Bài Giáo Lý của ĐTC Phan-xi-cô trong cuộc tiếp kiến chung sáng thứ Tư 24.06.2015: GIA ĐÌNH – Mục 20. Những Vết Thương (I)

 

Anh chị em thân mến, xin chúc anh chị em một ngày tốt đẹp!

Trong khuôn khổ của những bài Giáo Lý vừa qua, chúng ta đã dành sự chiêm ngưỡng của mình cho đề tài về những gia đình đang phải trải qua sự yếu đuối của kiếp người, cũng như đang phải trải qua sự nghèo túng và cái chết. Nhưng hôm nay chúng ta lại muốn suy tư về những vết thương đang được tạo ra ngay trong đời sống chung của mỗi gia đình, cũng như suy tư về những trạng huống mà trong đó chính gia đình lại tự gây đau đớn cho mình. Điều đó quả là quá tồi tệ!

Chúng ta biết rất rõ rằng, trong lịch sử của bất cứ gia đình nào, những khoảnh khắc sẽ xảy tới, mà trong đó những tình cảm thân thiết nhất giữa những con người sống cạnh nhau, sẽ bị gây tổn thương thông qua những thái độ của chính các thành viên trong gia đình. Thông qua những lời và những hành vi (cũng như những thiếu sót!), Tình Yêu sẽ không được thể hiện, nhưng lại bị tước mất hay bị làm nhục. Nếu những điều này vẫn chưa được xử lý để loại bỏ những vết thương, thì chúng sẽ trở nên trầm trọng hơn: chúng sẽ biến thành sự tự cao tự đại, biến thành thái độ thù nghịch và biến thành sự coi thường. Từ điểm này, chúng sẽ trở thành những vết thương sâu hoắm, mà những vết thương ấy sẽ dẫn tới những rạn nứt giữa người chồng và người vợ cũng như sẽ tạo cơ hội để tìm kiếm sự cảm thông, tìm kiếm sự hỗ trợ và tìm kiếm niềm an ủi nơi bất cứ chỗ nào khác. Thường thì niềm hạnh phúc của gia đình lại nằm ở nơi „những trụ chống này“, chứ không phải ở nơi con tim!

Sự cạn kiệt của Tình Yêu hôn nhân sẽ phát tán những mối ác cảm ngay trong những mối tương quan. Và thường thì sự phân rã này sẽ „bị trút xuống“ một cách dồn dập trên những đứa con.

Chúng ta vẫn thường cư xử như thế với con cái. Vì thế, ở đây Cha muốn dừng lại một chút ở điểm này. Bất chấp sự bén nhậy của chúng ta đã phát triển một cách rõ ràng, cũng như những phân tích tâm lý đã được gọt giũa, vấn đề vẫn nảy ra đối với Cha rằng, phải chăng chúng ta đã không tự đánh mất cảm giác khi chứng kiến những vết thương tinh thần của con cái. Khi người ta càng cố gắng tạo ra một sự dàn hòa thông qua những món quà và những món ăn dặm, thì người ta lại càng đánh mất đi ý nghĩa đối với những vết thương đau đớn nhất và sâu hoắm nhất của tâm hồn. Chúng ta nói nhiều về những rối loạn hành vi, về sức khỏe tâm lý, về hạnh phúc của con cái, về những sợ hãi của cả cha mẹ lẫn con cái… Nhưng chúng ta có biết một vết thương tinh thần là như thế nào không? Chúng ta có cảm thấy gánh rất nặng đang đè nặng như một dẫy núi trên tâm hồn của con cái trong những gia đình mà trong đó người ta đối xử tồi tệ với nhau, người ta gây tổn thương cho nhau và xé vụn mọi thứ cho tới khế ước trung tín của đời sống hôn nhân không? Tầm quan trọng nào đang có trong những quyết định – có thể là sai trái – của chúng ta, chẳng hạn như tâm hồn con cái? Khi những người trưởng thành rơi vào sự hoảng loạn, khi mỗi người chỉ nghĩ tới bản thân mình, khi người cha và người mẹ gây đớn đau cho nhau, thì một nỗi khổ đau to lớn sẽ được đưa tới với tâm hồn con cái, và chúng sẽ cảm thấy tuyệt vọng. Việc cảm thấy những vết thương này sẽ được giữ lại mãi trong suốt cuộc đời.

