Bữa Tiệc Ly
Phần Một:
Đức Giê-su rửa chân các môn đệ
Mỗi người và mỗi xứ
sở có một cách riêng biểu lộ lòng biết ơn và thán phục người khác. Tôi có người bạn hay gửi cho tôi vào những
dịp bất ngờ những tấm thiệp buồn cười tự tay anh làm. Tại Latvia, một trong những cách thông dụng
nhất biểu lộ tình yêu hoặc lòng biết ơn là tặng hoa. Người Latvia có câu nói như sau: Nếu có ai sau khi làm việc trên đường về nhà
mà phải chọn lựa nên mua hoa hay là mua bánh cho vợ thì tốt hơn nên mua hoa.
Khám phá
Phần sau của Tin
Mừng Gio-an thường được gọi là Sách Vinh hiển, bởi vì Lời Chúa trở về với Cha
Ngài trong vinh quang qua sự chết và sống lại.
Bạn hãy đọc Gio-an 12:20-26. Giờ
của Đức Giê-su nghĩa là gì? Nếu cần, bạn
có thể coi lại Hành trình 2 để hiểu ý nghĩa.
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Hãy giải thích theo
ngôn từ của bạn về nghịch lý hạt lúa phải gieo xuống đất và chết đi để sinh
bông hạt.
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Trong cuốn Symbolism
in the Fourth Gospel, Craig Koester phát biểu rằng: “Mọi người sẽ mất đi chính con người và sự
sống mình đã lãnh nhận, nhưng những ai mất đi chính mình để phụng sự Đức Ki-tô
sẽ ở trong mối quan hệ nảy sinh hoa trái và đem lại cho họ sự sống” (trang
247).
Đâu là một vài cách thức chúng ta mất
đi sự sống mình theo ý nghĩa đó?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Bạn hãy đọc Gio-an
13:1-20.
Trong đoạn 13:6-11, khi rửa chân cho
các môn đệ, Đức Giê-su hiểu hành vi ấy theo ý nghĩa nào?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Bạn hãy tìm ra một ý
nghĩa khác cho hành vi biểu tượng trong 13:12-20.
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Những điều
khám phá
Hành động Đức Giê-su
rửa chân cho các môn đệ trong Bữa Tiệc Ly là một nhắc nhở nữa về cả quyền năng
lẫn sự chết của Đức Giê-su. Mặc dù được
Chúa Cha ban cho mọi quyền năng (Gio-an 13:3), Ngài vẫn chọn sử dụng quyền năng
ấy để thực hiện một hành vi của người tôi tớ và yêu thương cao cả, một hành vi
thế gian coi là yếu kém. Chỉ có kẻ nô lệ
mới rửa chân người khác, hoặc một người học trò hết lòng mộ mến thầy mới rửa
chân cho thầy mình, chứ không bao giờ có chuyện ngược lại.
Hành vi này biểu tượng cho những gì
Đức Giê-su sẽ làm cho các môn đệ Ngài qua cái chết của Ngài trên thập giá. Những động từ dùng trong 13:4 (cởi áo
ra, lấy khăn mà thắt lưng) cũng là những động từ Đức Giê-su sử dụng
trong 10:17-18 khi Ngài nói tới việc Ngài hy sinh (cởi ra) mạng sống và lấy
lại mạng sống mình. Như vậy, thánh
sử đã móc nối việc rửa chân với cái chết của Đức Giê-su trên thập giá và sau đó
là việc Ngài sống lại.
Khi ông Phê-rô phản đối thì Đức Giê-su
nhấn mạnh rằng Phê-rô “sẽ chẳng được chung phần với” Ngài nếu Ngài không rửa
chân cho ông. Nói khác đi, nếu Đức
Giê-su không yêu mến và chết cho ông thì ông sẽ không được ở trong mối quan hệ
vĩnh cửu với Ngài. Lúc ấy Phê-rô muốn
được rửa toàn thân, vì quả thực ông rất mong muốn được sống trong quan hệ
đó. Tuy nhiên Đức Giê-su cho thấy hành
vi phục vụ này không thể lượng giá được, cũng như chính cái chết của Ngài là
một hành vi tận hiến yêu thương không thể nào đo lường được.
