Hành trình học hỏi Tin Mừng Gio-an

 

Hành trình 15

 

 

Chúa Phục Sinh hiện ra tại Giê-ru-sa-lem

 

 

Chúng ta sống trong thời đại không cần phải chờ đợi lâu – chúng ta có e-mail, Internet, máy FAX, mì ăn liền, microwave...

 

          Tuy nhiên Phụng vụ đêm Vọng Phục Sinh lại nhắc nhở Ki-tô hữu mọi sự không phải lập tức có đâu.  Chúng ta còn phải đợi cuộc tái lâm của Chúa đến trong vinh quang.  Các Ki-tô hữu tiên khởi đã cử hành Đêm Vọng Phục Sinh báo trước cho việc tái lâm của Đức Ki-tô.  Xưa kia đó là một cuộc canh thức thâu đêm, người ta cầu nguyện và đọc Kinh Thánh.  Chỉ mãi tới rạng đông Thánh lễ mới được cử hành và những tân tòng được rửa tội.

 

          Ngày nay, chúng ta cử hành Canh thức với việc thắp đèn nến bằng lửa mới.  Chúng ta nhìn thấy một ánh nến nhỏ trong đêm tối;  rồi bỗng chốc tất cả thánh đường rực lên những ngọn nến nhỏ lấy lửa từ cây nến Phục Sinh, biểu tượng cho Đức Giê-su Ki-tô là ánh sáng trần gian.  Trong phần Làm phép Lửa, linh mục cầu xin Chúa “ngày nào đó đưa chúng con tới dự lễ ánh sáng vĩnh cửu.”  Như vậy, mỗi Thứ Bảy Tuần Thánh trong cuộc cử hành trọng thể nhất, chúng ta tiếp tục truyền thống chờ đợi cuộc tái lâm của Chúa như Giáo Hội sơ khai đã làm.

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc Gio-an 20:1-10.

          Bằng ngôn từ của bạn, bạn hãy mô tả cảnh ngôi mộ trống.

 

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Bạn hãy dành khoảng hai mươi phút, ngồi một mình thinh lặng.

 

1)    Hãy tưởng tượng bạn đi theo bà Ma-ri-a Mác-đa-la chạy ra ngoài mộ.  Bạn hãy cùng với bà cảm thấy hoảng hốt khi nhìn thấy phiến đá đã bị rời đi khỏi ngôi mộ.  Bạn có cảm nghĩ gì?

2)    Hãy cùng với bà Ma-ri-a chạy tới ông Phê-rô và Người Môn đệ được thương mến.  Hãy nghe bà kể lại với họ những gì đã xảy ra.  Đó là tiếng của sợ hãi hay vui mừng?

3)    Bây giờ cùng với các môn đệ, bạn hãy chạy tới mộ.  Hãy ở bên cạnh Người Môn đệ được thương mến khi người ấy nhìn vào trong mộ.  Người ấy có vào không?

4)    Hãy theo ông Phê-rô vào trong.  Ông ấy đang nói gì?  Nét mặt ông biểu lộ điều gì?

5)    Giờ đây người môn đệ được Đức Giê-su thương mến đi vào.  Nét mặt người ấy thế nào?  Phản ứng của người ấy khác với phản ứng của ông Phê-rô ra sao?

6)    Bạn hãy dành một khoảng thời gian với Chúa Phục Sinh và xin Người ban cho bạn đức tin giống như đức tin của Người Môn đệ được thương mến.

 

 

Những điều khám phá

 

Bà Ma-ri-a đến mộ khi trời còn tối – đúng là do lòng ngưỡng mộ của một người hết lòng yêu mến Đức Giê-su.  Khi thấy phiến đá đã bị lăn ra khỏi mộ, bà báo cáo cho các môn đệ, nghĩ rằng đã có ai đến ăn cắp xác:  “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ;  và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu” (20:2).  Ba lần bà Ma-ri-a nhấn mạnh đến cùng một ý tưởng đó.  Cướp bóc mộ người chết không phải là chuyện không xảy ra, bằng cớ là Hoàng đế Claudius (41-54 sau công nguyên) đã ban hành sắc lệnh phạt tử hình kẻ nào bị bắt đang cướp hoặc phá mộ người chết.