Trong gia đình, tất cả đều được liên kết với nhau: Nếu tâm hồn gia đình bị gây tổn thương ở một điểm nhất định, thì tất cả sẽ bị lây lan bởi sự nhiễm trùng. Khi một người nam hay một người nữ đã cố gắng hình thành nên „một thân thể“ và đặt nền móng cho một gia đình, và rồi sau đó lại miễn cưỡng nghĩ tới những nhu cầu riêng về tự do và sự thỏa mãn, thì sự méo mó ấy sẽ trở thành một đòn tấn công chí mạng trên con tim và trên đời sống con cái. Thường thì con cái vẫn phải khóc một mình và trong âm thầm … Chúng ta phải nhận thức về điều đó. Người chồng và người vợ là một thân mình. Việc sáng tạo nên họ chính là thân thể của chính thân thể họ. Nếu chúng ta suy nghĩ về sự nghiêm khắc mà với nó, Chúa Giê-su đã cảnh báo những người trưởng thành là đừng phẫn nộ vì những kẻ bé mọn – chúng ta đã nghe những đoạn văn Tin Mừng tương ứng (xc. Mt 18,6) – thì chúng ta cũng sẽ có thể hiểu tốt hơn những Lời của Ngài về trách nhiệm nghiêm trọng trong việc bảo vệ nguồn gốc của mối dây hôn nhân mà nó hình thành nên gia đình nhân loại (xc. Mt 19,6-9). Khi một người nam và một người nữ trở nên một thân mình thì tất cả những vết thương cũng như những sự khinh thường đã khởi phát từ người cha và người mẹ sẽ tác động trên thân xác sống động của con cái.

Mặt khác, vẫn tồn tại những trường hợp thực tế mà trong đó một sự chia rẽ là điều không thể tránh. Đôi khi, thậm chí xét từ khía cạnh luân lý, việc cứu những cặp vợ chồng yếu đuối hay những em nhỏ thoát khỏi những vết thương được bổ sung thêm bởi sự tự cao tự đại và bạo lực, bởi sự sỉ nhục và sự bóc lột, bởi sự bàng quan và thói thờ ơ lãnh đạm, sẽ là điều rất cần thiết.

Tạ ơn Chúa vì đã không thiếu những người, được bảo vệ thông qua Đức Tin và Tình Yêu dành cho con cái, đang làm chứng về niềm trung tín mà họ đã tin rằng, họ không thể làm cho nó trở nên sống động hơn được nữa. Tuy nhiên, không phải tất cả những người ly dị đều cảm thấy được ơn gọi này. Không phải tất cả đều nghe thấy lời mời gọi mà Thiên Chúa dành cho họ trong nơi vắng vẻ. Xung quanh chúng ta, nhiều gia đình khác nhau đang ở trong những trạng huống có thể được gọi là quá bất hợp pháp – Cha không thích cách diễn tả ấy – và chúng ta tự đặt ra cho mình nhiều vấn nạn. Chúng ta có thể giúp đỡ họ như thế nào? Chúng ta có thể đồng hành với họ ra sao? Chúng ta có thể đồng hành với họ để làm sao cho con cái không trở thành những con tin của người cha hoặc người mẹ được không?

Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta một Đức Tin to lớn hầu chúng ta có thể quan sát thực tế với cái nhìn của Thiên Chúa, cũng như hãy cầu xin cho mình có được một lòng nhân hậu lớn lao để đến gần con người với tấm lòng nhân ái của Ngài.

 

Vatican ngày 24 tháng 06 năm 2015

 

ĐTC Phan-xi-cô

 

Lm Đa-minh Thiệu O.Cist – chuyển ngữ

 


Văn Kiện Giáo Hội