phỤ trương :

 

 

ĐẾN VỚI MÁI TRƯỜNG CỦA ĐỨC MARIA, NGƯỜI PHỤ NỮ

LUÔN “HƯỚNG VỀ HY LỄ TẠ ƠN”.

Lm. Phi Khanh Vương Đ́nh Khởi, OFM.

 


T̀M HIỂU CHƯƠNG VI,

Thông điệp ECCLESIA DE EUCHARISTIA

của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

AD MARIAE SCHOLAM, MULIERIS “EUCHARISTICAE”

 

 

DẪN NHẬP

 

1. Lời trần t́nh

Những suy nghĩ sau đây được viết ra để chia sẻ với Linh mục đoàn Giáo phận Đàlạt trong khóa Bồi Dưỡng tháng 11 năm 2004. Trong t́nh hiệp thông huynh đệ giữa linh mục với nhau, tác giả cảm thấy được tự do, như con cái trong nhà, nói hết những suy nghĩ của ḿnh để anh em rộng đường suy nghĩ tiếp và thảo luận, nhằm đào sâu tư tưởng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong Thông điệp Ecclesia de Eucharistia (EdE). Tác giả chỉ có ư hướng hoàn toàn tích cực và xây dựng, không hề chủ trương bút chiến. Thi thoảng chỉ nêu lên vài lời chất vấn thanh thản về cách hiểu và dịch một số từ ngữ của Thông điệp này, và đề nghị xem xét lại để thực sự trung thành với tư tưởng của Đức Thánh Cha. Chính tác giả cũng sợ rơi vào sai lầm, nên tha thiết ước mong được mọi người chỉ giáo thêm cho.

2. Phương pháp

Bài này chủ yếu dựa trên bản gốc La ngữ của Thông điệp, có tham khảo thêm 4 bản dịch : một bản dịch Pháp ngữ (kư hiệu : b/d P) ; một bản dịch Anh ngữ (kư hiệu : b/d A) ; và hai bản dịch Việt ngữ : một của Uỷ Ban Giáo Lư Đức Tin do Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc đứng đầu và trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (kư hiệu : b/d Vn1) ; một của 2 Linh mục Nguyễn Phước, Nguyễn Ngọc Kính và anh Đặng Minh An, Vietcatholic (kư hiệu : b/d Vn2). Khi gặp những cách phiên dịch khác nhau, chúng tôi xin được nêu lên một vài nhận định nhằm t́m hiểu sâu sát hơn tư tưởng của Đức Thánh Cha, bằng cách phân tích từ ngữ. Và chúng tôi ưu tiên dựa vào toàn bộ Thông điệp để t́m hiểu chương VI bàn về Đức Mẹ, cũng như ưu tiên dựa vào cách sử dụng ngôn ngữ của Đức Thánh Cha để hiểu tư tưởng của ngài. Chúng tôi cũng tham khảo thêm Tông thư Rosarium Virginis Mariae (KMC), do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô ban hành ngày 16-10-2002, Sách Lễ Rôma (SLR) và Thư Chung năm 2004 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam “Giáo Hội sống Mầu Nhiệm Thánh Thể” (TC).

                             


PHẦN I :

VỀ CÁCH HIỂU VÀ DỊCH ĐẦU ĐỀ CHƯƠNG VI :

Ad Mariae scholam, mulieris “eucharisticae”

 

1. Bốn cách phiên dịch.

Chúng ta đọc thấy :

-          Trong b/d P : A l’école de Marie, femme “eucharistique”. Cách dịch này sát với bản gốc La ngữ đă dùng tính từ “eucharisticae”.

-          Trong b/d A : At the school of Mary, “woman of the Eucharist”. Cách dịch này biến tính từ “eucharistica” thành danh từ Eucharistia và đưa woman : người phụ nữ vào trong ngoặc kép với of the Eucharist : của Thánh Thể, trong lúc bản La ngữ chỉ đặt tính từ eucharisticae trong ngoặc kép mà thôi.

-          Trong b/d Vn 1 : Nơi trường học của Đức Maria, người nữ “Thánh Thể”. Cách dịch này theo sát b/d P, đúng như ĐC Phaolô Bùi Văn Đọc đă viết trong lời giới thiệu : “Bản dịch Việt ngữ Thông điệp Ecclesia de Eucharistia này do Uỷ Ban Giáo Lư Đức Tin thực hiện dựa trên bản văn Pháp ngữ và có so sánh đối chiếu với bản văn Anh ngữ.” Vấn đề là : cụm từ người nữ “Thánh Thể” đă diễn tả đúng ư nghĩa của femme “eucharistique” chưa ? Chúng ta sẽ bàn sau.

-          Trong b/d Vn2 : Tại trường học của Đức Maria, “người phụ nữ của Thánh Thể”. Hiển nhiên cách dịch này theo sát b/d A, đúng như Lm Nguyễn Phước đă xác nhận với chúng tôi rằng các linh mục và Vietcatholic đă dựa vào bản văn Anh ngữ. Cũng có vấn đề tương tự như với b/d Vn1 về cách hiểu cụm từ mulier “eucharistica”.

2. Nhận định về 4 cách phiên dịch cụm từ Ad Mariae scholam

-          Tất cả 4 bản dịch nêu trên đều đă hiểu cụm từ này theo nghĩa tĩnh như thể là In… schola. In : À, At, Nơi, Tại trước danh từ schola ở trạng cách  (ablatif). Tĩnh có nghĩa là không có chuyển động. Tại số 7 của Thông điệp, Đức Thánh Cha nhắc lại Tông thư Rosarium Virginis Mariae mở đầu Năm Mân Côi 2002 với lời sau đây : “Khi công bố năm Mân Côi, Chúng Tôi đă muốn đặt năm thứ hai mươi lăm này (= năm thứ hai mươi lăm triều đại Giáo Hoàng của Chúng Tôi) dưới dấu chỉ của việc chiêm ngắm Đức Kitô trong trường dạy của chính Đức Maria” (in Mariae ipsius schola – ở trạng cách, nên phải được hiểu theo nghĩa tĩnh).

-          Nhưng đầu đề Chương VI của Thông điệp Ecclesia de Eucharistia đă viết : Ad… scholam, chứ không phải in schola. Trong La ngữ, giới từ Ad đứng trước một danh từ ở dạng đối cách (accusatif) luôn diễn tả một chuyển động hướng tới một nơi nào hoặc một ai đó. Ví dụ : các lời nguyện trong phụng vụ của Giáo Hội thường được xây dựng theo lược đồ : Ad Patrem, per Filium, in Spirito Sancto : lời cầu nguyện dâng lên hoặc hướng về Chúa Cha, qua hoặc nhờ Chúa Con, trong Chúa Thánh Thần. Tại số 13 của Thông điệp, Đức Thánh Cha cũng dùng kiểu nói donum imprimis ad Patrem : trước hết là của lễ dâng lên Chúa Cha. Tương tự như thế, cụm từ Ad… scholam cũng bao hàm một chuyển động : đi tới, đến với mái trường của Đức Maria. Tại số 57, Đức Thánh Cha dùng thêm kiểu nói scholam Matris frequentare : năng lui tới mái trường của Mẹ (Đức Kitô) và dể cho Mẹ Ngài đồng hành với chúng ta.

-          Đến với mái trường của Đức Maria để làm ǵ ? Tại đó ai dạy và ai học ? Theo Đức Thánh Cha, Đức Maria, trong Tông thư Rosarium Virginis Mariae, là Thầy dạy : Magistra về việc chiêm ngắm gương mặt Đức Kitô, th́ trong Thông điệp Ecclesia de Eucharistia, Mẹ có thể hướng dẫn chúng ta đến với Bí Tích Cực Thánh này (x. số 53). Như vậy trong cả hai văn kiện, Mẹ Maria luôn là thầy dạy của chúng ta. B/d Vn1 đă dịch in Mariae schola tại số 7 là “trong trường dạy của Mẹ Maria”, khác với b/d Vn2, nhưng lại dịch Ad Mariae scholam của đầu đề Chương VI là Nơi trường học của Đức Maria…, giống như b/d Vn2 !

3. Ư nghĩa của cụm từ mulieris “eucharisticae”

Trong Thông điệp này, Đức Thánh Cha đă đúc nên ít nhất ba cụm từ có cấu trúc giống nhau, gồm một danh từ đi kèm với tính từ “eucharisticus, a, um” đặt trong ngoặc kép. Đó là : mulier “eucharistica” (x. đầu đề Chương VI và số 53) ; vita… tota “eucharistica” (x. số 20), và Ecclesia penitus “eucharistica” (x. số 50). Chắc hẳn cách hiểu và dịch tính từ “eucharistica” trong ngoặc kép phải giống nhau cho cả ba trường hợp.

Về phương diện ngữ học, danh từ là một trong những nguồn gốc làm phát sinh tính từ. Tính từ eucharisticus, a, um phát xuất từ danh từ Eucharistia và cả hai phải có nghĩa cơ bản giống nhau. Vấn đề là phải hiểu danh từ Eucharistia như thế nào ?

a.   Một số dữ liệu thống kê.

Trong toàn bộ văn bản Thộng điệp (kể cả đầu đề của Thông điệp và của mỗi chương) chúng tôi đếm được :

(1).              danh từ Eucharistia.

145 lần, tạm dịch Hy lễ Tạ ơn ;

106 lần tính từ eucharisticus, a, um, tạm dịch thuộc về hoặc hướng về hoặc gắn bó với hoặc mang tính chất Hy lễ Tạ ơn.

Tổng côïng : 251 lần. Đó là một con số khá lớn trong một văn kiện chỉ có độ dài già 22 trang giấy khổ A 4 (không kể các chú thích chiếm khoảng 3 trang). Hầu như ở mỗi trang, mỗi số đều xuất hiện danh từ và / hoặc tính từ cơ bản này.

(2).            cụm từ Sacrificium eucharisticum.

18 lần, tạm dịch Hy tế mang tính chất Hy lễ Tạ ơn (tại các số : 1 ; 11 ; 12 ; 13 ; 14 ; 16 ; 22 ; 25 ; 28 ; 29 ; 30 ; 31 hai lần ; 32 ; 39 hai lần ; 43 ; 61),

Thêm 1 lần cụm từ Sacrificium Eucharistiae : Hy tế của Hy lễ Tạ ơn (x. số 12) có nghĩa tương đương,

Tổng côïng 19 lần.

Đặc biệt tại số 11, Đức Thánh Cha dùng cụm từ rất súc tích và phong phú sau đây : (… Iesus…) eucharisticum corporis sui sanguinisque Sacrificium (instituit) : (… Đức Giêsu… đă thiết lập) Hy tế mang tính chất Lễ tế Tạ ơn hiến dâng Ḿnh và Máu của Ngài.

