TÔN THỜ

SỰ HIỆN DIỆN THÁNH THỂ

 

Lm Giêrađô Trần Công Dụ

       

I. Các khía cẠnh đa dẠng cỦa Thánh Th

Công đồng Vatican II đã khơi lên một nỗ lực đặc biệt để làm cho việc cử hành Thánh Thể sống động hơn và tạo bầu khí cầu nguyện sốt sắng hơn. Một trong những kết quả hiển nhiên nhất của nỗ lực này là sự gia tăng việc tham dự vào bữa tiệc Thánh Thể tại nhiều nơi, người ta siêng năng rước lễ hơn. Qua đó, ta có thể khẳng định một trong những chân lý được Chúa Giêsu dạy rõ ràng trong giáo huấn của Tin Mừng đã được các kitô hữu đón nhận và thực hành nhiều hơn đó là sự cần thiết phải nuôi mình bằng mình Chúa Kitô và uống máu Người để có sự sống thiêng liêng và vĩnh cửu.

Tuy nhiên việc nhấn mạnh đến bữa tiệc không được dẫn đến việc coi nhẹ các khía cạnh khác của Thánh Thể. Việc nhấn mạnh này không được làm cho chúng ta quên rằng trong cử hành Thánh Thể có việc dâng hiến một hy tế, làm cho hy tế thập giá hiện diện trong các bí tích và góp phần làm phát triển sự sống của Chúa Kitô giữa thế gian. Nhờ hy tế này, linh mục và mọi người tham dự được mời gọi kết hiệp sự dâng hiến bản thân với sự dâng hiến độc nhất có sức cứu chuộc của Đấng Cứu Thế. Qua đó phép Thánh Thể đưa người kitô hữu vào sâu hơn trong mầu nhiệm cuộc khổ nạn và phục sinh, hầu làm sinh động họ bằng một tình yêu quảng đại hơn để có thể đương đầu với những thử thách, và cho họ được đầy tràn niềm vui chiếu tỏa từ Chúa Kitô vinh thắng. Như thế con đường đích thật mà trên đó mỗi kitô hữu được mời gọi tiến bước được sáng tỏ hy tế của Đấng Cứu Thế, với kết cuộc tốt đẹp, đem lại một ý nghĩa cho mọi đau khổ của cuộc sống và bảo đảm sẽ kết thúc trong niềm vui.

Mặc dù nhận thấy có một sự tham dự sâu đậm hơn vào bữa tiệc Thánh Thể và ước mong sẽ có một ý thức sắc bén hơn để dấn thân vào hy tế cứu chuộc, chúng ta không thể để trong bóng tối một khía cạnh khác của mầu nhiệm Thánh Thể. Đó là sự hiện diện Thánh Thể là đối tượng của một việc tôn thờ đặc biệt. Phải nhận rằng việc tôn thờ này đã chỉ được khẳng định khá muộn trong Giáo Hội, vì chỉ vào thời Trung Cổ nó mới được chú trọng. Nó đã thu hút mạnh mẽ nhiều kitô hữu, nhưng cũng đã bị chỉ trích gay gắt vào thời Cải Cách (Tin Lành), song chính những cuộc đả kích này đã tạo cơ hội để được huấn quyền tán thành cách long trọng.Công đồng Trentô đã xác định tính cách chính đáng của việc tôn thờ bí tích cực thánh, việc mừng kính lễ Mình Máu Thánh Chúa, các cuộc kiệu rước Thánh Thể và những biểu hiện công cộng khác của lòng đạo đức bình dân tôn thờ “Chúa Kitô, Con Một Thiên Chúa trong bí tích Thánh Thể cực thánh”. [1]

Lời tuyên bố trên của công đồng Trentô đem đến cho chúng ta xác tín rằng việc tôn thờ Thánh Thể không phải là một sự lệch lạc đã phát sinh do những thúc đẩy không được kiểm soát của lòng sùng mộ bình dân, nhưng là một hoa trái đích thật của chân lý được mạc khải, mà ý nghĩa và những hệ quả đã xuất hiện rõ nét hơn trước con mắt đức tin.

Chúng ta được công đồng Trentô mời gọi nỗ lực đào sâu chân lý này. Chúng ta phải đặc biệt nhận ra hoạt động của Chúa Thánh Thần là Đấng đã giúp Giáo Hội hiểu rõ hơn những lời Chúa Giêsu đã nói. Đây là một trong những trường hợp qua đó chúng ta nhận thấy vai trò của Đấng Bảo Trợ như Chúa Giêsu đã loan báo “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều, và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em” (Ga 14,26). Chúa Thánh Thần chỉ làm sáng tỏ điều Chúa Giêsu đã nói sứ mạng của Ngài là dạy “sự thật” toàn diện (Ga 16,13), giúp cho hiểu những gì còn mờ tối, khó nắm bắt được trong giáo huấn của Tin Mừng.

Trong giáo huấn đó, Thánh Thể được trình bày rõ ràng như một bữa ăn, và một bữa ăn bao hàm việc dâng hiến hy tế cứu chuộc. Bữa ăn này cũng bao gồm lời khẳng định về sự hiện diện của mình và máu Chúa Kitô. Nhưng điều xem ra ít rõ nét hơn là sự hiện diện này phải được tôn thờ cách đặc biệt. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng đã giúp khám ý hướng được ẩn giấu trong các lời Tin Mừng. Vậy chúng ta cần phải trở lại với những lời này để suy niệm về tầm mức đích thực của chúng.

NỀn tẢng cỦa viỆc tôn thỜ sỰ hiỆn diỆn Thánh Th

NhỮng lỜI lẬp phép Thánh Th

Khi lập phép Thánh Thể, Chúa Giêsu đã ban mình Người để ăn và máu Người để uống. Người muốn khai trương một bữa ăn nhằm đem đến cho các môn đệ chính sự sống của n nhằm đem đến cho các môn đệ chính sự sống của Người, và, một cách đặc biệt hơn, sức mạnh tinh thần giúp họ chịu đựng được cơn thử thách do cuộc khổ nạn của Người. Người đã biến bữa ăn vượt qua thành một bữa ăn mới trong đó chính Người trở nên của ăn và của uống. Việc chọn bánh và rượu để biểu thị việc Người ban thịt và máu mình rõ ràng xác nhận ý hướng của Người là trao ban chính mình như là của ăn và của uống của một bữa ăn có mục đích thiêng liêng.

Tuy nhiên, ta có thể ghi nhận trong những lời lập phép Thánh Thể một nét đặc biệt, khả dĩ chỉ dẫn một ý hướng rộng lớn hơn. Chúa Giêsu không nói “Hãy cầm lấy và ăn mình Thầy”, “hãy cầm lấy và uống máu Thầy”. Tuy vẫn mời gọi các môn đệ ăn và uống, Người nói “Đây là mình Thầy hiến tế vì anh em” ; “đây là máu Thầy … đổ ra cho muôn người được tha tội” (Mt 26,26-28). Trước hết Người khẳng định, một các độc lập, tính hiện thực của mình và máu Người, với mục đích hiến tế vì nhân loại. Người công bố sự hiện diện của Người xét như một ngôi vị, để cho mọi người nhận biết trước hết rằng bánh đã trở nên mình Người và rượu đã trở nên máu Người.

Lời khẳng định này về sự hiện diện thể xác có một giá trị tuyệt đối mà tự thân không bị hạn hẹp trong phạm vi bữa ăn. Ở đây có việc Chúa Kitô trao ban chính bản thân Người, dĩ nhiên là Người nghĩ đến một bữa ăn, nhưng gán cho ân ban này một giá trị vĩnh viễn không chỉ giới hạn vào mục đích của bàn ăn.

Lời khẳng định về sự hiện diện của mình và máu Chúa tự bản chất đòi hỏi một sự gắn bó đức tin, trước khi dùng bữa. Sự gắn bó đức tin này có giá trị riêng của nó, trước cả bữa ăn. Trước khi được trao ban làm lương thực, mình Chúa Kitô đòi hỏi một sự nhận định cao vời hơn để đáp lại sự kiện đầu tiên là sự hiện diện nhiệm mầu của Người.

Sự nhận định này lại càng cần thiết hơn, vì lời khẳng định về tính hiện thực của thịt và máu, trái ngược với những vẻ bên ngoài rất bình thường của bánh và rượu, có một tính cách gây ngỡ ngàng và đòi hỏi một bước nhảy của đức tin. Mọi việc trình bày về Thánh Thể đều bao hàm một thách thức, và bữa ăn chỉ có thể có ý nghĩa nếu khắc phục được thách thức này bằng sự ưng thuận của đức tin.

Ngoài ra, những từ “đây là thịt Thầy”, “đây là máu Thầy”, gợi lên một sự hiện diện của ngôi vị Chúa Kitô. Đây không phải là sự hiện diện của những sự vật. Từ Do thái “thịt” và cặp “thịt và máu” được dùng để chỉ con người trong tình trạng yếu đuối. Khi dùng từ ngữ này, Chúa Giêsu ám chỉ đến chính bản thân Người, trong tình trạng trút bỏ mọi sự là đặc tính của tình trạng làm của ăn và của uống. Vậy phải hiểu lời khẳng định về sự hiện diện như một sự hiện diện của ngôi vị, muốn đi vào mối tương quan với các ngôi vị con người vả lại ý định tạo lập tương quan liên vị này được chứng thực trong bữa ăn Thánh Thể “Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy.” (Ga 6,56 ).

