Hành trình học hỏi Tin Mừng Lu-ca

Hành trình 12

 

 

Nếu bạn muốn có hòa bình – Hãy hành động cho công lý

 

 

Mary Reed Newland, dành cả đời làm một giáo lý viên và người kể truyện, đã định nghĩa công lý là “cách Thiên Chúa hiện hữu”.  Lối định nghĩa của bà đã nói lên cốt lõi của Kinh Thánh nói chung và Tin Mừng Lu-ca nói riêng.  Khi loan báo Triều Đại Thiên Chúa, Đức Giê-su công bố Thiên Chúa hiện diện để cứu độ mọi người.  Khi gọi Thiên Chúa là Cha, Đức Giê-su muốn nói lên mối quan hệ mọi người là anh chị em với nhau.  Thiên Chúa tạo dựng con người, chứ đâu có tạo dựng những tình trạng kỳ thị chủng tộc, đố kỵ nhau, tham lam và ghen ghét.  Nói theo ngôn ngữ của Tin Mừng Lu-ca, Thiên Chúa đâu có tạo dựng những người bên trong hay những kẻ bên ngoài, vậy mà hầu hết những người Pha-ri-sêu, kinh sư và một số dân thị thành đã làm như vậy.

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc Lu-ca 8:26-38.

          Trong khoảng trống dưới đây bạn hãy trả lời những câu hỏi này.

 

Ai có vấn đề?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Vấn đề gì?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Câu trả lời đầu tiên để xác định vấn đề có thể quy chiếu vào người bị quỷ ám tại Ghê-ra-xa, kẻ bị cả một đạo binh thần dữ (tức là rất nhiều) ám ảnh.  Tuy nhiên, vấn đề của người bị quỷ ám đã được giải quyết do quyền năng chữa lành của Đức Giê-su, Đấng người ta nhận biết đó là Con Thiên Chúa Tối Cao.  Quan sát kỹ hơn khi nhìn thấy kẻ được chữa lành, dân trong thành đã kinh hoảng (8:35).  Vì khó chịu trước tình trạng thay đổi của người bị quỷ ám và quyền năng thực hiện thay đổi của Đức Giê-su, họ xin Đức Giê-su hãy rời khỏi thành phố của họ (8:37).

 

 

Khám phá

 

Hành động cho công lý thường đòi phải có sự thay đổi, một thay đổi mang những nét đặc thù rõ rệt.  Công lý nhắm khám phá ra cốt lõi của vấn đề và thực hiện một thay đổi hệ thống.  Phương thức thực hiện thay đổi thường bị coi là chống đối quá khích.  Trong câu truyện về người bị quỷ ám, dân chúng đã quen với đời sống khác lạ của một người đã bị quỷ ám từ lâu.  Giờ đây anh ta được chữa lành, một tình trạng ai ai cũng mong muốn, thì dân thành lại thấy khó chịu và coi hành động của Đức Giê-su như là chống đối.  Do đó khi loại trừ Đức Giê-su, họ hy vọng cũng loại trừ được mọi thay đổi đã xảy ra.  Dân thành thấy rằng thay đổi là khó, nhất là thay đổi bắt người ta phải nhìn nhận cách Thiên Chúa nhìn mọi sự hoặc “cách Thiên Chúa hiện hữu” như thế nào.

 

Khám phá

 

Thái độ Đức Giê-su bất bình trước bất công được nhấn mạnh nhiều lần trong Tin Mừng Lu-ca.

          Bạn hãy đọc Lu-ca 11:37-52.

 

Những điều khám phá

 

Chúng ta đọc thấy ở đây việc Đức Giê-su khiển trách các người Pha-ri-sêu và các nhà thông luật.  Họ để thì giờ lo những giá trị bề ngoài hơn là những giá trị nội tâm của vấn đề công lý và tình yêu Thiên Chúa (11:42).

 

Khám phá

 

Lu-ca trình bày sự tương phản giữa những giá trị được Đức Giê-su giảng dạy về Triều Đại Thiên Chúa và những giá trị do đa số người Pha-ri-sêu, thông luật và kinh sư đương thời chủ trương.  Những giá trị phản Triều Đại Thiên Chúa cũng không khác gì những giá trị xã hội thời nay chủ trương.

          Bạn hãy đọc Lu-ca 17.

          Dưới mỗi cột, bạn hãy kể ra giá trị do Đức Giê-su dạy tương phản với giá trị nghịch lại do xã hội ngày nay chủ trương.