(3).            cụm từ Mysterium eucharisticum.

17 lần, tạm dịch Mầu nhiệm mang tính chất Hy lễ Tạ ơn hoặc đơn giản Mầu nhiệm Hy lễ Tạ ơn : Mysterium Eucharistiae (tại các số : 2 ; 9 ba lần ; 10 ; 12 ; 26 ; 29 ; 30 ; 38 ; 49 ; 51 ; 55 ; 58 ; 60 ; 61 ; 62).

(4).            từ Missa hoặc sancta Missa : Thánh Lễ.

14 lần (tại các số : 4 ; 8 ; 12 ; 15 ; 25 ; 30 ; 33 ; 34 ; 41 hai lần ; 49 ; 52 ; 59 ; 61).

(5).            cụm từ sanctum Sacrificium Missae

2 lần, tạm dịch Hy tế Thánh Lễ (tại các số : 9 ; 25).

(6).            cụm từ Sacramentum eucharisticum

4 lần, tạm dịch Bí tích Hy lễ Tạ ơn  ( tại các số : 3 ; 12 ; 34 ; 39)

Thêm 1 lần Sacramentum Eucharistiae (x. số 12),

Tổng côïng : 5 lần.

(7).            cụm từ Sacramentum Paschalis mysterii như là đồng nghĩa với Eucharistia

1 lần, tạm dịch Bí tích của mầu nhiệm Vượt Qua (tại số 3).

(8).            cụm từ Sacramentum Altaris : Bí tích Bàn thờ

1 lần (tại số 1).

(9).            cụm từ Sanctissimum Sacramentum : Bí Tích Cực Thánh :

7 lần. Cụm từ này được Đức Thánh Cha dùng theo 2 nghĩa hơi khác nhau trong những văn mạch khác nhau :

(a). 4 lần tại các số 2 ; 26 ; 46 và 53 : "Bí Tích Cực Thánh" đồng nghĩa với "Lễ tế Tạ ơn" (Eucharistia) ; Đức Thánh Cha c̣n dùng thêm cụm từ Divinum Sacramentum : “Bí Tích Thần linh" (x. số 1 ; 15), magnum Sacramentum : Bí tích vĩ đại (x. số 47), Bí Tích kỳ diệu : mirabile Sacramentum (x. số 10), Bí Tich Tối cao của sự hiệp nhất Dân Thiên Chúa : supremum Populi Dei unitatis Sacramentum (x.số 43) với nghĩa tương tự như Bí Tích Cực Thánh, để chỉ Lễ tế Tạ ơn : Eucharistia.

(b). Tại số 25 : cụm từ expositio Sanctissimi Sacramenti có nghĩa trưng bày - hoặc đặt ra ngoài Nhà Tạm - Bí Tích Cực Thánh. Trong số 25 này cụm từ "Bí Tích Cực Thánh" xuất hiện hai lần và đều có nghĩa chỉ Ḿnh Thánh Chúa được cất giữ trong Nhà Tạm hoặc đặt ra ngoài Nhà Tạm để cho Dân Chúa thờ phượng. Số 10 cũng đề cập tới việc thờ phượng và rước kiệu Bí Tích Cực Thánh, hiểu theo nghĩa Ḿnh Thánh Chúa. Nghĩa này của Bí Tích Cực Thánh (xuất hiện 3 lần) rất gần với nghĩa của cụm từ tiếp theo sau đây.

(10).        cụm từ corporis sanguinisque Sacramentum, Bí tích Ḿnh và Máu (Chúa Kitô)

2 lần (tại các số 6 và 38). Bí Tích Ḿnh và Máu Chúa Kitô cung cấp chất liệu cho việc hiệp thông bí tích : communio sacramentalis (x. số 21 ; 22) hoặc hiệp thông Hy lễ Tạ ơn : communio eucharistica (x. số 22 ), nghĩa là hiệp thông với Ḿnh và Máu Chúa Kitô, thường gọi là rước lễ [có lẽ là h́nh thức vắn tắt của thành ngữ suscipere Eucharistiam : rước nghĩa là đón nhận Hy lễ Tạ ơn (x. số 36)], hoặc rước (= hiệp thông với) Ḿnh và Máu Chúa Kitô [communio cum corpore et sanguine Christi (x. số 22 ; 36 ; 44) hoặc communio corporis et sanguinis Domini (x. số 17 ; 25)]. Việc rước lễ c̣n được diễn tả bằng những cụm từ như : ăn Bánh sự sống : panis vitae (x. số 14), Bánh hằng sống : panis vivus (x. số 14 ; 17), Bánh Hy lễ Tạ ơn hoặc đơn giản Bánh Thánh Thể : panis eucharisticus (x. số 18 ; 21). Có lẽ v́ Dân Chúa thường được rước lễ dưới h́nh Bánh mà thôi – đúng cho thời gian truớc Công đồng Vatican II – nên tiếng Việt công giáo gọi Bí Tích Ḿnh và Máu Chúa Kitô cách vắn tắt là Phép Ḿnh Thánh, Bí Tích Thánh Thể, rước Ḿnh Thánh, chầu Thánh Thể, kiệu Thánh Thể…

(11).          Ngoài ra Đức Thánh Cha cũng dùng một số từ ngữ khá quen thuộc sau đây để diễn tả khía cạnh bữa tiệc hiệp thông của Eucharistia. Đó là :

(a). 13 lần Bữa ăn tối cuối cùng hoặc Bữa tiệc ly : Ultima Cena, Cena Domini   (x. số 3 ; 9 ; 20 ; 21 hai lần ; 29 ; 30 ; 40 ; 47 ; 54 ; 56 ; 59 ; 62) ;

(b). Việc Bẻ Bánh : fractio panis (x. số 3 hai lần ; 47 ; 53…)

(c). Bữa Tiệc Hy lễ Tạ ơn hoặc Bữa Tiệc Thánh Thể : convictus eucharisticus (x. số 48), convivium (x. số 16 ; 53), mensa eucharistica (x. số 42).

(12).        Cuối cùng Đức Thánh Cha dùng nhiều lần hai danh từ chung ghép lại với nhau Mầu nhiệm đức Tin : Mysterium fidei để nói về Eucharistia

 (x. số 5 ; 6 ; 8 ; 9 ; đầu đề Chương I ; số 11 ; 15 ; 25 ; 54 hai lần...).

b.   Nhận định và suy tư

Từ bảng thống kê – có thể chưa hoàn chỉnh -- trên đây, chúng tôi thử rút ra vài nhận định và tŕnh bày một số suy tư dựa trên cách dùng từ ngữ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.

(1).              Các từ ngữ từ trong mục a từ (1) đến (9)/(a) trên đây đều bao hàm hành động cử hành Hy lễ Tạ ơn.

(2).            Các từ ngữ từ mục a/(9)/(b) đến a/(11)/(c) có liên quan trực tiếp tới Bí Tích Ḿnh Máu Thánh Chúa Kitô, được nh́n dưới góc độ việc hiệp thông với Ḿnh Máu Thánh Chúa, việc thờ phượng và kiệu Ḿnh Thánh Chúa.

(3).            Như vậy, làn ranh phân biệt hai khía cạnh : hành động cử hành Hy lễ Tạ ơn (b/(1)) và sự tôn sùng Thánh Thể (b/(2)) chạy qua cụm từ Bí Tích Cực Thánh : Sanctissimum Sacramentum, xuất hiện 7 lần trong Thông điệp : 4 lần, cụm từ này đồng nghĩa với Eucharistia : Hy lễ Tạ ơn ; 3 lần, cụm từ này có liên hệ minh nhiên với Ḿnh và Máu Chúa Kitô, được người công giáo Việt Nam gọi vắn tắt là Ḿnh Thánh hoặc Thánh Thể, để rước vào ḷng hoặc để thờ phượng và rước kiệu (x. mục a/(9)/(b) và a/(10)). Cách phân biệt này có cơ sở là chính tư tưởng của Đức Thánh Cha tại số 61 : “Mầu nhiệm Hy lễ Tạ ơn – hy tế, sự hiện diện, bữa tiệc – không chấp nhận bị cắt xén hay bị lạm dụng. Chúng ta phải sống Mầu nhiệm ấy trong sự toàn vẹn của nó, bao gồm hành động cử hành (in celebrativo eventu)cuộc đàm đạo thân mật với Đức Giêsu (in intimo cum Iesu colloquio) mà chúng ta vừa đón tiếp khi rước lễ, hoặc hơn thế nữa, trong thời gian thờ phượng Thánh Thể với đặc điểm phân biệt là sự cầu nguyện tha thiết, ngoài Thánh Lễ”. Cần nói thêm rằng : phân biệt không có nghĩa là tách rời, nhưng chỉ có nghĩa nhấn mạnh hoặc nêu bật một trong hai khía cạnh bổ sung cho nhau của Eucharistia, và cuối cùng phải nh́n nhận rằng khía cạnh tạ ơn có ưu thế hơn và có tầm quan trọng bao quát hơn, như sẽ thấy sau đây.

(4).            Tầm quan trọng của hành động cử hành và tâm t́nh tạ ơn gắn liền với Sanctissimum Sacramentum = Eucharistia : Bí Tích Cực Thánh = Hy lễ Tạ ơn.

Bây giờ chúng ta có thể gọi phương tŕnh Bí Tích Cực Thánh = Hy lễ Tạ ơn cách vắn tắt và đơn giản là Hy lễ Tạ ơn.

