Bài Diễn Văn Của ĐTC Phan-xi-cô Trước Hiệp Hội Kinh Thánh Ý, 15.09.2016

Các bạn thân mến!

Cha rất vui về cuộc gặp gỡ với anh chị em nhân dịp Tuần Kinh Thánh quốc gia, được tổ chức bởi Hiệp Hội Kinh Thánh Ý. Tôi cám ơn Ngài chủ tịch về những lời chí tình của Ngài, và xin nồng nhiệt kính chào tất cả những người hiện diện, đặc biệt là Đức Hồng Y Bassetti, Đức Hồng Y Bettori và Đức Hồng Y Ravasi. Đề tài mà công việc của anh chị em dành cho nó, có nội dung như sau: „Chúng ta hãy tạo ra con người… người nam và người nữ: chẳng hạn như sự khác biệt giữa người nam và người nữ trong Kinh Thánh“. Khởi đi từ một số bản văn có tính nền tảng của Kinh Thánh, anh chị em hãy đào sâu một số khía cạnh nào đó trong mối tương quan giữa người nam và người nữ. Trong những năm đầu tiên trong triều đại Giáo Hoàng của mình, Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II đã trình bày đề tài này một cách cặn kẽ trong một loạt bài Giáo Lý quan trọng. Chính Cha, trong một bài Giáo Lý hồi năm ngoái, cũng đã chú giải trình thuật đầu tiên về tạo dựng, và đã nhấn mạnh rằng, „sau khi đã sáng tạo nên vũ trụ và tất cả mọi sinh vật, Thiên Chúa đã sáng tạo nên kiệt tác, tức con người mà Ngài đã tạo nên với tư cách là họa ảnh của Ngài: ´Ngài đã tạo dựng nên con người theo họa ảnh Thiên Chúa. Ngài đã tạo dựng nên họ là nam và nữ` (St 1,27)“ (Cuộc Tiếp Kiến Chung ngày 15.04.2015).

Trong suy tư về việc chúng ta đã được sáng tạo nên như thế nào – được tạo nên theo hình ảnh của Đấng Sáng tạo và giống như Ngài -, sự khác biệt với những thụ tạo khác và với toàn thể thụ tạo có một tầm quan trọng mang tính nền tảng. Điều đó giúp chúng ta hiểu được phẩm giá mà tất cả chúng ta đều có, những người nam và những người nữ, đó là một phẩm giá mà nó có nguồn cội của mình trong chính Đấng Sáng Tạo. Cha luôn luôn cảm thấy ấn tượng về việc phẩm giá của chúng ta hệ tại ở chỗ chúng ta là con cái Thiên Chúa, và trong toàn bộ Kinh Thánh, trong thực thế, mối tương quan này cho thấy rằng, Thiên Chúa hướng dẫn chúng ta, giống như một người Cha thực hiện điều ấy với một người con. Trong trình thuật thứ hai về tạo dựng đã cho thấy rõ Thiên Chúa sáng tạo nên chúng ta theo cách thức của một „người thợ thủ công“ như thế nào, bằng cách là Ngài nhào nặn bụi đất, điều đó có nghĩa là, đôi tay Thiên Chúa đã can dự vào cuộc sống chúng ta. Ngài đã không chỉ sáng tạo nên chúng ta bằng Lời của Ngài, nhưng cũng còn bằng chính đôi tay và hơi thở sự sống của Ngài nữa, và có thể nói được rằng, toàn bộ bản thể Thiên Chúa đều tham gia vào việc trao ban sự sống cho con người.

Tuy nhiên, có thể xảy ra chuyện phẩm giá mà Thiên Chúa ban cho chúng ta bị gây ảnh hưởng. Để nói về điều này bằng ngôn ngữ của bóng đá thì: con người sở hữu khả năng „đốt nhà“ với bàn thắng phản lưới nhà. Điều đó diễn ra, nếu chúng ta mang phẩm giá ra để thỏa hiệp, nếu chúng ta ưng thuận trong việc tôn thờ ngẫu tượng, nếu chúng ta tạo không gian cho kinh nghiệm ngẫu tượng trong tâm hồn chúng ta. Khi dân chúng dần dần trở nên mệt mỏi trong cuộc xuất hành ra khỏi Ai-cập, vì Mô-sê ở trên núi quá lâu mà không chịu xuống, dân đã bị ma quỷ đưa vào cơn cám dỗ, và đã tự tạo nên một tượng thần (xc. Xh 32). Và bức tượng thần này được làm bằng vàng. Tất cả các tượng thần đều có một cái gì đó bằng vàng! Điều đó cho phép nghĩ tới mãnh lực đầy hấp dẫn của sự giầu có, nghĩ tới thực tế rằng, con người đã đánh mất đi phẩm giá riêng, nếu như sự giầu sang lấy mất đi chỗ của Thiên Chúa trong tâm hồn họ.

Trái lại, Thiên Chúa đã ban cho chúng ta phẩm giá để trở nên con cái Ngài. Từ đó cũng phát sinh ra một vấn nạn: Tôi chia sẻ phẩm giá này như thế nào để nó có thể phát triển trong một sự hỗ tương tích cực? Tôi có thể thúc đẩy như thế nào để người khác cảm thấy phẩm giá của họ? Tôi có thể - tạm nói là - „đốt nhà“ với phẩm giá như thế nào? Nếu một ai đó xem thường, cô lập, kỳ thị, thì rồi họ sẽ không làm cho phẩm giá bị phai màu, nhưng sẽ làm điều trái lại. Sẽ là điều rất tốt cho chúng ta nếu chúng ta thường xuyên đặt ra cho mình câu hỏi: Tôi đón nhận phẩm giá của mình như thế nào? Tôi để cho nó phát triển thế nào? Và cũng sẽ rất tốt cho chúng ta trong việc thẩm định và khám phá xem, liệu có khi nào chúng ta không chịu chuyển giao phẩm giá cho tha nhân hay không?

Anh chị em thân mến, Cha xin cám ơn anh chị em về công việc đầy giá trị của anh chị em, và Cha xin cam đoan với anh chị em về lời cầu nguyện của Cha. Và xin anh chị em đừng quên cầu nguyện cho Cha đấy nhé. Xin cám ơn anh chị em!

Đại sảnh đường Clementia, Vatican, ngày 15 tháng 09 năm 2016

ĐTC Phan-xi-cô

Lm Đa-minh Thiệu O.Cist – chuyển ngữ

 


Văn Kiện Giáo Hội