Khảo Cổ Học Kinh Thánh Một Nạn Nhân Khác Của Đại Dịch COVID-19

 

John Burger | Ngày 15 tháng 5 năm 2020

Những kẻ cướp bóc, những cuộc đào xới bị hủy bỏ, ảnh hưởng đến việc tìm kiếm lịch sử bị chôn vùi của Đất Thánh.

 

Khảo cổ học có lẽ không được coi là một “dịch vụ cần thiết”, vì thế một số người lo lắng khi thấy khảo cổ học được tiến hành trở lại ở Thánh địa.

Các nhà khảo cổ học, những người có công góp phần giải mã những bí ẩn của quá khứ, đang vật lộn, cũng như những người khác, như chúng ta, với những gì tương lai đang nắm giữ. Cho đến khi việc đó trở nên rõ ràng hơn, phần lớn các chương trình học thuật và các cuộc đào xới tình nguyện vào mùa hè đang bị trì hoãn.

Trong khi đó, nhiều người đang cắn móng tay, lo lắng về những gì có thể bị mất trước khi các chương trình đó có thể tiếp tục. Shelley Neese, chủ tịch của The Jerusalem Connection[1], viết trên tờ Jerusalem Post rằng trong khi đại dịch COVID-19 đã dẫn đến việc các địa điểm khảo cổ ít được giám sát, những kẻ cướp bóc đang lùng sục chúng.

“Israel đã buộc thực hiện giãn cách xã hội sớm và nghiêm khắc, vì các mạng lưới có tổ chức của những kẻ buôn bán và cướp bóc thuộc nhóm người Palestine như vậy rất muốn tận dụng sự thiếu kiểm soát”, ông Neese nói. “Một tổ chức theo dõi của người Do Thái có tên Guardians of the Eternal[2] đã báo cáo vào tuần trước rằng ít nhất 100 địa điểm khảo cổ ở Judea và Samaria đã bị lùng sục trong hai tháng qua. Khu khảo cổ Hirbet Astunah ở Thung lũng Shilôe, khu khảo cổ Tel Parsin ở phía bắc Samaria và Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Kabir chỉ là ba trong số các địa điểm bị cướp phá qua nhiều thời kỳ. Người ta có thể không bao giờ được biết chính xác những gì đã bị đánh cắp từ các địa điểm này, nhưng thiệt hại mà những kẻ phá hoại đã gây ra là mãi mãi.

 

Như mọi người đều biết, đại dịch đã bắt cong6 việc khảo cổ phải ngừng hoạt động trên diện rộng, giới khảo cổ học và nghiên cứu học thuật chắc chắn đã cảm nhận được tác động kinh tế. Vào đầu tháng 4, Chủng viện Thần học Tây Nam Báp-tít đã đóng cửa vĩnh viễn chương trình khảo cổ học, sa thải năm giáo sư. Hai mươi lăm sinh viên tốt nghiệp đột nhiên không có chương trình học. Tây Nam Báp-tít là chương trình khảo cổ lớn nhất tại một tổ chức Tin lành ở Hoa Kỳ.

 

Sau đó có các cuộc khai quật khảo cổ mùa hè dựa trên tình nguyện viên. Hầu như mọi cuộc khai quật dự kiến ​​diễn ra vào mùa hè năm 2020 đã bị hủy bỏ, bởi vì Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã hủy các chuyến bay từ nước ngoài đến Israel.

 

“Nhiều nhà khảo cổ học thực địa không thể đưa ra những kế hoạch phù hợp hoặc đã bật đèn xanh cho hàng ngàn tình nguyện viên mùa hè, đã phải kêu gọi ngưng lại”, Neese giải thích. “Cứ cho là các nhà khảo cổ học làm việc ở Israel đã quen với việc ngưng việc đột ngột do tình hình chính trị khó khăn, nhưng họ điều họ mong đợi là  chiến tranh và tên lửa, chứ không phải là một kẻ thù siêu nhỏ như con virus này”.

 

Aren Maeir, một nhà khảo cổ học tại Đại học Bar-Ilan, coi đó là chuyện bình thường. Khi được hỏi về tác động lâu dài vì bị mất một năm khai quật khảo cổ, ông nói, những thứ chờ đợi trong 3.000 năm có thể đợi thêm một năm nữa.

 

Maeir đang khai quật tại Gath, có thể là quê nhà của Gô-li-át. Cuối cùng, không cần phải nói ngành công nghiệp du lịch sẽ bị tổn hại ở khắp nơi, và ở Israel, phần lớn ngành công nghiệp đó gắn chặt với khảo cổ học. Khách du lịch “thường xuống xe thành từng đoàn ở các công viên khảo cổ trong cả nước, như Masada, Qumran và Tzipori”, Neese cho biết. “Vào cuối tuần trước, 20 công viên quốc gia đã mở cửa trở lại nhưng phải đăng ký trước và có hạn chế, cũng như phải có mặt nạ và kiểm tra nhiệt độ. Oren Gutfeld, người sáng lập Dịch vụ Khảo cổ Israel, dành phần lớn mùa xuân và mùa hè của mình để trợ giúp hậu cần và hành chính cho các dự án khai quật ở Israel. Đó là một công việc kinh doanh phát đạt cho đến khi đại dịch xảy ra”. Năm nay, ông ấy phải cho công nhân của mình nghỉ việc.

Tuy nhiên, Neese kết thúc bài viết của mình bằng một ghi chú đầy hy vọng trái ngược với những tin tức đáng thất vọng về những kẻ cướp bóc:

 

“Ít nhất, một cách nào đó, COVID-19 đã mang lại lợi ích cho khảo cổ học. Khi dịch coronavirus bắt đầu bùng phát, một người đàn ông Israel vô danh đã trả lại một viên đạn đá của máy bắn đá cổ mà anh ta đã đánh cắp 15 năm trước tại một cuộc trưng bầy ở Thành phố David. Viên đạn đá có khả năng bị phá hủy bởi quân đội La Mã trong cuộc bao vây Jerusalem vào năm 70 sau công nguyên. Theo nhà báo Moshe Manies, người đàn ông này là một thanh niên mặt dầy mày dạn nhưng khi trưởng thành đã trở thành một tín đồ Chính Thống Giáo Do Thái. Viên đạn đá đè nặng lên lương tâm anh. Hiện tại, thánh tích được trả lại này được dùng làm biểu tượng cho niềm hy vọng rằng trái tim con người vẫn là thứ quý giá nhất trong tất cả mọi thứ. COVID-19 có thể gây ra sự hủy hoại, nhưng nó cũng có thể làm nên sự soi sáng cõi lòng.

 

https://aleteia.org/

Phê-rô Phạm Văn Trung, dịch.

 

 

 



[1] ND: một tổ chức phi lợi nhuận dành cho người Do Thái và cho các trường học và nhà thờ của họ trên khắp Hoa Kỳ và Israel.

[2] ND: Những người Bảo Vệ Cõi Vĩnh Hằng.


Trang Kinh Thanh