Vậy những lời lập phép Thánh Thể diễn đạt ý định của Chúa Kitô muốn ban cho nhân loại sự hiện diện ngôi vị của Người. Ý định này gắn liền với bữa ăn Thánh Thể, nhưng vì được phát biểu trước và một cách tuyệt đối, nên có thể hàm chứa một ý muốn bao quát hơn, là khơi lên một tâm tình tin mến đối với sự hiện diện của mình và máu Chúa. Trong lời khẳng định về một sự hiện diện của ngôi vị có thể biểu lộ ước muốn làm nảy sinh một việc tôn sùng sự hiện diện, được phô diễn hòa hợp với sự gắn bó đức tin và đức mến mà bữa ăn Thánh Thể đòi hỏi.

ĐỀn thỜ và sỰ hiỆn diỆn cỦa Thiên Chúa

Ý hướng của Chúa Kitô muốn làm nảy sinh một việc tôn thờ sự hiện diện của Người có căn nguyên trong một đặc tính của đạo do thái trong Cựu Ước. Niềm các tín về sự hiện diện của Thiên Chúa trong toàn bộ sự phát triển của lịch sử dân tộc là điều thiết yếu đối với đức tin của người do thái. Nét đặc biệt cần ghi nhận là Thiên Chúa không chỉ được xem như hiện diện cách thiêng liêng giữa dân Người sự hiện diện của Người được biểu lộ cách đặc biệt hơn ở một nơi chốn nhất định và mang một giá trị cụ thể hơn ở nơi đó. Vào thời dân du mục sống dưới những tấm lều, thì có một cái lều bên ngoài trại được dành riêng cho Thiên Chúa. Việc ấn định một cái lều cho thấy ý của Thiên Chúa muốn cư ngụ trên trần gian theo cách của con người. Thiên Chúa biểu lộ tình liên đới với dân của Người và chứng tỏ một lòng nhân hậu khiến cho ai cũng có thể đến với Người.

Sách Xuất Hành mô tả cho chúng ta làm sao mỗi người có thể đến thỉnh ý Chúa trong lều được gọi là “lều hội ngộ”. Thuật ngữ này rất có ý nghĩa Thiên Chúa cư ngụ trong một cái lều bên ngoài trại, nhưng Người không muốn biến thành một nơi cư trú đơn độc, Người cư ngụ tại nơi này chủ yếu là để gặp gỡ và tiếp xúc với dân. Cách đặc biệt hơn, lều này là nơi Chúa thích đàm đạo với ông Môsê “Đức Chúa đàm đạo với ông Môse, diện đối diện, như người ta với nhau”. (Xh 33,11). Người nhận những lời cầu xin của Môsê (Xh 33,17).

Sau này dân không còn sống dưới lều nhưng trong nhà. Thiên Chúa đến cư ngụ trong ngôi nhà Salômon đã xây lên để tôn kính Người. Đền thờ Giêrusalem được đặc ân có một không hai là nơi được tuyển chọn cho Thiên Chúa hiện diện. Chính sự hiện diện này đem đến giá trị cho đền thờ.

Chúa Giêsu đã được giáo dục và lớn lên trong một bầu khí tôn giáo mà sự hiện diện của Thiên Chúa trong đền thờ được xem như là kho tàng quí giá nhất của Israel. Vì thế chúng ta khó lòng hiểu được là Người lại không muốn thiết lập trong tôn giáo Người sáng lập một việc phụng tự đối với sự hiện diện thần linh. Phải chăng chính Người đã không tuyên bố rằng, nơi bản thân Người, sự hiện diện thần linh được ban tặng một cách trổi vượt hơn sự hiện diện trong đền thờ “Tôi nói cho các ông hay ở đây còn lớn hơn đền thờ nữa” (Mt 12,6).

Quả thật Chúa Giêsu có loan báo sự hiện diện của Thiên Chúa trong đền thờ sẽ chấm dứt (x. Mt 23,38). Vào giờ Người chết, “bức màn trướng trong đền thờ bỗng xé ra làm hai từ trên xuống dưới” (Mc 15,38). Việc màn đền thờ bị xé ra là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa tan biến mất, sự hiện diện vốn đem đến giá trị cho đền thờ. Tuy nhiên, ta không thể quên một lời khác qua đó Chúa Giêsu loan báo ngôi đền thờ mới mà sẽ thay thế đền thờ cũ “Các ông cứ phá huỷ đền thờ này đi nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại” (Ga 2,19). Những người làm chủ đền thờ Giêrusalem là những người chịu trách nhiệm chính về việc phá huỷ đền thờ khi lên án xử tử Đấng Mêsia, họ đã gây nên sự sụp đổ đền thờ về mặt thiêng liêng và việc Thiên Chúa không còn hiện diện nơi đó. Nhưng Chúa Giêsu đã xây dựng lại ngôi đền thờ đích thật trong ba ngày nhờ sự phục sinh của Người, Người đã thiết lập việc phụng tự mới, trong đó chứa đựng sự hiện diện của Thiên Chúa nơi bản thân Người. Đền thờ Giêrusalem từ nay được thay thế bằng một đền thờ được xây dựng trên chính bản thân Chúa Kitô.

Vậy, không hề chấm dứt việc tôn thờ sự hiện diện của Thiên Chúa, Chúa Kitô đã muốn đem đến cho nó một tầm mức rộng lớn nhất. Từ nay việc phụng tự sẽ gắn liền với bản thân Chúa Kitô phục sinh, như là việc phụng tự của đền thờ mới. Hồng ân mà Thiên Chúa ban xưa kia là sự hiện diện của Người giữa dân Người không bị huỷ bỏ, nhưng được hoàn tất cách cao vời nhất nơi Chúa Kitô. Nếu xưa kia Thiên Chúa cư ngụ trong một cái lều hay một ngôi nhà, để cho dân Người có thể đến với Người, thì Con Thiên Chúa, Đấng đã muốn cư ngụ giữa chúng ta nhờ việc nhập thể, đã ước muốn một sự hiện diện bảo đảm và dễ gặp gỡ hơn.

Việc tôn thờ sự hiện diện trong giao ước mới không thể thấp kém hơn trong giao ước cũ. Vậy xem ra mọi sự đều mời gọi chúng ta nghĩ rằng Chúa Kitô đã có ý hướng phát triển tối đa việc phụng tự này.

SỰ hiỆn diỆn tẠi thẾ và lỜi hỨa mỘt sỰ hiỆn diỆn vĩnh viỄn

Chúa Giêsu cho thấy Người hiểu tầm quan trọng của sự hiện diện của Người trên trần gian như biến cố độc nhất lịch sử thế giới “Còn anh em, mắt anh thật có phúc vì được thấy, tai anh em thật có phúc, vì được nghe. Quả thế, Thầy bảo thật anh em, nhiều ngôn sứ và nhiều người công chính đã mong thấy điều anh em đang thấy, mà không được thấy, nghe điều anh em đang nghe, mà không được nghe.” (Mt 13,16-17). Đây là một sự hiện diện khả giác, sự hiện diện của Đấng cho ta thấy và nghe Người. Chúa Giêsu muốn cho những người được hưởng sự hiện diện này biết quí trọng điều ấy. Người biết giá trị của hồng ân là sự hiện diện của bản thân Người.

Vậy liệu ta có thể ước đoán ý hướng của Người muốn mở rộng ân huệ là sự hiện diện của Người đến những ai đã không được hưởng sự hiện diện hữu hình của Người không ? Nếu người ước mong cho người ta quí trọng sự hiện diện của Người, thì làm sao Người lại không tận dụng khả năng do việc thiết lập phép Thánh Thể cống hiến để phổ biến sự hiện diện này một cách rộng rãi hết sức có thể Người biết niềm ước ao của nhân loại muốn hưởng sự hiện diện của Người, thì làm sao Người lại không muốn ban cho mọi người hạnh phúc của những ai đã gặp Người

Lời Chúa Giêsu hứa với các môn đệ trước khi Người lên trời cũng rất đặc biệt. Đó là những lời cuối cùng Tin Mừng Matthêô đã ghi lại “Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20). Khi sắp ra đi, Chúa Giêsu bảo đảm cho các môn đệ không những sự trợ giúp của Người, nhưng chính sự hiện diện liên lỉ của Người. Người biết sự vắng mặt của Người có nguy cơ làm cho các môn đệ phải u sầu Người hứa cho các ông một sự hiện diện trường tồn. Đó là một sự hiện diện sẽ đồng hành với Giáo Hội trong tất cả tiến trình phát triển của Giáo Hội, vì sẽ tồn tại cho đến tận thế.

Đây không còn là một sự hiện diện khả giác sự hiện diện khả giác này đã chấm dứt từ ngày Thăng Thiên. Đây là một sự hiện diện thiêng liêng, phải được hiểu một cách cụ thể, như một sự hiện diện thân mật, vì những lời “Thầy ở với anh em” diễn tả một sự kết hiệp mật thiết, không thể phân ly, được bảo đảm bởi sự hiện diện trường tồn vĩnh hằng của Thiên Chúa. Một sự hiện diện thường nhật, đi vào diễn tiến của từng ngày.