(a). Trước tiên chúng tôi nhận thấy Đức Thánh Cha đặc biệt chú ư tới việc cử hành (celebrare, celebratio liên quan tới celebrativus eventus của số 61) Hy lễ Tạ ơn qua những cụm từ như : Eucharistiam celebrare : cử hành Hy lễ Tạ ơn (x. số 2 ; 6 ; 11 ; 27 ; 31…) ; celebratio eucharistica : cuộc cử hành mang tính chất Hy lễ Tạ ơn (x. số 3 ; 5 ; 8 ; 18 ; 21 ; 38 ; 39 ; đầu đề Chương V ; số 49 ; 51 ; 52 bốn lần ; 53 ; 56 ; 57 hai lần…) hoặc đơn giải celabratio Eucharistiae : cuộc cử hành Hy lễ Tạ ơn (x. số 33 ; 35 hai lần ; 39 ; 52)  ; Missam celebrare : cử hành Thánh Lễ (x. số 8 ; 33 ;52) ; Missae celebratio : cuộc cử hành Thánh Lễ (x. số 33 ; 35 hai lần ; 39 ; 52…) ; Eucharistia celebratur : Hy lễ Tạ ơn được cử hành (x. số 8 ; 25 ; 29 ; 35 ; 39 ; 48…) ; Sacrificium calebrare : cử hành Hy tế (x. số 19 ; 25…) ; celebratio eucharistici Sacrifici : cuộc cử hành Hy tế mang tính chất Hy lễ Tạ ơn (x. số 25 ; 39 hai lần ; 43…) ; Cenam celebrare : cử hành Tiệc Ly (x. số 40), v.v…

(b). Thứ đến, Đức Thánh Cha theo sát nguyên nghĩa của danh từ Eucharistia và động từ eucharistein bên tiếng Hy lạp để đề cao khía cạnh tạ ơn. Ngài viết tại số 58 : “Eucharistia enim, sicut Mariae canticum, praesertim laus est et gratiarum actio” : “Thật vậy, Hy lễ Tạ ơn, cũng như bài ca (Magnificat) của Đức Maria, chủ yếumột lời ngợi khen và một lời tạ ơn

Trong Bữa Tiệc Ly, trước khi tuyên bố lời truyền phép trên Bánh và Rượu, Đức Giêsu đă dâng lên Chúa Cha lời chúc tụng và tạ ơn. Hai động từ chúc tụng và tạ ơn đều có mặt trong 4 bản thuật tŕnh về vịêc thiết lập Hy lễ Tạ ơn hoặc Bí Tích Thánh Thể (Mt 26,26-29 // Mc 14,22-25 ; Lc 22,19-20 // 1Cr 11,23-25).

Trước khi truyền phép Bánh,

- theo truyền thống Marcô-Matthêu, Đức Giêsu đă dâng lời chúc tụng : eulogesas = benedicens (Mc 14,22) hoặc benedixit (Mt 26,26) ;

- theo truyền thống Phaolô-Luca, th́ ngài dâng lời tạ ơn : eucharistesas = gratias agens (1Cr 11,23) hoặc gratias egit (Lc 22,19).

Trước khi truyền phép Rượu,

- theo truyền thống Marcô-Matthêu, ngài đă dâng lời tạ ơn : eucharistesas = gratias agens (Mc 14,23) hoặc gratias egit (Mt 26,27) ;

- theo truyền thống Phaolô-Luca, lời tạ ơn là chung cho cả Bánh và Rượu.

Như vậy, có cả tạ ơn và chúc tụng, trong đó yếu tố tạ ơn đậm nét hơn.

Bốn Kinh Tạ Ơn (= Ktơ : preces eucharisticae) đang được sử dụng trong Sách lễ Rôma hiện nay phản ánh đúng các dữ liệu từ ngữ Kinh Thánh về việc thiết lập Lễ tế Tạ ơn, trong đó yếu tố tạ ơn cũng đậm nét như yếu tố chúc tụng.

Trước khi truyền phép Bánh :

-          Theo Ktơ 1 : (Đức Giêsu Kitô)… dâng lời chúc tụng tạ ơn Cha… : … tibi gratias agens benedixit… ;

-          Theo Ktơ 2 : (Người)… tạ ơn … : … gratias agens… ;      

-          Theo Ktơ 3 : (Người)… dâng lời chúc tụng tạ ơn Cha… : … tibi gratias agens benedixit… ;

-          Theo Ktơ 4 : (Người)… dâng lời chúc tụng… : … benedixit… ;

Trước khi truyền phép Rượu :

-          Theo Ktơ 1 : (Người)… dâng lời chúc tụng tạ ơn Cha… : … tibi gratias agens benedixit… ;

-          Theo Ktơ 2 : (Người)… cũng tạ ơn… : … iterum gratias agens… ;

-          Theo Ktơ 3 : (Người)…tạ ơn ( bản Việt ngữ bỏ sót chúc tụng ; đáng lư phải dịch : … dâng lời chúc tụng tạ ơn Cha… : … tibi gratias agens benedixit…) ;

-          Theo Ktơ 4 : (Người)… dâng lời tạ ơn… : … gratias egit

Nh́n chung, trong Phụng vụ Thánh Thể : Liturgia eucharistica (mà chúng tôi muốn đề nghị dịch thành Phụng vụ Hy lễ Tạ ơn) của Thánh lễ, các lời kinh đi kèm hành động dâng Bánh và Rượu làm nổi bật yếu tố chúc tụng ; c̣n trong toàn bộ mỗi Kinh nguyện Hy lễ Tạ ơn : prex eucharistica, th́ yếu tố chúc tụngtạ ơn đan xen nhau đậm nét, từ Lời Tiền Tụng cho đến đỉnh cao của Thánh lễ là lời kinh Per ipsum, et cum ipso, et in ipso : Chính nhờ Đức Kitô, cùng với Đức Kitô và trong Đức Kitô…

Theo các chuyên gia Kinh Thánh, nghĩa của chúc tụng (eulogein, benedicere) tương đương với nghĩa của tạ ơn (eucharistein, gratias agere) [1] Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă tổng hợp truyền thống Kinh Thánh và truyền thống Phụng Vụ, khi viết tại số 58 của Thông điệp Ecclesia de Eucharistia : “Eucharistia… praesertim laus est et gratiarum actio” : Hy lễ Tạ ơn… chủ yếu là một lời ngợi khen và một lời tạ ơn. Laus : ngợi khen, ca ngợi cũng tương đương với benedictio : chúc tụng.

(c). Khía cạnh tạ ơn và ngợi khen là nổi bật hàng đầu, nhưng tại số 61, Đức Thánh Cha nêu rơ ba nội dung thiết yếu của “Mầu nhiệm Hy lễ Tạ ơn : Eucharisticum Mysterium – đó là Hy tế : sacrificium, Praesentia : sự hiện diện, convivium : bữa tiệc. Ba yếu tố này đă được ngài triển khai sâu sắc và cô đọng trong Chương I : Mầu nhiệm Đức tin, đặc biệt tại các số 12 đến số 17.

Đứng đầu ba nội dung này là Hy tế : Sacrificium. Theo bảng thống kê tại mục a., Đức Thánh Cha đă dùng cụm từ Sacrificium eucharisticum 18 lần và 1 lần cụm từ Sacrificium Eucharistiae : Hy tế của Hy lễ Tạ ơn, côïng thêm 2 lần cụm từ sanctum Sacrificium Missae : Hy tế Thánh Lễ. Ngoài ra ngài c̣n dùng những kiểu nói như : Hy tế của Đức Kitô : Sacrificium Christi (x. số 12 hai lần ; 15), giá trị hy tế : virtus sacrificalis của Ḿnh và Máu mà Đức Kitô ban tặng làm của ăn và của uống (x. số 12). Chính số 12 này chứa đựng một lời khẳng định then chốt : Hy tế của Đức Kitô và Hy tế của Hy lễ Tạ ơn là một Hy tế duy nhất : Sacrificium Christi et Sacrificium Eucharistiae unum sunt sacrificium, trong đó cụm từ Hy tế của Hy lễ Tạ ơn được Đức Thánh Cha lấy lại từ hiến chế về Phụng Vụ của Công Đồng Vatican II (x. PV, số 2).

Liên quan tới luận điểm này, chúng tôi được đọc những tư tưởng của Đức Thánh Cha mà chúng tôi cảm nhận là sâu sắc và đẹp nhất trong Thông điệp Ecclesia de Eucharistia. Ví dụ :

-          Tại số 13 : Do mối liên hệ chặt chẽ với Hy tế Núi Sọ, Hy lễ Tạ ơn là một Hy tế theo nghĩa đặc thù (sensu proprio : b/d Vn1 và b/d Vn2 dịch là : theo nghĩa đen), chứ không chỉ theo một nghĩa chung chung nào đó (non tantum quadam universali significatione), như thể đây đơn thuần là hành động Đức Kitô tự hiến ban chính ḿnh (oblatio Christi) làm lương thực thiêng liêng cho các tín hữu. Quả thật, hành động Đức Kitô dâng hiến t́nh yêu và ḷng vâng phục (donum amoris atque oboeditionis) cho đến giây phút cuối đời (x. Ga 10,17-18) tiên vàn là một của lễ (donum) dâng hiến cho Cha của Người (Patri ipsius oblatum). Đành rằng quà tặng đó (donum hoc) mưu ích cho chúng ta (nobis favet) và cho cả nhân loại (x. Mt 26,28 ; Mc 14,24 ; Lc 22,20 ; Ga 10,15), nhưng trước hết là của lễ dâng lên Chúa Cha (donum imprimis ad Patrem) : “Đó là Hy tế mà Chúa Cha đă ưng nhận, và để đáp trả lại sự tự hiến trọn vẹn của Con ḿnh, Đấng đă vâng lời cho đến chết (x. Ep 2,8), th́ Chúa Cha trao ban quà tặng đầy t́nh từ phụ, là quà tặng sự sống mới và bất tử khi làm cho Con của ḿnh sống lại.” Chính Đức Thánh Cha trích dẫn đoạn này từ Thông điệp Redemptor hominis : Đấng Cứu Chuộc con người do ngài ban hành ngày 15-3-1979, số 20. Sự tự hiến trọn vẹn của Chúa Con (plena donatio Filii) mà Đức Thánh Cha đề cập ở đây, chắc hẳn tương ứng với điều Lá thư Do Thái viết về hành động Đức Kitô, nhờ Thần Khí vĩnh hằng thôi thúc, tự hiến dâng chính ḿnh cho Thiên Chúa như của lễ vô t́ tích : Christus, qui per Spiritum sanctum (trong bản Hy lạp là aioniou : vĩnh cửu) semetipsum obtulit immaculatum Deo (x. Dt 9,14).

-          Tại số 8 :Hy lễ Tạ ơn, theo một nghĩa nào đó, luôn được cử hành trên bàn thờ của thế giới. Hy Lễ Tạ ơn kết nối trời với đất. Hy lễ Tạ ơn bao gồm và thấm nhập toàn thể thụ tạo. Con Thiên Chúa đă làm người để phục hồi toàn thể thụ tạo, và trong một hành vi tuyệt vời của lời ca ngợi (extremo quidem laudis actu) Ngài dâng về lại cho Đấng đă lôi kéo chúng ra từ hư vô. Chính v́ thế mà Ngài, Tư Tế Tối cao và Vĩnh hằng, đă đi vào cung thánh vĩnh cửu qua ḍng máu đổ ra trên Thánh Giá và đă dâng trả về lại cho Đấng là Tạo Hoá và là Cha, mọi thụ tạo đă được cứu chuộc. Ngài thực hiện điều đó xuyên qua thừa tác vụ tư tế của Giáo Hội, nhằm tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh. Đó đích thực là Mầu Nhiệm Đức Tin được thể hiện toàn măn trong Hy lễ Tạ ơn : thế giới xuất phát từ hai bàn tay Thiên Chúa Tạo Hoá nay quay về lại với Thiên Chúa sau khi được Đức Kitô cứu chuộc.” Đức Thánh Cha chiêm ngắm Hy lễ Tạ ơn bằng một tầm nh́n vừa cao vừa sâu, nghĩa là vừa bao quát vừa vĩ đại. Cụm từ hành vi tuyệt vời của lời ca ngợi chắc hẳn vọng lại tư tưởng của Công Đồng Vatican II chứa đựng trong Hiến chế về Phụng Vụ Thánh :

“Là Thượng Tế của Giao ước Mới và vĩnh cửu, Đức Kitô Giêsu, khi nhận lấy bản tính nhân loại, đă đưa vào cuộc lưu đày ở trần gian này bản thánh ca từng được hát lên muôn thuở nơi ngai ṭa thiên quốc. Chính Ngài liên kết toàn thể cộng đồng nhân loại lại với ḿnh để cùng hát bài thánh ca ngợi khen ấy.

