Chữa lành một người đau ốm,
Khi còn bé, mỗi năm tôi chờ đợi hai biến
cố: lễ Giáng Sinh và ngày sinh nhật của
tôi. Tôi đã nghĩ về hai ngày đó cả hàng
tháng trước và cứ hỏi đi hỏi lại mẹ tôi:
“Còn bao lâu nữa từ nay đến lễ Giáng Sinh hả mẹ?” và “Bao giờ đến ngày
sinh nhật của con?” Người ta chờ đợi
nhiều thứ: có người chờ đợi trong tù cho
bao nhiêu năm chóng qua để họ được thả về;
những người khác chờ đợi tình trạng kinh tế sẽ thay đổi khấm khá
hơn; có những người mong mỏi chờ mang
thai một đứa bé. Đôi khi vì chờ đợi quá
lâu nên chúng ta mệt mỏi vì đợi chờ và bắt đầu chấp nhận mọi sự vẫn cứ như thế.
Bạn
hãy đọc Gio-an 5:1-9.
Có điều gì làm cho bạn ngạc nhiên trong
câu truyện này không? Tại sao?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Có khi nào bạn chờ đợi một điều gì đó đã thật lâu
khiến bạn phải buồn phiền không? Hãy nhớ
lại biến cố ấy. Nếu bạn đã cầu xin điều
đó, thì bạn đã bỏ cuộc không cầu nguyện nữa, hay là bạn đã tiếp tục cầu nguyện?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Chỉ Thiên Chúa mới có thể lấp đầy những ước vọng
cuối cùng của chúng ta.
Người
bệnh được Đức Giê-su chữa lành ở hồ nước tại Bết-da-tha đã chờ đợi ba mươi tám
năm để được chữa lành. Tổ tiên của ông
ta cũng đã chờ đợi ba mươi tám năm trong hoang địa để Thiên Chúa thực hiện lời
hứa ban cho họ một miền đất làm quê hương (Đệ nhị luật 2:14). Có điều lạ là người đau ốm ở hồ nước
Bết-da-tha đã chờ đợi bấy nhiêu năm, vậy mà chính Đức Giê-su hỏi người tàn tật
đó xem ông ta có muốn được chữa lành không, chứ không phải ông ta xin
Ngài. Bên hồ nước, người đàn ông ấy chỉ
chờ đợi lúc nước khuấy lên. Theo ông
tin, quyền năng chữa lành sẽ chỉ đem lại hiệu quả cho ai đầu tiên được trầm
mình dưới hồ khi nước khuấy động.
Khi Đức Giê-su hỏi ông ta có muốn được
chữa lành mà không đòi hỏi gì nơi ông ta cả, thì ông ta chỉ trả lời là mình tin
vào giây phút trầm mình xuống nước và sẽ được chữa lành. Ông không xin Đức Giê-su điều gì. Ông đã mất hết hy vọng rồi. Ông ta không có đức tin như viên sĩ quan cận
vệ của nhà vua đã xin Đức Giê-su chữa lành đứa con của ông (Gio-an
4:46-54). Thế mà Đức Giê-su vẫn bảo ông
ta đứng dậy, vác chõng mà đi. Đức Giê-su
chữa lành cho người đàn ông ấy và Ngài lại chữa lành vào ngày sa-bát, tức là
phạm lề luật của Do-thái. Người đàn ông
đã vác lấy chõng mà đi như Đức Giê-su đã truyền dạy, nhưng vẫn không thấy dấu
hiệu nào của một đức tin đòi hỏi phải hoàn toàn cam kết đời mình với Đức Giê-su
và lời giảng của Ngài, theo như sách Tin Mừng trình bày. Đức Giê-su muốn liều mạng để giúp đỡ người
khác, bất kể những gì các nhà lãnh đạo tôn giáo có thể hành động đối với Ngài.
Bạn
hãy đọc Gio-an 5:10-18.
Hãy đối chiếu tương phản những hành
động của Đức Giê-su với những hành động của người được chữa lành.
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Hãy đối chiếu tương phản hành vi của Đức Giê-su
với ý định của những kẻ thù địch Ngài.