Liệu Chúa Giêsu đã có thể hứa sự hiện diện này mà không hề nghĩ đến phép Thánh Thể không Phải chăng Người đã không dự kiến một sự hiện diện Thánh Thể sẽ đi theo đời sống và sự bành trướng của Giáo Hội cho đến tận thế Nếu chỉ xét riêng, một cách độc lập, thì những lời Chúa Giêsu nói trước khi lìa bỏ thế gian không có chứa đựng một ám chỉ nào về Thánh Thể, nhưng nhắm một cách khái quát đến tất cả những gì bao hàm trong lời khẳng định “Thầy ở với anh em” theo nghĩa đó, những lời ấy có thể bao hàm ý hướng một sự hiện diện Thánh Thể nhưng không diễn đạt ý hướng đó.

Tuy nhiên, chúng ta phải giả thiết có ý hướng này trong những lời cuối cùng bảo đảm một sự hiện diện trường tồn. Thực vậy, cách chung Chúa Giêsu không chỉ thiết lập một chế độ trợ giúp thuần tuý thiêng liêng Người đã muốn thông ban chính sự sống của Người qua phép Thánh Thể, đến độ làm cho lương thực Thánh Thể trở thành một yêu tố thiết yếu của sự phát triển đời sống tâm linh. Đồng thời, chúng ta phải nghĩ rằng Chúa Giêsu cũng muốn cung cấp cho các tín hữu không phải chỉ một sự trợ giúp nhất thời nhưng một sự hiện diện Thánh Thể trường tồn để đem đến cho những lời “Thầy ở với anh em” một sức mạnh có tính bí tích và làm cho sự tiếp xúc của các tín hữu với ngôi vị thần linh của Người hiệu
quả hơn.

Thánh ThỂ là bí tích có giá trỊ đỘc nhẤt

Ý hướng của Chúa Giêsu muốn làm nảy sinh một việc tôn thờ sự hiện diện Thánh Thể còn có thể được nhận thấy qua vị trí đặc biệt mà Người đã muốn dành cho Thánh Thể trong kế hoạch bí tích. Khi thiết lập phép Thánh Thể, Chúa Giêsu đã muốn trao ban cho Giáo Hội một bí tích phép Thánh Thể được xem là một trong bảy bí tích. Nhưng không phải là một bí tích giống các bí tích khác, mà có một tính cách đặc biệt. Các bí tích khác đem lại ân sủng bằng cách biểu thị ân sủng. Phép Thánh Thể là bí tích duy nhất không những thông ban ân sủng mà còn trao ban chính tác giả của ân sủng. Phép Thánh Thể đem đến sự sống thần linh bằng cách trao ban chính bản thân Chúa Kitô.

Việc Chúa Kitô trao ban chính bản thân Người được thực hiện trong bữa ăn. Chính Chúa Kitô tự ban mình làm lương thực và của uống nhờ mình và máu Người. Đó là chân lý tỏ hiện trong việc loan báo phép Thánh Thể “Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy” (Ga 6,57). “Kẻ ăn tôi” là một thuật ngữ nhấn mạnh đến sự kiện nghịch thường là Chúa Kitô để cho ta ăn chính “ngôi vị “của Người. Nó tương ứng với lời khẳng định được Chúa lập lại nhiều lần “Tôi là bánh trường sinh” (Ga 6,35.48). “Tôi là bánh hằng sống” (Ga 6,51). Thuật ngữ “tôi là bánh” nhấn mạnh đến chính việc ngôi vị dấn mình làm lương thực trong bữa ăn.

Cần lưu ý lời khẳng định này đòi hỏi đức tin cách đặc biệt đến độ ta phải gán cho nó một tầm mức tổng quát. Chúa Kitô đòi hỏi sự gắn bó đức tin với bản thân Người như là nguồn sự sống Người nêu lên đòi hỏi này trong bối cảnh lời hứa về phép Thánh Thể, nhưng lời Người tuyên bố, cùng với đức tin nó đòi hỏi, dường như vượt ra ngoài khung cảnh này và mang một giá trị phổ quát “Thật, tôi bảo thật các ông, ai tin thì được sống đời đời. Tôi là bánh trường sinh…” (Ga 6,47-48).

Việc cố ý nhấn mạnh đến sự hiện diện của bản thân Chúa Kitô trong hồng ân Thánh Thể khiến chúng ta nghĩ rằng Chúa Giêsu đã ước ao một sự đáp trả thích hợp, để đón nhận hồng ân thần linh này, một sự đáp trả xét đến tính cách đặc biệt của phép Thánh Thể. Vì ở đây Chúa Kitô trao ban chính bản thân Người, thì việc đón nhận ngôi vị này phải được bảo đảm đặc biệt hơn.

Đã hẳn việc đón nhận này có thể được biểu lộ qua phụng vụ bữa ăn, tuy nhiên bữa ăn có giá trị riêng của nó, với một mục đích phong phú, mà thường không cho phép dễ dàng biểu lộ lòng quí trọng đối với sự hiện diện của ngôi vị. Trong lịch sử Giáo Hội, sự phát triển của việc tôn thờ Thánh Thể đã nảy sinh từ nhu cầu nhìn nhận minh nhiên hơn sự hiện diện này và mừøng kính mầu nhiệm của sự hiện diện ấy.

Việc tôn thờ Thánh Thể làm sáng tỏ một khía cạnh của Thánh Thể thuộc phần cốt yêu của việc thiết lập để thông ban ân sủng, hồng ân trao phó trước cho nhân loại ngôi vị nhờ đó ân sủng được tuôn đổ.


Giá trỊ cỦa viỆc tôn thỜ ngôi vỊ Chúa Kitô

Ước muốn của Chúa Kitô về một việc tôn thờ đặc biệt đối với sự hiện diện Thánh Thể được xác nhận qua nhiều chỉ dẫn của Tin Mừng.

Có một giai thoại cho thấy Người chờ đợi và tán thành việc tôn thờ dành cho bản thân Người. Đầy lòng biết ơn vì phép lạ vĩ đại Chúa đã phục sinh em mình, Maria làng Bêtania đã mua một bình dầu thơm rất đắt giá và đổ trên chân Chúa Giêsu. Phản ứng của Giuđa cho thấy hắn coi trọng tiền bạc hơn Thầy mình đến mức nào “Sao lại không bán dầu thơm đó lấy ba trăm đồng bạc mà cho người nghèo “(Ga 12,5). Tác giả sách Tin Mừng nhận xét rằng lời chỉ trích này của Giuđa không phải do mối quan tâm của hắn đối với người nghèo nhưng vì lòng ham mê tiền bạc. Chúa Giêsu đã lên tiếng bênh vực Maria. Sau khi biện minh cho cử chỉ hành động của cô, hành động báo trước cách nhiệm mầu việc mai táng Người, Chúa Giêsu đi đến một điều suy xét tổng quát hơn “Thật vậy, người nghèo thì anh em luôn có bên cạnh còn Thầy, anh em không có mãi đâu.” (Ga 12,8).

Qua những lời này, Chúa Giêsu công bố tính cách chính đáng và tối thượng của việc tôn kính dành cho bản thân Người. Những nhu cầu phục vụ người nghèo không thể bị coi nhẹ, nhưng không được miễn cho chúng ta phải thành thật tôn kính Chúa Kitô. Qua việc xức dầu thơm, Maria đã bày tỏ việc tôn kính xứng đáng với ngôi vị Chúa Kitô thậm chí cử chỉ của cô còn được hội nhập vào ý định của Thiên Chúa trong hy tế cứu chuộc, đem đến cho nó một mục đích cao cả hơn, nghĩa là nhắm đến việc mai táng Người.

Trước đó Maria đã chứng tỏ một thái độ báo trước thế nào là việc tôn kính dành cho bản thân Đấng Cứu Thế. Khi Chúa Giêsu đến Bêtania, Người đã được Martha tiếp đón Martha đóng vai chủ nhà và lo việc tiếp khách và chuẩn bị bữa ăn. Còn Maria, theo lời thánh Luca, thì ngồi dưới chân Chúa và lắng nghe lời Người. Cảm thấy mình quá bận rộn vì việc phục vụ, Martha xin Thầy can thiệp “Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để ý tới sao ? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay !” (Lc 10,40). Thực ra, đây là một vấn đề có tầm mức tổng quát, là xem điều gì quan trọng nhất, điều gì ít quan trọng hơn. Phải chăng việc phục vụ tha nhân trọng hơn mọi việc hành xử khác, ngay cả việc chiêm niệm và lắng nghe lời Chúa. Sau khi trách Martha để cho mình lo lắng về quá nhiều chuyện, Chúa Giêsu cho Maria có lý cô em đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi (Lc 10,38-42).

Chúa Kitô muốn cho chúng ta hiểu giá trị hàng đầu của việc tôn sùng dành cho bản thân Người. Chắc hẳn, Người đánh giá cao sự tận tuỵ của Martha vì nhận ra đó là hình ảnh của chính động thái của Người, vì Con Người đã đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ (Mt 20,28).Tuy nhiên, khi nhấn mạnh việc Maria đã chọn phần tốt nhất, Người cho thấy rõ vị trí tối thượng của tình yêu dành cho bản thân Người. Người cũng cho chúng ta hiểu rằng vị trí tối thượng này không phải là một yêu sách do lòng ích kỷ, Người là đón nhận một hồng ân đem lại hạnh phúc cho kẻ lãnh nhận đó là phần tốt nhất.

