Ai mới thực sự mù?
Khi tôi dạy học tại trường đại học, cô
Susan, một người mù bẩm sinh, thường đến lớp với con chó Bumps dẫn đường. Cứ khi nào tôi nêu lên một tư tưởng sâu sắc
nhất chắc chắn làm cho lớp học phải thán phục thì con Bumps lại gừ gừ giống như
người chán đời. Susan bảo với tôi là con
chó của cô thường gừ gừ như vậy mỗi khi chương trình TV cô coi đến hồi gây cấn
nhất. Tôi nói: “Nếu không phiền, cô cho tôi hỏi làm sao cô
coi TV?” – “Tôi ngồi trước TV và nhìn vào màn ảnh ở trong đầu tôi.” Tiếp theo, cô kể lại cho tôi về một chương
trình chúng tôi đã coi tối hôm trước.
Tôi vô cùng ngạc nhiên vì những chi tiết cô đã thâu đạt trong khi tôi
lại mất. Điều ấy khiến tôi phải tự hỏi
ai trong chúng tôi mới thực sự là mù.
Khám phá
Bạn hãy đọc Gio-an 9:1-41.
Câu
truyện bắt đầu như thế nào?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Kết thúc như thế
nào?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Câu truyện Anh mù bẩm sinh là một thí dụ
về vở kịch Gio-an đã ghi chép lại hay nhất.
Có tất cả bảy “màn” trong câu truyện..
Vậy ai là những nhân vật trong mỗi màn?
Trong những khoảng cách dưới đây, bạn hãy viết xuống những nhân vật và
những gì xảy ra trong mỗi màn kịch.
1.
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
2.
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
3.
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
4.
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
5.
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
6.
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
7.
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Những điều khám phá
Tư tưởng nổi bật trong thế kỷ thứ nhất
là những người may mắn trong thế giới này là những người tốt và vì họ tốt nên
Thiên Chúa đã chúc phúc cho họ. Người ta
cũng cho rằng những người bất hạnh bị trừng phạt vì tội lỗi của họ. Ngay cả ngày nay nhiều người vẫn còn giữ tư
tưởng ấy khi họ phải đương đầu với khó khăn hay thảm cảnh. Tuy nhiên Đức Giê-su đã đánh tan lối kết luận
quá vội vàng cho rằng vì anh mù hoặc cha mẹ anh đã phạm tội. Hơn thế nữa, Ngài còn giải thích là vinh
quang Thiên Chúa sẽ được biểu lộ qua bất hạnh của người này.
Lời
tuyên bố của Đức Giê-su “Tôi là ánh sáng thế gian” (Gio-an 8:12) báo động cho
chúng ta biết chủ đề ánh sáng sẽ được quảng diễn trong 9:1-41. Câu truyện bắt đầu với anh mù được nhìn thấy
sau khi được Đức Giê-su chữa lành. Câu
truyện kết thúc với việc người Pha-ri-sêu tưởng là họ sáng mắt, nhưng thực ra
họ lại càng ngày càng chìm đắm trong tăm tối.
Khám phá
Nhiều lời tiên tri trong Cựu Ước nói tới
sự kiện đấng mê-si-a sẽ đến và thể hiện những lời tiên tri ấy. Bạn hãy đọc I-sai-a 29:18; 35:5; 42:6-7. Những đoạn này soi sáng cho bạn điều gì về câu
truyện anh mù bẩm sinh?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Bạn hãy đọc Gio-an 1:19-34; 3:22-36.
Bạn
hãy viết tóm tắt lại chứng từ của Gio-an Tẩy giả về Đức Giê-su.
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Bạn hãy đọc Gio-an 1:35-51.
Bằng
cách nào An-rê và Phi-líp-phê làm chứng cho Đức Giê-su?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Bạn hãy dành một khoảng thời gian để suy
nghĩ về đức tin của anh mù bẩm sinh.
Trong sách Tin Mừng này, đức tin có nghĩa là một cam kết cá nhân và tích
cực đối với Đức Giê-su. Vậy trong câu
truyện, anh mù đã tỏ ra sự cam kết tích cực như thế nào?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Bạn hãy cân nhắc sự cam kết của bạn với
Đức Giê-su. Bằng cách nào bạn sẽ tỏ ra
cam kết với Ngài hơn nữa?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Bạn hãy viết một lời nguyện quyết tâm
tích cực cam kết với Đức Giê-su hơn nữa trong mỗi ngày.
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Những điều khám phá
Câu truyện đặt trọng tâm vào mấy chủ
đề. Một trong những chủ đề ấy là chiến
thắng của sự sáng trên bóng tối, tức là chiến thắng của Đức Giê-su trên sự dữ
hoặc trên tội lỗi. Trong Cựu Ước, các
ngôn sứ thường dùng những hành động để nói lên sứ điệp của họ. Đức Giê-su cũng làm như vậy trong câu truyện
chữa lành này. Việc chữa lành sự mù lòa
thể xác chứng tỏ thực tại Đức Giê-su đúng là sự sáng thế gian, Đấng đã đến để
chữa lành sự mù lòa thiêng liêng của con người.