 

Những giá trị của Triều Đại Thiên Chúa (Lu-ca 17)

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những giá trị của xã hội

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Bản liệt kê của bạn và của tôi sẽ giúp chúng ta suy tư học hỏi vấn đề công lý.

 

Những giá trị của Triều Đại Thiên Chúa

          Tránh gương xấu.

          Tha thứ

          Đức tin sâu xa của mỗi người

          Hãy làm người phục vụ

          Biết tạ ơn

          Phải tỉnh thức

Sống trước mặt Chúa mỗi ngày.

 

Những giá trị của xã hội

Cứ làm điều bạn muốn, đừng để bị bắt quả tang;  nếu bị bắt, cứ dùng tiền hay quyền lực mà thoát khỏi.

Trả thù

Cho mình là công chính

Cứ thu tích mọi cái bạn có thể

Nếu cảm thấy tốt thì cứ làm

Chỉ nhớ đến Chúa và đức tin khi nào gặp khó khăn thôi.

 

Khám phá

 

Lu-ca tiếp tục đưa ra những câu truyện tương phản với hai thứ giá trị này.  Ngài thách đố chúng ta hãy tìm ra trong những câu truyện ấy đâu là đường lối của Triều Đại Thiên Chúa và đâu là đường lối của trần thế.  Thách đố này mới đây đã được những giáo dân đang khi hành động theo chủ đề công lý của Lu-ca đã đem lại những suy tư mới về những đoạn Tin Mừng đặc biệt.  Trước hết tôi gặp được những tư tưởng mới này là nhờ cha Richard Rohr, linh mục dòng Phan-xi-cô, trong một khóa tĩnh tâm cuối tuần tại Đại học thánh Tô-ma.  Theo cha Rohr, những thảo luận Kinh Thánh giữa những người nghèo thuộc Trung và Nam Mỹ-châu đã đòi các học giả Kinh Thánh phải nhìn một số đoạn Kinh Thánh theo ánh sáng mới.

          Bạn hãy đọc Lu-ca 19:11-27.

          Bạn hãy viết một đoạn nói lên những gì đoạn Kinh Thánh này nói về đường lối của Triều Đại Thiên Chúa hoặc đường lối của trần thế.

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Đã nhiều năm đoạn Kinh Thánh này đã nói với tôi điều gì đó về đường lối của Triều Đại Thiên Chúa.  Lúc nào đó tôi sẽ tin tưởng vào những tài năng Thiên Chúa ban cho tôi.  Tôi không thể chôn vùi những tài năng ấy, nhưng phải sử dụng chúng và chia sẻ với những người khác.

          Nhờ những suy tư do cha Richard Rohr mang lại, tôi đã hiểu đoạn Tin Mừng này thật là khác.  Còn xét theo đường lối của trần thế, đoạn Tin Mừng này đã quả quyết có áp bức và tham lam:  một tình huống đối nghịch với những giá trị của Triều Đại Thiên Chúa.  Đoạn Tin Mừng nói rất ít hoặc không nói gì cả về những tài năng Thiên Chúa ban cho tôi.

 

Khám phá

 

Khi học hỏi Kinh Thánh, thật giúp ích nếu chúng ta được biết về hoàn cảnh lịch sử vào lúc đoạn Kinh Thánh ấy được viết.  Đôi khi việc tìm hiểu này được mệnh danh là nghiên cứu về chính lịch sử đó.  Một nguồn liệu tiên khởi giúp chúng ta đi vào lịch sử đó là những tác phẩm của Josephus, một sử gia Do-thái ở thế kỷ l (37-100 sau công nguyên).  Josephus nói đến A-kê-lau muốn lên làm vua.  Trong khi ở lại Rô-ma hơn ba năm trời để cố lấy điểm, A-kê-lau đã đặt người phụ trách coi sóc lãnh địa của ông.  Những người này phải tiếp tục phương thức của A-kê-lau, tức là phải đánh thuế dân chúng quá mức.  Khi trở về nước, A-kê-lau tưởng thưởng những kẻ thừa hành đã giữ đất đai cho ông bằng phương thức bất công.  Vậy với bối cảnh lịch sử ấy, nhiều người cho rằng “người quý tộc trẩy đi phương xa...” chính là A-kê-lau.  Cuộc hành trình đi phương xa để trở thành vua của xứ ấy là cuộc hành trình đi Rô-ma của A-kê-lau.