Chính phần tốt nhất này được ban tặng cho chúng ta trong việc tôn thờ sự hiện diện Thánh Thể, và vì thế Chúa Giêsu đã muốn cách đặc biệt việc tôn thờ này.

Kêu gỌi đỨc tin và viỆc thỜ phưỢng

Việc tôn thờ Thánh Thể giúp phát triển một bầu khí đức tin và thờ phượng.

Chúa Giêsu đã đặc biệt kêu gọi đức tin của những kẻ nghe Người khi Người loan báo phép Thánh Thể. Người đã gặp phải nhiều phản ứng không tin không những nơi đám đông dân chúng mà cả trong số các môn đệ, khi Người nói lên sự cần thiết phải ăn thịt và uống máu Con Người để có sự sống đích thật, sự sống đời đời. Tuy nhiên Người cũng đã nhận được một sự gắn bó đức tin long trọng từ Phêrô, đại diện cho nhóm mười hai.

Đức tin mà phép Thánh Thể đòi hỏi là đức tin trong toàn bộ mầu nhiệm kitô giáo, và đặc biệt, đức tin vào Chúa Kitô phục sinh và thăng thiên. Đó là một đức tin gắn bó cách cá vị với Chúa Kitô và đáp trả lại sự hiện diện của bản thân Người. Đó là đức tin đón nhận những lời “Này là mình Thầy”, “Này là máu Thầy” qua việc tin vào thực tại vô hình được diễn tả trong đó.

Việc tôn thờ gắn liền với đức tin. Mối liên kết giữa đức tin và thờ phượng đã xuất hiện trong tường thuật Tin Mừng về việc chữa lành người mù từ thuở mới sinh. Chúa Giêsu đòi hỏi người này, sau khi được chữa lành, phải làm một hành vi đức tin “Anh có tin vào Con Người không”. Qua đó Chúa muốn đem đến cho phép lạ tất cả ý nghĩa của nó Người đem ánh sáng đến không những cho con mắt mà cho cả linh hồn. Hành vi đức tin đã được chuẩn bị qua các cuộc tranh luận của người mù với các người biệt phái, sau khi được chữa lành, vì những người biệt phái không chịu chấp nhận phép lạ đã thực sự xảy ra. Ngỡ ngàng trước kiểu nói bí nhiệm “Con Người”, người này đầy lòng tin tưởng nơi Chúa Giêsu liền nêu câu hỏi “Thưa Ngài, Đấng ấy là ai để tôi tin. Anh ta nhận được câu trả lời như sau “Anh đã thấy Người. Chính Người đang nói nói với anh đây.” Lập tức anh biểu sự gắn bó đức tin “Thưa Ngài, tôi tin” Sự gắn bó đức tin này được tiếp nối bằng việc thờ lạy “Rồi anh sấp mình xuống trước mặt Người” (Ga 9,35-37) Việc tôn thờ sự hiện diện giúp cho việc thờ phượng có thể được diễn đạt đầy đủ hơn. Sự hiện diện của Chúa Kitô trong nhà tạm làm phát sinh những cử chỉ thờ phượng và việc trưng bày Mình Thánh Chúa mời gọi một thái độ thờ phượng chiêm niệm. Trong lòng đạo đức kitô giáo, việc thờ phượng Thánh Thể chứng tỏ rằng hồng ân Thiên Chúa là sự hiện diện được đón nhận và quí trọng.

Ta phải nhìn nhận trong việc tôn thờ Thánh Thể một biểu hiện đặc sắc của việc phụng tự. Việc thờ phượng biểu thị chính xác hơn sự kính tôn dâng lên Đấng mà ta xem như có quyền chủ tể tuyệt đối của Thiên Chúa, nó biểu lộ lòng tin vào Chúa Kitô, vào ngôi vị thần linh của Con Thiên Chúa. Việc tôn thờ Thánh Thể nhận ra quyền chủ tể này trong một dấu chỉ khả giác, nơi đó sự hiện diện của Thiên Chúa được tỏ bày một cách cụ thể và khiêm hạ nhất.

Thật khó mà có thể nghĩ rằng, khi lập phép Thánh Thể, Chúa Giêsu đã không dự kiến và chờ đợi sự phát triển sau này của lòng đạo đức liên quan đến việc tôn thờ Thánh Thể. Người đã khẳng định một cách thạât mạnh mẽ sự hiện diện của mình và máu Người, làm sao Người lại có thể không ước muốn những hệ quả của sự hiện diện ấy Liệu Người lại không thoáng thấy chuyển động của đức tin và việc tôn thờ sẽ diễn ra trong sinh hoạt của Giáo Hội Chúng ta phải giả thiết rằng tầm nhìn của Người mở rộng đến tương lai xa xăm và Người đã thoáng thấy ngày mà các nơi thờ phượng sẽ mang đầy đủ giá trị nhờ sự hiện diện trường tồn của Người. Liệu Người đã không hy vọng rằng những lời Người nói sẽ ngày càng được hiểu rõ hơn và sẽ làm nảy sinh một chuyển động ngưỡng mộ dẫn đến việc thiết lập một lễ phụng vụ dành riêng cho việc thờ kính sự hiện diện Thánh Thể Người đã dự kiến nhiều khía cạnh khác trong sự phát triển của Giáo Hội, nhưng đặc biệt hơn, tầm quan trọng Người gán cho phép Thánh Thể đã không thể nào không khiến Người ước mong những lợi ích thiêng liêng mà việc tôn thờ sự hiện diện và việc thờ phượng Thánh Thể sẽ mang lại cho các tín hữu.

Người đã chỉ giới hạn vào việc diễn tả chân lý cốt yêu ở khởi điểm của tất cả sự phát triển này “Này là mình Thầy”, “Này là máu Thầy”. Người ẩn giấu trong đó những ý hướng sâu xa mà sẽ được bộc lộ trọn vẹn hơn trong tương lai của Giáo Hội. Khi trao phó Giáo Hội này cho Chúa Thánh Thần, Người biết rằng việc khám phá ra sự hiện diện Thánh Thể sẽ kéo theo những hệ quả thật to lớn đối với việc thờ phượng và đời sống Kitô giáo.

HưỚng đẾn mỘt viỆc thỜ phưỢng cỘng đỒng

Huấn thị Mầu nhiệm Thánh Thể số 63 khuyến khích tất cả các cộng đoàn kitô hữu, “trong những nhà thờ hay nhà nguyện bình thường có lưu giữ Thánh Thể, nên đặt Mình Thánh Chúa cách long trọng mỗi năm, kéo dài một thời gian nào đó, để cộng đoàn địa phương có thể suy niệm và tôn thờ mầu nhiệm này một cách thư thái hơn.”

Như thế, bởi vì Thánh Thể đã được cử hành một cách cộng đồng, trong tinh thần chung sống huynh đệ, một thời gian thờ phượng cộng đồng chỉ có thể tăng cường sự hiệp nhất của mọi phần tử của cộng đoàn Thánh Thể.

Cùng nhau nội tâm hóa cuộc vượt qua, chiêm ngắm trong tâm hồn cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, tạ ơn vì những điều kỳ diệu Thiên Chúa đã làm, đón nhận tất cả năng lực, tất cả sức năng động của một Thiên Chúa hiến mình cho ta, củng cố lòng tin, lòng cậy và lòng mến của một cộng đoàn.

Nếu việc cử hành Thánh Thể mang một chiều kích cộng đồng, thì việc thờ phượng cũng vậy. Bắt nguồn từ việc cử hành Thánh Thể, việc thờ phượng cũng bao hàm một chiều kích cộng đoàn, có ưu thế trên một hành động thuần tuý cá nhân. Tôi không thờ phượng Thánh Thể một mình vì tôi không cử hành Thánh Thể một mình. Và cho dù tôi ở một mình trước Thánh Thể, tôi luôn luôn hiệp thông với Giáo Hội.

Linh đẠo VưỢt Qua

Phụng vụ là một hành vi của Giáo Hội, một hành vi mang tính xã hội, một hành vi của cộng đoàn tập hợp, một hành vi cho chúng ta vượt qua từ cái chết của mình sang đời sống của Đấng Phục Sinh. Thánh Clêmentê thành Alexandria nhắc nhở chúng ta “Bạn phải vượt qua liên lỉ”.

Cuộc vượt qua này được cử hành, xác nhận, nhìn nhận khi cử hành bữa tối của Chúa. Hơn thế nữa, nó diễn đạt một kinh nghiệm sống, một định hướng cho đời sống. Tất cả cuộc sống của tôi diễn tiến như một cuộc vượt qua, vượt qua trong thời gian và sự tăng trưởng của đời người. Sống trong lòng tin, hiệp thông với Chúa Kitô, cuộc vượt qua này mang một ý nghĩa khác. Nó trở thành một con đường dẫn đến sự Sống, một cuộc tiến bước của con người phục sinh, một chiến thắng của sự canh tân, cho đến khi hoàn tất trong vinh quang của Chúa Cha. Một cuộc vượt qua đòi hỏi một cuộc chiến đấu, không ngừng phản kháng những ngẫu tượng luôn lôi kéo chúng ta. Một sự vươn lên trong tình yêu của một Thiên Chúa cứu độ và giải phóng. Sống cuộc vượt qua này hiệp nhất với Chúa Kitô, Đấng thực hiện cuộc vượt qua của chính mình trong cái chết, là mở ra con đường hy vọng đích thật. Như thế, “tham dự cách sâu xa hơn vào Mầu Nhiệm Vượt Qua” không chỉ bao hàm việc cử hành, nhưng liên hệ đến tất cả cuộc sống của tôi. Vượt qua được in sâu trong đời tôi. Đời tôi trở thành một cuộc vượt qua.

