Bài giảng được soạn sẵn của ĐTC Phan-xi-cô dành cho Thánh Lễ tại Quito ngày mồng 07.07.2015: Tình Yêu điên cuồng của Chúa Giê-su

 

Anh chị em thân mến,

 

Lời Chúa mời gọi chúng ta sống sự hiệp nhất để thế gian tin (xc. Ga 17,21).

Cha hình dung ra những lời thủ thỉ của Chúa Giê-su trong bữa tiệc ly, giống như lời reo mừng trong Thánh Lễ hôm nay mà chúng ta đang cử hành tại quảng trường Bicentenario – quảng trường mừng kỷ niệm hai trăm năm ngày độc lập của Mỹ châu  La-tinh vẫn đang vang lên bất cứ lời reo vui nào để mừng ngày độc lập. Đó là lời reo vui phát xuất từ sự ý thức về việc thiếu tự do, về việc bị áp bức, về việc bị cướp bóc, về việc bị nô dịch hóa dưới những „tính tiện ích ngẫu nhiên của những kẻ cầm quyền“ (Evangelii gaudium 213).

Cha muốn rằng, ngày hôm nay, khi tận mắt chứng kiến những thách đố đẹp đẽ của công cuộc loan báo Tin Mừng, cả hai lời reo vui trên đều thích hợp với nhau một cách sâu sắc. Những lời reo vui này không nên toát ra từ những lời có tính đao to búa lớn, hay vận hành với những thuật ngữ phức tạp, nhưng nên bắt nguồn từ „Niềm Vui Tin Mừng“, niềm vui ấy „lấp đầy con tim và toàn bộ cuộc sống của những người gặp gỡ Chúa Giê-su. Những người để cho mình được cứu độ từ Ngài, chính là những người được giải phóng khỏi tội lỗi, khỏi sự buồn rầu, khỏi sự trống rỗng nội tâm, và khỏi cảnh cô độc“ (Evangelii gaudium 1). Chúng ta – những người đang quy tụ nhau tại đây với Chúa Giê-su, chung quanh bàn thờ - chính là một lời reo vui, một tiếng hô mà nó phát xuất từ việc làm chứng rằng, sự hiện diện của Ngài thúc giục chúng ta đi tới chỗ hiệp nhất, cũng như làm chứng rằng, sự hiệp nhất „chỉ ra cho thấy một đường chân trời tuyệt đẹp và giới thiệu một bữa đại tiệc đáng ước mong“ (Evangelii gaudium 14).

Xin Cha cho họ nên một để thế gian tin“ (xc. Ga 17,21) – Chúa Giê-su đã mong ước điều đó và đã ngước mắt lên trời. Lời cầu xin này phát sinh từ Chúa Giê-su trong mối liên hệ tới một sứ mạng: „Như Cha đã sai con vào thế gian thế nào, thì con cũng sai chúng vào thế gian như vậy“ (Ga 17,18). Trong khoảnh khắc ấy, Chúa Giê-su đã có kinh nghiệm một cách cá nhân về toàn bộ sự độc ác đang ngày một tăng của thế gian, bất chấp việc Ngài yêu thương nó một cách điên cuồng thế nào: những quỷ kế, những bất tín, những phản bội – nhưng Ngài vẫn không tránh né, Ngài không than thân trách phận . – Ngay cả chúng ta cũng nhận thấy trong cuộc sống hằng ngày rằng, chúng ta đang sống trong một thế giới đang bị xé vụn bởi chiến tranh và bạo lực. Thật là hời hợt khi nghĩ rằng, sự bất hòa và mối hằn thù chỉ liên can đến những bất đồng giữa các quốc gia và những nhóm xã hội. Nhưng trong thực tế, chúng là sự diễn tả của „chủ nghĩa cá nhân đang được phát tán“, chủ nghĩa ấy đang làm cho chúng ta bị phân rã và đặt chúng ta vào trong tình trạng đối kháng lẫn nhau (vgl. Evangelii gaudium 99); chúng là sự diễn tả của những vết thương do tội lỗi gây ra từ trong con tim của mỗi người, mà ngay cả cộng đồng xã hội cũng như toàn thể thiên nhiên cũng đang phải đau khổ dưới những hậu quả của chúng. Chúa Giê-su đang sai chúng ta đi vào trong thế giới đầy thách thức ấy, và câu trả lời của chúng ta không phải là đặt mình vào trong sự đần độn, cũng không phải để chống chế rằng, chúng ta không có phương tiện, hay biện bạch rằng, thực tế vượt quá những khả năng của chúng ta. Câu trả lời của chúng ta chính là sự lập lại lời kêu gọi của Chúa Giê-su và đón nhận ân sủng cũng như sứ mệnh đưa đến sự hiệp nhất.

