Bài Giáo Lý của ĐTC Phan-xi-cô trong buổi tiếp kiến chung tại quảng trường Thánh Phê-rô sáng thứ Tư 07.10.2015: GIA ĐÌNH – Mục 28: Tinh Thần Gia Đình

 

Anh chị em thân mến, xin chúc anh chị em một ngày tốt đẹp!

 

Cách nay mấy ngày, Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới đã khai mạc với đề tài:  Ơn Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Hội Và Trong Thế Giới Ngày Nay“. Gia đình đi trên con đường của Thiên Chúa để làm chứng cho Tình Yêu của Ngài, đó là điều có tính căn bản, và vì thế xứng đáng nhận được tất cả mọi mối quan tâm của Giáo hội. Ơn gọi của Thượng Hội Đồng Giám Mục hệ tại ở chỗ là hiện tại và hiện thực hóa mối quan tâm và sự phục vụ ấy của Giáo hội. Chúng ta hãy đồng hành trên toàn bộ con đường của Thượng Hội Đồng Giám Mục, trước hết là với lời cầu nguyện và với mối quan tâm của chúng ta. Trong khoảng thời gian này và trong khuôn khổ của các bài Giáo Lý vào mỗi thứ Tư hàng tuần, những suy tư mà chúng được gây cảm hứng bởi một số quan điểm về mối tương quan giữa Giáo hội và gia đình, được mô tả một cách tuyệt đối là không thể phân ly, sẽ được thực hiện; với một viễn tượng về niềm hạnh phúc chung của toàn thể cộng đồng nhân loại.

Một cái nhìn chu đáo tới cuộc sống hằng ngày của những người chồng và những người vợ trong thời đại hôm nay sẽ chỉ ra một cách ngay lập tức về sự cần thiết mang tính toàn cầu trước việc phải có một mũi tiêm mạnh mẽ của một tinh thần gia đình. Như vậy, phong cách của các mối tương quan dân sự, kinh tế, luật pháp, nghề nghiệp và công dân, sẽ biểu lộ như là một phong cách được thực hiện một cách đầy lý tính, đầy hình thức, được tổ chức chu đáo, nhưng cũng rất „bị mất nước“, bị khô cạn và nặc danh. Đôi khi phong cách ấy trở thành điều không ai có thể chịu đựng được. Thực ra, phong cách ấy muốn được bao hàm trong các hình thức của nó, nhưng trong thực tế, con số những người cô đơn và những người bị loại bỏ, đang ngày càng lớn, và đang bị xao nhãng.

Trước bối cảnh đó, gia đình công bố cho toàn thể cộng đồng một viễn tượng rộng mở mang tính nhân loại: Gia đình mở cặp mắt ra cho con cái mình để chúng nhìn xem cuộc sống – và không phải chỉ là một cái nhìn, nhưng cũng còn là những quan điểm khác – bằng cách là gia đình quan tâm tới một mối tương quan có tính nhân loại, được kiến tạo trên một khế ước tự do của Tình Yêu. Gia đình đang khát mong có được những mối liên kết được đánh dấu bởi sự thủy chung, bởi sự kính trọng, bởi niềm tín thác, bởi sự cộng tác và bởi sự lưu tâm; gia đình khích lệ để lên kế hoạch cho một thế giới có thể cư ngụ được, và khích lệ để tin tưởng vào khả năng của các mối tương quan tín thác ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn; gia đình dậy chúng ta tôn trọng lời hứa, kính trọng những cá nhân, tôn trọng phạm vi thuộc về những giới hạn của con người, và kính trọng từng người một trong số những người khác. Tất cả chúng ta đều ý thức về sự không thể thay thế được nơi mối quan tâm của gia đình đối với những người nhỏ bé nhất, đối với những người dễ bị tổn thương nhất, và đối với những người đang bị tổn thương nhất, kể cả việc nhờ vào lối sống của gia đình bên những thành viên dễ bị tan vỡ nhất. Ai thủ đắc được hành vi ấy trong cộng đồng chúng ta, người ấy đã tiếp thu được nó thông qua tinh thần gia đình; tuyệt đối không phải nhờ vào sự ganh đua hay nhờ vào sự khao khát muốn thể hiện chính mình.