Xem đời tôi như một cuộc vượt qua đưa tôi đến chỗ khám phá sự nhưng không của Thiên Chúa. Đấng không ngừng tuôn đổ sự sống của Người trong tất cả các chi thể của Thân mình Người. Cái nhìn của Thiên Chúa, sự gần gũi của Người, sự đồng hành của Người thuần tuý mang tính cách nhưng không. Người không ngừng yêu thương. Tình yêu Thiên Chúa dành cho con người là một tình yêu gần như điên rồ.

Đời tôi là một cuộc Vượt Qua được tình yêu Thiên Chúa dẫn đưa, được xây dựng trên nền tảng là một lựa chọn căn bản sống trong Thiên Chúa theo chân Chúa Kitô, ở lại trong Chúa Kitô bằng cách đưa đời tôi vào sâu trong Người. Tôi tìm được nơi Người Bánh làm cho sống, lương thực để sống trong hy vọng.

Một linh đạo, một đời sống tâm linh, một đời sống tập trung vào Chúa Kitô, xây dựng trên cuộc Vượt Qua của Người mời gọi tôi ước muốn lưu lại trong Đấng là lương thực đích thực. Con đường của bí tích Thánh Thể là con đường vượt qua, con đường của Chúa Giêsu. Làm sao lại không cùng tiến bước với Người trên con đường của Người Con đường xuất hành, con đường vượt qua. Vượt qua từ sự chết sang cõi sống, từ hận thù đến yêu thương, từ nô lệ đến tự do, từ áp bức đến kính trọng, từ cô đơn đến hiệp thông.

Con người thờ phượng Thánh Thể là con người vượt qua. Trong việc cử hành Thánh Thể, cùng với cộng đoàn, người ấy nhận ra những dấu vết của công trình sáng tạo của Thiên Chúa trong đời mình, dấn thân trong công trình sáng tạo tình thương, loan báo một Thiên Chúa gần gũi và đồng hành với con người. Trong khi cầu nguyện, người đó chiêm ngắm tất cả những dì mình lãnh nhận từ Thiên Chúa khi nhìn lại cuộc sống mình, như dân Israel ca ngợi những ân huệ của Chúa, như Chúa Giêsu tạ ơn Cha Người. Con người thờ phượng Thánh Thể là con người của cuộc Vượt Qua.

Ở lẠi trong Chúa Kitô

Tin Mừng của thánh Gioan thường triển khai ý tưởng “ở lại”, khi thì trên bình diện thuần tuý thể lý để diễn tả một nơi chốn, khi thì trên bình diện biểu tượng để nói lên ý hướng của Chúa Giêsu, nghĩa là đi vào hành trình của đời sống con thảo. Cũng như Chúa Giêsu sống một mối tương quan con thảo đối với Cha Người, Người cũng lôi kéo những ai muốn theo Người đi vào một tương quan mở ra con đường dẫn đến Chúa Cha, để cùng với Người sống thái độ con thảo. Chúa Giêsu là con đường dẫn đưa chúng ta đến với Chúa Cha, đi vào một đời sống hiệp thông với Chúa Cha.

Còn một khía cạnh khác của việc “ở lại”, đó là việc Thiên Chúa ở lại trong chúng ta. Chiều kích “ở lại” này liên hệ đặc biệt đến Lời Chúa (x. Ga 5,38 15,7-8). Lời Chúa có thể ở lại trong chúng ta, trong mức độ chúng ta đã khám phá ra tình yêu của Người đối với chúng ta.

Phép Thánh Thể là nơi biểu lộ tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta và nơi công bố tình yêu ấy trong việc Người hiến mạng sống mình trên thập giá.

Ở lại trong tình yêu của Chúa Kitô lôi kéo tôi đến việc duy trì một mối tương quan con thảo với Thiên Chúa Cha để “ở lại” trong tình yêu của Người và để cho tình yêu ấy nắn đúc mình.

Ở lại trong Chúa Kitô là ở lại trong tình yêu của Thiên Chúa, là trở nên người con đích thực của Thiên Chúa.

Do đó, tôi hiểu được rằng việc cử hành Thánh Thể cho tôi được loan báo tất cả quyền năng của tình yêu này, trong một bầu khí huynh đệ. Việc thờ phượng Thánh Thể, giờ chiêm ngắm, mời gọi tôi vượt trên một sự hiện diện thuần tuý thể lý, thậm chí tình cảm hay cảm xúc. Điều cốt yếu là thực sự đi vào nơi cư ngụ của Thiên Chúa, trong tình yêu sáng tạo và cứu chuộc của Người. Chúa Kitô, trong cái chết và sự phục sinh của Người, chính là con đường, là cửa ngõ dẫn vào tình yêu ấy.

Huấn thị Mầu nhiệm Thánh Thể mời gọi các kitô hữu “đáp lại bằng tâm tình tạ ơn hồng ân của Đấng không ngừng tuôn đổ sự sống thần linh vào các chi thể của Thân mình Người”. Vấn đề ở đây, một đàng là nhận biết tình yêu nhưng không của Thiên Chúa, Đấng muốn lập cư trong chúng ta và, đàng khác, trao dâng một lời đáp trả đầy lòng tin tưởng cũng nhưng không, bằng cách tìm kiếm nơi cư ngụ của Thiên Chúa.

Chúng ta cũng được mời gọi “nán lại” bên Chúa Kitô, để sống với Người, trong sự thân mật, một giây phút hiến dâng và trao đổi, tâm sự.

Tất cả những thuật ngữ này đều diễn đạt ý nghĩa sâu xa là ước muốn ở với Chúa Kitô để Người ở lại trong chúng ta và chúng ta ở lại với Người.

“Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy.” (Ga 6,56)

ThỜ phưỢng Thánh ThỂ, thỜi gian tẠ ơn và hiỆp thông

Sau khi đã suy tư về những giá trị của một linh đạo Vượt Qua, chúng ta có thể mô tả việc thờ phượng, luôn liên kết với việc cử hành Thánh Thể, như một thời gian nội tâm hóa một cách sâu đậm.

Bầu khí của những giây phút chiêm ngắm này chắc chắn phải là bầu khí tạ ơn. Một tâm tình, một chuyển động biết ơn đối với một Thiên Chúa mà Chúa Giêsu gọi là “Abba”, Cha.

Hướng về Chúa Cha, như một đứa trẻ đầy lòng tin tưởng, tôi nhớ lại. Tôi tưởng nhớ đến tình yêu sáng tạo của Người, đến việc Người dấn thân trong đời sống và vì sự sống, đến tất cả những phúc lành Người loan báo, đến hành động cứu chuộc, giải phóng, đến tất cả những dấu chỉ về sự hiện diện của Người, đến tất cả những lời Người kêu gọi hy vọng, những tiến trình hòa giải của Người, đến việc Người dấn thân vì hòa bình và công lý, đến lời Người hứa sẽ trở lại để hoàn tất mọi sự. Tôi tưởng nhớ đến mọi kỳ công của Người trong lịch sử, hôm qua, hôm nay và ngày mai. Không những những dấu vết của Thiên Chúa nơi kẻ khác, mà cả trong bản thân tôi, trong lịch sử riêng tư của tôi, trong đời sống rhường nhật của tôi. Tôi nhớ đến tất cả những dấu ấn của Thiên Chúa trong lịch sử nhân loại. Vâng, tôi tưởng nhớ.

Việc tưởng nhớ này biến thành đối tượng của lòng biết ơn, tâm tình tạ ơn, việc cầu nguyện, hân hoan ca hát và khẩn cầu. Tôi dâng lên Thiên Chúa lời cám ơn, một lời cám ơn chất chứa tâm tình biết ơn thúc đẩy tôi trao lại cho Chúa một lời đáp trả trung thành. Đời sống tôi trở thành việc diễn tả một sự dấn thân trọn vẹn vào hành động của Thiên Chúa. Một hành động vì ơn cứu độ, vì
sự sống.

Việc cử hành cuộc Tưởng Niệm không phải là việc lặp lại những lời nói, cử chỉ, nhưng là một nỗ lực đi vào tinh thần đã dẫn đưa Chúa Kitô sống cuộc Vượt Qua. Đi và để lãnh nhận cùng một tinh thần đó, ngõ hầu Thần Khí Chúa Kitô làm cho mọi hành động, cử chỉ của tôi có hiệu quả, cụ thể, cháy nóng sự hiện diện của Người, như hai môn đệ làng Emmau.

