyết đánh dấu sự bắt đầu một cuộc bách hại lớn đối với giáo dân Hàn Quốc.

Sau khi Đức Thánh Cha công bố chính thức tôn phong Chân phước cho các vị tử đạo, khắp quảng trường Gwanghwamun vang dậy tiếng hò reo vui mừng của cộng đoàn tham dự gần một triệu người, cùng tiếng kèn trống rộn rã. Các màn hình khổng lồ đặt ở hai bên bàn thờ chiếu hình vẽ các vị Tân chân phước.

 

Bài giảng của Đức Thánh Cha nói về nguồn gốc của Kitô giáo Hàn Quốc cho thấy tầm quan trọng, phẩm giá và nét đẹp củaơn gọi của người giáo dân Công giáo.

Trong sự quan phòng mầu nhiệm của Thiên Chúa, đức tin Kitô giáo đã không đến với đất nước Hàn Quốc qua các nhà thừa sai; nhưng qua tim óc của chính người dân Hàn Quốc”. Họ được thúc đẩy bởi sự tò mò tri thức để tìm kiếm chân lý tôn giáo. Qua cuộc gặp gỡ đầu tiên với Phúc Âm, các Kitô hữu Hàn Quốc đầu tiên đã mở rộng tâm trí mình cho Chúa Giêsu. Họ muốn biết thêm về Đấng Kitô đã chịu đau khổ, chịu chết và đã sống lại từ cõi chết ấy”.

Đã có các vị tử đạo khác của Hàn Quốc được tuyên thánh: Thánh Gioan Phaolô II tuyên thánh cho 103 vị t đạo Hàn Quốc vào ngày 06 Tháng Năm năm 1984 trong chuyến viếng thăm Hàn Quốc.

Đức Thánh Cha Phanxicô khẩn cầu những vị thánh này, thánh Anrê Kim Taegon, thánh Paul Chong Hasang  các bạn, cùng với các vị tử đạo vừa mới được tôn phong Chân phước.

Tất cả các ngài đã sống và chết cho Chúa Kitô, và bây giờ được cùng với Người thống trị trong niềm vui  vinh quang.

Đức Thánh Cha đã giảng về bài Phúc Âm trong chương 17 của Phúc Âm theo thánh Gioan và sự liên quan với các vị tử đạo vừa được tôn phong Chân phước.

... Thật là ý nghĩa khi Chúa Giêsu cầu xin Chúa Cha thánh hiến  bảo vệ chúng ta, Người không xin đem chúng ta ra khỏi thế gian. Chúng ta biết rằng Người sai các môn đệ ra đi để làm men thánh thiện và sự thật trong thế giới,  muối đất,  ánh sáng thế gian.  các vị tử đạo đã chỉ đường cho chúng ta.

Các vị tử đạo Hàn Quốc phải chọn theo Chúa Giêsu hay theo thế gian. Các ngài đã biết cái giá của người môn đệ.

“Các ngài sẵn sàng hy sinh lớn lao và từ bỏ tất cả những  khiến các ngài lìa xa Chúa Kitô: tài sản và đất đai, uy tín và danh dự   các ngài biết rằng chỉ mình Chúa Kitô mới là kho tàng thực sự của các ngài”.

Đức Thánh Cha lưu ý đến cơn cám dỗ thỏa hiệp đức tin, làm nhẹ bớt những đòi hỏi căn bản của Phúc Âm cho hợp với tinh thần của thời đại này.

Nhưng các vị tử đạo mời gọi chúng ta đặt Chúa Kitô lên trên hết  nhìn mọi sự khác của thế gian này trong tương quan với Người  Vương quốc vĩnh cửu của Người. Các ngài thách đố chúng ta suy nghĩ về điều  chính chúng ta sẵn sàng chết chođiều ấy”.

Kết thúc bải giảng, Đức Thánh Cha dâng lời cầu xin:

“Xin cho những lời nguyện cầu của tất cả các vị tử đạo Hàn Quốc, hiệp với lời nguyện cầu của Đức Mẹ Mẹ Giáo Hội, cho chúng con được ơn bền vững trong đức tin và làm việc lành, được có quả tim thánh thiện và tinh khiết cùng với lòng nhiệt thành tông đồ trong việc làm chứng cho Chúa Giêsu tại đất nước thân yêu này, trên toàn châu Á,  cho đến tận cùng trái đất.

 

Với các tu sĩ: Chỉ có chứng tá của niềm vui mới lôi cuốn người khác

Ngỏ lời với các cộng đoàn tu sĩ của Hàn Quốc, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi tín thác vào lòng Chúa thương xót và tập trung vào đời sống cộng đoàn trong việc truyền  niềm vui Phúc Âm cho thế giới: Chỉ khi chứng  của chúng ta vui tươi, chúng ta mới lôi cuốn được người khác đến với Chúa Kitô.

Đức Thánh Cha giải thích:  niềm vui này là một món quà được nuôi dưỡng bằng đời sống cầu nguyện, suy niệm Lời Chúa, cử hành các bí tích và đời sống trong cộng đoàn. Nếu thiếu những điều ấy, những yếu đuối và khó khăn sẽ xuất hiện  làm giảm đi niềm vui  chúng ta đã cảm nghiệm  khi bắt đầu cuộc hành trình.

Đức Thánh Cha cảm ơn các tu sĩ trong nỗ lực dựng xây Nước Thiên Chúa,  ngài nói rằng đời sống tu sĩ là một món quà lớn lao làm phong phú cho Giáo hội.

Ngài kêu gọi các tu sĩ suy tư về vai trò trung tâm của niềm vui trong cuộc sống của người sống đời thánh hiến: Niềm tin vững chắc được Thiên Chúa yêu thương  trung tâm ơn gọi của anh chị em: trở nên một dấu hiệu hữu hình cho người khác về sự hiện diện của Nước Thiên Chúa, nếm trước niềm vui vĩnh cửu của thiên đàng.

Và ngài giải thích: “Mặc dù niềm vui này thể hiện nhiều cách khác nhau trong những tình huống khác nhau, nhưng niềm vui ấy luôn vững bền  có những khó khăn,  được cắm rễ trong mầu nhiệm của lòng thương xót của Chúa Cha, được mạc khảitrong hy tế của Chúa Kitô trên thánh giá

Vì thế, người tu sĩ được mời gọi trở thành chuyên gia của lòng Chúa thương xót qua đời sống cộng đoàn của mình.

Đức Thánh Cha cho biết: “Theo kinh nghiệm, tôi biết rằng đời sống cộng đoàn không phải luôn dễ dàng, nhưng đó là trường huấn luyện cho tâm hồn. Ước mong không có những va chạm  không thực tế; sẽ có những hiểu lầm  chúng ta phải đối mặtvới chúng. Nhưng dù có những thách đố này, ”chính trong cuộc sống cộng đoàn mà chúng ta được mời gọi lớn lên trong lòng thương xót, trong nhẫn nại và đức ái hoàn hảo.

Kinh nghiệm về lòng Chúa thương xót, được nuôi dưỡng bằng lời cầu nguyện  nhờ cộng đoàn, phải giúp hình thành tất cả những gì anh chị em đang , tất cả những gì anh chị em đang làm, Đức Thánh Cha nhấn mạnh điều ấy và chỉ ra rằng những lời khấn khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục  chứng từ vui tươi về tình yêu của Thiên Chúa”, khi chúng được cm rễ trong lòng Chúa thương xót.

“Sự trưởng thành và vâng lời cách quảng đại đòi hỏi anh chị em phải bám chặt vào việc cầu nguyện với Chúa Kitô, Đấng mặc lấy hình dạng của người tôi tớ, học biết vâng phục qua đau khổ. Không có lối đi tắt: Thiên Chúa muốn toàn vẹn con tim của chúng ta  như thế có nghĩa là chúng ta phải buông mình”  ra khỏi mình mỗi ngày một hơn”.

Đức Thánh Cha nói tiếp: Khiết tịnh diễn tả sự dâng hiến toàn vẹn cho tình yêu Thiên Chúa là sức mạnh của tâm hồn chúng ta’”. Sự cam kết ấy vừa mang tính cá nhân lại vừa là một đòi hỏi, nên Đức Thánh Cha khuyên nhủ các tu sĩ hãy khiêm tốn tin tưởng vào Thiên Chúa, tỉnh thức và kiên trì chống lại cám dỗ trong lĩnh vực này.

Đức Thánh Cha nói: Lời khấn khó nghèo giúp anh chị em nhận ra lòng Chúa thương xót không chỉ là nguồn sức mạnh, mà còn là một kho tàng” và ngài khích lệ họ ”dâng lên Chúa Kitô quả tim  mỏi mệt, nặng trĩu vì tội lỗi của mình, trong những lúc bất lực.

“Chính nhu cầu cơ bản cần được tha thứ và chữa lành này của chúng ta  một hình thức nghèo khó mà không bao giờ chúng ta được đánh mất, dù có tiến triển đến đâu trên đàng nhân đức.

Đức Thánh Cha cũng cảnh báo về những xao lãng  gương xấu,  lưu ý rằng nghèo khó trong đời sống thánh hiến vừa là một ”thành trì” bảo vệ, vừa  một người mẹ hướng dẫn chúng ta đi theo đường ngay chính.

Thói đạo đức giả của những người sống đời thánh hiến tuy khấn khó nghèo, nhưng lại sống như người giàu có, làm tổn thươnglinh hồn của các tín hữu và gây hại cho Giáo hội”.

Đức Thánh Cha còn cảnh báo về cơn cám dỗ chấp nhận một não trạng thế tục, hoàn toàn thực dụng, dẫn đến việc đặt niềm hy vọng của chúng ta nơi phương tiện của con người mà thôi  phá huỷ chứng từ về đời sống khó nghèo mà Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta đã sống và dạy chúng ta.