 Thật vậy, Ngài tiếp tục chức vụ tư tế đó xuyên qua Chính Giáo Hội của Ngài. Giáo Hội không chỉ cử hành Hy Lễ Tạ ơn, mà c̣n dùng nhiều cách khác, nhất là việc chu toàn Thần Vụ (Officium divinum) để không ngừng ca ngợi Thiên Chúa và chuyển cầu cho phần rỗi của cả thế giới” (x. PV, số 83).

Nếu “Hy tế mang tính chất Hy lễ tạ ơn (Sacrificium eucharisticum) là nguồn mạch và đỉnh cao của toàn bộ đời sống Kitô giáo” (x. GH, số 11), th́ cũng là nguồn mạch và đỉnh cao của Thần vụ, c̣n gọi là Kinh Nhật tụngï hoặc các giờ kinh Phụng Vụ. Do đó lời khẳng định của Đức Thánh Cha trong Thông điệp Ecclesia de Eucharistia vẫn đúng một cách sâu sắc và toàn diện : “Hy lễ Tạ ơn chủ yếu là một lời ngợi khen và một lời tạ ơn” (x. số 58). Lời ngợi khen và tạ ơn đậm đặc ấy là trung tâm có sức mạnh lan toả sang Thần vụ và toàn bộ cuộc sống các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân theo tiến tŕnh ly tâm của những ṿng tṛn đồng tâm.

(5).            Bây giờ cần suy nghĩ thêm về phương tŕnh thứ hai :

Sanctissimum Sacramentum = Corporis sanguinisque (Christi) Sacramentum : Bí Tich Cực Thánh = Bí Tích Ḿnh và Máu (Đức Kitô). Ở đây chúng ta có thể đơn giản nói về Bí Tích Ḿnh và Máu Đức Kitô. Theo cách tŕnh bày của Đức Thánh Cha, đây chính là điểm tựa của hai chủ đề sự hiện diện : Praesentia và bữa tiệc : Convivium (x. số 61).

Đức Kitô hiện diện thật sự trong Bí Tích Ḿnh và Máu Thánh, v́ do lời Truyền phép mà Linh mục đọc theo lệnh Đức Kitô (x. Lc 22,19 // 1Cr 11,24-25) và nhờ tác động thánh hóa của Chúa Thánh Thần (x. Nghi thức Thánh Lễ : Ktơ II, số 103 ; Ktơ III, số 110 ; Ktơ IV, số 119), Bánh được biến đổi từ bản thể bánh sang bản thể Thân Ḿnh Đức Kitô, và Rượu được biến đổi từ bản thể rượu sang bản thể Máu Đức Kitô. Đó là giáo huấn của Công Đồng Trentô về sự biến đổi bản thể : transsubstantiatio (x. số 15).

Sự biến đổi bản thể của Bánh và Rượu và sự hiện diện thực sự của Đức Kitô trong Bí Tích Ḿnh và Máu Thánh là để tạo điều kiện cụ thể, hữu h́nh và hữu hiệu cho các tín hữu được tiếp xúc, được hiệp thông với Ngài, được đón rước Ngài vào trong trái tim và cuộc sống của ḿnh, và bằng cách đó họ được sống và sống dồi dào (x. Ga 10,10), nghĩa là được sống nhờ Đức Kitô, như Đức Kitô sống nhờ Chúa Cha là Đấng hằng sống (x. Ga 6,57).

Về sự hiệp thông với Chúa Giêsu Thánh Thể, Đức Thánh Cha đă viết ra một tư tưởng rất đặc sắc tại số 22 : “Chúng ta có thể nói rằng không những mỗi người chúng ta tiếp nhận Đức Kitô, nhưng chính Đức Kitô cũng tiếp nhận mỗi người chúng ta”. Chúng ta có thể bị chi phối mạnh mẽ bởi quan điểm chiếm hữu ích kỷ : tiếp nhận hoặc rước Chúa Kitô vào ḷng ḿnh cho ḿnh, để được Ngài nuôi sống và bổ sức cho ḿnh, “cuộc đàm đạo thân mật với Ngài” (x. số 61) có thể chỉ xoay quanh trọng tâm là cái tôi của chúng ta, nhằm t́m sự an ủi dịu ngọt và thỏa măn những nhu cầu tâm lư t́nh cảm nào đó của mỗi ngườiù. Ở đây, lời cảnh báo của Thánh Vinh Sơn đệ Phaolô đáng được nhắc lại : Đó mới chỉ là “t́nh yêu cảm ái : amour affectif, chưa phải là t́nh yêu thiết thực : amour effectif”. Theo Thánh nhân, t́nh yêu cảm ái phải dẫn đến t́nh yêu thiết thực được thể hiện trong những hành động từ bỏ ḿnh, hy sinh, vâng lời và phục vụ, nhất là phục vụ người nghèo. Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II nhắc chúng ta nhớ rằng phải để cho Chúa Kitô tiếp nhận chúng ta, biến đổi chúng ta “thành Bí tích cho nhân loại, thành dấu chỉ và dụng cụ của ơn cứu rỗi do Chúa Kitô thực hiện, thành ánh sáng và muối cho thế gian (x. Mt 5,13-16) để cứu rỗi mọi người” (x. số 22). Ḿnh và Máu Chúa Kitô chúng ta rước lấy trong Hy lễ Tạ ơn đúng là lương thực, v́ Hy lễ Tạ ơn đúng là một bữa tiệc (x. số 16), nhưng lương thực đó tiên vàn là một hiến lễ mang tích chất và giá trị hy tế (x. số 12), tiên vàn là một của lễ dâng lên Chúa Cha (x. số 13). V́ thế, hiệp thông với Ḿnh và Máu Thánh Chúa Kitô trước hết là hiệp thông với Hy tế của Ngài, hiệp thông với hành động của Ngài hiến tặng t́nh yêu và ḷng vâng phục như của lễ dâng lên Chúa Cha (x. số 13). Cuối cùng hiến lễ hoặc hy tế đó trở thành lời ngợi khen và tạ ơn hoàn hảo và tuyệt vời (x. số 8 ; 58). Toàn bộ con người và cuộc đờùi Chúa Kitô mang tính chất Hy lễ Tạ ơn (x. số 8), th́ mỗi người chúng ta, khi hiệp thông với Ḿnh và Máu Thánh Ngài, cũng phải để cho Ngài tiếp nhận chúng ta vào trong thân phận Hy tế của Ngài, vào trong năng động Hy lễ Tạ ơn của Ngài, và bằng cách đó toàn bộ con người và cuộc đời chúng ta cũng “mang tính chất Hy lễ Tạ ơn” hoặc “hướng về Hy lễ Tạ ơn” (“eucharisticus, a, um”), như Chúa Kitô.

Nh́n dưới góc độ từ ngữ tiếng Việt, cụm từ Thánh Thể, Bí Tích Thánh Thể, Phép Thánh Thể là cách phiên dịch rất sát cụm từ La tinh Corporis Sanguinisque Sacramentum (x. a/(10)), chỉ có điều là diễn tả vắn tắt hơn, v́ trong Ḿnh Thánh có ẩn chứa Máu Thánh, nên chỉ cần nói Thánh Thể là đủ hiểu cả hai. Cụm từ ấy diễn tả ưu tiên hai yếu tố sự hiện diệnbữa tiệc, sau yếu tố thứ nhất và cơ bản là Hy tế, cả ba yếu tố cấu tạo nên “Mầu nhiệm Hy lễ Tạ ơn : eucharisticum Mysterium” (x. số 61). Theo Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, không ai được phép cắt xén hoặc giảm thiểu (extenuatio) và lạm dụng (abusio), nghĩa là sử dụng sai lệch Mầu nhiệm Hy lễ Tạ ơn với ba yếu tố được ngài kê khai theo thứ tự tầm quan trọng : Hy tế, sự hiện diện và bữa tiệc. Vậy các lư luận hơi dài ḍng và khô khan, nhưng cần thiết trên đây dẫn chúng tôi tới những kết luận và những lời chất vất như sau :

4. Những kết luận

Dựa vào cách dùng từ ngữ, đặc biệt những chuyên từ thần học (terminus technicus theologicus) của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, cụ thể dựa trên những dữ liệu thống kê cũng như sự phân tích từ ngữ, chúng tôi cảm thấy cần thiết :

a. Phải dịch danh từ Eucharistia trong đầu đề cũng như toàn bộ văn bản Thông điệp Ecclesia de Eucharistia thành Hy lễ Tạ ơn thay v́ (Bí Tích) Thánh Thể ;

b. Phải dịch cụm từ mulier “eucharistica” trong đầu đề Chương VI cũng như số 53 của Thông điệp thành người phụ nữ “luôn hướng về Hy lễ Tạ ơn” thay v́ người nữ “Thánh Thể” (b/d Vn1) hoặc “người phụ nữ của Thánh Thể” (b/d Vn2). Thêm chữ luôn, v́ tại số 53 Đức Thánh Cha viết : Maria mulier tota sua vita est “eucharistica” : suốt cả cuộc đời Đức Maria là một phụ nữ “hướng về Hy lễ Tạ ơn”.

c. Cụm từ vita tota “eucharistica” tại số 20 cũng phải được hiểu và dịch tương tự như thế. Đây là văn mạch của cụm từ ấy (nhân tiện, chúng tôi ghi nhận cả 4 bản dịch chúng tôi có trong tay đều dịch không sát câu văn La ngữ) : Domini mortem annuntiare “donec veniat” (1Cr 11,26) idem est Eucharistiam participantibus ac vitam ex officio transformare, ut certo modo tota “eucharistica” fiat : Công bố cái chết của Chúa “cho tới khi Ngài lại đến” (1Cr 11,26), đối với những người tham dự Hy lễ Tạ ơn, cũng đồng nghĩa (idem est ac) với nhiệm vụ (ex officio) biến đổi cuộc sống, để một cách nào đó cuộc sống “mang tính chất Hy lễ Tạ ơn” trọn vẹn (cũng có thể dịch : để… cuộc sống hoàn toàn “hướng về Hy lễ Tạ ơn”). (cụm từ idem est ac đă được dịch như sau : b/d P : implique, từ đó b/d Vn1 : đ̣i buộc ; b/d A : entails, từ đó b/d Vn2 : đ̣i hỏi. Thực ra impliqueentails đều có nghĩa hàm ư hoặc kéo theo. C̣n đ̣i hỏi, đ̣i buộcexigit, x. số 50). Riêng việc b/d Vn1 và b/d Vn2 đă dịch danh từ Eucharistia và tính từ “eucharistica” thành “Thánh Thể” th́ thực sự có vấn đề, như chúng tôi sẽ đề cập ngay.