Rửa chân không chỉ là một biểu tượng
cho việc Đức Giê-su tận hiến mạng sống mình trên thập giá mà thôi, nhưng còn
biểu tượng cho hiệu quả rửa sạch tội lỗi chúng ta do sự chết của Ngài. Trong thần học của Gio-an, tội lỗi là thái độ
bất hòa thù nghịch với Thiên Chúa; chính
cái chết của Đức Giê-su đã xóa đi hoặc rửa sạch mối bất hòa này.
“Tôi tớ không lớn hơn chủ nhà”
(13:16); như vậy Đức Giê-su đã đòi các
môn đệ Ngài hãy theo gương Ngài mà rửa chân cho nhau. Như Đức Giê-su đã tỏ ra lòng yêu mến họ, họ
cũng phải tỏ ra lòng yêu mến tha nhân đến độ hoàn toàn hy sinh bản thân.
Theo ý nghĩa biểu tượng của việc rửa
chân, những lời vào đề của thánh sử trong 13:1, “Trước lễ Vượt qua...,” sẽ mang
ý nghĩa đặc biệt. Những lời này nhắc lại
sự kiện máu của con chiên Vượt qua đã cứu dân Ít-ra-en khỏi cái chết thể xác do
tay thần chết. Giờ đây Đức Giê-su thay
thế con chiên Vượt qua; Ngài hy sinh
mạng sống mình vì tội lỗi nhân loại để họ được cứu thoát khỏi sự chết đời đời.
Khám phá
Bạn hãy đọc Gio-an
13:21-30.
Đoạn này cho thấy so sánh hoặc đối
chiếu như thế nào với đoạn trước?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Thánh sử có chủ ý nào khi khẳng định
“Lúc đó, trời đã tối” (13:30)?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Bạn hãy nhớ lại chủ đề ánh sáng và bóng
tối trong sách Tin Mừng này. Ý nghĩa của
chúng là gì? (Nếu cần, bạn hãy xem lại
Hành trình 1 và 3).
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Những điều
khám phá
Hành vi yêu thương
của Đức Giê-su được biểu tượng do việc rửa chân, đã hoàn toàn đi ngược với việc
Ngài báo trước Giu-đa phản bội tình yêu và tình bạn thân thiết trong Gio-an
13:21-30. Thánh sử đã cảnh giác trong
13:2: “Ma quỷ đã gieo vào lòng Giu-đa,
con ông Si-mon Ít-ca-ri-ốt, ý định nộp Đức Giê-su.” Giờ đây, tiên báo ấy biến thành sự thật: “Xa-tan liền nhập vào y” (13:27), nghĩa là
hắn đã trở thành công cụ của Xa-tan, hiện thân của tội lỗi, sự chết và mọi sự
dữ. Môn đệ sa ngã sẽ hành động liên kết
với quyền lực của bóng tối.
Nằm là tư thế của những bữa ăn lâu tại
Pha-lét-tin vào thế kỷ thứ nhất, thí dụ như bữa ăn lễ Vượt qua. Cử chỉ đưa một miếng bánh cho Giu-đa là dấu
hiệu yêu thương dành cho một người bạn đồng bàn. Cử chỉ đó cũng nhắc lại việc chấm rau đắng
vào nước chấm haroseth trong bữa ăn Vượt qua. Đức Giê-su mời gọi hắn hãy nghĩ tới những gì
Ngài sắp sửa làm. Giu-đa không đáp lại
trong tình thương mến, nhưng khi nhận miếng bánh thì hắn đã bỏ đi và đắm mình
vào bóng tối. Đức Giê-su đã tuyên bố
trước đây (8:12): “Tôi là ánh sáng thế
gian. Ai theo tôi, sẽ không phải đi
trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống.” Giu-đa đã tự ý chọn không theo ánh sáng,
nhưng muốn đi trong bóng tối.
