Hành trình học hỏi Tin Mừng Gio-an

 

Hành trình 2

 

 

Hai dấu lạ tại Ca-na

 

 

Trong Hành trình trước, bạn đã học hỏi về Lời tựa của Tin Mừng Gio-an.  Bạn đã biết:  Lời Chúa là chính Thiên Chúa, Người đã làm con người và Người đã bị dân Người chối bỏ.  Bạn cũng thấy bài thánh ca này có lẽ xuất phát từ một cộng đồng Ki-tô đã nhận thức vinh quang Thiên Chúa được tỏ hiện nơi Đức Giê-su.  Lời tựa giúp chúng ta chuẩn bị để đọc tiếp sách Tin Mừng, tức là để nhận ra Đức Giê-su vừa là Thiên Chúa vừa là con người.  Trong Hành trình này, chúng ta sẽ thấy vinh quang Thiên Chúa hiện diện nơi Đức Giê-su đã được tỏ ra như thế nào qua việc lạ Ngài thực hiện tại Ca-na.

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc Thánh Vịnh 66:5;  Thánh Vịnh 77:12;  Đệ Nhị Luật 3:24.

Trong những đoạn Kinh Thánh này, đâu là những công trình kỳ diệu của Thiên Chúa?  Bạn hãy cho thấy những cách Thiên Chúa tiếp tục hoạt động trong đời sống bạn.  Hãy dành một lúc để cảm tạ Chúa trong lòng bạn.

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

 

Bạn hãy đọc Gio-an 5:16-36;  14:10.

Những đoạn này nói gì về Đức Giê-su và những điều lạ Ngài làm?

 

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Trong Tin Mừng Gio-an, Đức Giê-su thường hay gọi những điều lạ Ngài làm là “những việc làm,” còn những người khác cũng trong sách Tin Mừng này lại coi những phép lạ của Ngài là “những dấu lạ.”  Dường như tác giả đã mượn những từ này trong Cựu Ước.  Cả hai từ “những dấu lạ” và “những việc làm” đều gặp thấy trong Cựu Ước nói về cuộc Xuất hành.

 

Trước hết, chúng ta thấy được ý nghĩa của “những việc làm” theo như Đức Giê-su sử dụng từ ấy trong Tin Mừng Gio-an.  Trong sách Xuất Hành, Thiên Chúa dùng “những việc làm” để nói về việc cứu thoát dân Do-thái khỏi nô lệ dưới triều vua Pha-ra-on ở Ai-cập:  “Trước mặt toàn dân của ngươi, Ta sẽ làm những việc lạ lùng chưa hề được thực hiện trong một nước hay một dân nào.  Toàn dân ở chung quanh ngươi sẽ thấy việc ĐỨC CHÚA đã làm, vì điều Ta sắp dùng ngươi mà làm thì thật đáng sợ” (Xuất Hành 34:10).  Vậy khi dùng từ những việc làm để chỉ về những điều lạ lùng Ngài thực hiện, Đức Giê-su đồng hóa mình với Thiên Chúa của Cựu Ước, Đấng tiếp tục thực hiện “những việc làm” lớn lao cho dân Người qua Đức Giê-su.  Từ những việc làm nhấn mạnh chiều kích các việc lạ Đức Giê-su thuộc về nhãn quan của Thiên Chúa.  Như vậy mới đúng khi Đức Giê-su gọi chúng là “những việc làm” vì Ngài là một với Thiên Chúa.

 

Nhưng “những việc làm” cũng mang một ý nghĩa rộng hơn.  Đức Giê-su nói về toàn thể sứ vụ của Ngài, cả lời giảng lẫn hành động của Ngài đều là “những việc làm”:  “Phần con, con đã tôn vinh Cha ở dưới đất, khi hoàn tất công trình Cha đã giao cho con làm” (Gio-an 17:4).  Nói khác đi, tất cả những gì Đức Giê-su nói và làm, thì Thiên Chúa hành động trong Ngài để tỏ ra thiên ý của Người cho nhân loại.

 

 

Khám phá

 

Mỗi đoạn dưới đây cho thấy quyền năng Thiên Chúa như thế nào?  Trong mỗi trường hợp, ai là những người đáp lại trong đức tin?

 

Bạn hãy đọc Gio-an 2:1-11.

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

 

Bạn hãy đọc Gio-an 4:46-54.

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

 

Bạn hãy đọc Gio-an 5:1-47.

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Trong sách Tin Mừng Gio-an, những điều Đức Giê-su gọi là “những việc làm” thì những người khác gọi là “những dấu lạ.”  Từ dấu lạ và từ việc làm đều chung một lai lịch trong Cựu Ước.  Thí dụ, Thiên Chúa hành động thay cho con người trong biến cố xuất hành để cứu họ khỏi bị hủy diệt.  Khi nói về những việc lạ Người làm cho họ như là những dấu lạ, Thiên Chúa nói với Mô-sê rằng mục đích của những dấu lạ là “để các ngươi biết Ta đây là ĐỨC CHÚA” (Xuất Hành 10:1-2).  Những dấu lạ được dùng để hướng người ta chú ý tới quyền năng của Thiên Chúa hành động giúp đỡ họ.

