Tông Huấn Amoris Latetitia - Phần Dẫn Nhập (Số 1-7)

(hinh)

TÔNG HUẤN HẬU THƯỢNG HỘI ĐỒNG AMORIS LAETITIA

CỦA ĐỨC THÁNH CHA

PHANXICÔ

GỬI CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC, PHÓ TẾ CÁC TU SĨ CÁC ĐÔI BN ĐÃ KẾT HÔN KITÔ GIÁO VÀ TẤT CẢ MỌI TÍN HỮU VỀ TÌNH YÊU TRONG GIA ĐÌNH

1. Niềm Vui của Tình Yêu được các gia đình cảm nghiệm cũng là niềm vui của Giáo Hội. Như các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã ghi nhận, vì tất cả mọi dấu chỉ của cuộc khủng hoảng trong thể chế của hôn nhân, “lòng khao khát muốn kết hôn và hình thành nên một gia đình vẫn còn sống động, đặc biệt ở nơi các bạn trẻ, và đây là một động lực cho Giáo Hội”[1] Như một sự đáp trả cho lòng khao khát ấy, “sự công bố Kitô Giáo về gia đình thực ra là tin mừng”.[2]

2. Tiến trình Thượng Hội Đồng giúp mang lại một sự rà soát về tình hình của các gia đình trong thế giới ngày nay, và do đó một tầm nhìn rộng hơn và một sự nhận biết được đổi mới về tầm quan trọng của hôn nhân và gia đình. Tính phức tạp của các vấn đề xuất hiện làm tỏ lộ sự cần thiết sự thảo luận cởi mở và liên lỉ về nhiều vấn đề mang tính giáo lý, luân lý, thiêng liêng và mục vụ. Suy tư của các vị mục tử và các thần học gia, nếu trung thành với Giáo Hội, trung thực, thực tế, và sáng tạo, sẽ giúp chúng ta đạt được sự rõ ràng lớn lao hơn. Các cuộc tranh luận thực hiện trên truyền thông, ở trong một số ấn bản nhất định và ngay cả giữa các thừa tác viên của Giáo Hội, trải dài từ một lòng mong muốn thái quá dành cho một sự thayđổi toàn bộ mà không có sự suy tư hay nền tảng đầy đủ, đến một thái độ giải quyết mọi sự bằng việc áp dụng các qui luật chung hoặc đưa ra những kết luận sai trái từ các suy xét thần học cụ thể.

3. Bởi vì “thời gian thì quan trọng hơn không gian”, nên tôi muốn làm rõ rằng không phải mọi thảo luận về các vấn đề giáo lý, luân lý hay mục vụ cần phải được giải quyết nhờ đến nhữngcan thiệp của huấn quyền. Sự hợp nhất giữa việc giáo huấn và việc thực hành chắc chắn là cần thiết trong Giáo Hội, nhưng điều này không làm cản trở bằng nhiều cách việc giải thích một số khía cạnh của giáo huấn ấy hay rút ra những kết quả nhất định từ đó. Đây sẽ luôn luôn là dịp để Chúa Thánh Thần dẫn chúng ta đến sự thật toàn vẹn (x. Ga 16:13), cho đến khi Ngài dẫn chúng ta cách toàn vẹn vào trong mầu nhiệm của Đức Kitô và giúp chúng ta thấy mọi sự như Ngài thực hiện. Hơn thế, mỗi một quốc gia hay khu vực, có thể tìm kiếm các giải pháp tốt hơn phù hợp với nền văn hoá của mình và nhạy bén trước các truyền thống và những nhu cầu của địa phương. Vì “các nền văn hoá thực ra khá đa dạng và mọi nguyên tắc chung...cần phải được hội nhập, nhưng nó ần được tôn trọng và áp dụng”.[3]

4. Tôi cũng phải nói rằng tiến trình Thượng Hội Đồng vừa ấn tượng vừa khai sáng. Tôi cám ơn về nhiều đóng góp đã giúp tôi hiểu cách trọn vẹn hơn các vấn đề mà các gia đình đang phải đối diện trên khắp thế giới. Nhiều can thiệp khác của các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng, mà tôi đặc biệt chú ý, sử dụng, như nó là, một viên ngọc quý đa diện phản chiếu nhiều mối bận tâm hợp lệ và những vấn đề chân thực. Vì lý do này, tôi nghĩ thật phù hợp để chuẩn bị một Tông Huấn hậu Thượng Hội Đồng để thu thập lại các đóng góp của hai Thượng Hội Đồng về gia đình gần đây, trong khi thêm vào những suy xét khác như là một sự trợ giúp cho việc suy tư, đối thoại và thực thi mục vụ, và như là một sự trợ giúp và sự khích lệ cho các gia đình trong những dấn thân và thách đố thường nhật của họ.