Như Chúa Giêsu, trong bữa tiệc Vượt Qua, tạ ơn Chúa Cha, cũng vậy, hiệp thông với Người, tôi hướng lòng trí về Chúa Cha để hát lên tâm tình biết ơn, lới ca ngợi của tôi. Một lời đáp trả tràn đầy hân hoan, mang tính phụng tự, phụng vụ và cộng đồng, trước việc công bố những điều kỳ diệu Thiên Chúa đã thực hiện, đặc biệt là giao ước, là tâm điểm nơi hội tụ mọi kỳ công của Thiên Chúa.

Tâm tình biết ơn này, được nuôi dưỡng nhờ việc tưởng nhớ, được cửû hành trong bí tích Vượt Qua là Thánh Thể, được nội tâm hóa bằng việc cầu nguyện, lôi kéo tôi đi vào chuyển động vượt qua của Chúa Kitô và cho tôi được sống, với Người và với anh chị em tôi, một sự hiệp thông với đời sống và dự phóng của Người.

Phải, việc tôn thờ Thánh Thể trở thành một sự lôi kéo, một con đường đi vào năng động của một cuộc Vượt Qua tạo nên niềm hy vọng, sự hòa giải và hiệp thông.

MỘt kiỂu mẪu thỜ phưỢng Thánh Th

Trong bối cảnh một cộng đoàn kitô hữu cử hành và sống bí tích Thánh Thể cách đầy đủ, nghĩa là trong đó chiều kích chiêm niệm đã đóng trọn vai trò nội tâm hóa nhờ phẩm chất của các phút thinh lặng phong phú và những phút cầu nguyện, thì phải khẳng định rằng một thời gian tôn thờ Thánh Thể ngoài thánh lễ không còn cần thiết. Tuy nhiên, tính cách ngắn gọn của thánh lễ như thường được cử hành không cho phép thực hiện những yêu cầu đó. Vì thế, việc tôn thờ Thánh Thể ngoài thánh lễ biểu lộ ước muốn nội tâm hóa cách sâu đậm hơn nữa cuộc Vượt qua của Chúa Kitô để sống sung mãn hơn và diễn đạt sự hiện diện trường tồn của Chúa.

Vậy chúng ta phải sống thời gian nội tâm hóa này thế nào. Liệu có một phương pháp, một cách thế đặc biệt nào không để sống thời gian cầu nguyện này. Phải kín múc từ mạch suối nào để lấp đầy khát vọng của tôi muốn sống trọn vẹn cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô

Huấn thị Mầu nhiệm Thánh Thể dạy “Khi tôn sùng Chúa Kitô hiện diện trong bí tích Thánh Thể, các tín hưũ phải nhớ rằng sự hiện diện này xuất phát từ hy tế” (số 50).

Phép Thánh Thể được cử hành cách cộng đồng là nguồn cảm hứng cho việc thờ phượng. Tất cả năng động chiêm niệm và nội tâm hóa của việc cử hành Thánh Thể chi phối thời gian cầu nguyện này. Điều đã diễn ra chung quanh hai Bàn Tiệc nuôi dưỡng việc cầu nguyện của tôi. Kinh Tạ Ơn được vị chủ tế công bố nhân danh cộng đoàn làm nên “cửa ngõ lý tưởng” để đi vào việc thờ phượng. Bằng cách nào ?

Chúng ta hãy tưởng tượng, một buổi sáng Chúa nhật, toàn thể cộng đoàn đã tập họp cử hành Thánh Thể tại nhà thờ. Cộng đoàn đã ý thức mình là “Thân Thể Chúa Kitô” trong thế giới. Để kéo dài thời gian ân sủng, cộng đoàn lại cùng nhau trở lại nơi tập họp ban sáng để “nội tâm hóa” những gì mình đã sống ban sáng. Mầu nhiệm cần chiếm đầy đủ vị trí trong đời sống của mỗi người và của cộng đoàn, mặc dù đã ý thức điều này trong khi cử hành.

Sau đây là cách cộng đoàn đó có thể “đi vào” việc thờ phượng. Dĩ nhiên có nhiều lối vào khác nhau. Thánh Thần, Đấng gõ cửa , chỉ có thể là Thánh Thần tình yêu tình yêu đối với Chúa Cha, tình yêu đối với Chúa Kitô, tình yêu đối với Chúa Thánh Thần. Chỉ có con đường tình yêu mới mở ra cho tôi cánh cửa thờ phượng :

Cửa số một : Đây là cửa thứ nhất để đi vào một thời gian thờ phượng. Cùng với anh chị em đã cử hành Thánh Thể ban sáng, tôi lắng nghe một lần nữa các trang Kinh Thánh đã được công bố ban sáng.

Sách Thánh (hay Sách Bài Đọc) đã được mở sẵn và đặt trên giá. Một (hay hai ba) người chậm rãi đọc lại những trang Lời Chúa ban sự sống, với những thời gian thinh lặng khá dài. Những lời chất chứa niềm hy vọng, nhắc lại cho tôi những hành động của Thiên Chúa trong lịch sử, sự hiện diện, sáng tạo của Người, cuộc nhập thể, cứu chuộc, lòng tin tưởng và trung thành của Người.

Bánh Thánh Thể ban sự sống trong Nhà Tạm hay trên Bàn Thờ là một lời mời gọi liên lỉ tìm kiếm Lời ban sự sống đích thực và làm tăng trưởng đức tin trong chúng ta. Lời này là lương thực, là bánh manna trong sa mạc, đem lại niềm tin tưởng trong nghi nan, hy vọng trong cảnh cô đơn.

Tôi lắng nghe lại những trang Kinh Thánh để gặp gỡ Chúa Kitô, Đấng đang nói với tôi. Tôi đón nhận Người như một Ngôi Vị sống động, Đấng muốn thực hiện với tôi một giao ước tình yêu và bình an. Lời Người bảo đảm cho tôi sự hiện diện của Người, khiến tôi tràn đầy niềm vui, niềm vui vì được viếng thăm và cứu độ.

Lời cầu nguyện của tôi chỉ có thể là lời tạ ơn.

Cửa số hai : Chúng ta cùng nhau tưởng niệm bữa ăn của Chúa và biến cố ï chết và phục sinh của Người.

Một phần tử trong cộng đoàn đọc lại những đoạn trong Kinh Tạ Ơn liên quan đến việc Tưởng Niệm. Tôi nghe những lời này “Này là Mình Thầy, hiến tế vì các con, Này là máu Thầy đổ ra vì các con”. “Chúng con loan truyền Chúa đã chịu chết, chúng con tuyên xưng Chúa đã sống lại, chúng con trông đợi Chúa lại đến trong vinh quang”. Một cách chậm rãi, theo nhịp điệu của hơi thở, tôi lặp lại trong lòng những lời đó. Tôi để cho những lời đó lưu lại trong lòng tôi, biến đổi những tâm tình của tôi. Như thế, đời tôi thấm nhuần những tâm tình của Chúa Kitô, Đấng hiến ban mạng sống Người vì yêu thương chúng ta. Tình yêu này mạnh mẽ và đầy quyền năng, đem lại ý nghĩa cho mọi sự yếu đuối và phong phú của tôi. Tôi ở lại trong cuộc đối thoại như thế với Chúa Kitô, dự phần vào mầu nhiệm biến đổi cao cả này.

Trong một lúc hiệp thông thật sâu đậm, tôi hiến dâng đời sống, những đau khổ, chiến đấu của tôi cho Chúa Cha. Tôi xin Người ban Thánh Thần để thánh hóa, biến đổi đời tôi, và giúp tôi vượt qua từ tất cả những cái chết nho nhỏ của tôi sang sự Sống.

Việc thờ phượng được sống như một thời gian hiệp thông với những sự đau khổ của Chúa Kitô, Đấng hiến dâng mạng sống mình cho Chúa Cha để giải phóng toàn thể nhân loại.

Lời cầu nguyện của tôi trở thành lời chuyển cầu cho mọi người, cho thế giới, cho người nghèo và những kẻ bé mọn, cho công lý và hòa bình, cho sự hòa giải giữa các dân tộc.

Cầu nguyện đầy lòng tin tưởng nơi Chúa Kitô, Đấng hòa giải mọi sự trong mọi người.

Cửa số ba : để sống một thời gian chiêm niệm Thánh Thể. Tất cả việc cầu nguyện là một bài ca tạ ơn dâng lên Thiên Chúa Cha vì hồng ân là Chúa Kitô.

“Lạy Cha, tạ ơn Cha thật là chính đáng và phải đạo.”

Một phần tử của cộng đoàn đọc phần đầu của Kinh Tạ Ơn, tức là kinh Tiền Tụng, đã được công bố trong thánh lễ ban sáng. Tôi nghe lại những lời ca ngợi dâng lên Chúa Cha, hát mừng những công trình kỳ diệu của Thiên Chúa được thuật lại trong Kinh Thánh. Lòng tôi tràn ngập tâm tình tạ ơn đối với Chúa Cha. Tất cả mọi kỳ công, tất cả mọi dấu chỉ cứu độ làm cho tôi tập trung vào biếân cố độc nhất đã tập hợp chúng tôi sáng nay. Khi hiến thánh bánh và rượu, và trao cho các môn đệ, Chúa Giêsu “đọc lời chúc tụng”, một lòi kinh ca ngợi và tạ ơn. Trong hy tế của Chúa Kitô, Chúa Cha đã làm mới lại giao ước với cộng đoàn .