 

Vậy những dấu lạ trong Tin Mừng Gio-an là để hướng dẫn người đọc chú tâm đến vinh quang Thiên Chúa đã được nói đến trong Lời tựa (Gio-an 1:14) và được tỏ hiện qua những việc lạ Đức Giê-su đã làm.  Dấu lạ còn cho chúng ta thấy Đức Giê-su không chỉ đơn thuần là con người, nhưng nơi Ngài, chúng ta gặp gỡ Đấng “TA LÀ” hằng hữu.

 

Chúng ta có thể thấy từ việc làm nhấn mạnh rằng chính Thiên Chúa hành động qua Đức Giê-su, còn từ dấu lạ nhấn mạnh đến cái nhìn của con người về những việc lạ Đức Giê-su thực hiện.  Thực ra trong Tin Mừng Gio-an, những dấu lạ cũng là những việc lạ Đức Giê-su đã làm, giống như “những việc làm,” nhưng từ “dấu lạ” còn khiến chúng ta chú ý tới ý nghĩa biểu tượng nữa.  Một dấu lạ cho thấy đàng sau việc làm còn có một ý nghĩa về căn tính của Đức Giê-su, nhờ đó gợi cho chúng ta biết những nhân chứng đã đáp trả bằng đức tin trước những dấu lạ ấy.  Thực ra, ở cuối sách Tin Mừng, Gio-an khẳng định:  “Đức Giê-su đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ;  nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này.  Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người” (Gio-an 20:30-31).  Chúng ta thường thấy lối biểu tượng này càng rõ ràng hơn trong mẩu đối thoại hoặc độc thoại đi liền sau một việc lạ.

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc Xuất Hành 3:1-15; 10:1-2.

Đoạn Gio-an 2:1-11 liên hệ thế nào với những đoạn Xuất Hành?

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

 

Khám phá

 

Những đoạn sau đây nói về “giờ.”  Dường như chúng muốn ám chỉ rằng những hậu quả do giờ của Đức Giê-su sẽ ảnh hưởng tới những ai tin vào Ngài.  Vậy trong những đoạn sau đây, giờ của Đức Giê-su sẽ ảnh hưởng gì tới những kẻ tin vào Ngài?

 

Bạn hãy đọc Gio-an 4:21.

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

 

Bạn hãy đọc Gio-an 5:28-29.

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

 

Bạn hãy đọc Gio-an 16:2.

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

 

Bạn hãy đọc Gio-an 16:25.

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

 

Bạn hãy đọc Gio-an 2:12-25.  Hãy dùng đoạn này và dành chút thì giờ cầu nguyện trong yên lặng tâm hồn.  Đâu là những đòi hỏi để được sống đời đời?

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Theo Gio-an, Đức Giê-su đã làm hai phép lạ tại Ca-na.  Việc lạ thứ nhất xảy ra trong một tiệc cưới.  Đức Giê-su đã biến nước trong sáu chum đá thành rượu khi rượu tiệc cưới đã cạn.  Thân mẫu Ngài được nhắc đến ở đây và chỉ một lần khác nữa, tức là ở dưới chân thập giá (Gio-an 19:25-27), nhưng không bao giờ nêu rõ tên.  Như vậy Gio-an móc nối tiệc cưới Ca-na với việc đóng đinh thập giá.

 

Gio-an có ý cho độc giả thấy điều gì khác nữa chứ không chỉ đơn thuần việc lạ mà thôi.  Gio-an muốn họ hãy nhìn qua dấu lạ để thấy được Đức Giê-su là ai và dấu lạ nói gì về Ngài.  Để thực hiện điều này, chúng ta phải nhìn vào những biểu tượng và những gì chúng muốn nói lên liên hệ tới Đức Giê-su.  Vào cuối thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, đối với người Do-thái rượu đã trở thành một biểu tượng liên hệ với việc Đức Mê-si-a tới.  I-sai-a và các ngôn sứ khác đã diễn tả sự xuất hiện của một đấng mê-si-a là hậu duệ của Đa-vít qua hình ảnh rượu đầy tràn (I-sai-a 25:25;  A-mốt 9:11;  Giô-en 3:18).  Vậy thì dấu lạ được thực hiện tại Ca-na đã khẳng định Đức Giê-su hiển nhiên là Đấng Mê-si-a.

 

Khi móc nối hình ảnh rượu đầy tràn với sự hiện diện của thân mẫu Ngài là người sẽ chỉ xuất hiện thêm một lần nữa khi đứng dưới chân thập giá, Gio-an muốn độc giả hiểu rằng tư cách mê-si-a hoặc vua của Đức Giê-su hoàn toàn không thuộc phương diện chính trị.  Nói đúng hơn, đừng nghĩ là vinh quang của Đức Giê-su cũng giống như sự giàu có sang trọng của một ông vua trần gian.