5. Tông Huấn này đặc biệt hợp thời trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này. Trước hết, bởi vì nó trình bày một lời mời đối với các gia đình Kitô Giáo để biết trân quí những ơn ban của hôn nhân và gia đình, và để duy trì trong một tình yêu được củng cố bằng các nhân đức đại lượng, dấn thân, trung thành và nhẫn nại. Thứ hai, bởi vì tông huấn tìm kiếm để khích lệ mọi người trở thành một dấu chỉ của lòng thương xót và sự gần gũi bất cứ nơi nào mà đời sống gia đình vẫn còn bất toàn hay thiếu bình an và niềm vui.

6. Tôi sẽ bắt đầu bằng một chương mở đầu được gợi hứng từ Kinh Thánh, để đưa ra một tiếng nói đúng đắn. Sau đó tôi sẽ suy xét hoàn cảnh thực sự của các gia đình, để giữ vững nền tảng vào thực tế. Tôi sẽ tiếp tục nhắc đến một số khía cạnh chính yếu của giáo huấn củaGiáo Hội về hôn nhân và gia đình, do đó nhường lối cho các chương trọng tâm dành để nói về tình yêu. Sau đó, tôi sẽ nhấn mạnh một số cách tiếp cận mục vụ có thể hướng dẫn chúng ta trong việc xây dựng những gia đình có ý nghĩa và sinh hoa trái theo đúng kế hoạch của Thiên Chúa, với một chương trọn vẹn dành để nói về việc nuôi dạy con cái. Sau cùng, tôi sẽ đưa ra lời mời đến với lòng thương xót và sự biện phân mục vụ về những hoàn cảnh không đạt được điều mà Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta, và kết thúc bằng một sự bàn luận vắn về linh đạo gia đình.

7. Trước những hoa trái phong phú của tiến trình Thượng Hội Đồng trong hai năm, Tông Huấn này sẽ, bằng nhiều cách, bàn về nhiều vấn đề khác nhau. Điều này giải thích cho độ dài của tông huấn. Do đó, tôi không đề nghị một việc đọc văn kiện này cách vội vàng. Lợi ích lớn lao nhất, đối với chính các gia đình và những người tham gia vào công việc tông đồ gia đình, sẽ xuất hiện nếu mỗi phần đều được đọc cách nhẫn nại và kĩ càng, hoặc dành sự chú ý cho những phần có liên quan đến những nhu cầu cụ thể của mình. Chẳng hạn, rất có thể là các đôi bạn đã kết hôn sẽ quan tâm nhiều hơn về Chương Bốn và Chương Năm, các thừa tác viên làm mục vụ thì quan tâm Chương Sáu, trong khi mọi người lại cảm thấy bị thách đố bởi Chương Tám. Tôi hy vọng rằng, trong khi đọc văn kiện này, tất cả mọi người đều cảm thấy được mời gọi để yêu mến và nuôi dưỡng đời sống gia đình, vì “các gia đình không phải là một vấn đề; gia đình trước hết và sau hết là một cơ hội”.[4]

Giuse Phạm Duy Cường - Dịch Giả Thông Điệp Laudato Si' (Bản chính thức của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam)

1 Third Extraordinary General Assembly of the Synod of Bishops, Relatio Synodi (18 October 2014), 2.

2 Fourteenth Ordinary General Assembly of the Synod of Bishops, Relatio Finalis (24 October 2015), 3.

3 Concluding Address of the Fourteenth Ordinary General Assembly of the Synod of Bishops (24 October 2015): L’Osservatore Romano, 26-27 October 2015, p. 13; cf. Pontifical Biblical Commission, Fede e cultura alla luce della Bibbia. Atti della sessione plenaria 1979 della Pontificia Commissione Biblica, Turin, 1981; Second Vatican Ecumenical Council, Pastoral Constitution on the Church in the Modern World Gaudium et Spes, 44; John Paul II, Encyclical Letter Redemptoris Missio (7 December 1990), 52: AAS 83 (1991), 300; Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium (24 November 2013), 69, 117: AAS 105 (2013), 1049, 1068-69.

4 Diễn Văn tại Đại Hội Gia Đình ở Santiago de Cuba (22/09/2015): L’Osservatore Romano, 24/09/2015, tr. 7. 


Văn Kiện Giáo Hội