Đức Thánh Cha kêu gọi các tu sĩ ý thức vai trò của mình trong việc định hướng ơn gọi trong tương lai, và thúc giục họ hãy làmtất cả những gì anh chị em có thể làm được để cho thấy rằng đời sống dâng hiến là một món quà quý giá cho Giáo hội và thế giới. Đừng giữ lại cho riêng mình; nhưng hãy chia sẻ, mang Chúa Kitô đến mọi ngõ ngách trên đất nước thân yêu này.

“Dù anh chị em sống đời sống thiên về chiêm niệm hay hoạt động tông đồ, cũng hãy nhiệt tình yêu mến Giáo hội tại Hàn Quốc và mong muốn cống hiến, nhờ đặc sủng của riêng anh chị em, cho sứ mệnh loan báo Tin Mừng và xây dựng dân Chúa tronghiệp nhất, thánh thiện và yêu thương”.

Vũ Bình

Ngày thứ tư chuyến tông du Hàn Quốc của Đức Thánh Cha Phanxicô:

“Chỉ có thể đối thoại nếu chúng ta biết rõ mình là ai”

WHĐ (18.08.2014) – Chúa nhật 17-08, ngày thứ tư trong chuyến tông du Hàn Quốc của Đức Thánh Cha Phanxicô, có hai sự kiện chính: Đức Thánh Cha gặp các giám mục Á châu tại Đền Haemi lúc 11 giờ và cử hành Thánh Lễ bế mạc Đại hội Giới trẻchâu Á lần thứ sáu, tại Lâu đài Haemi lúc 16 giờ.

Gặp các giám mục Á châu

Trước hết, Đức hồng y Oswald Gracias, Tổng giám mục Mumbai, Ấn Độ, với tư cách Chủ tịch Hội đồng Giám mục Á châu, đã đại diện các giám mục chào mừng Đức Thánh Cha.

Ngài gợi lại: “Lúc này, tâm trí chúng con trở về thời điểm lịch sử 44 năm trước, khi các giám mục Á châu gặp nhau tại Manila nhân cuộc viếng thăm lịch sử của Đức giáo hoàng Phaolô VI đến Philippines vào năm 1970. Đó là lần đầu tiên có đông đảo giám mục châu Á như thế  khoảng 180 vị – gặp nhau để trao đổi kinh nghiệm  thảo luận về các vấn đề mục vụ  lục địa rộng lớn  phong phú này đang phải đối mặt. Vui mừng  kinh nghiệm này, các giám mục đã thành lập Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) và được Đức giáo hoàng Phaolô VI chúc lành. Ngày nay FABC  19 Hội đồng Giám mục thành viênbao gồm 27 quốc gia, và 9 thành viên liên kết, là các Giáo hội chưa  Hội đồng Giám mục.

Đức hồng y Gracias cũng phác hoạ hình ảnh Châu Á là một lục địa đang trải nghiệm những hy vọng và mừng vui của một cuộc tái sinh không ngừng trong Chúa Thánh Thần. Sáu mươi phần trăm dân số thế giới sống ở châu Á. Đây  một lục địa trẻ trung với đa số dân là người trẻ. Vì thế trong nhiều khía cạnh châu Á  chính trung tâm cho tương lai của thế giới và tương lai của Giáo hội. Toàn cầu hóa ảnh hưởng đến châu Á  mang lại những thách thức mới cho Giáo hội: người châu Á mang bản chất tôn giáo, nhưng tinh thần của chủ nghĩa thế tục  duy vật đang len lỏi vào. Mối quan hệ gia đình từng được coi trọng  ăn rễ sâu trong xã hội châu Á đang dần bị xói mòn.  đang khi tâm hồn Á châu coi sự sống là thánh thiêng, nhưng những mối đe dọa sự sống đang gia tăng và gây xáo trộn bằng  nhiều cách. Người châu Á tìm kiếm  ưa thích sống cộng đoàn; nhưng nay thì điều này cũng bị ảnh hưởng bởi một cảm thức mạnh của chủ nghĩa cá nhân.

Cuối cùng, Đức hồng y Gracias cảm ơn Đức Thánh Cha về chuyến viếng thăm Hàn Quốc: Đức Thánh Cha đã đem Chúa Giêsu đến cho chúng con qua sứ điệp của Đức Thánh Cha”. Và ngài cam kết: “Chúng con nguyện dấn thân để làm cho Chúa Giêsu và sứ điệp của Người được nhiều người biết đến, hiểu biết, yêu mến  đi theo hơn nữa”.

Trong phần đáp từ, Đức Thánh Cha khai triển đề tài về “đối thoại”.

Ngài bày tỏ hy vọng rằng các quốc gia  Toà Thánh chưa có quan hệ đầy đủ sẽ không ngần ngại thúc đẩy một cuộc đối thoại vì lợi ích của tất cả. Đức Thánh Cha giải thích: Ở đây tôi không chỉ nói đến đối thoại chính trị, nhưng cả đối thoại huynh đệ nữa”, và ngài nói thêm: Các Kitô hữu này không đến đây như những kẻ chinh phục, họ không đến để tước mất căn tính của chúng ta, nhưng họ mang đến cho chúng ta căn tính của họ  họ muốn đi với chúng ta”.

Đức Thánh Cha nói rằng Giáo hội được kêu gọi linh động và sáng tạo trong việc làm chứng cho Tin Mừng, nhờ đối thoại và mở ra với mọi người”. Nhưng ngài cũng khẳng định: “Chỉ  thể đối thoại nếu chúng ta biết  mình là ai. Chúng ta phải ý thức được căn tính của mình, căn tính của chúng ta là Kitô hữu. Phải mở lòng trí trong niềm cảm thông và đón nhận chân thành vớinhững người mà chúng ta đối thoại”.

Đức Thánh Cha giải thích thêm: “Căn tính này chính  đức tin sống động trong Chúa Kitô, và ngài đặt câu hỏi với các giám mục: Liệu căn tính ấy có được thể hiện rõ ràng trong các chương trình giáo lý  mục vụ giới trẻ, trong việc phục vụ người nghèo và những người sống vất vưởng bên lề xã hội giàu có của chúng ta  trong những nỗ lực thúc đẩy ơn gọi linh mục  đời sống tu trì hay không?

Nhưng để xác định căn tính ấy không phải là điều dễ dàng. Có nhiều trở ngại cản đường, bởi  chúng ta sẽ luôn bị cám dỗ bởi tinh thần thế tục”. Trong những trở ngại ấy, có “sự sai lầm của thuyết tương đối, làm lu mờ ánh quang chân lý”.  Đức Thánh Cha xác định rằng ngài đang nói về chủ nghĩa tương đối thực dụng, diễn ra hằng ngày, làm suy yếu căn tính của chúng ta mà rất khó nhận ra”.

Một nguy cơ khác  “tính hời hợt, nói cách khác, đó là “xu hướng chạy theo thời trang, những tiện nghi  thú tiêu khiển, hơn  chú tâm vào những điều thực sự quan trọng. Tính hời hợt này cũng có thể thấy trong việc “bị cuốn hút vào những chương trình mục vụ và lý thuyết, làm phương hại đến việc gặp gỡ trực tiếp và hiệu quả với các tín hữu, nhất  những người trẻ, những người cần có nền tảng giáo lý vững chắc và được hướng dẫn về mặt thiêng liêng”

Và cám dỗ cuối cùng rình chực mỗi Kitô hữu  sự an toàn giả tạo ẩn dưới những câu trả lời dễ dàng, những công thức có sẵn, những lề luật và quy định. Tuy nhiên, ”đức tin, tự bản chất, không quy về mình nhưng có khuynh hướng “đi ra ngoài”. Đức tin tìm cách cho người ta hiểu mình; đức tin sinh ra chứng từ; tạo nên sứ vụ. Theo nghĩa này, “đức tin làm cho chúng ta vừa can đảm lại vừa khiêm tốn làm chứng cho niềm hy vọng và tình yêu của mình”.

Thánh Lễ bế mạc Đại hội Giới trẻ châu Á

Đức Thánh Cha mở đầu bài giảng bằng cách lặp lại chủ đề của Đại hội Giới trẻ châu Á tại Hàn Quốc: “Vinh quang của các thánh tử đạo tỏa sáng trên bạn! Đây là một đoạn chủ đề của Đại hội Giới trẻ châu Á lần thứ sáu, điều này an ủi và củng cố tất cả chúng ta. Hỡi những người trẻ Á châu: các con là những người thừa kế của một chứng từ cao cả, của chứng nhân cao quý về Chúa Kitô. Ngài là ánh sáng thế gian; Ngài là ánh sáng của cuộc sống chúng ta! … Nhờ Chúa Kitô đã chiến thắng sự chết và chúng ta tham dự vào chiến thắng ấy mà ngày nay chúng ta có thể đối mặt với những thách đố của người môn đệ Chúa Kitô, trong những hoàn cảnh và thời đại của chúng ta”.

Đức Thánh Cha cũng khai triển một đoạn khác trong chủ đề của Đại hội: Hỡi bạn trẻ châu Á, hãy thức tỉnh!”

Về từ “Châu Á”, Đức Thánh Cha ghi nhận rằng “Lục địa châu Á, vốn được thấm nhuần những truyền thống triết học và tôn giáo rất phong phú, là một môi trường tuyệt vời để các con làm chứng cho Chúa Kitô ‘là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống’ (Ga 14, 6)”. Vì thế, ngài khích lệ các bạn trẻ châu Á: “Đừng sợ đem sự khôn ngoan của đức tin vào mọi hoàn cảnh của đời sống xã hội!”

Đức Thánh Cha phân tích: “Là người châu Á, các con nhìn ngắm và yêu thương, từ bên trong, tất cả những gì là chân thiện mỹ trong nền văn hóa và truyền thống của các con. Nhưng là Kitô hữu, các con cũng biết rằng Phúc Âm có sức mạnh thanh tẩy, thăng hoa và hoàn thiện di sản này”. Và Đức Thánh Cha cho biết, nhờ Chúa Thánh Thần đồng thời hiệp nhất với các chủ chăn, các bạn trẻ sẽ phân định được những giá trị tích cực trong các nền văn hóa đa dạng ở Á Châu.