d. Và cuối cùng cũng phải hiểu cụm từ Ecclesia penitus “eucharistica” tại số 50 là một Giáo Hội từ thâm sâu hướng về Hy lễ Tạ ơn thay v́ một Giáo Hội “Thánh Thể” sâu trầm (b/d Vn1) hoặc một Hội Thánh có tính chất “Thánh Thể” sâu xa (b/d Vn2). Chúng tôi cố t́nh chọn cách dịch một Giáo Hội từ thâm sâu “huớng về Hy lễ Tạ ơn” của số 50, để có sự song đối với Đức Maria, người phụ nữ luôn “hướng về Hy lễ Tạ ơn” của số 53, v́ Đức Thánh Cha nhấn mạnh chủ đề Đức Maria là Mẹ và mẫu mực của Giáo Hội : Maria, Mater Ecclesiaeque exemplar (x. số 53), một chủ đề rất được Công Đồng Vatican II ưa chuộng, theo gương các Giáo Phụ (x. GH, số 63-65).

5. Đôi lời chất vấn và đề nghị

Trong Thông điệp này, Đức Thánh Cha đă dùng danh từ Eucharistia 145 lần và tính từ eucharisticus, a, um 106 lần, trong lúc ngài chỉ dùng cụm từ corporis sanguinisque Sacramentum : Bí Tích Ḿnh và Máu (Chúa Kitô) 2 lần, thêm một số lần không nhiều lắm corpus và sanguis : Ḿnh và Máu (Chúa Kitô) trong những kiểu nói như communio cum corpore et sanguine Christi, communio corporis et sanguinis Domini : hiệp thông với Ḿnh và Máu Chúa Kitô. Từ ngữ Hán Việt “Thánh Thể” tương ứng chính xác với những cụm từ xuất hiện không nhiều lắm này. Vậy th́, việc phiên dịch danh từ Eucharistia và tính từ eucharisticus, a, um một cách nhất loạt và xuyên suốt trong Thônng điệp thành Thánh Thể có phù hợp với tư tưởng và ư định của Đức Thánh Cha không ? Và làm như thế, phải chăng là một cách cắt xén hoặc làm giảm thiểu (extenuatio) nội dung phong phú của Mầu nhiệm Hy lễ Tạ ơn : eucharisticum Mysterium mà Đức Thánh Cha đề cập tại số 61 với ba yếu tố cấu thành là Hy tế : sacrificium, sự hiện diện : praesentia, bữa tiệc : convivium ? Trong hai bản dịch Việt ngữ đang lưu hành, ngoại trừ một vài lần họa hiếm danh từ Eucharistia được phiên dịch thành Lễ Tạ Ơn (x. số 2 của b/d Vn1) và cụm từ Sacrificium eucharisticum thành hy tế tạ ơn (x. số 1 và 11 của b/d Vn2), c̣n th́ 145-1 lần danh từ Eucharistia106-2 lần tính từ eucharisticus, a, um đều được dịch nhất loạt là Thánh Thể. Làm như thế có phải là lạm dụng (abusio) cụm từ Hán Việt Thánh Thể quá không ? Tại số 61 ấy, Đức Thánh Cha đă lưu ư mọi người rằng không được phép làm bất cứ điều ǵ có tính cách cắt xén, giảm thiểu và lạm dụng đối với Mầu nhiệm Hy lễ Tạ ơn.

-          Cụm từ Lễ Tạ Ơn của b/d Vn1 có công trạng làm nổi bật khía cạnh Tạ Ơn là khía quan trọng nhất của Eucharistia đúng với tư tưởng của Đức Thánh Cha (x.số 58). Nhưng bên tiếng Việt, cụm từ ấy có nguy cơ bị đánh đồng với kiểu nói b́nh dân “xin lễ tạ ơn”như môt thực hành đạo đức, sau khi một tín hữu nào đó nhận được một ơn lành hoăc gặp may mắn. Eucharistia là một chuyên từ thần học thánh kinh, có ba nội dung phong phú như Đức Thánh Cha đă xác định, trong đó yếu tố cơ bản là Hy tế. Vậy trong cụm từ Hy lễ Tạ ơn, do chúng tôi đề nghị, nổi rơ yếu tố Hy lễ, đồng nghĩa với Hy tế đang được cử hành trong Thánh Lễ.

-          Cụm từ Kinh Tạ Ơn,Sách Lễ Rôma bằng Việt ngữ đă dùng để phiên dịch cụm từ La ngữ Prex eucharistica, cũng có ưu và khuyết điểm tương tự như Lễ Tạ Ơn, nghĩa là có nguy cơ bị đánh đồng với kiểu nói b́nh dân kinh cám ơn, là một thực hành đạo đức ngoài Phụng Vụ. V́ thế chúng tôi xin đề nghị dịch thành Kinh nguyện Hy lễ Tạ ơn. Dầu sao cụm từ Kinh Tạ Ơn vẫn đă gần với bản gốc La ngữ hơn cụm từ Kinh nguyện Thánh Thể mà người ta gặp thấy trong Thư Chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 2004, Giáo Hội Sống Mầu Nhiệm Thánh Thể (x. TC số 7).

-          Cũng nhân tiện đây, chúng tôi mạo muội đề nghị với các dịch giả Sách Lễ Rôma thay đổi cách dịch cụm từ Liturgia eucharistica trong Nghi Thức Thánh Lễ, từ số 17 –26 : Phụng Vụ Hy lễ Tạ ơn thay v́ Phụng Vụ Thánh Thể.

Tổng kết phần I, chúng tôi thấy đầu đề của Chương VI đă chứa đựng cả một khoa Thánh Mẫu học rất phong phú và độc đáo của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, mà phần thân của Chương sẽ minh họa rơ nét hơn nữa :

 

 

PHẦN II : NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA TÂM HỒN LUÔN “HƯỚNG VỀ HY LỄ TẠ ƠN”

 

Chương VI gồm 6 số, dài khoảng 2 trang giấy A 4. Một bản văn ngắn gọn, nhưng chứa đựng một trực giác mới về cách chiêm ngắm chân dung tinh thần Đức Trinh Nữ Maria. Công Đồng Vatican II đă làm mới lại chân dung mà Thánh Giáo Phụ Ambroxiô thời xa xưa từng phác hoạ về một Đức Thiên Mẫu là khuôn mẫu của Giáo Hội : Deipara est Ecclesiae typus trên b́nh diện đức tin, đức ái và sự hiệp nhất hoàn hảo với Đức Kitô. Công Đồng triển khai đề tài này đặc biệt dưới hai góc độ : Đức Maria là khuôn mẫu của Giáo Hội trong tư cách : Hiền MẫuTrinh Nữ (x. GH, số 63-65). Sau đó, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, trong Tông Huấn lừng danh Marialis Cultus (MC) về Việc Tôn Sùng Đức Mẹ (1974), tiếp tục triển khai đề tài Đức Maria khuôn mẫu của Giáo Hội trong việc thực hành Phụng tự, với bức chân dung bốn nét đă trở thành kinh điển : Giáo Hội, họa ảnh của Đức Maria, là một Trinh Nữ lắng nghe, một Trinh Nữ cầu nguyện, một Trinh Nữ sinh hạ, một Trinh Nữ hiến dâng (x. MC, số 16-23). Với Thông điệp Ecclesia de Eucharistia (2003), Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đẩy tầm nh́n của Công Đồng và của Đức Phaolô VI xa hơn, sâu hơn và cụ thể hơn một bước, bằng cách tập trung vào góc độ Đức Maria là khuôn mẫu của Giáo Hội về thái độ nội tâm luôn “hướng về Hy lễ Tạ ơn”.

Trước khi nghiên cứu các biểu hiện cụ thể của thái độ nội tâm này, chúng tôi muốn thử t́m cách lư giải ư nghĩa của ngoặc kép mà Đức Thánh Cha dùng để bao bọc lấy tính từ “eucharistica”, được ngài ứng dụng cho ba trường hợp mà thôi : Đức Maria (số 53), Giáo Hội (số 50) và đời sống người tín hữu (số 20).

Khi bàn về Giáo Hội, nếu gán cho Giáo Hội đặc tính, được diễn tả bằng tính từ “eucharistica” mà chúng tôi đă dịch thành “hướng về Hy lễ Tạ ơn”, th́ đặc tính đó không thể đặt ngang hàng với bốn đặc tính kinh điển định nghĩa bản chất của Giáo Hội là : duy nhất (una), thánh thiện (sancta), công giáo (catholica) và tông truyền (apostolica). Bốn tính từ này không bao giờ bị đặt trong ngoặc kép v́ nghĩa của chúng luôn được hiểu một cách đặc thù và tṛn đầy. Cụm từ certo modo : một cách nào đó, mà Đức Thánh Cha ghép vào câu ut (certo modo vita) tota “eucharistica” fiat : để một cách nào đó cuộc sống (các tín hữu) hoàn toàn “hướng về Hy lễ Tạ ơn” (x. số 20), có thể ứng dụng cho cả trường hợp Giáo Hội và Đức Maria. Cụm từ ấy có thể được coi như tương đương với ngoặc kép và muốn nói lên rằng không nên hiểu tính từ eucharistica theo nghĩa đặc thù và tṛn đầy, nhưng chỉ theo nghĩa loại suy hay nghĩa rộng. Danh từ Eucharistia và tính từ xuất phát từ đó, mà không bị đặt trong ngoặc kép, phải được hiểu theo nghĩa đặc thù và tṛn đầy, biểu thị toàn bộ Mầu Nhiệm Hy lễ Tạ ơn với ba yếu tố cấu thành là Hy tế, sư hiện diện và bữa tiệc của Đức Kitô (x. số 61). Hy lễ Tạ ơn là chính Đức Kitô ; Đức Kitô do bản tính và sứ mạng là Hy lễ Tạ ơn, là hiến lễ t́nh yêu và vâng phục dâng lên Chúa Cha (x. số 13), là hành động ca ngợi tuyệt vờitạ ơn (x. số 58) đi kèm với hành động dâng toàn thể nhân loại đă được Ngài cứu chuộc về lại cho Chúa Cha (x, số 8), và cuối cùng là hành động trao tặng Thịt và Máu ḿnh làm lương thực nuôi sống loài người (x. số 12 ;13).