Việc trình bày Giu-đa là một kẻ phản
bội giới thiệu lần thứ nhất cho chúng ta biết lần thứ nhất về “người được Đức
Giê-su thương mến” (13:23), hoặc Người Môn đệ được thương mến. Truyền thống coi người này là tác giả sách
Tin Mừng Gio-an. Có lẽ ông là một nhân
chứng và môn đệ của Đức Giê-su đang khi Ngài còn sống. Ông không bao giờ được nêu tên trong sách Tin
Mừng, có thể vì thánh sử muốn độc giả hãy coi “người môn đệ được Đức Giê-su
thương mến” như là mẫu người lý tưởng cho lối sống Ki-tô và quan hệ với Đức
Giê-su.
Khám phá
Bạn hãy đọc Gio-an
13:31-38.
Vinh hiển Đức Giê-su nói đến trong
Gio-an 13:31-32 là gì?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Bạn hãy viết xuống những dòng nào có ý
nghĩa đặc biệt đối với bạn.
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Bạn hãy đọc Lê-vi
19:18.
So sánh lệnh truyền này với lệnh
truyền của Đức Giê-su trong 13:34 như thế nào?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Đâu là thách đố của lệnh truyền này đối
với bạn?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Bạn hãy viết một kinh nguyện ngắn, xin
ơn biết sống lệnh truyền hãy yêu thương nhau như Đức Giê-su muốn chúng ta sống.
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Những điều
khám phá
Mặc dù trong Cựu Ước
có giới răn hãy yêu thương nhau (Lê-vi 19:8), nhưng chiều kích căn bản khác
biệt nơi lệnh truyền của Đức Giê-su là chúng ta phải yêu thương như Đức Giê-su
đã yêu thương. Tình yêu của Ngài là căn
bản vì Ngài đã yêu thương chúng ta đến nỗi thí mạng sống mình, một hành vi được
Đức Giê-su xác định là hành vi yêu thương lớn lao nhất: “Không ai có tình thương lớn hơn tình thương
của người hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu” (15:13).
Phê-rô tuyên bố mình có thứ tình
thương ấy đối với Đức Giê-su; ông sẽ
theo Chúa, bất kể hậu quả như thế nào, dù có phải chết với Ngài. Việc Đức Giê-su tiên báo Phê-rô chối Ngài ba
lần là một điển hình cho thấy con người muốn một đàng làm một nẻo. Dĩ nhiên Phê-rô sẽ “hy sinh” mạng sống mình
vì Đức Giê-su như Đức Giê-su sẽ cho ông biết sau này (21:18). Tuy nhiên điều ấy sẽ chỉ xảy ra sau khi
Phê-rô đã ba lần chối rằng ông là môn đệ Đức Giê-su.
Ôn lại
Trong Hành trình 9,
bạn đã khám phá những điều sau đây:
·
Chúng ta gọi chương 13 đến chương 21 của
Tin Mừng Gio-an là Sách Vinh hiển, vì chính qua sự chết và sống lại, Đức Giê-su
mới được vinh hiển.
·
Rửa chân là biểu tượng hành vi hy sinh
lớn lao nhất của Đức Giê-su trên thập giá, đồng thời cũng là biểu tượng nói lên
hiệu quả cái chết của Ngài xóa bỏ sự thù nghịch của loài người với Thiên Chúa.
·
Trong thần học của Gio-an, tội lỗi là sự
thù nghịch trong mối quan hệ giữa người ta với Thiên Chúa.
·
Hành động Giu-đa đi vào đêm tối biểu
tượng cho việc hắn tự ý chọn tẩy chay ánh sáng và ôm lấy bóng tối của Xa-tan.
·
Khi Đức Giê-su đưa cho Giu-đa miếng
bánh, đó là hành vi của tình bạn.
·
Những gì làm cho lệnh truyền của Đức
Giê-su “mới mẻ”, đó là Ngài bảo các môn đệ Ngài hãy yêu thương như Ngài đã
yêu thương chúng ta, tức là Ngài đã hy sinh mạng sống mình vì chúng ta.
Sách đọc thêm
Eller, Vernar. The Beloved Disciple: His Name, His Story, His Thought. Grand
Rapids, Mich.: Wm. B. Eerdmans, 1987.
Koester, Craig
R. Symbolism in the Fourth
Gospel: Meaning, Mystery, Community.
Minneapolis: Fortress Press, 1995.