Về từ “Giới trẻ”, Đức Thánh Cha nêu lên những đặc tính của người trẻ: lạc quan, đầy sức sống và thiện chí. Và ngài khuyến khích các bạn trẻ: “Hãy để Đức Kitô biến những lạc quan vốn có nơi các con thành niềm hy vọng Kitô giáo, biến sức sống của các con thành các nhân đức, và thiện chí của các con thành tình yêu tự hiến đích thực!... Như thế, tuổi trẻ của các con sẽ trở nên quà tặng cho Chúa Giêsu và cho thế giới”.

Đức Thánh Cha cũng nói đến một cám dỗ của người trẻ là “xua đuổi những người xa lạ, những người nghèo và người đau khổ”. Họ đang kêu cứu, đang van xin. Đức Thánh Cha mời gọi các bạn trẻ: “Chúng ta hãy đáp lời, không phải theo cách của những người xua đuổi những ai đến xin chúng ta giúp đỡ, như thể phục vụ người túng thiếu là cản đường chúng ta đến gần Chúa… Không! Chúng ta phải nên giống Chúa Kitô, Người đã đáp lại mọi kẻ kêu xin Người giúp đỡ bằng tình yêu và lòng thương xót”.

Cuối cùng, với từ “Thức tỉnh!”, Đức Thánh Cha  nói rằng Chúa đã trao trách nhiệm cho người trẻ: “Đây là bổn phận phải tỉnh thức, không để cho các áp lực, cám dỗ và tội lỗi làm chúng ta không còn nhạy cảm với vẻ đẹp của sự thánh thiện và niềm vui của Tin Mừng. Thánh vịnh đáp ca hôm nay mời gọi chúng ta không ngừng ‘vui mừng hát ca’. Chẳng có ai ngủ mà múa hát mừng vui được”.

Kết thúc bài giảng, Đức Thánh Cha hy vọng các bạn trẻ hiệp nhất với Chúa Kitô và Giáo hội và bước đi trên con đường ấy, con đường chắc chắn sẽ mang lại nhiều niềm vui.

Sau Thánh lễ bế mạc Đại hội Giới trẻ châu Á lần thứ sáu, Đức hồng y Oswald Gracias, Tổng giám mục Mumbai, Ấn Độ kiêm Chủ tịch Hội đồng Giám mục Á châu, đã ngỏ lời cám ơn Đức Thánh Cha và loan báo Đại hội Giới trẻ châu Á lần thứ bảy sẽ được tổ chức tại Indonesia vào năm 2017.

Vũ Bình

 

Ngày thứ năm chuyến tông du Hàn Quốc của Đức Thánh Cha Phanxicô:

Hãy đón nhận ơn hoà giải vào trong tâm hồn và chia sẻ ơn ấy cho người khác!

WHĐ (19.08.2014) – Hai sự kiện cuối cùng trong chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đều diễn ra tại Seoul vào buổi sáng thứ Hai 18-08: gặp các nhà lãnh đạo tôn giáo tại Toà Tổng giám mục Seoul cũ lúc 9 giờ và cử hành Thánh Lễ cầu cho cho hoà bình và hoà giải, tại Nhà thờ chính toà Myeong-dong ở Seoul lúc 9 giờ 45. Sau đó, Đức Thánh Cha đến Căn cứ không quân Seoul để trở về Roma. Sau nghi lễ tạm biệt tại đây, chiếc máy bay của hãng hàng không Hàn Quốc chở Đức Thánh Cha và phái đoàn cùng đi đã cất cánh lúc 13 giờ.

Gặp các nhà lãnh đạo tôn giáo

Đứng trước một bức hoạ các vị tử đạo Hàn Quốc, trọng tâm của chuyến viếng thăm này, Đức Thánh Cha chào từng người một, trong đó có Giám mục Anh giáo của giáo phận Seoul, Chủ tịch Giáo hội Luther  lãnh đạo các Giáo hội Trưởng lão. Các vị lãnh đạo Phật giáo và đại diện của các cộng đồng Kitô giáo khác cũng có mặt, cùng với Đức Tổng giám mục Chính thống giáo. Đức Tổng giám mục Chính thống giáo đã tặng Đức Thánh Cha một cây thánh giá Byzantine. Đức Thánh Cha rất hài lòng v món quà này; ngài nói sẽ dùng để ban phép lành cuối lễ (và ngài đã làm như vậy).

 

Kết thúc buổi gặp gỡ, Đức Thánh Cha đã ứng khẩu nói bằng tiếng Tây Ban Nha và được cha John Che-chon Chong S.J. - Tân giám tỉnh Dòng Tên Hàn Quốc, phiên dịch.

Đức Thánh Cha nói: “Tôi muốn cảm ơn anh em vì lòng quý mến  anh em đã đến đây để gặp tôi. Cuộc đời là một hành trình, một cuộc hành trình dài, nhưng  cuộc hành trình  chúng ta không được đi một mình. Chúng ta phải cùng đi với anh chị emmình, trước mặt Thiên Chúa. Vì thế tôi cảm ơn anh em đã cùng đi với nhau trước mặt Thiên Chúa. Đó  điều Chúa đã nói với Abraham. Chúng ta là anh em, chúng ta hãy nhìn nhận nhau là anh em và cùng đi với nhau. Xin Chúa chúc lành cho chúng ta. xin anh em cũng cầu nguyện cho tôi nữa. Cảm ơn anh em rất nhiều!

Các quan sát viên về tôn giáo cho rằng mối quan hệ giữa các tín ngưỡng khác nhau tại Hàn Quốc là thân thiện (ít là ở bề ngoài), và hiếm khi xảy ra những căng thẳng như ở những nơi khác trên thế giới.

Điều mà họ không nói, đó là sự thân thiện ấy là kết quả của tinh thần bao dung tôn giáo đáng ca ngợi hay của tình trạng dửng dưng về tôn giáo đang gia tăng. Một cuộc thăm dò mới đây về vấn đề này cho thấy gần một nửa số dân Hàn Quốc không theo bất cứ tín ngưỡng nào.

Tình trạng này giúp ta hiểu được nhiều lời kêu gọi của Đức Thánh Cha dành cho họ: ngài là một khuôn mặt mới trong một không gian đang trống rỗng niềm tin ở Hàn Quốc.

Thánh Lễ cầu cho cho hoà bình và hoà giải

Đức Thánh Cha kết thúc chuyến tông du Hàn Quốc với Thánh Lễ cầu cho cho hoà bình và hoà giải, cử hành tại Nhà thờ chính toà Myeong-dong.

Sau đây là toàn văn bài giảng trong Thánh Lễ:

Anh chị em thân mến,

Chuyến viếng thăm Hàn Quốc của tôi sắp kết thúc, tôi tạ ơn Chúa vì nhiều ơn lành Người đã ban cho đất nước thân yêu này, và đặc biệt cho Giáo hội tại Hàn Quốc. Trong những ơn lành ấy, tôi đặc biệt quý trọng những trải nghiệm tất cả chúng ta đã  trong những ngày mới đây về sự hiện diện của rất nhiều người trẻ hành hương từ khắp châu Á. Lòng yêu mến Chúa Giêsu và sự hăng say của họ trong việc mở rộng Vương quốc của Người đã là nguồn cảm hứng cho tất cả chúng ta.

Cao điểm chuyến viếng thăm của tôi là Thánh lễ xin ơn hoà bình  hoà giải này. Lời cầu xin này  một âm vang đặc biệttrên bán đảo Triều Tiên. Đầu tiên và trước hết, Thánh Lễ hôm nay là lời nguyện xin ơn hòa giải trong gia đình Hàn Quốc. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng khi hai hoặc ba người cùng cầu xin điều gì (x. Mt 18,19-20) thì lời cầu xin ấy sẽ có sức mạnh. Vậy khi cả một dân tộc dâng lời nguyện xin chân thành lên trời cao thì lời cầu xin ấy càng thêm mạnh mẽ biết bao!

Bài đọc thứ nhất trình bày lời hứa của Thiên Chúa sẽ khôi phục dân bị phân tán  tai hoạ  chia rẽ, cho họ được hiệp nhất và thịnh vượng. Đối với chúng ta, cũng như với dân Israel, đây là một lời hứa đầy hy vọng: lời hứa  ấy hướng tới một tương lai mà Thiên Chúa chuẩn bị cho chúng ta ngay từ bây giờ. Nhưng lời hứa này lại gắn liền với một lệnh truyền: phải trở về cùng Chúa và hết lòng tuân theo luật Ngài (x Dnl 30,2-3). Ơn hòa giải, hiệp nhất và bình an của Thiên Chúa gắn liền với ơn hoán cải,  sự đổi mới tâm hồn, có thể làm đổi thay cuộc sống và lịch sử của chúng ta, như những cá nhân và như một dân tộc.

Trong Thánh lễ này, tất nhiên chúng ta nghe lời hứa ấy trong bối cảnh của kinh nghiệm lịch sử của dân tộc Triều Tiên, kinh nghiệm về chia rẽ và xung đột kéo dài đã hơn sáu mươi năm. Nhưng lời mời gọi hoán cải tha thiết của Thiên Chúa cũng thách đố những người theo Chúa Kitô tại Hàn Quốc xem lại mình đã góp phần xây dựng một xã hội thực sự công bằng và nhân đạo ra sao. Lời ấy thách đố mỗi người trong anh chị em suy nghĩ v mức độ  anh chị em, như những cá nhân và cộng đoàn, bày tỏ mối quan tâm theo tinh thần Phúc Âm đối với những người kém may mắn, những người bị gạt ra bên lề, những người không có công ăn việc làm  những người không được chia sẻ sự thịnh vượng chung của nhiều người khác. Và nó thách đố anh chị em, vừa là Kitô hữu  cũng là người Hàn Quốc, quyết từ khước một não trạng dựa trên ngờ vực, đối đầu và cạnh tranh, và thay vào đó hình thành một nền văn hóa xây dựng trên giáo huấn Phúc Âm và các giá trị truyền thống cao quý nhất của dân tộc Triều Tiên.