Như trong việc cử hành, tôi nhận làm của mình những tâm tình hân hoan mà Chúa Giêsu đã diễn tả trong lời cầu nguyện tạ ơn Người dâng lên Chúa Cha.

Hiệp thông với Chúa Kitô, tôi cảm tạ Chúa Cha vì những việc kỳ diệu Người thực hiện trong lòng những kẻ nghèo hèn, vì sự hiện diện yêu thương cứu độ của Người, vì việc Người hiến ban mạng sống mình. Tôi nới rộng việc tạ ơn vì công trình sáng tạo, vì sự sống, vì thế giới.

Giây phút thờ phượng này là một thời gian biết ơn, cảm tạ. Một thời gian thúc đẩy tôi biến đời tôi thành một lời cầu nguyện ca ngợi liên lỉ.

Cửa số bốn : Kết hợp với những nhu cầu của thế giới, cộng đoàn chuyển cầu cho hòa bình, công lý và hòa giải.

Kinh Tạ Ơn nối kết chúng ta với những nhu cầu của Giáo Hội và thế giới. Cộng đoàn được mời gọi phát hiện những dấu chỉ thời đại dưới ánh sáng đức tin, chú tâm đến những nhu cầu của mọi người, chia sẻ những nỗi buồn và lo âu, những hy vọng và niềm vui của con người, mở mắt nhìn những biến cố tốt đẹp và bất hạnh ghi dấu thế giới.

Trên cung thánh, có thể đặt một quả địa cầu đánh dấu tất cả những nơi đang diễn ra những xung đột, chiến tranh, những hoàn cảnh khốn cùng (hạn hán, đói kém, lũ lụt, thiên tai, …), những tình trạng bất công, nhưng cả những dấu hy vọng, những đấu tranh cho hòa bình và hòa giải. Chúa Kitô ban sự sống mình là lương thực cho tất cả các “sa mạc” trên mặt đấât. Manna, bánh dành cho hết mọi người, cho sự sống. Kết hợp với Chúa Kitô ước muốn đổi mới mọi sự trong Người, tôi mang nơi mình ước muốn này của Chúa là tham gia vào việc sáng tạo một thế giới mới, trong khi chờ đợi Người đến trong vinh quang. Vì thế, cùng với toàn thể cộng đoàn, tôi chuyển cầu bên Chúa Cha, qua đó tôi bày tỏ ước muốn sống cuộc vượt qua một cách sung mãn, trong đời sống thường ngày.

 Cửa số năm : Thinh lặng.

Thờ phượng là một thời gian “ở lại” với Chúa Kitô hiện diện trong bí tích Thánh Thể. Nhìn tất cả những dấu chỉ hiện ra trước mắt, tôi cảm thấy như thể bị nắm bắt bởi sự hiện diện của Chúa Kitô và tôi lấy những tâm tình của Người làm của tôi. Người hiến ban sự sống Người vì yêu thương tôi và yêu thương toàn thể nhân loại. Tôi để cho bánh ban sự sống cư ngụ trong tâm hồn tôi, lương thực ban sự sống đời đời. Chúa Kitô nói lên cho tôi sự hiện diện của Người và tôi đón nhận sự hiện diện ấy. Giây phút sống tình yêu tinh tuyền. Một sự thinh lặng tràn đầy Thần Khí, tràn đầy Vinh Quang của Chúa.

Tất cả những giờ chiêm ngắm và thờ phượng này được kết thúc với vinh tụng ca ở cuối Kinh Tạ Ơn “Chính nhờ Đức Kitô, cùng với Đức Kitô và trong Đức Kitô, mà mọi danh dự và vinh quang đều qui về Chúa, là Cha toàn năng, đến muôn thuở muôn đời”.

Toàn thể cộng đoàn cùng hát bài vinh tụng ca để biểu lộ sự hiệp thông với Chúa Cha, nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Thánh Thần. Thời gian chiêm ngắm này, mà đã giúp chúng ta nội tâm hóa cuộc Vượt Qua của Chúa, làm phát sinh niềm vui phục vụ, lòng kiên nhẫn để tỉnh thức và chờ đợi, niềm tin tưởng để sống và ước muốn tưởng nhớ cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô.

Thời gian thờ phượng và chiêm ngắm này chỉ có thể làm phong phú đời tôi. Thời gian đó cũng tiếp nối việc cử hành. Ước muốn nội tâm hóa mầu nhiệm Vượt Qua được cử hành trong một tinh thần hiệp thông, đưa đời tôi vào chiều sâu, bắt nguồn từ Chúa Kitô hiến ban mạng sống Người vì yêu thương mọi người.

Sống trọn vẹn hơn cuộc Vượt Qua, trong một tình yêu say mê đến điên rồ, đó là ý nghĩa của việc tôn thờ Thánh Thể.

Thánh ThỂ, bí tích cỦa sỰ hiỆn diỆn

Đức tin và Truyền Thống của Giáo Hội Công Giáo luôn kiên định trước sau như một Chúa Kitô, Con Thiên Chúa nhập thể, chết và được tôn vinh, hiện diện dưới các hình Thánh Thể.

Sự hiện diện này của Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể làm nên sự phong phú lớn lao nhất và kho tàng của Giáo Hội. Tất cả các chứng từ, không thể nào kể siết, đều nhấn mạnh đến sự đồng nhất giữa Ngôi Lời Thiên Chúa từ đời đời hằng hướng về Chúa Cha, Chúa Giêsu, Ngôi Lời nhập thể hiến mình làm hy tế trên bàn thờ Thập giá, Chúa Giêsu phục sinh hiện ra với các tông đồ, và Chúa Kitô hiện diện trong phép Thánh Thể. Sự hiện diện của Đấng Thần-Nhân (=Thiên Chúa và con người) được thánh Augustinô gợi lên “Trong xác thịt này, Chúa đã bước đi trên trái đất của chúng ta và Người cũng đã ban cho chúng ta chính xác thịt này để ăn mà được ơn cứu độ và không ai được nhận lấy mà trước đó đã không thờ phượng, thành thử nếu thờ phượng xác thịt ấy, chúng ta sẽ không phạm tội, nhưng trái lại, chúng ta phạm tội nếu không thờ phượng.”

SỰ hiỆn diỆn Thánh ThỂ “đích thẬt, thỰc sỰ và bẢn thỂ”

Sự hiện diện đích thật này của Chúa Kitô dưới hình thức mong manh của bí tích (nhất là bánh ) đã khiến thánh Hyppôlytô tại Rôma, khoảng năm 215, lên tiếng cảnh giác những người lưu giữ Thánh Thể trong nhà riêng của họ để rước lễ hằng ngày “Mọi người phải coi chừng không để cho một kẻ ngoại đạo nào nếm thử Thánh Thể, hay một con chuột hoặc một con vật nào khác, và không được đánh rơi hay làm hư mất một chút gì của Thánh Thể, bởi vì đó là mình của Chúa Kitô phải được các tín hữu ăn và không được tỏ ra bất kính.

Sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể được khẳng định bởi chính những lời của Chúa Giêsu, được linh mục lặp lại trong mỗi thánh lễ. Còn gì rõ ràng trong sáng hơn là lời khẳng định kép này, và trước ngày Người dâng mình làm lễ tế hy sinh đẫm máu trên Thập giá “Này là Mình Thầy, này là Máu Thầy” Chúa Giêsu nói lên những lời đầy tính hiện thực này, vào một thời điểm bi thảm. Khi đến giờ để lại di chúc, Thầy chí thánh không trối lại cho các môn đệ một tài sản vật chất nào, nhưng để lại cho họ giới răn mới là phải yêu thương nhau và kho tàng là sự hiện diện của Người trong phép Thánh Thể.

Đây là một sự hiện diện rất đặc biệt. Chúa Giêsu đã hứa “Ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ” (Mt 18,20). “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40). Chúa Giêsu thực sự hiện diện với Giáo Hội dưới nhiều hình thức khác nhau.

Tuy nhiên, trong phép Thánh Thể sự hiện diện của Người vượt xa tất cả những gì chúng ta có thể tưởng tượng. Chúa Giêsu Kitô, chết vì chúng ta trên Thập giá và phục sinh sáng ngày Chúa nhật, hiện diện dưới hình dáng, dưới những dấu chỉ khả giác là bánh và rượu, trong bản tính con người đã nhận lấy từ cung lòng Đức trinh Nữ Maria và trong nhân tính đó Người đã chịu khổ nạn để cứu độ chúng ta và đã chết trên Thập giá trước khi được tôn vinh. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI viết trong thông điệp Mysterium Fidei (=Mầu nhiệm đức tin) “Sự hiện diện này được gọi là “thực sự”, không phải một cách độc hữu, như thể những sự hiện diện khác không phải là “thực sự”, nhưng một cách trổi vượt hơn cả, vì là sự hiện diện bản thể, và nhờ đó, Chúa Kitô, Thần-Nhân, làm cho mình hiện diện cách toàn vẹn.” Chúa Kitô hiện diện cách đích thật, thực sự và liên lỉ với Giáo Hội bằng nhiều cách. Cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần Người cư ngụ trong tâm hồn mọi tín hữu đã được rửa tội và làm cho họ sống nhờ ân sủng của Người. Tất cả những cách hiện diện này đều đích thật và thực sự. Sự hiện diện của Chúa Kitô trong phép Thánh Thể, thay vì đối lập với các kiểu hiện diện khác, trái lại, đem đến cho các cách hiện diện kia một mức sâu đậm mới. Tất cả các cách hiện diện của Chúa Kitô với Giáo Hội đều hướng tới phép Thánh Thể, trong đó Ngôi Lời Thiên Chúa ban mình một cách “bản thể”.