Dù tất cả mọi người đều biết tới điều đó, nhưng gia đình cũng vẫn không có được sự nhấn mạnh và sự nhìn nhận một cách đúng mức, cũng không nhận được sự hỗ trợ từ phía các tổ chức có tính chính trị và kinh tế của xã hội hiện nay. Cha còn muốn đi tiếp: Gia đình không chỉ không nhận được sự nhìn nhận đầy đủ, nhưng cũng còn không dẫn tới sự học tập nữa! Đôi khi người ta cố gắng nói rằng, tất cả mọi nền khoa học và kỹ thuật của xã hội hiện đại cũng vẫn chưa có khả năng biến những kiến thức ấy thành những hình thức tốt hơn cho đời sống dân sự. Việc tổ chức đời sống xã hội đang ngày càng bị giảm cường độ trên một hệ thống quan liêu hành chánh tách rời với những điều kiện căn bản của con người. Do đó, những tập quán xã hội và chính trị ngày càng biểu lộ một cách thường xuyên hơn những vết tích của những đổ vỡ - của tâm lý thù địch, của sự khinh thường … -, mà những dấu vết ấy tiếp tục tồn tại dưới mức độ của một nền giáo dục tối thiểu của gia đình. Tình hình phát triển này đã phát sinh ra một sự thống nhất và một sự kích thích có tính hỗ tương trước các thái cực đối kháng nhằm làm xấu đi các mối tương quan, mà cụ thể là sự thờ ơ lãnh đạm thiên về kỹ thuật và chủ nghĩa gia đình phi luân. Và ở đây là một sự nghịch lý.

Ngay trong điểm này, Giáo hội ngày nay cũng nhận ra ý nghĩa lịch sử nơi sứ vụ truyền giáo của mình trong mối liên hệ tới gia đình và tới tinh thần gia đình đích thực, dựa vào một sự quan sát đầy lưu tâm tới cuộc sống, mà chính Giáo hội đang có sự liên hệ tới. Người ta có thể mô tả „tinh thần gia đình“ như là một hiến chương đối với Giáo hội: Ki-tô giáo phải trông có vẻ như thế và phải thực sự như thế. Điều này được Thánh Phao-lô trình bày một cách rất rõ ràng: „Vậy anh em không còn phải là người xa lạ hay người tạm trú, nhưng là người đồng hương với các Thánh, và là người nhà của Thiên Chúa“ (Ep 2,19).

Khi Chúa Giê-su gọi Thánh Phê-rô đi theo, Ngài đã nói rằng, Ngài sẽ biến ông thành một „ngư phủ lưới người“; vì thế một hình thức mới của mạng lưới đã trở nên thiết yếu. Chúng ta có thể nói rằng, gia đình trong thời đại hôm nay biểu lộ như là một mạng lưới quan trọng nhất đối với sứ vụ của Phê-rô cũng như của Giáo hội. Nhưng mạng lưới này không lùng bắt! Đúng hơn, nó giải phóng chúng ta khỏi những vùng nước bị ô nhiễm của kiếp sống bị bỏ rơi, của thái độ thờ ơ lãnh đạm; rất nhiều người đang chết đuối trong biển cả của nỗi cô đơn và tính thờ ơ lãnh đạm này. Các gia đình biết rất rõ phẩm giá hệ tại ở chỗ cảm thấy mình như là những người con chứ không phải là những nô lệ hay khách lạ, hay cảm thấy mình không hơn một chiếc thẻ.

Dựa vào đó, Chúa Giê-su đã tái bước vào giữa nhân loại để minh chứng cho họ thấy rằng, Thiên Chúa không lãng quên họ. Và Phê-rô đã kín múc sức mạnh từ đó cho sứ vụ của ông. Giáo hội phát xuất từ đó, với sự tuân phục Lời Thầy mình, để thả lưới trong biển; trong niềm xác tín rằng, mẻ cá sẽ rất lạ lùng cho tới bao lâu Chúa Giê-su vẫn còn theo dõi. Ước chi niềm hăng say của các Nghị Phụ, nhờ vào công việc hồi sinh của Chúa Thánh Thần, sẽ tăng niềm hăng hái cho Giáo hội để từ bỏ những tấm lưới cũ rách, và trong niềm tín thác vào Lời Thầy mình, lại bắt đầu tiếp tục thả lưới. Chúng ta hãy thường xuyên cầu nguyện cho điều đó! Thêm vào đó, Chúa Giê-su còn trao cho chúng ta một lời hứa, và Ngài động viên chúng ta: Nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha trên trời, chẳng lẽ Người lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người hay sao? (xc Lc 11, 6-13).

 

Vatican ngày mồng 07 tháng 10 năm 2015

 

ĐTC Phan-xi-cô

 

Lm Đa-minh Thiệu O.Cist – chuyển ngữ

 

 


Văn Kiện Giáo Hội