 

          Người Môn đệ được thương mến là người ở gần Đức Giê-su nhất trong sách Tin Mừng này và cũng là người đã theo Ngài suốt đoạn đường thập giá, đã tiếp tục đóng vai trò làm mẫu gương cho tất cả những ai làm môn đệ Đức Giê-su.  Ông là người tới mộ trước, nhìn thấy những khăn liệm trước và lập tức tin trước nhất tuy chưa thấy Đức Giê-su.  Không thấy nói gì đến ông Phê-rô tin hay không tin;  thánh sử chỉ bảo chúng ta là ông Phê-rô đã trông thấy những khăn liệm thôi.

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc Gio-an 20:11-18.

          Bạn nhận thấy những chi tiết nào về bà Ma-ri-a Mác-đa-la trong đoạn này khác với đoạn Lu-ca 24:1-12?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Chỉ có Gio-an cho chúng ta một trình thuật đầy đủ những chi tiết về việc Đức Giê-su hiện ra với bà Ma-ri-a sau khi hai môn đệ kia đã rời khỏi mộ.  Hai thiên thần ở trong mộ hỏi tại sao bà khóc.  Lý do quá rõ ràng:  “Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi, và tôi không biết họ để Người ở đâu” (20:13).

 

          Người Môn đệ được thương mến là người đầu tiên đã tin, nhưng chính bà Ma-ri-a Mác-đa-la mới là người trước nhất được gặp Đức Giê-su hiện ra.  Hãy lưu ý thời gian Đức Giê-su gặp bà Ma-ri-a.  Lời Thiên Chúa đã từ Chúa Cha mà đến và Đấng làm một với Chúa Cha đã “trở nên bé mọn,” những từ thường được các giáo phụ sử dụng để diễn tả sự thấp hèn của Đức Giê-su.

 

          Đức Giê-su dường như muốn hòa mình với nỗi ưu phiền của bà Ma-ri-a, cho nên Ngài để cho bà thổ lộ tâm tình:  “Này bà, sao bà khóc?” (20:15).  Cứ tưởng Ngài là ông làm vườn nên bà Ma-ri-a không nhận ra Ngài.  Đức Giê-su không tỏ mình ra ngay cho một người bạn đã yêu mến Ngài hết lòng.  Bà Ma-ri-a lại khẳng định rằng xác Đức Giê-su đã bị đem đi khỏi mộ và bà không biết hiện ở đâu.  “Thưa ông, nếu ông đã đem Người đi, thì xin nói cho tôi biết ông để Người ở đâu, tôi sẽ đem Người về” (20:15).  Chỉ có tình yêu mới có thể khiến cho một người phụ nữ không nghĩ đến điều gì khác ngoài việc một mình đem xác người chết đi qua phố xá Giê-ru-sa-lem.  “Ma-ri-a!”  Không còn nghi ngờ gì nữa, đây đúng là tiếng của vị Mục Tử nhân lành gọi tên con chiên của mình.  Bà Ma-ri-a nhất định biết tiếng Chúa mình gọi.  Bà thưa lại bằng lời “Rabbouni,” có lẽ là danh hiệu dễ thương và thân mật dành cho người bạn và bậc thầy đáng mến của bà.

 

          Đức Giê-su không để cho bà Ma-ri-a giữ Ngài lại, bám víu vào sự hiện diện trần thế của Ngài.  “Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em” (20:17).  Như thế Đức Giê-su đã dùng cái chết, sống lại và lên trời của Ngài để vĩnh viễn thiết lập mối quan hệ thân thiết với bà như là người bạn và anh em của bà.

 

          Bà Ma-ri-a cứ tiếp tục đi và là người đầu tiên công bố những gì là tiêu chuẩn cho việc làm môn đệ trong Giáo Hội sau này:  “Tôi đã thấy Chúa” (20:18).