          Chi tiết lịch sử giúp chúng ta hiểu mục đích hoặc bài học luân lý căn bản của đoạn Kinh Thánh.  Trong Lu-ca 19:26, hành động của ông vua có thể phản ảnh đường lối của trần thế chứ không phản ảnh đường lối của Triều Đại Thiên Chúa.  Tất cả chương 19 trình bày tương phản giữa hai vương quốc.  Ông Da-kêu nhận được ơn cứu độ (19:1-10) là biểu tượng cho Triều Đại Thiên Chúa, còn chế độ của A-kê-lau biểu tượng cho thế giới bất công (19:11-27).

 

Khám phá

 

Sự tương phản giữa hai vương quốc được tóm tắt rõ ràng nhất trong một dụ ngôn khác của Đức Giê-su.

          Bạn hãy đọc Lu-ca 18:9-14.

 

Những điều khám phá

 

Bạn hãy nhận ra Lu-ca sử dụng lối nói mỉa mai khi ngài mô tả người Pha-ri-sêu.  Ngài vẽ dung mạo người Pha-ri-sêu tương phản với một hình ảnh khác được trình bày trong Lu-ca 11 là hình ảnh ông Pha-ri-sêu bị tố cáo là giả hình và bất công.  Trong Lu-ca 18 ông Pha-ri-sêu cầu nguyện với tính cách một người nào là “ăn chay mỗi tuần hai lần... dâng cho Chúa một phần mười thu nhập”, tựa như một người công chính đã làm.

          Hình ảnh đích thực của ông Pha-ri-sêu tương phản với hình ảnh người thu thuế.  Người thu thuế phản ảnh Phê-rô, kẻ tuy được Thiên Chúa kêu gọi nhưng lại nhận mình là người tội lỗi.  Vì ông ý thức tình trạng tội lỗi của ông nên Đức Giê-su coi ông như là người công chính đích thực.  Sau hết, sự tương phản được trình bày trong hai con người này còn nói lên một giáo lý căn bản nữa được Đức Giê-su giảng dạy, đó là phải khiêm tốn và sẵn sàng phục vụ.

 

Khám phá

 

Có những hệ quả khi hành động cho công chính.  Trong cuộc thảo luận ở Lu-ca 6, Đức Giê-su dạy chúng ta rằng khi loan báo Triều Đại Thiên Chúa, chúng ta sẽ bị người ta ghét bỏ, tẩy chay và lăng nhục.  Lu-ca 11 kết thúc bằng sự kiện người Pha-ri-sêu bắt đầu tỏ ra thù nghịch dữ dội và gài bẫy để bắt bẻ Đức Giê-su (11:53-54).  Mặc dù chưa học hỏi tới hồi Đức Giê-su bị đóng đinh thập giá, nhưng chúng ta cũng biết hậu quả sứ vụ của Ngài như thế nào.  Ngài sẽ bị ghét bỏ, tẩy chay, lăng nhục rồi cuối cùng bị bách hại và bị giết.  Suốt đời Đức Giê-su hành động cho công lý sẽ đưa tới cuộc Thương khó và cái chết.

 

Những điều khám phá

 

Bài học về công lý và những hệ quả của nó đã là một phần của lịch sử chúng ta.  Trong thế giới mới đây, chúng ta đã chứng kiến những người nam nữ đã bị bách hại vì đứng lên bênh vực cho công lý.  Tôi chỉ kể ra đây một số tên tuổi để chúng ta yên lặng suy tư:

                   Mohandas Ganhi

                   Martin Luther King, Jr.

                   Oscar Romero

                   Jean Donovan

                   Ita Ford

                   Maura Clarke

                   Dorothy Kazel

                   Ignacio Ellacuria

                   Joaquin Lopez y Lopez

                   Amando Lopez

                   Ignacio Martin-Baro

                   Segundo Montes

                   Juan Ramon Moreno

                   Celina Ramos

                   Julia Elba Ramos

                   và hàng trăm hàng ngàn người khác nữa...

 

 

Ôn lại

 

Trong Hành trình 12, bạn đã khám phá những điều sau đây:

 

 

 

Sách đọc thêm

 

Karris, Robert J.  Luke: Artist and Theologian.  Mahwah,

          N.J.:  Paulist Press, 1985.

 

Rohr, Richard.  Working for Justice, Video program.  Miami, Fla.:  St. Thomas

          University Media Center, January 1990.

 

 

 


Mục Lục
Trở Về Trang Nhà