Một
chủ đề khác, đó là vấn đề ngày sa-bát.
Thay vì vui mừng với người mù được chữa lành thì người Pha-ri-sêu lại
bực tức vì Đức Giê-su chữa bệnh trong ngày sa-bát. Vấn đề là ở sự kiện Đức Giê-su đã nhổ nước
bọt xuống đất, làm thành bùn rồi bôi lên mắt anh mù. Trong ngày sa-bát, người ta không được phép
nhào bột làm bánh, khuấy bột cũng không được phép nữa. Trộn bùn với bất cứ cái gì cũng có thể làm
cho người Do-thái nhớ đến ngày xưa phải trộn đất sét với rơm khi họ phải làm nô
lệ ở bên Ai-cập.
Làm
chứng cho Đức Giê-su là một chủ đề được đặt ra ngoài câu truyện. Nhiều người, bắt đầu là Gio-an Tẩy giả, An-rê
và Phi-líp-phê làm chứng cho Đức Giê-su trong sách Tin Mừng này. Cũng như họ, mỗi Ki-tô hữu được mời gọi hãy
rao giảng Tin Mừng (nghĩa là làm cho những người khác biết Đức Giê-su qua lối
sống của chúng ta và qua những điều chúng ta nói). Anh mù bẩm sinh nay được trông thấy đã thực
hiện một loạt chứng từ. Chứng từ thứ
nhất, anh đơn giản nói cho những người láng giềng biết tên của Đức Giê-su và
Ngài đã làm gì cho anh (Gio-an 9:8-12). Rồi anh làm chứng với những người
Pha-ri-sêu; anh lập đi lập lại những gì
Đức Giê-su đã làm; rồi khi đối đáp những
lời họ tố cáo rằng Đức Giê-su không thể từ Thiên Chúa mà đến vì Ngài đã lỗi
luật ngày sa-bát, anh mù đã vặn hỏi lại họ và khẳng định Đức Giê-su là một vị
ngôn sứ (Gio-an 9:13-17). Cha mẹ anh thì
sợ không muốn làm chứng vì người ta đe dọa đuổi họ ra khỏi hội đường. Đây có thể cũng là thách đố cho những Ki-tô
hữu nhút nhát trong thập niên 80. Một
lần nữa anh mù được lành lại làm chứng lòng tin của anh nơi Đức Giê-su trong
9:24-34 và khẳng định anh tin Đức Giê-su là người đến từ Thiên Chúa. Sau đó trong cuộc đối thoại ngắn với Đức
Giê-su, anh tuyên xưng: “‘Thưa Ngài, tôi
tin’. Rồi anh sấp mình xuống trước mặt
Ngài” (Gio-an 9:38).
Vậy
chúng ta nhận thấy nơi con người chất phác này một người tuy không thể nhìn
thấy ánh sáng ban ngày lại có thể mở lòng đón nhận Ánh sáng thế gian. Trái lại, những người Pha-ri-sêu nhìn thấy
ánh sáng ban ngày, nhưng đã khóa kỹ tâm hồn không muốn tiếp nhận Đức Giê-su là
Ánh sáng thế gian. Trong thái độ cứng
lòng, họ muốn ở trong bóng đêm hơn và chối từ bước vào cõi ánh sáng.
Ôn lại
Trong Hành trình 5, bạn đã khám phá
những điều sau đây:
·
Câu truyện Anh mù bẩm sinh được trình
bày theo hình thức một vở kịch nhỏ gồm có bảy màn.
·
Khi mở mắt cho anh mù bẩm sinh, Đức
Giê-su đã chứng minh Ngài là Đấng Mê-si-a theo lời ngôn sứ I-sai-a tiên báo,
Đấng đến để mở mắt cho người mù được thấy.
·
Lựa chọn ánh sáng hay bóng tối là việc
của những ai được mời gọi làm môn đệ Đức Ki-tô.
·
Sợ bị đuổi ra khỏi hội đường vẫn còn là
vấn đề của một số người thuộc cộng đoàn Gio-an.
Nỗi sợ ấy được phản ảnh trong câu truyện này.
·
Làm chứng cho Đức Ki-tô là việc quan
trọng trong sách Tin Mừng này và cũng là một thách đố cho những ai muốn theo Ngài.
Sách đọc thêm
Thompson, Marianne Meye. The Incarnate Word: Perspectives on Jesus in the Fourth
Gospel. Peabody, Mass.: Hendrickson, 1988.