Trong bài Phúc Âm hôm nay, Phêrô hỏi Chúa: Nếu người anh em xúc phạm đến con, con phải tha thứ cho người ấy bao nhiêu lần?  phải bảy lần không?” Chúa trả lời: “Thầy bảo con: không phải bảy lần, mà là bảy mươi lần bảy (Mt 18,21-22). Những lời này đi ngay vào trng tâm của sứ điệp hoà giải và bình an của Chúa Giêsu. Vâng lệnh Chúa truyền, hằng ngày chúng ta xin Cha trên trời tha tội cho chúng ta, như chúng con cũng tha cho những người xúc phạm đến chúng con”. Nếu chúng ta không sẵn sàng làm điều này, làm sao chúng ta có thể cầu xin ơn hoà bình  hoà giải một cách trung thực?

Chúa Giêsu đòi chúng ta tin rằng tha thứ là cánh cửa dẫn đến hòa giải. Khi dạy chúng ta tha thứ cho anh em mình không ngần ngại, Người đòi buộc chúng ta thực hiện một điều thật quyết liệt, nhưng Người cũng ban ơn cho chúng ta để làm điều đó. Nhìn theo góc độ con người, điều dường như không thể làm được, không thực tế và thậm chí có khi phản cảm, thì Người đã khiến cho điều ấy có thể làm được  trở nên hiệu quả nhờ quyền năng  biên của thập giá của Người.Thập giá Đức Kitô tỏ lộ quyền năng của Thiên Chúa có thể hàn gắn mọi chia rẽ, chữa lành mọi vết thương,  tái lập những mối dây liên kết ban đầu của tình huynh đệ.

Vậy, đây  sứ điệp mà tôi để lại cho anh chị em khi tôi kết thúc chuyến viếng thăm Hàn Quốc: Anh chị em hãy tín thác vào quyền năng của thập giá Chúa Kitô! Hãy đón nhận ơn hoà giải vào trong tâm hồn và chia sẻ ơn ấy cho người khác! Xin anh chị em hãy làm chứng một cách thuyết phục về sứ điệp hòa giải của Chúa Kitô trong gia đình, trong cộng đoàn của anh chị em  ở mọi lĩnh vực đời sống quốc gia. Tôi tin tưởng rằng, trong tình thân hữu và hợp tác với các Kitô hữu khác, với những người theo các tôn giáo khác, và với mọi người thiện chí quan tâm đến tương lai của xã hội Hàn Quốc, anh chị em sẽ  men của Nước Thiên Chúa nơi đất nước này. Và lời nguyện xin bình an  hoà giải của chúng ta sẽ bay lên cùng Thiên Chúa từ những quả tim thanh khiết hơn bao giờ hết, và chúng ta sẽ được Chúa ban cho điều thiện hảo quý giá  tất cả chúng ta đều ước mong.

Vậy, chúng ta hãy cầu nguyện để có những cơ hội mới cho đối thoại, gặp gỡ và vượt qua những khác biệt, để luôn có sựquảng đại trợ giúp nhân đạo cho những ai túng thiếu,  để ngày càng có sự nhìn nhận rằng mọi người Triều Tiên đều là anh chị em với nhau, thuộc về một gia đình duy nhất, một dân tộc duy nhất và cùng nói một ngôn ngữ.

Trước khi rời Hàn Quốc, tôi muốn cảm ơn Tổng thống Park Geun-hye, giới chức chính quyền dân sự  Giáo hội,  tất cả những ai góp phần làm nên chuyến viếng thăm này. Đặc biệt tôi muốn gửi lời ca ngợi đối với các linh mục Hàn Quốc, hằng ngày lao động phục vụ Tin Mừng và xây dựng Dân Chúa trong đức tin, cậy, mến. Tôi xin anh em,  những sứ giả của Chúa Kitô  là những thừa tác viên của tình yêu giao hoà của Người (2 Cr 5,18-20), hãy tiếp tục dựng xây những chiếc cầu nối kính trọng, tin tưởng và cộng tác hoà hợp trong các giáo xứ của anh em, giữa anh em, và với giám mục của anh em. Tấm gương yêu mến Chúa không so đo tính toán của anh em, lòng trung tín  dấn thân trong sứ vụ, cũng như lòng bác ái quan tâm đến người nghèo, góp phần rất lớn vào công cuộc hoà giải và hòa bình tại đất nước này.

Anh chị em thân mến, Thiên Chúa kêu gọi chúng ta trở về với Người  lắng nghe lời Người. Người hứa xây dựng chúng ta trên miền đất còn an bình và thịnh vượng hơn tổ tiên chúng ta được hưởng. Mong sao những người theo Chúa Kitô tại Hàn Quốc biết chuẩn bị cho buổi bình minh của ngày mới, khi đất nước của buổi sáng yên bình này vui hưởng phúc lành an hoà dồi dào của Thiên Chúa! Amen.

 

Trong phần Lời nguyện chung, Đức Thánh Cha đã thêm một lời cầu bằng tiếng Ý, cầu cho Đức hồng y Fernando Filoni, “người không thể ở đây với chúng ta  được sai đến với những người dân Iraq đang gánh chịu đau khổ, để trợ giúp các anh chị em của chúng ta bị bách hại  tước đoạt mọi thứ, cũng như tất cả những người thuộc các tôn giáo thiểu số đang chịu đau khổ ở quốc gia này. Xin Chúa ở gần bên Đức hồng y trong sứ vụ của ngài”.

Kết thúc Thánh Lễ, Đức hồng y Andrew Yeom Soo-jung, Tổng giám mục Seoul, dâng lời cám ơn Đức Thánh Cha “tận đáy lòng” về cuộc viếng thăm của ngài: “Đức Thánh Cha đã tỏ cho người trẻ thấy rằng Ngài là vị mục tử tốt lành, đồng hành với họ và đi bên cạnh họ”. Đức hồng y cũng cám ơn “Đức Thánh Cha đã tôn phong Chân phước cho các vị tử đạo của chúng con là Paul Yun Ji-Chung và 123 người bạn”. Vì thế, ngài nhấn mạnh thêm rằng “từ nay chúng con thấy mình càng có trách nhiệm hơn đối với công cuộc loan báo Tin Mừng ở Hàn Quốc”.

Vũ Bình

Bài Phỏng Vấn Đầy Đủ ĐGH Phanxicô Trên Chuyến Bay Trở Về Từ Hàn Quốc

(muoianhsang.com) Thứ ba, 19 Tháng 8 2014 18:07 

Trên máy bay của Đức Giáo Hoàng, 19/08/2014 (MAS/SLM) – Trao đổi với các phóng viên trên chuyến bay ngày 18/08 từ Hàn Quốc về Ý, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói Ngài hỗ trợ sự can thiệp của quốc tế tại Iraq và sẵn sàng đến đó cách cá nhân nếu điều ấy giúp chấm dứt tình trạng bạo lực chống lại người Kitô hữu và các cộng đoàn tôn giáo nhỏ khác.

Ngài cũng nói về các chủ đề từ các nỗ lực hoà bình giữa Israel và Palestine, các chuyến đi tương lai của Ngài, về lịch trình cá nhân, về mối quan hệ với Đức Benedict XVI và cuộc sống tại Vatican.

Dưới đây là bản ghi chép đầy đủ cuộc trao đổi giữa Đức Giáo Hoàng và các phóng viên trên suốt chuyến bay hôm Thứ Hai.

Phóng viên Hàn Quốc Sun Yin Park, tờ Yonhap: Đại diện cho các phóng viên Hàn Quốc và người dân của chúng con, con muốn cám ơn Ngài về chuyến thăm của Ngài. Ngài đã mang niềm hạnh phúc đến cho nhiều người ở Hàn Quốc và xin cám ơn Ngài về sự khích lệ của Ngài cho lãnh vực giáo dục tại đất nước chúng con. Thưa Đức Thánh Cha, trong suốt chuyến thăm của Ngài tại Hàn Quốc, Ngài đã hướng đến gia đình các nạn nhân của tai hoạ chìm phà Sewol và đã an ủi họ. Có hai câu hỏi. Thứ nhất, Ngài cảm thấy gì khi Ngài gặp họ? Thứ hai, Ngài không bận tâm là những hành động của Ngài sẽ có thể làm hiểu sai về mặt chính chị sao? 

Đức Giáo Hoàng Phanxicô:

Khi các bạn thấy bản thân mình trước một nỗi buồn khổ mang tính nhân loại, các bạn sẽ thực hiện điều mà con tim mách bảo các bạn phải làm. Hôm nay, họ sẽ nói, “Ồ, người ấy đã thực hiện điều này vì người ấy có một chủ ý chính trị’, hoặc đó là một vấn đề khác. Nhưng các bạn chẳng thể nói điều gì. Nhưng, các bạn nghĩ về những người đàn ông và phụ nữ này, những người mẹ và người cha, những người đã bị mất đi con cái của họ. Những người anh người chị mất đi những người em trai em gái... trước cảnh tượng thảm sầu như thế. Tâm hồn tôi... Tôi là một linh mục, các bạn biết, và có thể trở nên gần gũi như thể đó là điều ưu tiên số một. Tôi biết rằng sự an ủi mà tôi có thể mang lại với một lời nói của tôi không là một phương dược chữa lành, nó cũng chẳng mang lại sự sống mới cho người quá cố của họ nhưng trong những giây phút thế này thì sự gần gũi về mặt con người có thể mang lại cho chúng ta sức mạnh. Có sự liên đới. Tôi nhớ rằng, khi là tổng giám mục của Buenos Aires, tôi đã sống với hai thảm hoạ như thế.

