Hành trình học hỏi Tin Mừng Gio-an

 

Hành trình 14

 

 

Đóng đinh thập giá, chết và mai táng

 

 

Trình thuật của Gio-an về việc Đức Giê-su chịu đóng đinh thập giá, chết và được mai táng khác biệt với trình thuật của Tin Mừng Nhất lãm về nhiều chi tiết và thần học.  Thánh sử Tin Mừng thứ bốn đã giải thích lại những yếu tố thường thấy trong truyền thống, nhưng ngài cũng thêm vào những sự kiện không gặp thấy trong những sách Tin Mừng kia.

 

          Trong Tin Mừng Gio-an, động lực chi phối toàn thể cuộc xử án chính là vương quyền của Đức Giê-su, trải dài suốt các màn xảy ra trong và ngoài dinh tổng trấn, nhất là trong việc phản đối về những chữ viết trên thập giá.  Đức Giê-su luôn luôn giữ tư thái của một người làm vua và chính thập giá lại trở thành dụng cụ tôn vương Đức Giê-su vì Ngài tự mình nắm giữ số phận của Ngài.  Đức Giê-su kết thúc sứ mệnh Thiên Chúa của Ngài với khẳng định:  “Thế là đã hoàn tất” (19:30).

 

          Trong Tin Mừng Gio-an, người ta không gặp thấy việc chế nhạo của đám dân chúng, bóng tối bao phủ toàn mặt đất, Đức Giê-su cầu nguyện cho kẻ thù của Ngài, lời kêu than đau buồn, màn Đền Thờ xé ra làm đôi và viên đại đội trưởng tuyên xưng Đức Giê-su là Con Thiên Chúa – những dữ kiện này gặp thấy trong một hoặc mấy sách Tin Mừng Nhất lãm.

 

          Những suy tư của Giáo Hội sơ khai về ý nghĩa cái chết của Đức Giê-su là giờ vinh quang và tôn vinh Ngài lại được phản ảnh rõ ràng hơn là trong ba sách Tin Mừng kia.  Một trong những điều khéo léo nhắc nhở chúng ta rằng thập giá chính ngai tôn vinh của Đức Giê-su, đó là sự kiện sau khi đánh đòn và chế nhạo Đức Giê-su, Tin Mừng Nhất lãm nói rõ ràng người ta lột áo choàng đỏ ra, còn Tin Mừng Gio-an thì không nói đến việc lột áo choàng đỏ ra.  Chính Gio-an đã khéo léo thêm chi tiết ấy vào để nói lên chủ đề Đức Giê-su thống trị từ trên thập giá.

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc Gio-an 19:16-22.

          So sánh Gio-an 19:17 với Mác-cô 15:21.  Bạn thấy khác nhau thế nào?

 

So sánh Gio-an 19:19-22 với Mác-cô 15:26.  Tại sao bạn nghĩ sự kiện này đã được Tin Mừng Gio-an phóng lớn lên?

 

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Khi thánh sử mô tả việc viết dòng chữ trên thập giá, ngài sử dụng lối viết mỉa mai để nhấn mạnh về vương quyền của Đức Giê-su.  Quyền bính to lớn nhất của thế gian này hiện diện trong cảnh Thương khó đã công bố và viết xuống dòng chữ:  “Giê-su Na-da-rét, Vua dân Do-thái” (19:19).  Khi kẻ thù Ngài phản đối lời lẽ viết trên tấm bảng ấy thì Phi-la-tô nhất định không thay đổi.  Ông viết bằng tiếng Do-thái cho dân Do-thái hiểu, bằng tiếng La-tinh cho người Rô-ma biết và bằng tiếng Hy-lạp (ngôn ngữ thông dụng thời ấy) để mọi dân nước hiểu được.  Như vậy, một cách vô tình Phi-la-tô đã tuyên bố vương quyền của Đức Giê-su trên mọi dân tộc.  Những chữ tắt INRI, thường gặp ở phía bên trên đầu Đức Giê-su trong ảnh tượng Đóng đinh thập giá là những từ La-ngữ:  Iesus Nazarenus Rex Iudeorum.

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc Gio-an 19:23-30.

          Mỗi đoạn Cựu Ước dưới đây giúp bạn giải thích thế nào về cuộc Thương khó và cái chết của Đức Giê-su?

 

Bạn hãy đọc Đệ Nhị luật 21:22-23.

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Bạn hãy đọc Thánh Vịnh 22:19.

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Bạn hãy đọc Xuất Hành 12:46.

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Bạn hãy đọc Da-ca-ri-a 12:10.

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Theo thói quen, những tên hành quyết đã chia nhau áo của Đức Giê-su.  Tuy nhiên, cái áo dài là một tấm vải liền dệt từ trên xuống dưới nên họ bắt thăm (19:24).  Ý nghĩa của Tấm áo không có đường khâu được giữ nguyên và không bị cắt ra mang ý nghĩa nào thì không rõ ràng.  Một số học giả cho rằng cái áo không đường khâu tượng trưng cho sự hiệp nhất của Giáo Hội được Đức Giê-su cầu nguyện cho trong Bữa Tiệc ly.  Tuy nhiên những người khác lại nghĩ rằng nó tượng trưng cho vai trò tư tế của Đức Giê-su trên thập giá, nhờ đó Đức Giê-su sẽ được nhìn nhận vừa là tư tế vừa là hy lễ thay thế cho chức tư tế và các hy lễ trong luật cũ.