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Đâu là những đường lối đôi khi chúng ta hành động
giống như người đàn ông được chữa lành hoặc như những kẻ thù của Đức Giê-su đã
làm?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Sau
đó Đức Giê-su đã gặp lại người đàn ông ấy tại khu vực Đền Thờ, Ngài bảo ông ta
đừng phạm tội nữa, bởi vì việc ông ta cần được chữa lành thiêng liêng cũng quan
trọng như chữa lành thân xác vậy. Tuy
nhiên dấu lạ Đức Giê-su làm đã không gợi lên đức tin cho người được chữa
lành. Rõ ràng ông ta không có đức tin,
vì ông ta đã ra ngoài và “tiết lộ bí mật” về Đức Giê-su. “Người Do-thái” (tức là những kẻ chống đối
Đức Giê-su cũng là người Do-thái như họ) đã bắt bẻ ông ta vì vác chõng ngày
sa-bát là phạm luật. Ông ta trả
lời: “Chính người chữa tôi khỏi bệnh đã
nói với tôi: ‘Anh hãy vác chõng và đi’”
(Gio-an 5:11). Đối với người vừa được
phục hồi sức khỏe sau ba mươi tám năm, Đức Giê-su cũng chỉ là một con người
bình thường. Việc chữa lành đã không
giúp ông ta cam kết đi theo Ngài.
Một điều lạ nữa là tại sao “người
Do-thái” lại không vui mừng vì người đàn ông này đã được chữa lành sau khi chờ
đợi bao nhiêu năm trời! Nhưng Gio-an lại
bảo chúng ta rằng họ bắt đầu bách hại Đức Giê-su vì Ngài đã chữa bệnh ngày
sa-bát. Như vậy người đàn ông kia đã vô
tình hoặc hữu ý lôi kéo Đức Giê-su vào một cuộc tranh luận về việc giữ ngày
sa-bát. Đức Giê-su bênh vực cho mình,
dựa trên lý do Cha Ngài và Ngài cùng nhau làm việc. “Người Do-thái” cho rằng Thiên Chúa làm việc
cả ngày sa-bát nữa, vì loài người cũng sinh tử vào ngày sa-bát. Ở đây hàm ý đã rõ ràng: Đức Giê-su đặt mình ngang hàng với Thiên Chúa
là Đấng chỉ một mình Người mới có quyền làm việc trong ngày sa-bát. “Bởi vậy, người Do-thái lại càng tìm cách
giết Đức Giê-su” (Gio-an 5:18). Họ muốn
giết đi một người đã ban tất cả sự sống cho một kẻ tàn tật.
Tiếp
theo việc chữa lành người đau ốm, Gio-an cho chúng ta trình thuật làm cho bánh
và cá hóa nhiều.
Bạn
hãy đọc Gio-an 6:1-15.
Lễ Vượt qua kỷ niệm điều gì?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Đức Giê-su đã ở đâu khi làm phép lạ này?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Bạn
hãy so sánh trình thuật bánh hóa nhiều với Mác-cô 6:32-44 như sau:
Ai có năm cái bánh?
Gio-an
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Mác-cô
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Bạn
hãy so sánh những chi tiết trong Gio-an 6:11 với Mác-cô 6:41, lưu ý tới chủ từ
và động từ.
Gio-an
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Mác-cô
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Bạn
hãy đọc 2 Vua 4:42.
Bạn
hãy đọc I-sai-a 49:8-10 và Xuất Hành 16.
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Việc
kẻ thù chống đối Đức Giê-su càng trở nên
sôi động hơn do phép lạ làm cho bánh hóa nhiều tại Ga-li-lê vào gần ngày lễ
Vượt qua. Đức Giê-su đã coi mình ngang
hàng với Thiên Chúa khi Ngài chữa lành người tàn tật vào ngày sa-bát. Giờ đây Ngài lại nuôi năm ngàn người với năm
chiếc bánh và hai con cá, rồi còn bảo mình là bánh hằng sống ban sự sống đời
đời.
Trình thuật của Gio-an về bánh hóa
nhiều thay thế cho trình thuật của Tin Mừng Nhất lãm về thiết lập Bí tích Thánh
Thể trong Bữa Tiệc ly. Một số chi tiết,
nhất là những động từ được sử dụng trong trình thuật Gio-an khiến chúng ta liên
tưởng đến bữa tiệc Thánh Thể: “Vậy, Đức
Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn [eucharistesas trong Hy-ngữ cũng
giống như từ eucharist trong Anh-ngữ], rồi phân phát cho những người
ngồi đó” (Gio-an 6:11).
Những chủ đề trong biến cố xuất hành
(Xuất Hành 16) cũng rõ ràng ở đây: nói
đến phép lạ xảy ra ở trên núi (nhắc nhớ đến núi Xi-nai), thu lại những bánh vụn
(nhắc nhớ việc thu góp man-na trong hoang địa), những lời xầm xì của dân chúng
trong Gio-an 6:41,60 sau diễn từ của Đức Giê-su (dân chúng phàn nàn kêu ca về
man-na trong hoang địa). Khi lồng truyền
thống của Giáo Hội sơ khai về Bí tích Thánh Thể vào trong truyền thống về việc
Đức Giê-su nuôi năm ngàn người, Gio-an đã có thể đưa ra một hàm ý thần học rất
quan trọng: Thiên Chúa đã ban man-na cho
dân Người để cứu họ khỏi chết đói trong hoang địa; giờ đây Thiên Chúa hiện diện trong Đức
Giê-su, đã xuống thế để ban cho dân Người bánh ban sự sống đời đời.