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc Gio-an 20:19-29.

Dưới ánh sáng vai trò đức tin được nói đến trong sách Tin Mừng này, bạn sẽ mô tả thế nào về thái độ thiếu đức tin của ông Tô-ma?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Buổi tối ngày thứ nhất trong tuần, các môn đệ các môn đệ khóa cửa lại, ở trong nhà vì sợ những kẻ thù của Đức Giê-su.  Đức Giê-su tiến vào trong thân xác phục sinh của Ngài, cho dù các cửa nhà vẫn khóa chặt.  Đức Giê-su chào họ:  “Chúc anh em được bình an!” (20:19), và Ngài cho họ xem tay chân Ngài.  Rồi giống như ĐỨC CHÚA đã thổi sự sống vào lỗ mũi con người khi khởi đầu công cuộc tạo dựng, giờ đây Đức Giê-su cũng thổi sự sống thần khí vào các môn đệ.  Họ lãnh nhận Thánh Thần và quyền tha tội từ Đấng mang vết tích thập giá là những vết thương biểu lộ Ngài là ai.  Đức Giê-su ủy thác cho họ thi hành sứ mệnh của Ngài,vì giờ đây là lúc Chúa Cha sai họ đi như Người đã sai Đức Giê-su (20:20-23).  Cảnh này dường như là điều Gio-an muốn nói về lễ Hiện Xuống.

 

          Tuy nhiên, ông Tô-ma không hiện diện khi Đức Giê-su hiện ra với các môn đệ lần thứ nhất.  Khi những người khác công bố tin mừng “Chúng tôi đã được thấy Chúa” (20:25), thì Tô-ma từ chối không tin, trừ khi ông có thể thọc ngón tay vào bàn tay bị thương tích của Ngài và thọc bàn tay vào cạnh sườn bị thương tích của Ngài.  Tô-ma muốn có chứng cớ vật lý, một chứng cớ có thể tin được.  Đối với độc giả, ông đúng là loại người Đức Giê-su đã nói đến trong Gio-an 4:48:  “Nếu không thấy dấu lạ điềm thiêng, các ông chẳng tin đâu!”  Ngoài ra, trước đây Tô-ma đã có được hai chứng cớ.  Thứ nhất, trong Bữa Tiệc ly khi Đức Giê-su khẳng định rằng khi biết và thấy Ngài là Tô-ma thấy và biết Chúa Cha (14:7).  Thứ hai, các môn đệ đã nói với ông về việc Đức Giê-su hiện đến.

 

          Sau đó, Tô-ma tin là do một lần khác Đức Giê-su hiện ra.  Lời tuyên xưng của ông:  “Lạy Chúa của con!  Lạy Thiên Chúa của con!” (20:28), đã phối hợp việc mặc khải Đức Giê-su là Thiên Chúa trong Bữa Tiệc ly với tin mừng các môn đệ khác cho ông biết Ngài là Chúa chiến thắng sự chết và tội lỗi.  Sử dụng lối diễn tả mỉa mai lại xuất hiện – người môn đệ đã nghi ngờ các nhân chứng thì giờ đây chính ông lại thốt lên những suy tư sâu xa nhất về Đức Giê-su.  Đức Giê-su xác nhận niềm tin của Tô-ma, nhưng Ngài cũng cho thấy hạnh phúc cho ai không thấy mà tin, là điều Giáo Hội hậu Thăng Thiên cần phải có.

 

 

Ôn lại

 

Trong Hành trình 15, bạn đã khám phá những điều sau đây:

 

 

 

Sách đọc thêm

 

Brown, Raymond E.  The Risen Christ at Eastertime.  Collegeville,

          Minn.: The Liturgical Press, 1991.

 

Martini, Carlo M.  Through Moses to Jesus:  The Way of the Paschal Mystery.  Notre

          Dame, Ind.:  Ave Maria Press, 1988.

 

 

         


Mục Lục
Trở Về Trang Nhà