Một vụ là ở một sàn nhảy nơi mà các bạn có thể nghe nhạc pop, 193 người thiệt mạng (Ngài có ý nói đến sản nhảy Cromagnon). Và rồi, một lần khác là tai hoạ với một chiếc tàu hoả. Tôi nghĩ 120 thiệt mạng. Cùng lúc đó, tôi có cùng một cảm giác, đến gần khiến họ trở nên mạnh mẽ hơn. Và khi chúng ta ở trong những thời khắc buồn bã này hãy hết cùng với nhau, chúng ta sẽ giúp nhau nhiều lắm. Và rồi giờ là một câu hỏi khác và tôi muốn nói một điều gì đó. Tôi đeo cái này vào (chiếc vòng màu vàng từ các người thân của các nạn nhân). Và sau nửa ngày mang nó, tôi mang nó vì mối liên đới với họ, ờ. Có ai đó đến và nói, tốt hơn là nên tháo ra, ờ. Bạn phải trung dung (có một sự tranh cãi về trách nhiệm về thảm hoạ: các người thân của các nạn nhân đã chạm vào sự tham nhũng chính của chính phủ điều dẫn đến việc làm chiếc phà bằng nguyên vật liệu thiếu chất lượng). Nhưng, lắng nghe bằng nỗi buồn con người thì các bạn không thể trung dung. Đó là điều mà tôi cảm nhận. Xin cám ơn về câu hỏi này. Xin cám ơn. 

Ký giả người Mỹ Alan Holdren, thuộc CNA/ACI PRENSA/EWTN: Như Ngài đã biết, cách đây không lâu quân đội Mỹ đã bắt đầu đánh bom các quân khủng bố ở Iraq để ngăn ngừa nạn diệt chủng. Để bảo vệ tương lai của các nhóm nhỏ, con cũng nghĩ về những người Công Giáo dưới sự hướng dẫn của Ngài, Ngài có đồng lòng với việc đánh bom của Mỹ không?

Đức Giáo Hoàng Phanxicô: 

Xin cám ơn vì câu hỏi rõ ràng này. Trong những trường hợp này khi có một sự gây hấn không công bằng, tôi chỉ có thể nói rằng thật là hợp pháp để dừng lại kẻ gây hấn bất công. Tôi nhấn mạnh động từ “dừng”. Tôi không nói về đánh bom hay tạo nên chiến tranh, mà là dừng lại việc ấy. Các phương tiện mà qua đó tình trạng gây hấn có thể bị dừng lại có cần phải được đánh giá. Dừng lại một kẻ gây hấn bất công là hợp pháp. Nhưng chúng ta cũng cần phải có trí khôn. Biết bao lần nhân danh sự biện minh về việc dừng lại một sự gây hấn bất công mà các thế lực đã dành quyền kiểm soát các quốc gia. Và, họ đã tạo nên một cuộc chiến tranh xâm lược thực sự. Chỉ một quốc gia thì không thể quyết bằng cách nào dừng lại việc này, cách bạn dừng lại một sự gây hấn bất công. Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ II, có một ý tưởng về Liên Hiệp Quốc. Cần phải thảo luận ở đó và nói ‘có một sự gây hấn bất công, và vì thế “bằng cách nào để dừng lại tình trạng này?”. Chỉ thế, không gì hơn cả. Thứ hai, các nhóm thiểu số. Cám ơn từ này bởi vì người ta nói với tôi về các Kitô hữu, các Kitô hữu tội nghiệp – đúng thật là thế, họ chịu đau khổ - và các tử đạo – và đúng, có quá nhiều người tử đạo – nhưng ở đây có cả đàn ông và phụ nữ, các nhóm tôn giáo nhỏ, và không phải mọi Kitô hữu và mọi người đều bình đẳng trước mặt Thiên Chúa sao, không phải sao? Dừng lại tình trạng gây hấn bất công là một quyền mà nhân loại có được nhưng đó cũng là một quyền của bên gây hấn cần phải dừng lại để kẻ ấy không làm điều ác. 

Ký giả người Pháp Jean Louis de la Vaiessiere, Agence France Press: Cùng với ĐHY Filoni và Cha Bề Trên Dòng Đa Minh Bruno Cadoré, liệu là Ngài có sẵn sàng ủng hộ sự can thiệp quân sự chống lại những người hồi giáo jihad ở lãnh địa Iraq? Một câu hỏi khác, Ngài có nghĩ rằng một ngày nào đó sẽ đi đến Iraq, có thể là đến Kurdistan để củng cố những người tị nạn Kitô và cầu nguyện cùng với họ ở trên mảnh đất mà họ đã sống 2000 năm qua không?

Đức Giáo Hoàng Phanxicô:

Cám ơn bạn. Cách đây không lâu tôi đã gặp gỡ với nhà cầm quyền Kurdistan. Ông ta có một tư tưởng rất rõ ràng về tình hình và cách tìm ra giải pháp nhưng đó là trước khi có những vụ gây hấn vừa qua. Và câu hỏi đầu tiên tôi đã trả lời. Thực ra, tôi chỉ đồng lòng rằng khi có một kẻ gây hấn bất công mà kẻ ấy đã bị dừng lại. Xin lỗi, tôi quên mất điều đó. Đúng, tôi sẵn sàng nhưng tôi nghĩ tôi có thể nói điều này. Khi chúng tôi nghe các cộng sự của tôi về tình hình của các nhóm tôn giáo thiểu số và cũng như các vấn đề trong thời điểm đó về Kurdistan không thể tiếp nhận quá nhiều người. Đó là một vấn đề. Vấn đề ấy đã được hiểu. Họ không thể, đúng không? Vấn đề đã không được giải quyết và chúng tôi đã suy nghĩ về quá nhiều thứ. Chúng tôi đã viết trước hết là một bản thông cáo mà Cha Lombardi đã viết thay tôi. Thế rồi, bản thông cáo này đã được gửi đến tất cả các toà khâm sứ để nó có thể được thông truyền đến các chính phủ. Thế rồi, chúng tôi đã gửi một bức thư để vị tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Và quá nhiều điều và sau cùng chúng tôi nói, ờ, thôi thì phái một vị đại diện cá nhân chính là ĐHY Filoni. Và cuối cùng chúng tôi đã nói, và nếu cần thiết khi chúng tôi trở về từ Hàn Quốc chúng tôi có thể đi đến đó. Đó chính là một trong những trách nhiệm. Đây chính là một sự đáp trả. Và trong thời khắc này, tôi sẵn sàng và ngay bây giờ dù đó không phải là điều tốt nhất phải làm nhưng tôi sẵn sàng cho điều này. 

Ký giả người Ý Fabio Zavttaro, Đài Truyền Hình Rai: Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên bay qua bầu trời Trung Quốc. Bức điện văn mà Ngài đã gửi cho ông bí thư Trung Quốc đã được đón nhận mà không có bất cứ một lời bình luận tiêu cực nào. Liệu có phải chúng ta đang trải qua một cuộc đối thoại khả thể và liệu rằng Ngài có muốn đi đến Trung Quốc? 

Đại diện tiếng nói của Vatican, Cha Federico Lombardi: Tôi có thể thông báo rằng hiện giờ chúng ta đang ở trong không phận Trung Quốc vì thế câu hỏi rất hợp thời.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô: 

Khi chúng ta chuẩn bị đi vào vùng không phận Trung Quốc tôi đang ở trong buồng lái với tổ phi công. Một trong số họ đã cho tôi thấy bản đăng ký. Dù sao đi nữa, ông nói, còn 10 phút nữa là đi vào không phận Trung Quốc, chúng con đã xin quyền. Các bạn luôn hỏi, ‘có bình thường để xin phép ở mọi quốc gia không? Có’. Tôi đã nghe họ xin phép thế nào và họ trả lời thế nào. Tôi là một người làm chứng về điều này. Rồi người phi công nói, giờ chúng ta hãy gửi cho họ một điện văn. Nhưng tôi không biết bằng cách nào họ đã hoàn thành việc đó như thế. Vì thế, sau đó tôi nói tạm biệt họ và trở về chỗ ngồi của tôi và tôi cầu nguyện thật nhiều cho dân tộc tuyệt vời và cao quý ấy, một dân tộc khôn ngoan. Tôi nghĩ về những bậc hiền triết Trung Hoa, một lịch sử của khoa học và sự hiểu biết. Chúng tôi là những Giêsu Hữu cũng có một lịch sử ở đó, cũng có Cha Matteo Ricci. Và, tất cả những điều này xuất hiện trong trí của tôi. Tôi có mong muốn tới đó không? Chắc chắn rồi, ngày mai. Đúng thế. Chúng tôi tôn trọng dân tộc Trung Hoa. Đó chính là điều mà Giáo Hội đòi sự tự do cho vai trò và sứ vụ của mình. Đây là một điều kiện khác. Nhưng, đừng quên rằng lá thư nền tảng đối với vấn đề Trung Quốc đã được Đức Benedict XVI gửi cho Trung Quốc. Lá thư ấy ngày nay vẫn hiệu nghiệm. Đọc lại lá thư ấy thật là hũu ích cho các bạn. Toà Thánh luôn luôn mở ra cho việc liên lạc, luôn luôn, bởi vì Toà Thánh có một sự tôn trọng thực sự đối với dân tộc Trung Hoa. 

Ký giả Tây Ban Nha Paloma Garcia Ovejero, Radio Cope: Chuyến đi sắp tới sẽ là Albania, rồi có thể là Iraq và Phillipines và Sri Lanka. Nhưng Ngài sẽ đi đâu vào năm 2015? Con sẽ nói với Ngài cũng trong cùng trường hợp, Ngài biết rằng ở Avila và Alba de Tormes có quá nhiều kỳ vọng, liệu họ vẫn có thể hy vọng chứ? 