Bạn
hãy đọc Gio-an 6:16-24.
Bạn hãy đọc Thánh Vịnh 107:23-32. Bạn thấy có gì giống nhau giữa hai đoạn Kinh
Thánh?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Kể
lại câu truyện Đức Giê-su đi trên mặt nước, xen kẽ giữa trình thuật bánh hóa
nhiều (Gio-an 6:1-15) và diễn từ về bánh ban sự sống (Gio-an 6:25-61), Gio-an
muốn quả quyết với độc giả về căn tính của Đức Giê-su là Đấng đã từ Chúa Cha mà
đến sống giữa chúng ta. Ngài là Chúa Tể
trên thiên nhiên, giống như Đức Chúa đã tỏ mình ra trong biến cố vượt qua Biển
Đỏ sau khi dân Ít-ra-en được đưa ra khỏi Ai-cập. Nếu dịch nguyên văn bản Hy-ngữ sẽ là: “Đừng sợ.
TA LÀ” (Gio-an 6:20). Hầu hết các
bản dịch đều là: “Chính Ta đây,” nhưng
nếu dịch nguyên văn từ Hy-ngữ “TA LÀ”
thì đó chính là thánh danh của ĐỨC CHÚA, danh đã được mặc khải cho Mô-sê trong
biến cố uất hành.
Bạn
hãy đọc Gio-an 6:25-71.
Đâu là những động lực khiến dân chúng
đi kiếm Đức Giê-su?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Dân
chúng được một bữa ăn miễn phí nên họ trở lại kiếm thêm. Họ đã chẳng hiểu Đức Giê-su là ai, nên họ chú
ý đến những điều tự nhiên thay vì những điều siêu nhiên thế gian không có được. Đức Giê-su đưa ra ba lời tuyên bố về Ngài. Những phản ứng Ngài nhận được cho thấy dân
chúng thiếu lòng tin: “Chính tôi là bánh
trường sinh” (6:35). Người Do-thái xì
xầm vì Ngài tuyên bố lời này (6:41). “Ai
ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời; và
bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống”
(6:51). Người Do-thái sôi nổi tranh luận
với nhau vì Đức Giê-su ban thịt của Ngài cho họ ăn, đó là điều vô lý đối với họ
(6:52). “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì
được sống muôn đời (6:54);... đây là
bánh từ trời xuống” (6:58). Đến lượt các
môn đệ xầm xì (6:61), và nhiều người trong họ “rút lui, không còn đi với Ngài
nữa” (6:66).
Khi Đức Giê-su hỏi nhóm Mười hai có
muốn bỏ Ngài đi luôn nữa không, thì ông Phê-rô xuất hiện như phát ngôn viên cho
nhóm người còn lại có lòng tin: ông hiểu
rằng chỉ có Đức Giê-su mới có thể ban sự sống:
“Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời
đời” (6:68).
Đức Giê-su trả lời rằng một trong nhóm
họ sẽ phản bội Ngài (6:70-71). Cách sắp
xếp này cũng giống như trình thuật của Tin Mừng Lu-ca về thiết lập Bí tích
Thánh Thể, nghĩa là sau việc thiết lập Bí tích Thánh Thể là lời Đức Giê-su tiên
báo việc Giu-đa phản bội (Lu-ca 22:21-23).
Thánh
Thể quan trọng đối với bạn như thế nào?
Bạn làm sao tỏ ra lòng yêu mến Chúa Ki-tô trong Bí tích Thánh Thể?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Tin
Thánh Thể là thịt và máu của Đức Ki-tô Phục Sinh (cách biểu lộ của Đức Giê-su
để hiến thân cho chúng ta trong sự kết hiệp thân thiết) đòi hỏi phải có đức
tin. Bạn hãy dành một vài phút để ngồi
yên lặng hết lòng cảm tạ Chúa về ơn đức tin bạn đang có.
Trong
Hành trình 4, bạn đã khám phá những điều sau đây:
Karris,
Robert J. Jesus and the Marginalized
in John’s Gospel. Zacchaeus
Studies:
New Testament.
Collegeville, Minn.: Michael
Glazier/The Liturgical Press,
1990.
Yee,
Gale A. Jewish Feasts and the Gospel
of John. Wilmington, Del.: Michael
Glazier, 1989.