Bài diễn văn của ĐTC Phan-xi-cô trước các vị đại diện của chính phủ Bosnia Herzegowina: Người Lữ Hành Hòa Bình

 

Kính thưa quý thành viên của hội đồng nhà nước Bosnia Herzegowina,

Kính thưa Ngài quyền chủ tịch,

kính thưa các thành viên của ngoại giao đoàn,

kính thưa anh chị em,

Tôi xin đặc biệt cám ơn quý thành viên của hội đồng nhà nước Bosnia Herzegowina về sự đón tiếp chân tình của quý vị, và tôi cũng xin đặc biệt cám ơn về những lời chào mừng nồng nhiệt mà ngài Mladen Ivanić - quyền chủ tịch hội đồng nhà nước - đã dành cho tôi nhân danh tất cả quý vị. Đối với tôi, việc được ở trong thành phố này là một lý do để vui mừng, vì thành phố này đã phải chịu đựng quá nhiều đau khổ bởi những cuộc xung đột đẫm máu cách nay đúng một thế kỷ, và giờ đây lại tái trở thành một địa điểm dành để đối thoại và dành cho cuộc chung sống hòa bình. Trong quá khứ, thành phố này là địa điểm của sự xung đột, giờ đây nó trở thành nơi chốn của sự gặp gỡ.

Sarajewo, Bosnia và Herzegowina có một tầm quan trọng đặc biệt đối với châu Âu và đối với toàn thế giới. Từ nhiều thế kỷ nay, nhiều cộng đồng đã hiện diện trong vùng này. Những cộng đồng ấy tuyên xưng các niềm tin tôn giáo khác nhau, và thuộc về những nhóm sắc tộc cũng như các nền văn hóa khác nhau. Bất cứ một cộng đồng nào trong số những cộng đồng đó cũng đều phong phú nơi những nét đặc trưng riêng biệt, và hãnh diện về những truyền thống riêng của mình, nhưng điều ấy không hề ngăn cản sự phát sinh các mối quan hệ thân ái và chân thành với nhau trong một thời gian lâu dài.

Chính công cuộc tái thiết của Sarajewo cũng mang những dấu vết rõ ràng của những điều vừa nêu, vì trong cấu trúc thành phố của quốc gia này, những ngôi Thánh Đường, những Hội Đường và những Đền Thờ Hồi giáo nằm sát bên nhau, đến độ thành phố này được tiếp nhận biệt danh „Giê-ru-sa-lem tại Âu châu“. Trong thực tế, thành phố này diễn tả một giao lộ của các nền văn hóa, của các quốc gia và của các tôn giáo; vai trò này đang thúc đẩy việc kiến tạo nên những cây cầu mới cũng như chăm sóc và phục hồi cho những cây cầu đang có sẵn, hầu bảo đảm cho một mối tương quan nhẹ nhàng, chắc chắn và văn minh.

Việc chúng ta đối thoại với nhau cũng như việc chúng ta khám phá ra sự phong phú của mỗi người, và việc mang đến những giá trị mà chúng liên kết chúng ta lại với nhau, cũng như nhìn xem những khác biệt như là một khả năng để phát triển tất cả trong sự kính trọng lẫn nhau, chính là một điều cần thiết. Một cuộc đối thoại kiên nhẫn và đầy tin tưởng đang rất cần thiết, để những con người, những gia đình và các cộng đoàn, có thể giới thiệu những giá trị nơi nền văn hóa riêng của mình, và có thể tiếp nhận điều thiện hảo đến từ kinh nghiệm của người khác.

Bằng cách thức này, ngay cả những vết thương nặng nề của thời gian vừa qua cũng có thể được chữa lành, và người ta có thể hướng cái nhìn tràn đầy hy vọng vào tương lai, trong khi người ta giải quyết những vấn đề của cuộc sống hằng ngày với một tinh thần được giải phóng khỏi những nỗi sợ hãi và mối ác cảm, mà tinh thần ấy phải có giá trị đối với bất cứ cộng đồng dân sự nào.

Mười tám năm sau cuộc viếng thăm lịch sử của Thánh Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II, mà cuộc viếng thăm ấy đã diễn ra gần hai năm sau hiệp ước hòa bình tại Dayton, tôi đã đến đây với tư cách là người lữ hành của hòa bình và của đối thoại. Tôi nhìn xem những tiến bộ đã được hoàn thiện với niềm vui mừng, và đối với những tiến bộ ấy, người ta phải tạ ơn Chúa cũng như phải cám ơn rất nhiều những người thiện chí. Nhưng điều quan trọng ở chỗ là, không phải để thể hiện với sự hài lòng về những điều mà cho tới nay đã được hiện thực hóa, nhưng là để vươn tới chỗ hoàn tất cả những bước tiến tiếp theo, hầu tăng cường niềm tin tưởng cũng như tạo ra những cơ hội để gia tăng sự hiểu biết cũng như sự kính trọng lẫn nhau. Việc thúc đẩy quá trình này chính là sự gần gũi và sự cộng tác của cộng đồng quốc thế, đặc biệt là của liên hiệp châu Âu, và của tất cả những quốc gia cũng như các tổ chức mà họ đang hiện diện và đang hoạt động tại vùng Bosnia Herzegowina.

Thực ra, Bosnia Herzegowina là một phần nguyên vẹn của châu Âu; những thành công và những thảm kịch của quốc gia này thực sự đứng trong lịch sự của những thành công và những thảm kịch của châu Âu, và đồng thời cũng là một lời cảnh cáo nghiêm khắc nhằm bắt tay thực hiện bất cứ mọi nỗ lực nào, hầu cho tiến trình hòa bình đang được xúc tiến càng ngày càng trở nên chắc chắn và không thể đảo ngược.