Trong bản Tuyên Xưng Đức Tin năm 1968, Đức Phaolô VI cũng phát biểu như vậy “Chúng tôi tin rằng, cũng như bánh và rượu được hiến thánh trong bữa Tiệc Ly đã được biến đổi thành mình và máu Chúa sẽ được hiến dâng trên thập giá vì chúng ta, cũng vậy bánh và rượu được linh mục hiến thánh cũng được biến đổi thành mình và máu Chúa Kitô vinh hiển ngự trên trời, và Chúng tôi tin rằng sự hiện diện nhiệm mầu của Chúa dưới những gì vẫn còn tiếp tục xuất hiện với giác quan chúng ta giống như trước, đó là một sự hiện diện đích thật, thực sự, bản thể…Sự hiện hữu độc nhất và không thể phân ly của Đức Chúa vinh hiển trên trời không được nhân lên, nhưng được làm cho hiện diện nhờ bí tích ở nhiều nơi trên thế giới, nơi thánh lễ được cử hành.”

Sự hiện diện của Chúa Kitô được gọi là hiện diện bản thể. Bánh và rượu được hiến thánh không phải là những dấu chỉ của một sự hiện diện thuần tuý thiêng liêng, nhưng là những dấu chỉ của sự hiện diện của Ngôi vị Ngôi Lời nhập thể. Thực vậy, “bản thể” là nguyên lý đồng nhất, cho phép ta nói với thánh Ambrôsiô giám mục thành Milan, một cách chắc chắn và chân thật “Điều mà chúng ta làm ra là thân mình sinh bởi Đức Trinh Nữ. Đó thực sự là xác thịt của Chúa Kitô Đấng đã bị đóng đinh thập giá, đã chịu mai táng. Vậy đó thực sự là bí tích của xác thịt Người.”

“BẠn ăn NgưỜi, nhưng chính NgưỜi đỒng hóa bẠn”

Tại sao Chúa Giêsu đã muốn hiện diện và ở lại trong Thánh Thể Lựa chọn này thật rõ ràng. Bánh và rượu là của ăn và của uống. Sự hiệp thông lòng bên lòng là việc tham dự trước ngay đời này vào sự hiệp thông tình yêu vô biên trong Nước Trời. Tính hiện thực của các lời Chúa Giêsu đã nói vào tối ngày thứ năm thánh cho chúng ta thoáng thấy ý hướng sâu xa của Người Chúa Giêsu muốn cho chúng ta tham dự vào Giao Ước mới được niêm ấn một lần là đủ trong hy tế đồi Can-vê, ngang qua một sự hiệp thông thực sự với Ngôi vị Thiên Chúa nhập thể của Người và từ đó được tôn vinh. Nhờ sự hiện diện của Người trong phép Thánh Thể, Chúa Giêsu đi vào sự hiệp thông mật thiết với mỗi người chúng ta để biến đổi chúng ta từ bên trong. Thánh Augustinô không ngần ngại nói trong một Bài Giảng về lễ Vượt Qua “Chúng ta ăn Người, nhưng chính Người đồng hóa chúng ta.” Chính vì lòng tin sâu xa này mà ngài đòi hỏi một sự kính trọng tuyệt đối đối với phép Thánh Thể. Người cảnh giác cách chung những kẻ tội lỗi công khai mà Người nhận diện trong cộng đoàn “Họ hãy tránh lên rước lễ, những người nào biết là tôi biết tội lỗi của họ, để họ khỏi bị đẩy ra khỏi thánh đường.”

Chúa Kitô muốn hiện diện với Giáo Hội dưới một cách thế đặc biệt sâu đậm trong Thánh Thể để dệt những mối liên kết chặt chẽ với môn đệ của Người và đưa họ vào sự hiệp thông tình yêu với Người.

Tôn thỜ Chúa Kitô hiỆn diỆn đỂ NgưỜi sỐng trong ta

Các đại hội Thánh Thể hòa nhập vào Truyền thống lớn của Giáo Hội dâng một việc phụng tự tôn thờ đối với bí tích Thánh Thể không những trong thánh lễ, mà cả bên ngoài việc cử hành “bằng cách lưu giữ bánh đã được hiến thánh một cách kính cẩn nhất, trưng ra cho các tín hữu long trọng thờ kính, rước kiệu Thánh Thể, đem lại niềm vui cho các đám đông” (Thông điệp Mầu nhiệm đức tin, số 56).

Qua việc tôn thờ Chúa Kitô hiện diện trong phép Thánh Thể, mỗi người tín hữu và toàn thể Giáo Hội nhìn nhận Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ, Cứu Chuộc, Đức Chúa và Thiên Chúa của mình. Việc tôn thờ Ngôi vị Thiên Chúa, được biểu thị và đồng thời ẩn giấu bởi các hình bí tích, làm nên sự đáp trả tình yêu của con người đối với Chúa Kitô - Đấng Cứu Độ, Đấng ban cho ta được trở nên những người con trong Người Con. Đức Gioan Phaolô II viết : “Sự tôn thờ của chúng ta giúp chúng ta thấu hiểu sự cao cả của cái chết của Chúa Kitô theo tính loài ngươiø trong cái chết đó, thế gian, nghĩa là mỗi người chúng ta, đã được yêu mến “đến cùng”. Như thế việc thờ phượng của chúng ta cũng là một sự đáp trả muốn tìm cách đáp đền Tình yêu đã chịu hiến tế cho đến chết trên thập giá đó là việc “tạ ơn” của chúng ta (Eucharistia), việc ca tụng ngợi khen của chúng ta vì đã được cứu chuộc nhờ cái chết của Người và vì đã được tham dự vào sự sống bất diệt nhờ sự phục sinh của Người.” [2]

Việc thờ phượng Chúa Kitô hiện diện trong bí tích Thánh Thể là nguồn sự sống và chân lý cho mỗi tín hữu và cho toàn thể Giáo Hội. Chúng ta đang sống trong một bầu khí nặng nề, bất lực trước cảnh tượng những sự suy đồi mà xã hội đang phải chịu hầu như ở mọi nơi trong nhiều lãnh vực. Bầu khí đó được thay đổi trong cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô - Thánh Thể. Trong bí tích Tình yêu của Người, Chúa Kitô làm tái sinh niềm hứng khởi và niềm vui đưa ta trở về giữa lòng thế giới để loan báo cho nó Tin Mừng “Chúng tôi đã gặp Chúa”. Giáo Hội và thế giới rất cần đến nền văn hóa Thánh Thể.

Trong phép Thánh Thể, Chúa Kitô hiện diện trở nên lương thực nuôi sống, thông ban cho chúng ta chính sự sống của Người và biến đổi chúng ta nhờ Tình yêu của Người. Chúa Giêsu làm như thế cho chúng ta điều Người đã thực hiện với các môn đệ Người. Chới với sau khi Người ra đi về cùng Chúa Cha, các môn đệ khám phá ra chân lý và chiều sâu của điều Người đã nói với họ “Này đây Thầy ở cùng anh em mọi ngày, cho đến tận thế” (Mt 28,20). Đức Gioan Phaolô nói tại Đại Hội Thánh Thể Nairôbi 1985 “Trong bí tích này, Chúa Giêsu luôn đến với chúng ta. Chúng ta không mồ côi. Người ở với chúng ta ! Và vì thế, ngay từ đầu, các môn đệ và các chứng nhân của Chúa chúng ta, Đấng bị đóng đinh và đã phục sinh, đã luôn trung thành với giáo huấn của các tông đồ, với sự hiệp thông huynh đệ, với việc bẻ bánh và cầu nguyện.

Mỗi thánh lễ của chúng ta kết thúc với một lời cầu nguyện sau hiệp lễ, trong đó chúng ta kết hợp lời cầu xin với hồng ân đã lãnh nhận lãnh nhận là xin thêm nữa. Dù được diễn đạt bằng những từ ngữ khác nhau, lời cầu xin vẫn là một “Lạy Chúa, xin ban cho chúng con ơn là không bao giờ phản bội hồng ân đã lãnh nhận và luôn tiến bước trước thánh nhan Cha hướng về Nuớc Trời !” Phụng vụ Đông Phương gợi lên ở đây lời cầu xin của người Trộm Lành và khẩn cầu để không phản bội Chúa như Giuđa. Vào cuối cuộc cử hành Thánh Thể, Giáo Hội giúp chúng ta ý thức điều đó điều cốt yếu của đức tin tuỳ thuộc cách chúng ta chúng ta sẽ sống đức mến của Thiên Chúa và làm cho Chúa Kitô hiện diện giữa thế giới. Sự cao cả của Thánh Thể đưa chúng ta về với địa vị tối thượng của Tình Yêu đó chính là Chúa Giêsu Kitô được tỏa lan và thông ban.


 



[1] CĐ Trentô, khóa XIII, đ.6.

[2] x. Thư gởi các giám mục nhân ngày thứ năm tuần thánh năm 1980.


Mục Lục | Trở Về Trang Nhà