Đời sống người tín hữu cũng như chính Giáo Hội và Đức Maria, khi được Đức Thánh Cha gán cho tính từ “eucharistica”, th́ tính từ này chỉ có thể có nghĩa là “hướng về Hy lễ Tạ ơn” của Đức Kitô, nguồn mạch và đỉnh cao đờùi sống của người Kitô hữu, của Giáo Hội và của Đức Maria (x. GH số 11).

Phần thân của Chương VI mở đầu bằng một lời khẳng định nền tảng : mối tương quan mật thiết giữa Đức Maria và Hy lễ Tạ ơn được xây trên một thái độ nội tâm (interior habitus), mà Đức Thánh Cha gọi là thái độ luôn “hướng về Hy lễ Tạ ơn” (x. số 53) . Thái độ này, Mẹ đă có trong suốt cuộc đờùi của Mẹ, trước khi Con của Mẹ thiết lập Hy lễ Tạ ơn, trước khi Mẹ được tham dự những Thánh Lễ do các Tông Đồ cử hành cho cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi sau khi Đấng Phục Sinh về trời, và chắc chắn mỗi lần như thế Mẹ đă hiệp lễ (x. số 53 ; 55). Trong suốt cuộc đời, Đức Maria là một phụ nữ “hướng về Hy lễ Tạ ơn”. Thái độ nội tâm đó của Đức Maria được Đức Thánh Cha triển khai thành những biểu hiện sinh động, mà ngài luôn nh́n trong sự song đối giữa Mẹ Chúa Kitô với Giáo Hội hoặc với mỗi Kitô hữu, thành viên của Giáo Hội. Biểu hiện mang tính nền tảng của thái độ nội tâm luôn hướng về Hy lễ Tạ ơn, chính là ḷng tin. Ḷng tin là căn cơ đến nỗi chúng ta có thể đồng hoá nó với chính thái độ nội tâm ấy. Và sau đây là những biểu hiện cụ thể của ḷng tin hướng về Hy lễ Tạ ơn (fides eucharistica) :

1. Tin là Vâng lời.

Đức Thánh Cha xuất phát từ chân lư : Hy lễ Tạ ơn là một mầu nhiệm đức tin, để nêu lên yếu tố cơ bản nhất của đức tin hiện sinh -- c̣n gọi là hành động tin (fides quă creditur), cần phân biệt với nội dung đức tin (fides quae creditur) -- , đó là thái độ nghevâng Lời Thiên Chúa hoặc vâng Lời Đức Kitô (x. số 54). Chính Thánh Phaolô đă từng nói rằng : đức tin xuất phát từ hành động nghe (fides ex auditu : Rm 10, 17) : nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố lời Đức Kitô. Đối với vị Tông đồ của Dân ngoại, tin chính là vâng lời, khi ngài đề cập tới sứ vụ tông đồ của ḿnh là khơi dậy (nơi người nghe) sự vâng phục của ḷng tin (eis hupakoen pisteos = ad oboeditionem fidei – theo bản dịch Nova Vulgata, sát bản gốc Hy lạp hơn bản dịch Vulgata cũ của Thánh Giêrôm). Sự vâng phục của ḷng tin có nghĩa đơn giản : tin là nghe và vâng Lời Thiên Chúa, hoặc vâng Lời Đức Kitô ; tin đồng nghĩa với vâng lời, đức tin có nội dung là sự vâng lời, như khi chúng ta nói : “ơn hoà b́nh = gratia pacis, th́ nội dung của ơn đó chính là sự b́nh an. Khi Giáo Hội, v́ vâng lời Đức Kitô, cử hành Hy lễ Tạ ơn để tưởng nhớ đến Người (x. Lc 22,19), th́ Giáo Hội cũng đang vâng lời Đức Maria đă từng nói với mọi người hiện diện tại tiệc cưới Cana : “Hăy làm những ǵ Ngài dạy bảo” (Ga 2,5). Vâng lời Mẹ, để vâng lời Con của Mẹ. Đây là ư nghĩa sâu xa của cụm từ “Ad Mariae scholam” trong đầu đề Chương VI : Đức Thánh Cha muốn chúng ta đến với mái trường của Đức Maria để Mẹ dạy chúng ta vâng lời Chúa Giêsu, nghĩa là làm theo lời Chúa Giêsu dạy. Chương tŕnh học tại mái trường của Đức Maria mang đặc điểm này : dạy hai lần, th́ cũng học hai lần và vâng lời hai lần. Vâng lời nối kết vâng lời, đức tin nối kết đức tin. Triển khai trực giác của Thánh Grignion de Montfort đă từng đúc nên châm ngôn lừng danh : “Per Mariam ad Iesum : Nhờ Mẹ Maria đến với Chúa Giêsu”, chúng ta có thể cô đọng sáng kiến của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vào trong một công thức mới : “Ad Mariam et per Mariam ad Iesum : Đến với Mẹ Maria và nhờ Mẹ Maria đến với Chúa Giêsu”. Linh đạo Thánh Mẫu của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong Thông điệp này bao hàm một tiến tŕnh năng động, một hành tŕnh của Giáo Hội có Mẹ Maria đồng hành (x. số 57), để cùng với Mẹ, đến với mái trường của Đức Giêsu, và cả hai ngôi trường ấy đều là trường dạy đức tin và đức vâng lời. Hai ngôi trường ấy c̣n giống nhau ở chỗ : trường trở thành đường. Trường của Đức Maria trở thành đường dẫn tới trường của Đức Giêsu, và Đức Giêsu lại là Đường dẫn tới Chúa Cha (x. Ga 14,6). Chương tŕnh học tại hai ngôi trường ấy là một hành tŕnh và một nếp sống, một linh đạo hay con đường thiêng liêng, v́ hành tŕnh và nếp sống đó vận hành dưới tác động của Chúa Thánh Linh, như Thánh Phaolô đă giải thích cách cô đọng : “Nếu chúng ta sống nhờ Thần Khí, th́ cũng hăy nhờ Thần Khí mà tiến bước” (x. Gl 5,25). Điều này đúng một cách hoàn hảo với Chúa Giêsu và Mẹ Maria.

2. Tin là hiến dâng ḷng ḿnh.

Hiến dâng chính ḿnh vào tay Thiên Chúa để Người dùng mà thực hiện thánh ư và chương tŕnh của Người (x. số 55). Ở đây Đức Thánh Cha nới rộng tầm nh́n về Hy lễ Tạ ơn. Theo ngài, Hy lễ Tạ ơn không những có liên quan tới cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Đức Giêsu, mà đồng thời c̣n mang theo hiệu quả là sự tiếp nối mầu nhiệm Nhập Thể. Đă từng có một trào lưu thần học trước Vatican II nh́n Giáo Hội như sự nối dài mầu nhiệm Nhập Thể của Ngôi Lời. Trong Thông điệp này, Đức Thánh Cha chỉ ứng dụng sự nối dài mầu nhiệm Nhập Thể cho Hy lễ Tạ ơn. Tại cuộc Truyền Tin, Đức Maria đă cưu mang Con Thiên Chúa trong chính thực tại vật lư thân xác và máu huyết, và khi hiến dâng cung ḷng trinh vẹn để Ngôi Lời của Thiên Chúa nhập thể, th́ Mẹ đă chứng tỏ niềm tin của Mẹ hướng về Hy lễ Tạ ơn (fides eucharistica) trước khi Hy lễ Tạ ơn được thiết lập. Đức tin của Mẹ Maria, được diễn tả bằng tiếng Fiat (Xin vâng) tại cuộc Truyền Tin, trở thành khuôn mẫu cho đức tin của người tín hữu, diễn tả bằng tiếng Amen (Đúng thế) khi rước Thánh Thể vào ḷng. Đức Maria được mời gọi tin rằng Đấng mà ḿnh cưu mang nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, là chính Con Thiên Chúa (x. Lc 1,30-35), th́ chúng ta, tiếp nối ḷng tin của Mẹ, cũng được mời gọi tin rằng người Con đó của Thiên Chúa và của Mẹ Maria hiện diện thực sự dưới dấu chỉ bí tích là h́nh bánh và h́nh rượu, được biến đổi thành Ḿnh và Máu với trọn vẹn hữu thể nhân bản và thần linh của Người.

3. Tin là lưu giữ lại trong ḷng và chiêm ngưỡng Đấng ḿnh tin yêu.

Đức Thánh Cha sánh ví cung ḷng Đức Mẹ với “Nhà Tạm cất giữ Thánh Thể” – và là Nhà Tạm đầu tiên, một Nhà Tạm di động, trong lịch sử – khi Mẹ mang Ngôi Lời Nhập Thể đi viếng Bà Elisabeth. Hành động hiến dâng ḷng ḿnh để đón tiếp Con Thiên Chúa Nhập Thể, kèm với cái nh́n đắm say âu yếm chiêm ngưỡng Hài Nhi bé bỏng được Mẹ bồng ẵm trong tay, chẳng phải là mẫu mực cho t́nh yêu khôn sánh gợi hứng cho chúng ta mỗi lần chúng ta rước lễ đó sao (x. số 55) ?

4. Tin là chia sẻ định mệnh của Đấng ḿnh tin yêu.

Định mệnh của Đức Giêsu được diễn tả bằng biểu tượng Thập Giá, nơi Người hiến tế chính ḿnh làm lễ vật vô t́ tích dâng lên Chúa Cha dưới sự thôi thúc của Thần Khí hằng hữu (x. Dt 9,14), và cũng là nơi Người chứng tỏ t́nh yêu lớn nhất dành cho Chúa Cha (x. Ga 14,31) và loài người (x. Ga 15,13). Hy tế Thập Giá được Đức Giêsu liên kết một cách hữu ư với Hy lễ Tạ ơn trong Bữa Tiệc Ly qua lời truyền phép biến đổi Bánh thành Thân Ḿnh của Người “sẽ bị nộp”, và biến đổi Rượu thành Máu của Người “sẽ đổ ra cho mọi người đựơc tha tội”, do đó Bữa Tiệc của Hy lễ Tạ ơn luôn mang chiều kích hy tế ; và hy tế Núi Sọ, nghĩa là hy tế Đức Kitô dâng hiến trên Thập Giá và hy tế của Hy lễ Tạ ơn chỉ là một hy tế duy nhất (x. số 12). Theo Đức Thánh Cha, Đức Maria đă đảm nhận chiều kích hy tế của Hy lễ Tạ ơn làm của ḿnh, không phải chỉ trên Núi Sọ, nhưng trong suốt cuộc đời của Mẹ (x. số 56). Mẹ chia sẻ định mệnh của Đức Giêsu, “dấu chỉ bị người đời chống báng” bằng cách đón nhận lời tiên tri của cụ già Simêon về “lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn Mẹ” (x. Lc 2,34-35). Từng ngày chuẩn bị cho biến cố Núi Sọ, Mẹ như đă sống bằng tiên cảm một thứ Hy lễ Tạ ơn, như một dạng “hiệp lễ thiêng liêng” bằng ước muốn và tâm t́nh hiến dâng, và Hy lễ Tạ ơn đó sẽ đạt tới đỉnh điểm trong việc Mẹ thông dự vào cuộc Thương Khó của Con ḿnh, rồi sau biến cố Phục Sinh, sẽ được minh chứng bằng việc Mẹ tham dự các cuộc cử hành Hy lễ Tạ ơn do các Tông đồ chủ sự để tưởng nhớ cuộc Thương Khó của Chúa.