Đức Giáo Hoàng Phanxicô:

Đúng thế! Bà tổng thống Hàn Quốc trong khả năng tiếng Tây Ban Nha hoàn hảo đã nói với tôi “Hy vọng là điều sau cùng để tiến bước”. Đó là điều bà đã nói. Hy vọng cho sự hiệp nhất của Hàn Quốc, không phải. Đó là điều bà đã nói với tôi. Chúng ta có thể hy vọng, không sao? Nhưng điều đó vẫn chưa được quyết định...

Ký giả Tây Ban Nha: Và sau Mexico? 

Đức Giáo Hoàng Phanxicô: 

Giờ tôi sẽ giải thích. Năm nay, Albania đã được lên kế hoạch. Một số người nói rằng Đức Giáo Hoàng có một phong cách bắt đầu mọi thứ từ những vùng ngoại biên. Nhưng, tôi sẽ đi Albania vì hai lý do quan trọng. Trước hết, bởi vì họ đã có thể tạo nên một chính phủ - và hãy nghĩ về những người Balkan, ờ - một chính phủ của sự hiệp nhất quốc gia giữa những người Hồi Giáo, Chính Thống và Công Giáo với một hội đồng liên tôn đã trợ lực rất nhiều và đang quân bình. Và đây là điều tốt lành là họ tự hoà hợp nhau. Sự hiện diện của Vị Giáo Hoàng trước các dân tộc... nhưng bạn có thể làm tốt, ờ. Tôi đã thấy rằng đó có thể là một sự trợ giúp thực sự đối với dân tộc cao quý đó. Tôi cũng đã nghĩ về lịch sử của Albania, lịch sử của tất cả các quốc gia ở vùng Yugoslavia cũ là một lịch sử mà trong thể chế của nó có một sự vô thần thực sự. Nếu bạn đi Lễ, đó là điều không hợp thể chế. Và rồi, một trong các vị thừa tác viên ở đó nói với tôi về điều đó – và tôi muốn một con số chính xác – 1820 ngôi nhà thờ đã bị phá huỷ, cả chính thống lẫn công giáo, vào thời đó. Và rồi các ngôi nhà thờ khác thì bị biến thành các rạp chiếu bóng và các nhà thờ khác thì lại thành sàn nhảy. Tôi cảm thấy như thể tôi cần phải đi đến đó. Điều đó đã gần kề, và được thực hiện vào một ngày gần đây.

Năm tới, tôi muốn đi Philadelphia để gặp gỡ các gia đình. Tôi cũng được Ngài Tổng Thống Mỹ mời đến toà nhà Quốc Hội Mỹ và Ngài Tổng Thư Ký LHQ tại New York. Có lẽ là ba thành phố cùng lúc, phải không? Mexicô. Người Mêxicô muốn tôi đến với Mẹ Guadalupe. Và chúng tôi có thể tận dụng cơ hội này, nhưng vẫn chưa chắc chắn. 

Và rồi Tây Ban Nha. Các nhà quân chủ đã mời tôi. Và hội đồng giám mục cũng đã mời tôi. Nhưng có cả một cơn mưa những lời mời đến Tây Ban Nha, cũng như đến Santiago di Compostela. Nhưng có lẽ, và tôi sẽ không nói thêm gì nữa, bởi vì chưa có quyết định, để đi trong buổi sáng đến Avila và Alba de Tormes và trở về vào buổi chiều. Cũng có thể là, có, nhưng vẫn chưa quyết định. Và đây là câu trả lời. Xin cám ơn.

Ký giả người Đức từ KNA: Đâu là kiểu quan hệ đang có giữa Ngài và Đức Benedict XVI? Có thói quen trao đổi ý kiến và ý tưởng giữa hai Ngài không? Có một dự án chung nào giữa hai vị sau tông thư này không?

Đức Giáo Hoàng Phanxicô: 

Chúng tôi gặp nhau. Trước khi tôi ra đi, tôi đã đến gặp gỡ Ngài. Ngài, hai tuần trước đó, có gửi cho tôi một bản văn thú vị và Ngài hỏi ý kiến tôi. Chúng tôi có một mối quan hệ bình thường bởi vì tôi trở lại với ý tưởng này và có lẽ một thần học gia sẽ không thích nó. Nhưng, tôi nghĩ rằng vị giáo hoàng danh dự không phải là một ngoại lệ. Sau quá nhiều thế kỷ, Ngài là vị danh dự đầu tiên và hãy nghĩ rằng nếu tôi già đi và không còn đủ sức mạnh, nhưng đó là một nghĩa cử tuyệt vời của sự cao quý và cũng là sự khiêm nhường và can đảm. Nhưng, tôi nghĩ rằng 70 năm trước thì việc các vị giám mục danh dự cũa là một ngoại lệ. Họ không tồn tại. Ngày nay, các vị giám mục danh dự là một định chế. Tôi nghĩ rằng giáo hoàng danh dự đã là một định chế. Tại sao? Cuộc đời của chúng ta sống lâu hơn và vào một độ tuổi nhất định thì không còn khả năng để điều hành tốt nữa, bởi vì cơ thể thì mệt mỏi và sức khoẻ có lẽ tốt nhưng lại cần có khả năng để gánh vác lấy tất cả những vấn đề giống như các vấn đề trong việc điều hành Giáo Hội. Tôi nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng Benedict đã làm nghĩa cử này cho các vị giáo hoàng danh dự. Các thế kỷ sẽ cho biết liệu là có giống thế này hay không, chúng ta sẽ thấy, nhưng nếu bạn có thể nói với tôi, ‘nhưng Ngài có nghĩ rằng một ngày nào đó khi Ngài không cảm thấy muốn nữa, Ngài sẽ tiếp tục chứ?’ Nhưng, tôi cũng sẽ làm y chang thế. Tôi sẽ làm y chang thế. Tôi sẽ cầu nguyện, nhưng tôi sẽ làm y chang thế. Ngài đã mở ra một cánh cửa là định chế nhưng không ngoại lệ. Và mối quan hệ của chúng tôi là mối quan hệ của anh em, thực sự như thế, nhưng tôi đã nói rằng điều ấy giống như một người ông ở gia đình cùng với sự khôn ngoan. Ngài có sự khôn ngoan với những sắc thái riêng của Ngài và điều đó thật tốt lành cho tôi khi lắng nghe. Ngài khích lệ tôi rất nhiều. Đây là mối quan hệ mà chúng tôi có.

Ký giả Nhật Bản Yoshinori Fukushima: Thưa Đức Thánh Cha, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trước hết là con hết lòng cám ơn vì chuyến thăm đầu tiên của Ngài đến Châu Á. Trong suốt chuyến đi, Ngài đã gặp những người đau khổ. Ngài cảm thấy gì khi Ngài chào bảy ‘người phụ nữ được an ủi’ tại Thánh Lễ buổi sáng. Và nhìn đến nỗi khổ của người dân, như ở Hàn Quốc có những Kitô hữu ẩn danh ở Nhật Bản và năm tới là kỷ niệm 150 năm về sự thoát ly của họ (sau nhiều năm ẩn mình, ghi chú của biên tập). Liệu có thể cầu nguyện cho họ cùng với Ngài ở Nagasaki? Xin cám ơn.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô: 

Thật là tuyệt vời. Tôi đã được mời, bởi cả chính phủ và hội đồng giám mục, tôi đã được mời. Nhưng đau khổ. Bạn trở lại với một trong những câu hỏi đầu tiên. Đất nước Hàn Quốc là một dân tộc đã không đánh mất căn tính của mình. Đó là một dân đã bị xâm lược và bị hạ nhục, dân này đã trải qua nhiều cuộc chiến và đã bị chia cách với quá nhiều đau khổ. Ngày hôm qua, khi tôi đến gặp gỡ người trẻ, tôi đã thăm viện bảo tàng các vị tử đạo ở đó. Thật là nỗi khổ đau khủng khiếp của những người này. Chỉ đơn giản là đừng bước lên thập giá. Đó là một nỗi đau, một nỗi đau khổ mang tính lịch sử. Nỗi đau này có khả năng chịu khổ cho quốc gia này và đây cũng là một phần căn tính của nó. Cũng vậy, hôm nay, khi thấy những quý bà lớn tuổi đứng ở hàng đầu trong Thánh Lễ. Hãy nghĩ rằng vào cuộc xâm hại đó họ là những bé gái bị bắt đi đưa đến các sở cảnh sát để bị lạm dụng. Và họ đã không đánh mất căn tính của mình. Họ đã ở đó hôm nay thể hiện diện mạo của mình. Những quý bà lớn tuổi này, những người sau cùng trong số họ còn lại. Đó là một dân tộc mạnh mẽ trong căn tính của họ. Nhưng trở về thời kỳ tử đạo và đau khổ, những người phụ nữ này cũng là hoa trái của chiến tranh. Ngày nay chúng ta đang sống trong một thế giới của chiến tranh, khắp mọi nơi. Một số người nói với tôi, ‘Ngài biết đấy thưa cha rằng chúng ta đang ở trong chiến tranh thế giới thứ ba, nhưng là trong từng mảnh’. Người ấy có hiểu điểu này không? Đó là một thế giới trong chiến tranh nơi mà họ thực hiện những việc tàn ác này.

Tôi muốn nói về hai từ. Trước hết, tàn bạo. Ngày nay, các trẻ em không còn ý nghĩa gì. Một khi người ta nói về ‘chiến tranh thông thường’. Ngày nay điều này không còn ý nghĩa. Tôi không nói rằng chiến tranh thông thường là một điều tốt, nhưng ngày nay bom đường thả ra và giết chết người vô tội cùng với sự phạm lỗi với trẻ em và các người phụ nữ và các bà mẹ. Người ta giết hết mọi người. Nhưng, chúng ta cần phải dừng lại và suy nghĩ một chút về cấp độ nào của sự tàn bạo mà chúng ta đã đạt tới. Điều này có lẽ sẽ làm chúng ta sợ hãi. Và, điều này không tạo nên sự sợ hãi. Chúng ta có thể thực hiện một cuộc nghiên cứu thực nghiệm. Mức độ tàn bạo ngày nay của con người hơi đáng sợ.