 

          Hai nhân vật quan trọng không khi nào được nêu tên, đó là “mẹ Ngài” và “người môn đệ Ngài thương mến”, cả hai đứng dưới chân thập giá.  “Người môn đệ Ngài yêu mến” không những có liên hệ lịch sử giữa cộng đoàn Gio-an với Đức Giê-su trần thế, mà còn có tính cách tượng trưng và không được nêu danh để làm gương mẫu cho các môn đệ tương lai.  Người ấy là một người bạn thân thiết của Đức Giê-su và không khi nào bỏ rơi Đức Giê-su qua suốt cuộc xử án.  “Mẹ Ngài” cũng không được nêu tên trong sách Tin Mừng này, để mọi môn đệ Đức Giê-su đều có thể thấy bà cũng là mẹ của họ, và như vậy họ sẽ cảm nhận được quan hệ giữa họ với Đức Giê-su như họ là người anh chị em của Ngài.  Ngay dưới chân thập giá đã xuất hiện một cộng đoàn tín hữu rồi.

 

          Gio-an (19:28-29) đã thấy việc thể hiện lời Thánh Vịnh 69:21 trong cơn khát của Đức Giê-su và giấm chua người ta đưa lên cho Ngài:  “... Cơn khát nước, lại cho uống giấm chua.”  Những lời cuối cùng của Đức Giê-su, “Thế là đã hoàn tất,” kết thúc đau khổ và cái chết của Ngài, đồng thời cho thấy đó cũng là thời điểm vinh thưởng sứ mệnh của Ngài trên trần thế và lòng tuân phục của Ngài đối với Chúa Cha.

 

          Một người bị đóng đinh thập giá đôi khi sau mấy ngày trên thập giá rồi mới chết.  Nhưng theo luật Do-thái (Đệ Nhị luật 21:22-23), không thể để thân xác trên thập giá qua đêm.  Vì thế đập gãy chân thường là cách để họ chết nhanh hơn.  Tuy nhiên thánh sử ghi nhận rằng chân của Đức Giê-su không bị đập gãy vì Ngài đã chết rồi, như thế ứng nghiệm lời Thánh Vịnh 34:30 và Xuất Hành 12:46 và ám chỉ Đức Giê-su chính là con chiên Vượt Qua.

 

          Nhưng một trong những tên lính đã đâm vào cạnh sườn Đức Giê-su nên từ đó nước cùng máu chảy ra.  Máu biểu tượng cho nhân tính của Ngài và nước tức là Thần Khí Ngài sẽ còn ở lại với các môn đệ.  Trong Gio-an 7:37-39, Đức Giê-su khẳng định “nước hằng sống” (Thần Khí) sẽ trào lên từ nơi Ngài.  Nếu nhìn dưới ánh sáng của sự kiện Đức Giê-su thổi Thần Khí trên các môn đệ vào buổi tối Phục Sinh, chúng ta có thể nói rằng ân huệ Chúa Thánh Thần là ân huệ của tất cả mầu nhiệm Phục Sinh.

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc Gio-an 19:38-42.

          Bạn đã gặp Ni-cô-đê-mô ở đâu trước đây khi bạn học hỏi Tin Mừng Gio-an?

 

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Ghi chú về ông Giô-xép người A-ri-ma-thê là một môn đệ kín đáo theo Đức Giê-su vì sợ người Do-thái và ông đã đến gặp Đức Giê-su ban đêm, ghi chú này có lẽ phản ảnh hoàn cảnh của nhiều tín hữu gốc Do-thái thời Gio-an.  Như vậy Tin Mừng quả là một thách đố cho họ phải công khai làm chứng Đức Giê-su thực sự là Chúa và là Vua của họ.  Ông Giu-se người A-ri-ma-thê và ông Ni-cô-đê-mô là hình ảnh nhắc nhở chúng ta biết rằng không bao giờ quá muộn đâu.

 

          Mộc dược và trầm hương được dùng trong việc mai táng để khử mùi thối rữa.  Chúng có thể biểu tượng cho việc hai người nói trên chưa hoàn toàn tin vào sự phục sinh của Đức Giê-su.  Số lượng mộc dược đem đến khoảng một trăm cân là số lượng chỉ vua chúa mới sử dụng nhiều như vậy, cho nên dụng ý là một lần nữa đề cao vương quyền của Đức Giê-su.

 

          Hai ông Giô-xép người A-ri-ma-thê và Ni-cô-đê-mô đã đặt Đức Giê-su vào ngôi mộ mới ở trong vườn thay vì tại mồ chôn thường dân dành cho những tên tội phạm (19:41).  Cả ngôi mộ lẫn cái vườn đều có tính cách biểu tượng.  Ngôi mộ mới thích hợp với Con Thiên Chúa, Đấng đã hoàn tất sứ mệnh trần gian như Đấng Mê-xi-a/Vua muôn dân.  Cái vườn ám chỉ về hoàng gia, vì trong Cựu Ước, lăng các vua thường ở trong những ngôi vườn (xem 2 Vua 21:18, 26), thí dụ vua Đa-vít (Nơ-khe-mi-a 3:16).

 

 

Ôn lại

 

Trong Hành trình 14, bạn đã khám phá những điều sau đây:

 

 

 

Sách đọc thêm

 

Brown, Raymond E., Karl Dunfried, Joseph Fitzmyer and John Rheumann, editors.

Mary in the New Testament.  Philadelphia:  Fortress Press, 1978.

 

Heil, John P.  Blood and Water:  The Death and Resurrection of Jesus in John 18-21.

          Washington, D.C.:  The Catholic Biblical Association of America, 1995.

 

Hengel, Martin.  Crucifixion.  Translated by John Bowden.  Philadelphia:

          Fortress Press, 1977.  


Mục Lục
Trở Về Trang Nhà