5. Tin là thực hành lời trăn trối của Đấng minh tin yêu.

Tưởng nhớ biến cố Núi Sọ, cũng là ôn lại lời trăn trối của Đấng Chịu Đóng Đinh. Đức Maria đă thực hành lời trăn trối ấy bằng cách trở thành người Mẹ hoàn hảo của tất cả các môn đệ của Con ḿnh. Đối với chúng ta, việc chúng ta sống sự tưởng niệm cái chết của Đức Kitô trong Hy lễ Tạ ơn, cũng đ̣i hỏi chúng ta phải liên lỉ đón nhận quà tặng Chúa ban là chính Mẹ của Người. Chúng ta phải noi gương thánh Gioan, tiếp đón Mẹ về nhà ḿnh. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta phải năng lui tới mái trường của Mẹ Đức Kitô và chấp nhận để cho Mẹ đồng hành với chúng ta nhằm giúp chúng ta chu toàn nhiệm vụ trở nên đồng h́nh đồng dạng với Con của Mẹ (x. số 57).

6. tin là tin như Đức Maria và sống theo tinh thần của Đức Maria

Cuối cùng, v́ đức tin của Mẹ Maria là mẫu mực cho đức tin của Giáo Hội và từng người tín hữu, nên đối với chúng ta, tin là tin như Đức Maria và sống theo tinh thần của Đức Maria (x. số 58), nói cách khác : tin là đi vào linh đạo của Mẹ. Theo Đức Thánh Cha, linh đạo Thánh Mẫu được diễn tả một cách đặc thù trong bài ca Magnificat (x. Lc 1,46-55), và cũng giống như bài ca này, Hy lễ Tạ ơn chủ yếu là một lời ngợi khen và một lời tạ ơn. Đức Thánh Cha khẳng định tiếp rằng : không có ǵ giúp chúng ta sông mầu nhiệm Hy lễ Tạ ơn bằng linh đạo này. Và ngược lại, chúng ta có thể đọc bài ca Magnificat một cách mới mẻ theo nhăn quan Hy lễ Tạ ơn. Thật vậy, khi Đức Maria cất tiếng hát : “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng v́ Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi”, th́ Đức Giêsu đang hiện diện trong ḷng Mẹ. Và như vậy, Mẹ ngợi khen Chúa Cha “qua trung gian” hoặc “nhờ”ø Đức Giêsu (“per” Iesum, mà b/d Vn1, theo sát b/d P : “pour Jésus, dịch thành “thay cho” Đức Giêsu, th́ không được chính xác lắm, v́ “thay cho” là pro !) ; nhưng Mẹ cũng ngợi khen Chúa Cha “trong” Đức Giêsu (“in” Iesu) và cùng với” Đức Giêsu (“cum” Iesu). Hiển nhiên Đức Thánh Cha có dụng ư liên tưởng tới đỉnh cao của mỗi Kinh nguyện Hy lễ Tạ ơn (Prex eucharistica) : Chính nhờ Đức Kitô, cùng với Đức Kitô và trong Đức Kitô… -- Đức Thánh Cha gọi cách ngợi khen như thế là “thái độ mang tính chất Hy lễ Tạ ơn” đích thực. Ngoài ra, bài ca Magnificat c̣n hàm chứa một sự tưởng nhớ, v́ Đức Maria nhắc lại những kỳ công Thiên Chúa đă thực hiện trong lịch sử cứu độ, như chính Người đă nói với cha ông chúng ta (x. Lc 1,55), và Mẹ loan báo kỳ công trổi vượt hơn cả, là chính mầu nhiệm Nhập Thể cứu thế. Cuối cùng, trong bài ca Magnificat cũng có một đà vươn tới thời đại cánh chung như trong Hy lễ Tạ ơn : mỗi lần Con Thiên Chúa được giới thiệu với chúng ta “trong sự nghèo khó” của những dấu chỉ bí tích, bánh và rượu, th́ hạt giống của lịch sử mới – hạt giống này là chính Đức Kitô – Đấng “hạ bệ nhữn ai quyền thế” và “nâng cao mọi kẻ khiêm nhường” (x. Lc 1,52), hạt giống của lịch sử mới ấy được gieo vào thế gian. Đức Maria cử hành “trời mới, đất mới” là những thực tại được thể hiện trước trong Hy lễ Tạ ơn, và theo một nghĩa nào đó, thể theo một “chương tŕnh” hành động đă được Thiên chúa hoạch định sẵn.

 

KẾT LUẬN

 

Từ một Tông thư đến một Thông điệp

Chương VI của Thông điệp Ecclesia de Eucharistia chứa đựng một linh đạo Thánh Mẫu ở dạng “động” và quy chiếu về một linh đạo Thánh Mẫu ở dạng “tĩnh” đă được Đức Thánh Cha Giaon Phaolô II triển khai trong Tông thư Rosarium Virginis Mariae. Có thể xem đây như hai mặt không thể tách ĺa của linh đạo Thánh Mẫu độc đáo của một trong những vị Giáo Hoàng gắn bó sâu sắc nhất với Đức Maria. Trên đây chúng tôi đă tŕnh bày khá chi tiết mặt “động”. Bây giờ chỉ xin nói thêm đôi điều về mặt “tĩnh”.

Tông thư ngày 16-10-2002, không những đă thông báo việc Đức Thánh Cha quyết định đưa thêm Năm Sự Sáng vào sau Năm Sự Vui và trước Năm Sư Thương và Năm Sự Mừng (x. KMC số 19-23), nhưng chủ yếu giới thiệu Kinh Mân Côi như phương thế thích hợp và hữu hiệu giúp mọi người chiêm ngưỡng Đức Kitô với con mắt và trái tim Đức Maria, tại mái trường của Đức Maria, nơi đó Mẹ là Thầy Dạy và Gương Mẫu về đới sống chiêm niệm. Chính Kinh Mân Côi là một kinh nguyện mang tính chất chiêm niệm, trong đó người tín hữu tưởng nhớ Đức Kitô với Đức Maria (x. KMC số 13), học tập Đức Kitô với Đức Maria (x. KMC số 14), trở nên giống Đức Kitô với Đức Maria (x. KMC số 15), khẩn cầu Đức Kitô với Đức Maria (x. số 16) và loan báo Đức Kitô với Đức Maria (x. KMC số 17). Tại mái trường của Đức Maria, người tín hữu chọn tư thế của cô Maria người làng Bêtania ngồi dưới chân Chúa Giêsu, chăm chú lắng nghe và chiêm ngắm Người (x. Lc 10,39). Cô Maria làng Bêtania là một hoạ ảnh của Đức Maria người làng Nadarét, người đă 33 năm ở bên cạnh Đức Giêsu với thái độ tâm hồn luôn sẵn sàng ghi nhớ mọi điều liên quan tới Đức Giêsu và suy đi nghĩ lại trong ḷng (x. Lc 2, 19.51).

Chiêm niệm, tĩnh niệm là chiều kích thiết yếu trong đời sống Chúa Kitô, Mẹ Maria và mỗi người tín hữu. Nhưng chiều kích chiêm niệm phải được nối dài sang chiều kích hoạt động, v́ không ai chỉ sống cho chính ḿnh mà c̣n phải hướng tới kẻ khác để phục vụ và cứu giúp họ. Tiêu biểu cho sự chuyển tiếp này là cụm từ “In Mariae schola” của Tông thư Rosarium Virginis Mariae và cụm từ “Ad Mariae scholam” của Thông điệp Ecclesia de Eucharistia. Trong Tông thư, Đức Maria là Thầy dạy về việc chiêm ngưỡng gương mặt Đức Kitô bằng con mắt trái tim của Mẹ. Trong Thông điệp, Mẹ là người chỉ đạo, hướng dẫn chúng ta đến với Đức Kitô trong mầu nhiệm Hy lễ Tạ ơn (x. GHTT số 53).

Chúng ta chỉ biết ngưỡng mộ và ghi ơn Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă ban tặng cho chúng ta ba văn kiện lớn về Đức Mẹ : Thông điệp Redemptoris Mater (Mẹ Đấng Cứu Thế) ban hành ngày 25-3-1987 để chuẩn bị Năm Thánh Mẫu kéo dài từ Lễ Hiện Xuống 1987 đến 15-8-1988 ; Tông thư KMC ngày 16-10-2002 để chuẩn bị Năm Mân Côi từ tháng 10-2002 đến tháng 10-2003 ; và Thông điệp GHTT ngày 17-4-2003 để chuẩn bị Năm Thánh Thể 2004-2005, trong đó Chương VI đáng được xem như một tiểu phẩm tuyệt vời cống hiến cho Giáo Hội những trực giác mới và tinh tế về Đức Maria, như chúng tôi đă tŕnh bày trên đây. Châm ngôn “Totus Tuus” (“Hoàn toàn thuộc về Mẹ”) đă để lại dấu ấn sâu đậm không những trên tư tưởng và cuộc đời Vị Giáo Hoàng đến từ chân trời văn hóa Slavơ của đất nước Ba Lan rất Công Giáo, mà c̣n trên cả đời sống Giáo Hội hoàn vũ. Khoa Thánh Mẫu học của ngài cũng đă ghi dấu ấn sâu đậm và vĩnh viễn trên khoa Giáo Hội học của chính ngài và của Giáo Hội hoàn vũ, khi Sách Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo lấy lại tư tưởng sau đây từ Tông thư Mulieris dignitatem : Phẩm giá phụ nữ (MD), do ngài ban hành năm 1988 : “Trong Hội Thánh, chiều kích Maria (nghĩa là chiều kích Thánh Mẫu) trổi vượt hơn chiều kích Phêrô (nghĩa là chiều kích Tông Đồ” (x. GL số 773).