Một từ khác mà tôi muốn đói đến trong mối liên hệ với gọi là tra tấn. Ngày nay, tra tấn là một trong những hình thức thông thường nhất của những công việc tình báo, công việc của quá trình tư pháp. Và, tra tấn là một tội chống lại con người. Đó là một tội ác chống lại con người. Và, đối với người Công Giáo tôi nói rằng tra tấn một người là tội trọng. Đó là một trọng tội. Nhưng, còn hơn thế nữa. Đó là một tội chống lại con người. Tàn bạo và tra tấn. Tôi sẽ thật sự thích điều này nếu các bạn trong lãnh vực truyền thông của mình đưa ra một sự suy tư về cách thế các bạn nhìn nhận những điều thế này ngày nay, đâu là mức độ tàn bạo của con người và đâu là điều bạn nghĩ về tra tấn. Tôi nghĩ thật tốt cho tất cả chúng ta để suy nghĩ về vấn đề này.

Ký giả Mỹ Deborah Ball, Tờ Wall Street Journal: Câu hỏi của chúng con là Ngài có một lịch trình rất rất vất vả. Chỉ nghỉ chút và nghỉ dưỡng một chút và Ngài thực hiện những chuyến đi vất vả thế này. Và rồi trong vài tháng sau đó chúng con lại thấy Ngài đã phải huỷ một số cuộc hẹn trước sự kiện. Liệu chúng con có được quan tâm về nhịp sống mà Ngài đang cưu mang?

Đức Giáo Hoàng Phanxicô:

Đúng thế, một số người đã nói với tôi về điều này. Bình thường tôi hay dành những ngày nghỉ của mình tại nhà.

Có lần tôi đọc một cuốn sách. Cuốn sách đó thật thú vị. Cuốn sách có tựa là: Rejoice that you are neurotic – Hãy vui mừng khi bạn bị loạn thần kinh. Tôi cũng có một số rối loạn thần kinh. Nhưng người ta cần chữa các chứng rối loạn thần kinh thật tốt. Hãy cho họ uống trà mỗi ngày. Một trong những rối loạn thần kinh là tôi quá dính bén đến đời sống.

Lần sau cùng tôi đi nghỉ bên ngoài Buenos Aires là cùng với cộng đoàn Dòng Tên vào năm 1975. Nhưng tôi vẫn luôn luôn đi nghỉ. Thật đó. Tôi thay đổi nhịp sống. Tôi ngủ nhiều hơn. Tôi đọc những thứ tôi thích. Tôi nghe nhạc. Đó là cách tôi nghỉ ngơi. Trong Tháng Bảy và một phần của Tháng Tám tôi thực hiện điều đó. 

Câu hỏi khác. Đúng thế, đúng là thế, tôi đã huỷ một số cuộc gặp gỡ. Cái ngày lẽ ra tôi phải đến bệnh viện Gemelli, chỉ 10 phút trước khi tôi tới đó, nhưng tôi lại không thể thực hiện. Đúng thật, đó là bảy ngày đầy rẫy những yêu cầu, đầy rẫy những gặp gỡ. Giờ thì tôi phải cẩn trọng hơn một chút.

Ký giả Pháp Anais Martin, French Radio: Rio, khi đám đông reo hò “Francesco, Francesco!” (Phanxicô) Ngài đã đáp trả bằng “Cristo, Cristo!” (Kitô). Ngày nay, bằng cách nào mà Ngài quản trị đám đông lớn như thế? Ngài sống điều đó thế nào?

Đức Giáo Hoàng Phanxicô:

Tôi không biết phải nói với bạn thế nào. Tôi sống điều ấy với lòng cảm tạ Thiên Chúa rằng dân Ngài đang vui sướng. Tôi thực sự làm điều ấy, hy vọng điều tốt nhất cho dân Chúa. Tôi sống điều ấy cách rộng rãi trước người dân. Mặt khác, tôi nỗ lực nghĩ về tội lỗi và lỗi lầm của tôi để không tự tâng bốc bản thân mình bởi vì tôi biết là nó chẳng kéo dài được bao lâu. Hai hoặc ba năm và rồi (tạo ra một âm thanh và một cử chỉ) rồi lại về với nhà Cha. Thật là không khôn ngoan để tin vào điều này. Tôi sống điều này như thể là sự hiện diện của Chúa trong dân của Ngài, Đấng dùng vị giám mục của Ngài, vị mục tử của dân để thực hiện quá nhiều điều. Tôi sống điều này cách tự nhiên hơn bao giờ hết. Trước đó tôi hơi sợ một chút. Cũng thế, tôi luôn ghi nhớ là không được phạm những lỗi lầm bởi vì bạn không thể phạm sai lầm vì người dân và tất cả mọi điều này.

Ký giả Ý Francesca Paltracca, RAI Radio: Đối với một Vị Giáo Hoàng đến từ tận cùng của thế giới và lại thấy bản thân mình ở Vatican, vượt quá Khu Nhà Nghỉ Sainte Martha nơi mà Ngài đã sống và chọn lựa của Ngài để sống ở đó. Vị giáo hoàng sống ở trong Thành Vatican như thế nào? Người ta luôn hỏi chúng con câu hỏi này, nhưng Ngài sẽ di chuyển thế nào? Ngài có đi bộ không? Ngài đi đến nhà ăn tự phục vụ.... Điều này gây ngạc nhiên. Vì thế, đâu là phong cách sống của ngài bên ngoài khu Ste Martha?

Đức Giáo Hoàng Phanxicô:

Tôi cô gắng để tự do. Có những cuộc hẹn của văn phòng, của công việc Nhưng cuộc sống bình thường là điều tốt nhất mà tôi có thể có. Thực sự là thế. Tôi thích ra ngoài nhưng bạn không thể...Bạn hông thể bởi vì nếu bạn ra ngoài mà người ta lại đến thì bạn lại không thể và đó là một thực tại. Nhưng ở đó tại Khu nghỉ ở Santa Martha, tôi có một cuộc sống làm việc và nghỉ ngơi và tán gẫu bình thường. Tôi có một cuộc sống bình thường.

Ký giả: Ngài không cảm thấy tù túng sao? 

Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Không, không, lúc đầu thì có. Giờ một số bức tường bên trong đã hạ xuống. 

Ký giả: Vậy đâu là bức tường đã hạ xuống?

Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Tôi không biết, vị Giáo Hoàng không thể....ví dụ, cười phá lên. Khi tôi đi vào trong thang máy, thì có ai đó sẽ xuất hiện bởi vì vị Giáo Hoàng không thể đi xuống thang máy một mình. Nhưng, trở về nơi của bạn bởi vì tôi sẽ xuống một mình! Đó là cách thế! Đó là một sự bình thường! Đó là một sự bình thường!

Ký giả ArgentinaThưa Đức Thánh Cha, con xin lỗi vì điều này nhưng con phải hỏi Ngài thay cho nhóm người nói tiếng Tây Ban Nha ở Argentina. Con sẽ hỏi Ngài một câu hỏi sẽ thể hiện sự hiểu biết của Ngài. Đội của Ngài, San Lorenzo, đã lần đầu tiên vô địch ở Châu Mỹ vào tuần này. Con muốn biết Ngài sống điều này thế nào, Ngài ăn mừng điều này thế nào. Con nghe là một liên đoàn sẽ mang chiếc cúp đến buổi tiếp kiến chung vào ngày Thứ Tư này, và rằng Ngài sẽ tiếp họ trong buổi tiếp kiến chung. 

Đức Giáo Hoàng Phanxicô:

Đã là tin tốt lành sau khi nhận hạng hai tại Brazil. Tôi biết điều đó ở đây. Họ nói cho tôi nghe ở Seoul. Và họ nói cho tôi biết, họ sẽ đến vào Thứ Tư. Đó là một buổi tiếp kiến chung và họ sẽ ở đó. Đối với tôi thì San Lorenzo là một đội, tất cả thành viên gia đình tôi đều là những người ủng hộ đội này. Cha tôi chơi bóng rổ ở đội San Lorenzo; ông là một cầu thủ trong đội bóng rổ. Và là con cái, chúng tôi đi cùng với ông, và Mẹ tôi cũng đến cùng với chúng tôi ở Gazometer. Hôm nay tôi nhớ về mùa giải năm 1946 là một đội tuyệt vời và đã dành được chức vô địch. Tôi sống điều này bằng cả niềm vui.

Ký giả Argentina: Đó có phải là một phép lạ không?

Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Không phải là một phép lạ đâu nhé, không phải!

Ký giả người Đức Juergen Erbacher, Truyền Hình Đức: Thưa Đức Thánh Cha, người ta đã nói nhiều về một thông điệp về kinh tế sinh thái. Ngài có thể cho chúng con biết chừng nào thì nó được ra mắt không? Và, đâu là những điểm trọng tâm? 

Đức Giáo Hoàng Phanxicô: 

Thông điệp này. Tôi đã trao đổi nhiều với Đức Hồng Y Turkson và cũng như với những người khác và tôi đã hỏi Đức Hồng Y Turkson để thu lại tất cả những đóng góp. Chúng đã đến. Và một tuần trước chuyến đi, không, bốn ngày trước đó Ngài đã đưa bản thảo đầu tiên cho tôi. Bản thảo đầu tiên dày thế này này (cử chỉ). Tôi nói là nó dày hơn gấp một phần ba cuốn “Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng”. Và đó là bản thảo đầu tiên. Bây giờ, điều đó không phải là một vấn đề dễ dàng bởi vì về vấn đề bảo vệ tạo vật và việc nghiên cứu về sinh thái con người, bạn có thể nói với một sự chắc chắn rằng tại một mức độ chắc chắn nào đó thì các giả định khoa học xuất hiện mà một số thì đủ đảm bảo, còn một số khác thì lại chưa. Trong một tông thư như thế này thì cần phải mang tính huấn quyền, thì người ta chỉ hướng đến những điều chắc chắn, những điều thực sự chắc chắn. Nếu Đức Giáo Hoàng nói rằng trung tâm của vũ trụ là trái đất chứ không phải mặt trời, thì Ngài phạm lỗi bởi vì Ngài đang nói về một điều gì mà khoa học đã chứng thực không đúng. Điều đó cũng đúng ở đây. Chúng tôi cần phải nghiên cứu, từng con số một, và tôi nghĩ rằng nó sẽ mỏng hơn. Nhưng đi vào trọng tâm thì đó là điều mà chúng tôi có thể khẳng định với sự chắc chắn. Nhưng, bạn có thể nói ở trong phần ghi chú, trong các ghi chú dưới chân trang, rằng đây là những luận đề và điều này và điều này. Nói rằng đó là một thông tin, những không phải trong phần nội dung chính của tông thư vốn là điều có tính giáo lý và cần phải chắc chắn.