 

Trái lại, Ngài sẽ tỏ ra vinh quang của Ngài trên thập giá là nơi “Vua dân Do-thái” hiến mạng sống mình vì mọi người.  Đức Giê-su cho thân mẫu Ngài biết “giờ của con chưa đến.”  “Giờ” trong Tin Mừng Gio-an thường ám chỉ về cuộc khổ nạn và cái chết của Đức Giê-su.  Trong phần sau này của Tin Mừng, Đức Giê-su nói với những người Hy-lạp đến gặp Ngài:  “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh” (Gio-an 12:20-23).

 

Những chum bằng đá nhắc nhớ chúng ta về những nghi thức thanh tẩy của Do-thái.  Qua việc Đức Giê-su biến nước thành rượu, chúng ta hiểu là Đức Giê-su đã thay thế những nghi thức thanh tẩy ấy bằng cái chết của Ngài trên thập giá để biến đổi tình trạng tội lỗi chúng ta trở thành đức tin.

 

Khung cảnh tiếp theo đó, thường được gọi là “Thanh tẩy Đền Thờ” (2:12-25), diễn tả Đức Giê-su tại Giê-ru-sa-lem, tại đây Ngài thường nói về đề tài chính Ngài mới là nơi hiện diện của Thiên Chúa, chứ không phải Đền Thờ và những nghi thức của nó.  Ngài xua đuổi những con vật được dùng làm hy lễ.  Sau đó, khi nói chuyện với người phụ nữ Sa-ma-ri mà Ngài gặp bên bờ giếng Gia-cóp (4:4-42), Đức Giê-su bảo với chị là Ngài đã thay thế cho cả hai việc thờ phượng trên Giê-ru-sa-lem cũng như trên núi Ga-ri-dim.

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc Gio-an 4:46-54.

          Độc giả được mời gọi hãy có đức tin phi thường giống như đức tin của viên sĩ quan cận vệ của nhà vua.  Dựa trên nền tảng nào mà ông ta đã tin?  Bạn có thể kể lại lần nào đó bạn phải ứng phó với một thách đố đối với đức tin vào quyền năng của Đức Giê-su không?

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

Bạn hãy viết một lời nguyện ngắn xin được đức tin Chúa Giê-su muốn bạn phải có.

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Trở về Ga-li-lê, Đức Giê-su làm phép lạ thứ nhì (Gio-an 4:46-54) cũng tại thành Ca-na, nơi Ngài đã làm phép lạ thứ nhất.  Viên sĩ quan cận vệ của nhà vua đến xin Đức Giê-su chữa lành cho đứa con trai của ông.  Không cần gặp đứa bé, từ xa Đức Giê-su đã chữa lành nó và bảo người cha hãy về nhà vì con ông ta đang sống khỏe mạnh rồi.  Phép lạ này nhấn mạnh đến cả đức tin vào Đức Giê-su lẫn quyền năng ban sự sống của Ngài.  Trong những chương trước, đức tin đã được nhấn mạnh như một phản ứng tích cực đối với Đức Giê-su.  Giờ đây viên sĩ quan cận vệ của nhà vua được đưa ra làm gương mẫu đức tin;  ông không xin phép lạ trước khi ông tin vào Đức Giê-su.

 

          Đề tài thứ nhì cũng được nhấn mạnh từ chương 2 đến chương 4, đó là Đức Giê-su có quyền năng ban sự sống.  Ngài đã nói với Ni-cô-đê-mô về sự sống đời đời và móc nối sự sống đời đời với đức tin (3:14-15).  Nói chuyện với người phụ nữ Sa-ma-ri, Đức Giê-su nói về mạch nước hằng sống “vọt lên, đem lại sự sống đời đời” (5:13-16,36).  Giờ đây, Ngài bảo đảm với cha đứa bé là nó sẽ sống.  Như vậy chúng ta được dẫn vào chủ đề về sự sống là chủ đề sẽ bao quát tất cả phần tiếp theo của Tin Mừng (tức là “bánh ban sự sống” trong 6:1-71, “nước hằng sống” trong 7:37-39 và “ánh sáng đem lại sự sống” trong 8:12).  Cao điểm chủ đề sự sống sẽ là sự Phục sinh của Đức Giê-su.

 

 

Ôn lại

 

Trong Hành trình 2, bạn đã khám phá những điều sau đây:

 

 

 

Sách đọc thêm

 

Collins, Raymond F.  John and His Witness.  Zacchaeus Studies:  New Testament.

          Collegeville, Minn.:  Michael Glazier/The Liturgical Press, 1991. 


Mục Lục
Trở Về Trang Nhà