PHỤ LỤC :

Ư NGHĨA ĐẦU ĐỀ

THÔNG ĐIỆP “ECCLESIA DE EUCHARISTIA”

 

Từ tư tưởng của Công Đồng Vatican II : “Hy tế Tạ ơn là nguồn mạch và đỉnh cao của toàn bộ đời sống kitô hữu” (GH số 11), mà Đức Thánh Cha đă trích dẫn trong số đầu tiên của Thông điệp Ecclesia de Eucharistia, chúng tôi muốn t́m hiểu xem Đức Thánh Cha đă hiểu đầu đề của Thông điệp này như thế nào. Trung thành với phương pháp : ưu tiên dựa vào cách sử dụng ngôn ngữ của Đức Thánh Cha trong Thông điệp để hiểu tư tưởng của ngài, chúng tôi ghi nhận những dữ liệu sau đây :

-          Cụm từ Ecclesia de Eucharistia chỉ xuất hiện 2 lần (ngay trong đầu đề và tại số 5). Cái đinh của vấn đề là phải hiểu giới từ La ngữ “de” như thế nào. Về mặt lư thuyết, trong số các ngữ nghĩa của giới từ này, có hai nghĩa quan trọng đặc biệt đối với vấn đề đang bàn. Đó là : “de” chỉ nguồn gốc xuất phát của Giáo Hội (nghĩa a) hoặc chỉ chất liệu được Giáo Hội sử dụng để nuôi sống ḿnh (nghĩa b). Hai bản dịch b/d Vn1, b/d Vn2 cũng như Thư Chung năm 2004 của HĐGMVN đă dịch “de” thành “từ” : Giáo Hội (b/d Vn1) hoặc Hội Thánh (b/d Vn2) từ Bí Tích Thánh Thể (b/d Vn1) hoặc từ Thánh Thể (b/d Vn2). Thư Chung dung hoà và tổng hợp hai bản dịch đang được lưu hành ấy khi chọn kiểu nói : Thông điệp Giáo Hội từ Thánh Thể (x. TC số 2 và 5). Như vậy, cả ba văn bản đă chọn nghĩa a biểu thị Hy lễ Tạ ơn như là nguồn gốc làm phát sinh Giáo Hội.

-          Một chi tiết đập vào tai người nghe chăm chú : Thư Chung cũng như bản dịch của Uỷ Ban Phụng Tự sử dụng nhất loạt và xuyên suốt danh từ Giáo Hội, trong lúc b/d Vn2 sử dụng danh từ Hội Thánh. Theo chúng tôi thấy, th́ cả hai đều được chấp nhận và sử dụng một cách tự nhiên trong ngôn ngữ Công giáo Việt Nam. Sách Lễ Rôma vẫn dùng danh từ Hội Thánh. Chắc hẳn không có vấn đề chọn một bỏ một. Cả hai đều có chung chữ Hội, hàm ư cuộc tụ hội của những người được Thiên Chúa kêu gọi và triệu tập (ekklesia có nguồn gốc ngữ vựng là danh từ klesis, ek-klesis : tiếng gọi ; và động từ ek-kalein : kêu gọi, triệu tập từ …muôn dân mà các Tông đồ có sứ mạng biến thành môn đệ của Chúa Kitô, (x. Mt 28, 19). Danh từ Giáo Hội h́nh như phù hợp hơn để diễn tả đặc biệt cơ cấu xă hội, đoàn thể hữu h́nh, và yếu tố nhân loại của Ecclesia, c̣n danh từ Hội Thánh h́nh như đặc biệt nêu bật khía cạnh cộng đoàn thiêng liêng, yếu tố thần linh và sự hiện diện của Chúa Thánh Linh trong Ecclesia như linh hồn trong thân xác (x. GH, số 8). Không từ nào lột tả hết, một ḿnh, ư nghĩa phong phú của mầu nhiệm Ecclesia.

-          Ngoài ra, chúng tôi nhận định rằng Thông điệp Ecclesia de Eucharistia mang tính chất tu đức, linh đạo và mục vụ, chứ không thuộc loại Thông điệp tín lư (như Thông điệp Mystici Corporis : Nhiệm Thể do ĐGH Piô XII ban hành năm 1943, hoặc Hiến chế tín lư của Vatican II về Giáo Hội 1964). Thật vậy, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ưu tiên nh́n Giáo Hội trong tương quan mật thiết với Hy lễ Tạ ơn, trên b́nh diện đời sống cụ thể của Giáo Hội (x. số 53). Chính ví thế mà, để giải thích đầu đề của Thông điệp, ngài đă nói rơ : Ecclesia de Eucharistia vivit : Giáo Hội sống bằng Hy lễ Tạ ơn (x. số 1) ; De Christo eucharistico vivit Ecclesia, ab Eo nutrita ab Eoque illustrata : Giáo Hội sống bằng Đức Kitô Thánh Thể (chính xác : Đức Kitô hiện diện trong Hy Lễ Tạ ơn), chính Ngài nuôi dưỡngchiếu soi Giáo Hội (x. số 6). Ở đây Đức Thánh Cha nh́n Đức Kitô như hai loại lương thực : Đức Kitô là Bánh bởi trời hoặc từ trời xuống (x. Ga 6,51) và Đức Kitô là Ánh sáng thế gian (x. Ga 9,5) thể hiện trong lời nói (x. Ga 6,63) và hành động, nhất là hành động bí tích (x. Lc 24,30-31). Đức Thánh Cha nhắc lại rằng Hy lễ Tạ ơn là một mầu nhiệm sự sáng (x. số 6 ; 62) và chính ngài đă đưa việc thiết lập Hy lễ Tạ ơn vào danh sách Năm Sự Sáng (x. số 53). Tại số 7, thay v́ “de, Đức Thánh Cha dùng giới từ “ex” có nghĩa tương đương với “de” : Ex ipsa (Eucharistia) enim vivit Ecclesia : Giáo Hội sống bằng Hy lễ Tạ ơn. Tại số 12, Đức Thánh Cha lại dùng tiếp giới từ “de” : Continenter vivit Ecclesia de hoc salutifero sacrificio… : Giáo Hội liên lỉ sống bằng hy tế cứu độ này… -- Như vậy, trong phần thân của Thông điệp, Đức Thánh Cha đă 3 lần dùng cụm từ vivit de1 lần cụm từ vivit ex tương đương với vivit de. Bốn lần là khá nhiều và điều này cho thấy khá rơ ư của ngài muốn hiểu ưu tiên giới từ “de” theo nghĩa b biểu thị Hy lễ Tạ ơn như chất liệu Giáo Hội dùng để nuôi sống ḿnh. Bản dịch của Uỷ Ban Phụng Tự cả 4 lần đều nói : Giáo Hội sống nhờ Thánh Thể. Nhưng chúng tôi chọn cách diễn tả chính xác hơn của Thư Chung 2004 : sống bằng. Tiêu biểu là câu sau đây : “Khía cạnh mà Giáo Hội kinh nghiệm nhiều hơn cả là t́nh yêu tự hiến của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô, v́ Giáo Hội không ngừng đón nhận và sống bằng sự tự hiến ấy. Giáo Hội sống bằng Thân Ḿnh bị nộp của Chúa Giêsu, bằng Máu của Chúa đổ ra cho mọi người được tha tội, bằng Thần Khí hằng hữu đă thúc đẩy Chúa Kitô tự hiến ḿnh làm lễ hy sinh vô t́ tích lên Thiên Chúa (x. Dt 9,14)(x. TC số 8). B/d Vn2 đă tránh né vấn đề bằng cách diễơn dịch cả 4 lần thành : múc nguồn sự sống từ Thánh Thể, và như thế biến nghĩa b thành nghĩa a của giới từ La ngữ “de”.

-          Trong phần thân của Thông điệp, chỉ một lần duy nhất, tại số 5, Đức Thánh Cha nhắc lại nguyên văn đầu đề Ecclesia de Eucharistia. Rồi ngài viết rằng : “Nền tảng và nguồn gốc của Giáo Hội chính là tất cả Tam Nhật Vuợt Qua (Triduum Pascale), nhưng Tam Nhật này dường như (quasi) được tập kết, được thực hiện trước và “được cô đọng lại” măi măi trong hồng ân Hy lễ Tạ ơn.” Như vậy, dường như Hy lễ tạ ơn là nền tảng và nguồn gốc của Giáo Hội. Đức Thánh Cha chỉ triển khai tư tưởng của Công Đồng Vatican II, được đúc kết lại trong sách Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo.

-          Sách này đă tŕnh bày nguồn gốc (origo), mà chúng tôi gọi là nguồn gốc xa và tối hậu, của Hội Thánh là ư định của Thiên Chúa Ba Ngôi (x. GL số 758). C̣n nguồi gốc gần th́ được mô tả như sau : “… Hội Thánh phát sinh (nata est) chủ yếu từ (ex) việc Đức Kitô tự hiến thân hoàn toàn để cứu độ chúng ta ; sự hiến thân này được thể hiện trước trong việc thiết lập Hy lễ Tạ ơn và được thực hiện trên Thập Giá. ‘Sự khai nguyên (exordium) và phát triển của Hội Thánh được biểu thị bằng máu và nước trào ra từ cạnh sườn bị đâm thâu của Đức Kitô bị đóng đinh’ (x. GH số 3).’Chính từ (“de”) cạnh sườn của Đức Kitô chịu chết trên Thập giá đă phát sinh (ortum est) bí tích kỳ diệu là toàn thể Hội Thánh’ (x. PV số 5 ; GL số 766).

-          Hai kiểu nói chủ yếu của Sách GLHTCG và dường như của Đức Thánh Cha cho thấy đây không phải là những lời khẳng định mạnh mẽ dứt khoát. Dầu sao, nh́n trong văn mạch của phần thân Thông điệp Ecclesia de Eucharistia, tỷ lệ 4 lần xuất hiện của de theo nghĩa b (biểu thị chất liệu) trong cụm từ vivit de hoặc ex, chọi với 1 lần duy nhất de được hiểu theo nghĩa a (biểu thị nguồn gốc), kéo cán cân nghiêng về nghĩa chất liệu nhiều hơn.

Dựa trên các dữ liệu từ ngữ, chúng tôi xin đề nghị một giải pháp dung hoà : tổng hợp cả hai nghĩa ab, và dịch đầu đề Thông điệp Ecclesia de Eucharistia như sau :

GIÁO HỘI TỒN TẠI VÀ SỐNG BỞI HY LỄ TẠ ƠN.


Mục Lục | Trở Về Trang Nhà



[1] (x. Pierre BENOIT, Eucharistie, trong Vocabulaire de théologie biblique. Paris 1970, cột 404 ; bản dịch Việt ngữ của Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X Đà Lạt, 1974, mục : Phép Thánh Thể).