Sự đòi hỏi để có được sự tự do mà nó xuất hiện cách nay hơn hai trăm năm vẫn còn thiếu cả tính thuyết phục lẫn sức mạnh. Nhưng lịch sử dậy chúng ta rằng, sự đòi hỏi ấy sẽ chỉ có tính quyết định khi nó đặt những người theo chủ nghĩa cá nhân và sự khao khát một sự lãnh đạo duy nhất sang một bên, và vượt qua sự thiếu hiểu biết đối với những quá trình giải phóng khác, mà những quá trình ấy lại cũng sở hữu những đặc điểm bẩm sinh khác, nhưng không mâu thuẫn.

Và việc loan báo Tin Mừng có thể trở thành một phương tiện cho sự hiệp nhất trong những cố gắng, trong sự bén nhậy, trong những ước mơ, và thậm chí trong cả những điều không tưởng nào đó. Điều đó là dĩ nhiên; chúng ta tin điều đó và chúng ta nêu đích danh điều đó ra. Cha đã từng nói rằng: „Trong lúc những hình thức khác nhau của sự chiến tranh và những cuộc đụng độ đang tái xuất hiện trên thế giới, đặc biệt là trong một số quốc gia, thì những người Ki-tô hữu chúng ta lại cương quyết theo đuổi lời đề nghị hãy nhìn nhận người khác, chữa lành những vết thương, kiến tạo những cây cầu, thắt chặt những mối tương quan và giúp đỡ lẫn nhau, đến độ ´người này sẽ mang gánh nặng cho người khác` (Gal 6,2)“ (Evangelii gaudium 67). Niềm khát khao sự hiệp nhất chính là „một niềm vui sâu xa và đầy an ủi của việc loan báo Tin Mừng“ (Paul VI., Evangelii nuntiandi 80), là niềm xác tín đối trước việc có được một sự thiện toàn vô hạn, mà điều thiện toàn ấy chính là điều được chia sẻ, và khi nó được chia sẻ thì nó sẽ đụng chạm tới được những điều có tính gốc rễ; và bất cứ ai đã có kinh nghiệm về điều ấy, đều sẽ trở nên bén nhậy với những nhu cầu của người khác (vgl. Evangelii gaudium 9). Từ lý do đó, việc chiến đấu trên tất cả mọi bình diện cho sự bao gồm, là điều rất cần thiết nhằm ngăn ngừa sự ích kỷ, thúc đẩy các mối tương quan và sự đối thoại, cũng như khuyến khích sự cộng tác. Người ta „nên trao phó con tim cho những người bạn đường mà không hề hãi sợ, không hề bất tín, và trước tiên, hãy nhìn tới điều mà chúng ta đang kiếm tìm: Nền hòa bình trong dung nhan của một Thiên Chúa duy nhất. Trao phó bản thân mình cho người khác là việc „tự tạo ra“ một cái gì đó. Nền hòa bình được „tự tạo ra“ (Evangelii gaudium 244). Thật không thể hình dung ra được rằng, sự hiệp nhất sẽ bừng sáng lên nếu như tinh thần thế tục làm cho chúng ta trở nên khăng khăng thông qua một nỗi khao khát quyền lực, khát khao thanh thế và sự tiêu khiển hay sự an toàn về kinh tế trong một cuộc chiến giữa chúng ta. Sự khát khao này đang sống trên xương máu của những người nghèo khổ nhất, của những người yếu đuối nhất và của những con người bị loại trừ.