Ký giả Hàn Quốc Young Hae Ko, tờ Korean Daily: Xin cám ơn Ngài thật nhiều về chuyến thăm của Ngài đến Nam Hàn. Con sẽ hỏi Ngài hai câu hỏi. Câu hỏi thứ nhất là: chỉ trước khi kết thúc thánh lễ tại Nhà Thờ Myeong-dong, Ngài đã an ủi những người phụ nữ ở đó. Tư tưởng nào đã xuất hiện trong Ngài? Đó là câu hỏi thứ nhất của con và câu hỏi thứ hai là Bình Nhưỡng xem Kitô Giáo là một mối đe doạ trực tiếp đến hệ thống và đường lối lãnh đạo của họ và chúng con biết rằng một điều gì đó kinh khiếp đã xảy ra đối với Kitô Giáo ở Bắc Triều Tiên nhưng chúng con lại không biết chính xác là điều gì đã xảy ra. Có một nỗ lực đặc biệt nào trong tư tưởng của Ngài để thay đổi cách tiếp cận của Bắc Triều Tiên đối với Kitô Giáo không?  

Đức Giáo Hoàng Phanxicô: 

Câu hỏi thứ nhất. Tôi lặp lại điều này. Hôm nay, những người phụ nữ này đã ở đó bởi vì bất chấp hết những gì họ phải chịu đau khổ họ có căn tính và họ đã có mặt. Tôi cũng đã nghĩ về điều mà tôi đã nói một ít phút trước về những nỗi khổ của chiến tranh, sự tàn bạo do chiến tranh mang lại. Những người phụ nữ này đã bị lợi dụng, làm nô lệ, nhưng tất cả những việc này là những sự tàn bạo. Tôi đã nghĩ về tất cả những điều này. Căn tính mà họ có và cũng như là họ đã phải chịu đau khổ biết bao nhiêu. Đau khổ là một sự thừa hưởng. Chúng ta nói... Các vị giáo phụ của Giáo Hội đã nói rằng máu của các vị tử đạo là hạt giống của các Kitô hữu. Người Hàn Quốc đã gieo trồng thật nhiều. Thật nhiều. Về sự rõ ràng, phải không? Giờ đây bạn có thể thấy hoa trái của việc gieo trồng đó, của các vị tử đạo.

Về Bắc Triều Tiên, tôi biết đó là một nỗi đau khổ. Một điều, tôi biết chắc chắn, là có nhiều thành viên gia đình, nhiều thành viên gia đình không thể đoàn tụ và điều này là thật. Đây là một nỗi khổ của sự chia cách, của một gia đình bị chia rẽ. Như tôi đã nói hôm qua tôi nghĩ rằng, tôi không nhớ, chúng ta có một niềm hy vọng. Hai người Hàn Quốc là anh em ruột của nhau và họ nói cùng một ngôn ngữ. Khi bạn nói cùng một ngôn ngữ đó là bởi vì bạn có cùng mọt người mẹ và điều này mang lại cho chúng ta niềm hy vọng. Nỗi thống khổ của sự chia cách là lớn lao và tôi hiểu điều này và tôi cầu xin rằng điều đó sẽ chấm dứt. 

Ký giả Mỹ Phil Pulella, Reuters: Con sẽ không đứng lên bởi vì nếu con làm thì các đồng nghiệp của con từ các đài truyền hình sẽ giết con mất. Một sự quan sát và một câu hỏi. Là một người Mỹ - Ý con muốn khen Ngài về tiếng Anh của Ngài. Ngài đừng sợ. Và nếu trước khi Ngài đến Mỹ, quê hương của con, Ngài muốn thực hành tiếng Anh, con sẵn sàng. (Đức Giáo Hoàng không nghe được, tạo nét mặt thể hiện sự khó khăn với phát âm tiếng Anh).

Bất cứ kiểu giọng nào mà Ngài muốn dùng: Người New York...Con đến từ New York và vì thế con sẵn sàng. 

Và câu hỏi là đây: Ngài nói về tử đạo. Hiện nay tiến trình phong cho Đức Giám Mục Romero đang ở giai đoạn nào rồi ạ? Và đâu là điều mà Ngài muốn thấy kết quả của tiến trình này? 

Đức Giáo Hoàng Phanxicô:

Tiến trình thì đã từng ở trong Bộ Phong Giáo Lý Đức Tin, “khoá lại vì cẩn trọng”, như họ nói thế. Bây giờ thì đã được mở khoá và đã chuyển sang cho Bộ Phong Thánh và án này đang theo tiến trình bình thường. Điều đó còn tuỳ thuộc vào cách thế mà các cáo thỉnh viên thực hiện. Thật là quan trọng để thực hiện cách nhanh chóng. Điều mà tôi muốn là thế này thật là rõ ràng là khi có một vị tử đạo trong tình trạng odium fidei (vì thù ghét đức tin) cả trong việc tuyên xưng hành động và cả trong các công việc mà Chúa Giêsu truyền lệnh với anh em láng giềng của chúng ta. Đây là công việc của các thần học gia, những người đang nghiên cứu về nó. Bởi vì sau Ngài thì cả một danh sách dài và còn có cả những vị khác nữa. Cũng có những vị khác bị giết hại nhưng lại không cùng một tầm mức như của Đức GM Romero. Chúng tôi phải biện phân việc này cách thần học, phải không? Đối với tôi, Romero là một người của Thiên Chúa. Ngài là một người của Thiên Chúa. Nhưng chúng tôi phải theo tiến trình và Chúa sẽ cho dấu chỉ của Ngài ở đó. Nhưng, bây giờ thì các cáo thỉnh viên phải hành động bởi vì giờ không còn cản trở gì nữa.

Ký giả Pháp Celine Noyaux, La Croix: Chứng kiến chiến tranh ở Dải Gaza, Ngài có thấy buổi cầu nguyện cho hoà bình tổ chức tại Vatican vào hồi ngày 08/06 vừa qua là một sự thất bại không? 

Đức Giáo Hoàng Phanxicô:

Xin cám ơn vì câu hỏi. Buổi cầu nguyện cho hoà bình đó, tuyệt đối không phải là một sự thất bại! Trước hết, sáng kiến đó không phải xuất phát từ tôi. Sáng kiến cầu nguyện cùng nhau đến từ hai vị tổng thống. Vị tổng thống nhà nước Israel và vị tổng thống của Nhà Nước Palestine. Họ thể hiện sự không mệt mỏi với tôi. Và rồi, chúng tôi muốn thực hiện điều đó những chúng tôi không thể tìm một nơi thích hợp bởi vì vị thế chính trị cuả mỗi bên là rất mạnh mẽ nếu chúng tôi thực hiện nó ở bên này hay bên kia. Toà khâm sứ là nơi trung gian, đúng, nhưng để đến toà khâm sứ thì vị tổng thống Palestine phải đi vào Israel. Sự việc không dễ dàng. Họ nói, à, thôi thì làm tại Vatican. Chúng tôi sẽ đến. Hai người này là hai con người của hoà bình. Họ là những người tin vào Thiên Chúa. Họ đã sống quá nhiều thứ phiền toái, quá nhiều thứ phiền toái. Họ tin rằng con đường duy nhất để giải quyết tình huống đó là thương lượng, đối thoại, hoà bình. 

Bây giờ là câu hỏi của bạn. Đó có phải là sự thất bại không? Không, tôi nghĩ rằng cánh cửa đang mở ra. Cho cả bốn bên. Cùng với sự đại diện là Đức Bartholomew. Tôi muốn Ngài hiện diện ở đó trong tư cách là người đứng đầu của Giáo Hội Chính Thống, nhưng là vị thượng phụ đại kết của chính thống. Tôi không muốn dùng những từ ngữ vốn không được trân trọng bởi mọi người chính thống. Là một thượng phụ đại kết, thật là tốt lành khi Ngài có mặt cùng với chúng tôi. Nhưng cánh cửa cho việc cầu nguyện đã mở ra. Chúng tôi nói chúng tôi cần cầu nguyện. Đó là một ơn ban, hoà bình là một ơn. Đó là một món quà được thừa hưởng ngang qua công việc của chúng tôi, nhưng đó là một quà tặng. Để nói dưới giác độ nhân loại thì con đường đối thoại đó quan trọng, cũng có cả một công cuộc cầu nguyện cho việc đối thoại. Thật đúng như thế, sau buổi này điều gì đã xảy ra thì đã xảy ra. Những đó không là vấn đề của sự tình cờ. Cuộc gặp gỡ đó không phải bởi tình cờ. Đó là bước nền tảng của con người, cầu nguyện. Giờ đây, khói của bom đạn chiến tranh không cho phép chúng ta thấy được cánh cửa nhưng cánh cửa vẫn mở ra kể từ giây phút ấy. Bởi vì tôi tin vào Thiên Chúa, tôi tin rằng Thiên Chúa đang canh giữ cánh cửa đó và tất cả những ai cầu nguyện và xin Ngài giúp chúng ta. Tôi thích câu hỏi đó. Xin cám ơn vì đã đưa ra câu hỏi này. Xin cám ơn.

Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ CNA)

 


Văn Kiện Giáo Hội