Tại quốc gia này, nền hòa bình và sự đồng tâm nhất trí giữa người Croatia, người Serbia và người Bosnia, mang một tầm quan trọng đối với những bước khởi đầu cho một sự phát triển trong mối liên hệ đến công việc này, cũng như đối với những mối tương quan chân thành và huynh đệ giữa những người Hồi giáo, Do-thái giáo, Ki-tô giáo và các tín hữu thuộc các nhóm tôn giáo khác, và tầm quan trọng này đang trải rộng và vượt qua mọi giới hạn của họ. Những điều ấy chứng minh cho thế giới biết rằng, sự cộng tác của nhiều sắc dân và của các tôn giáo khác nhau vì niềm hạnh phúc chung, là điều có thể thực hiện, rằng, một sự đa nguyên về văn hóa và truyền thống có thể hiện hữu và có thể phát sinh ra những giải pháp thực sự công hiệu cho những vấn đề, và rằng, ngay cả những vết thương sâu rộng nhất cũng có thể được chữa lành thông qua một tiến trình mà nó tinh luyện ký ức cũng như trao niềm hy vọng cho tương lai.

Hôm nay tôi đã nhìn thấy niềm hy vọng đó nơi những em bé đã đón chào tôi tại sân bay: trong đó gồm cả các em bé người Hồi giáo, Ki-tô giáo và Do-thái giáo, tất cả đều với niềm vui to lớn. Người ta thấy được niềm hy vọng ở đó.

Việc gây cản trở cho sự thành công của sự man rợ của những kẻ muốn sử dụng bất cứ sự khác biệt nào để làm cơ hội cũng như làm cớ cho bạo lực hung tàn, là điều cần thiết, để tất cả chúng ta đều nhận ra những giá trị căn bản trong cuộc sống chung giữa con người với nhau. Nhân danh những giá trị ấy, người ta có thể và phải cộng tác với nhau, cùng kiến tạo, đối thoại với nhau, tha thứ cho nhau và cùng nhau phát triển, và như thế, làm cho những giọng nói khác biệt có thể hình thành nên một bài ca nhịp nhàng và cao quý, thay cho những tiếng kêu căm thù đầy mù quáng.

Những người mang trách nhiệm chính trị được kêu gọi để thực thi sứ mạng cao cả, đó là trở thành những người phục vụ đầu tiên trong các cộng đồng của mình, và thực ra, nhờ vào hành động bảo vệ những quyền lợi căn bản của con người ngay ở tuyến đầu, mà trong các quyền lợi căn bản đó, quyền tự do tôn giáo nổi trội hơn hẳn. Bằng cách thức ấy, việc kiến tạo nên một xã hội công lý và hòa bình, và bên cạnh đó, đưa ra một giải pháp cho muôn vàn những vấn đề trong cuộc sống hằng ngày của cư dân, với sự hỗ trợ của tất cả mọi người có liên quan, và với sự dấn thân cụ thể, sẽ trở thành điều khả thi.

Để điều ấy có thể diễn ra, thiết yếu phải có sự bình đẳng thực sự của tất cả mọi công dân trước pháp luật cũng như trong việc thực thi pháp luật, cho dù họ thuộc bất cứ sắc tộc, tôn giáo hay vùng miền nào: nhờ vậy, tất cả mọi người sẽ không cảm thấy có sự khác biệt với tư cách là thành viên trọn vẹn của cuộc sống công cộng, và nhờ vào việc họ được hưởng những quyền lợi ngang nhau, họ sẽ có thể thực hiện những đóng góp đặc biệt của họ cho lợi ích chung.

Kính thưa quý ông và quý bà,

thông qua việc cầu nguyện và thông qua những hoạt động của các tín hữu cũng như của những cơ sở trực thuộc Giáo hội, Giáo hội Công giáo tham gia vào công cuộc tái thiết về vật chất cũng như về luân lý trong đất nước Bosnia Herzegowina, và chia sẻ mọi niềm vui cũng như mọi nỗi sầu lo của quốc gia này trong công cuộc tái thiết nêu trên. Với niềm hăng say, Giáo hội muốn thể hiện sự gần gũi đặc biệt của mình với những người nghèo và những người cùng khốn, và qua sự gần gũi ấy, Giáo hội cảm thấy mình đang được dẫn dắt bởi giáo huấn và gương lành của Chúa Giê-su, Đấng là Thầy và là Thiên Chúa của Giáo hội.

Tòa Thánh bày tỏ niềm kính trọng của mình đối với con đường đang được dành cho năm nay, và cam đoan về sự sẵn sàng của mình trong việc thúc đẩy sự cộng tác, thúc đẩy sự đối thoại và thúc đẩy tình liên đới, vì Tòa Thánh biết rằng, hòa bình và sự lắng nghe nhau chính là những điều kiện tất yếu đối với một sự phát triển đích thực và bền lâu, trong một cuộc chung sống vừa văn minh nhưng cũng vừa trật tự. Tòa Thánh rất hy vọng rằng, với sự tham gia của tất cả mọi thành phần, và sau khi những đám mây đen của những trận bão tố tan đi, Bosnia Herzegowia vẫn sẽ có thể tiếp tục tiến bước trên con đường đã chọn, nhờ thế mà mùa Xuân sẽ lại trổ bông sau một mùa Đông băng giá.

Với những tình cảm thân thương ấy, tôi nguyện xin Đấng Tối Cao ban tràn hòa bình và niềm hạnh phúc xuống cho Sarajewo và toàn Bosnia Herzegowina

Sarajewo ngày 06 tháng 06 năm 2015

ĐTC Phan-xi-cô

Lm Đa-minh Thiệu O.Cist – chuyển ngữ

 


Văn Kiện Giáo Hội