Bản thân sự hiệp nhất cũng đã là một hoạt động truyền giáo rồi „để thế gian tin“ (Ga 17,21). Việc loan báo Tin Mừng không hàm chứa trong việc thực hiện chiến dịch lôi kéo người khác theo đạo; việc lôi kéo người khác theo đạo chính là một bức tranh biếm họa của việc loan báo Tin Mừng. Tuy nhiên, nó hàm chứa trong việc hấp dẫn những người đang đứng từ xa bằng chứng tá của chúng ta, và trong sự khiêm nhượng, đi đến với bất cứ ai đang cảm thấy mình xa cách Thiên Chúa và Giáo hội, đi đến với bất cứ ai đang sợ hãi và thờ ơ lãnh đạm, để nói với họ rằng: „Thiên Chúa cũng đang kêu mời bạn trở nên thành viên của dân Ngài, và Ngài đang thực hiện điều đó với sự kính trọng to lớn cũng như với Tình Yêu vĩ đại!“ (Evangelii gaudium 113). Vì Thiên Chúa rất kính trọng chúng ta, bất chấp tất cả mọi tội lỗi của chúng ta.

Sứ mạng của Giáo hội với tư cách là Bí Tích của ơn Cứu Độ, đứng trong sự hòa điệu với căn tính của mình như là dân tộc lữ hành, với ơn gọi của mình là đón nhận tất cả mọi dân tộc trên mặt đất vào trong cuộc lữ hành của mình. Đối với chúng ta, việc đặt Giáo hội vào trong ngữ cảnh truyền giáo có nghĩa là phục hồi nguyên trạng sự hiệp thông, vì vấn đề không còn chỉ là hoạt động hướng ra bên ngoài nữa… Chúng ta truyền giáo từ bên trong và chúng ta truyền giáo ra bên ngoài, và ở đây, chứng tỏ mình „như là người mẹ … mà người mẹ ấy đi đến với con người, như là một ngôi nhà đầy hiếu khách, và như là một mái trường liên tục của cộng đoàn truyền giáo“ (Dokument von Aparecida, 370).

Giấc mơ ấy của Chúa Giê-su là điều có thể, vì Ngài đã thánh hóa chúng ta: „Con xin thánh hiến chính mình con cho họ, để họ cũng được thánh hiến trong chân lý“ (Ga 17,19). Đời sống thiêng liêng của người loan báo Tin Mừng phát sinh từ chân lý thẳm sâu ấy, và không phải là sự nhầm lẫn với những phút giây thiêng liêng mà nó gửi đến một vài niềm an ủi nào đó; sứ mạng của Chúa Giê-su rất cụ thể, „hãy đi và thực hiện như thế“ như Ngài đã nói sau dụ ngôn về người Samaritanô nhân hậu: „Hãy đi và thực hiện như thế“. Chúa Giê-su thánh hóa chúng ta để khởi động một cuộc gặp gỡ cá nhân với Ngài, và cuộc gặp gỡ ấy sẽ nuôi dưỡng những cuộc gặp gỡ với những người khác, sẽ nuôi dưỡng sự dấn thân trong thế giới cũng như nuôi dưỡng niềm hăng say loan báo Tin Mừng (vgl. Evangelii gaudium 78).

Sự nội tại của Thiên Chúa mà chúng ta không thể hiểu thấu, được mạc khải cho chúng ta trong những hình ảnh mà chúng nói với chúng ta về sự hiệp thông, về sự truyền thông, về sự ban tặng và về Tình Yêu. Vì thế, sự hiệp nhất mà Chúa Giê-su cầu xin, không phải là sự đơn điệu, „nhưng là sự hòa điệu có tính đa dạng, mà sự hòa điệu ấy hấp dẫn và cuốn hút“ (Evangelii gaudium 117). Sự phong phú khôn cùng của sự đa dạng, mà sự đang dạng ấy sẽ đạt tới được sự hiệp nhất mỗi khi chúng ta cử hành nghi thức tưởng niệm được thiết lập vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh, sẽ đẩy chúng ta ra xa khỏi cơn cám dỗ thông qua những đề xuất mà chúng giống như những chế độ độc tài, những ý thức hệ hay những chủ nghĩa bè phái. Đồng thời, hiếm khi có một sự đồng thuận theo tiêu chuẩn của chúng ta mà trong đó chúng ta là, chúng đặt ra những điều kiện, chọn lựa các thành viên và loại trừ những người khác. Chúa Giê-su đã cầu xin cho chúng ta trở thành thành viên của một đại gia đình, trong đó có Thiên Chúa là Cha và tất cả chúng ta đều là anh chị em của nhau. Điều này không dựa trên việc chúng ta có những sở thích, có những mối quan tâm hay có những tài năng giống nhau. Chúng ta là anh chị em của nhau, và không ai bị loại trừ cả, vì Thiên Chúa đã tác thành chúng ta từ Tình Yêu, và nhờ vào Thánh Ý của Ngài, đã xác định rằng, chỉ mình chúng ta là con cái của Ngài (xc. Eph 1,5). Chúng ta là anh chị em của nhau, vì „Thiên Chúa đã đổ Thần Khí của Con Ngài vào lòng chúng ta, Thần Khí ấy kêu lên: Abba – Cha ơi!“ (Gal 4,6). Chúng ta là anh chị em của nhau, vì chúng ta đã được nên công chính nhờ vào Bửu Huyết của Chúa Giê-su Ki-tô (xc. Rm 5,9), vì chúng ta đã vượt qua sự chết để đi vào sự sống, và trở thành „kẻ thừa kế“ của lời hứa (xc. Gal 3,26-29; Rm 8,17). Đó là ơn cứu độ mà Thiên Chúa đang thực hiện và Giáo hội đang vui mừng công bố: trở nên thành phần của „Chúng Ta“ trong Thiên Chúa.

Lời reo vui của chúng ta tại nơi này, tức lời reo mừng muốn nhắc mỗi người chúng ta nhớ tới lời reo mừng tự do đầu tiên, đang hiện thực hóa lời của Thánh Phao-lô: „Khốn cho tôi nếu tôi không loan báo Tin Mừng!“ (1 Cor 9,16). Đồng thời, lời reo mừng ấy rất cấp bách và khẩn thiết, giống như bất cứ niềm khao khát độc lập nào. Nó có một sức quyến rũ giống như thế, một ngọn lửa ngang nhau, mà ngọn lửa ấy rất hấp dẫn và lôi cuốn. Anh chị em hãy trở nên một chứng tá cho một cộng đoàn huynh đệ, hãy trở nên một chứng tá rạng ngời!

Thật là tuyệt vời biết bao khi tất cả mọi người đều có thể cảm phục trước việc chúng ta quan tâm đến nhau như thế nào; chúng ta động viên nhau và đồng hành với nhau ra sao. Sự hy sinh bản thân chính là điều tạo nên nền tảng cho các mối tương quan giữa con người với nhau, mà mối tương quan ấy không phát sinh từ việc người ta trao tặng cho nhau „những đồ vật“, nhưng từ việc trao tặng chính mình. Người ta trao đi con người riêng của mình trong mỗi món quà. „Trao tặng chính bản thân“ có nghĩa là để cho toàn bộ sức mạnh của Tình Yêu hoạt động trong chính bản thân mình, mà Tình Yêu ấy chính là Thần Khí Thiên Chúa, và nhờ đó khai thông con đường cho sức mạnh sáng tạo của Ngài. Khi người ta trao tặng chính bản thân mình, thì rồi họ sẽ tái gặp lại chính họ trong căn tính đích thật của họ với tư cách là con Thiên Chúa, và với tư cách là người em của Chúa Giê-su, Đấng mà họ làm chứng. Điều đó có nghĩa là loan báo Tin Mừng, đó là cuộc cách mạng của chúng ta, và vì Đức Tin của chúng ta luôn mang tính cách mạng, đó là lời reo mừng sâu sắc và liên tục của chúng ta.

 

ĐTC Phan-xi-cô

 

Lm Đa-minh Thiệu O.Cist – chuyển ngữ

 

 


Văn Kiện Giáo Hội