Hành trình học hỏi Tin Mừng Lu-ca

Hành trình 3

 

 

Những trình thuật về thời thơ ấu:  những câu truyện ra đời

 

Những câu truyện ra đời

 

Luôn luôn có điều gì đó bí mật về việc ra đời của một đứa bé.  Trong cuộc sống chúng ta, trường hợp sinh ra của một số trẻ em mang tính cách kỳ diệu hơn những đứa trẻ khác.  Chị tôi ngay sau khi cưới đã biết mình khó có con vì vấn đề bệnh lý phụ nữ.  Năm năm đầu tiên chỉ biết cầu nguyện và hy vọng có một phép lạ xảy ra.  Thật là phấn khởi khi nghe chị tôi báo tin chị có thai và phấn khởi hơn nữa khi chị sinh đứa con đầu lòng, bé Ricky.  Cả nhà tràn ngập niềm vui khi năm sau chị lại có đứa thứ hai, cháu Edward.  Chúng tôi không tin được là ba năm sau đó chị lại thêm được đứa thứ ba, cháu Robert.  Rồi khi sinh cháu thứ tư, Raymond, những người trong gia đình bắt đầu nghĩ là chị đã có đủ con rồi và Chúa nhận lời cầu nguyện của chị hơi quá!   Ấy thế mà phép lạ lại xảy ra nữa với đứa con trai thứ năm, cháu David, và phép lạ cuối cùng là một cháu gái, Maura.  Mỗi đứa bé tự nó đã là một phép lạ bởi tình trạng sức khỏe của chị tôi.  Tuy nhiên, sinh ra những đứa con này còn quan trọng hơn cả việc thắng vượt khó khăn về sức khỏe;  vì đó là  cách quý trọng sự sống và niềm vui của gia đình.

          Lu-ca cũng trình bày một câu truyện phép lạ về sự ra đời của một em bé.  Mục đích của ngài là thuật lại phép lạ của sự sống chứ không phải một biến cố thuộc phạm vi thể lý.  Sáu đứa con ra đời đã ảnh hưởng sâu đậm tới cuộc sống của chị và anh rể tôi, cũng thế, có một ảnh hưởng sâu đậm đối với cuộc sống chúng ta do biến cố Thiên Chúa làm người.  Lu-ca muốn chúng ta hãy nhận ra sự cao trọng của Đức Giê-su nên ngài mới chia sẽ với chúng ta về sự cao trọng của biến cố Giáng sinh.

Khám phá:  Những câu truyện truyền tin

 

Bạn hãy đọc Lu-ca 1:5-38.

          Bạn hãy xếp theo thứ tự những biến cố đi theo sau hai câu truyện truyền tin việc sinh ra của Gio-an và Đức Giê-su trong những khoảng trống sau đây.  Để liệt kê các biến cố, bạn hãy nhận ra những điểm giống nhau giữa hai câu truyện truyền tin.

 

Truyền tin Gio-an sẽ sinh ra

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

Truyền tin Đức Giê-su giáng sinh

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

Những điều khám phá

 

Bạn hãy so sánh kết quả của bạn với kết quả sau đây.

 

Truyền tin Gio-an sẽ sinh ra                      Truyền tin Đức Giê-su giáng sinh

 

1:5-10        Nêu tên cha mẹ đứa trẻ             1:26-27

1:11            Sứ thần hiện ra                         1:28

1:12            Cha/Mẹ bối rối                          1:29

1:13-17      Loan báo đứa bé sẽ sinh ra                 1:30-33

1:18-19      Cha/Mẹ hỏi và được giải thích    1:34-35

1:20            Dấu chỉ                                     1:36-37

1:21-25      Kết thúc                                    1:38

 

Khám phá

Biến cố thứ nhất kể ra ở trên giới thiệu cha mẹ của các trẻ em sẽ sinh ra.  Bắt đầu với những biến cố truyền tin về Gio-an, Lu-ca cho chúng ta biết ông Da-ca-ri-a và bà Ê-li-sa-bét là “những người công chính trước mặt Thiên Chúa, sống đúng theo mọi điều răn...” (1:5).  Tuy nhiên họ không có con, là điều có thể khiến người ta ta nghĩ rằng họ thực sự không được Thiên Chúa chúc lành.  Tình trạng không có con cái của hai ông bà còn được nhấn mạnh qua sự kiện cả hai đều đã cao niên.

          Bạn hãy đọc Sáng thế 12:1-3;  Sáng thế 15;  Sáng thế 17;  Sáng thế 21:1-4.

 

Những điều khám phá

Câu truyện phong phú nói về Áp-ra-ham và Sa-ra cùng với đứa con trai sinh ra là I-xa-ác được dùng làm khung cảnh để giới thiệu ông Da-ca-ri-a và bà Ê-li-sa-bét.  Như Thiên Chúa đã chúc phúc cho Áp-ra-ham và Sa-ra khi họ đã già, thì giờ đây Thiên Chúa cũng sẽ chúc phúc cho Da-ca-ri-a và Ê-li-sa-bét.  Lu-ca cho rằng chúng ta đã biết câu truyện Áp-ra-ham và Sa-ra nên sẽ nhận ra ngay sự móc nối giữa hai cặp vợ chồng đó.  (Mặc dù Lu-ca viết cho một cộng đoàn Dân ngoại, nhưng các học giả vẫn tin rằng Dân ngoại đã nghiên cứu Kinh Thánh Cựu Ước để theo dõi những lời tiên tri nói về Đấng Mê-si-a sẽ đến).

          Da-ca-ri-a đang cầu nguyện thì thiên sứ đến báo tin.  Qua những Hành trình học hỏi này, chúng ta sẽ thấy cầu nguyện là chủ đề trung tâm của sứ điệp Lu-ca.

          Cốt lõi của câu truyện là việc báo tin Gio-an sẽ sinh ra.  Ở đây chúng ta được biết về sự cao trọng của Gio-an và sứ mệnh của ông.  Gio-an được đầy tràn Thánh Thần (một chủ đề quan trọng khác của Lu-ca) và được sai đến để làm cho Ít-ra-en trở lại giống như ngôn sứ I-sai-a đã làm.  Tầm quan trọng của Gio-an đối với sứ điệp Tin Mừng sẽ được trình bày trong Hành trình 4.

Khám phá

Sự kiện thiên sứ Gáp-ri-en truyền tin gợi cho chúng ta về một sự kiện khác trong Cựu Ước.

          Bạn hãy đọc Đa-ni-en 9:20-27.

 

Những điều khám phá

Sách Đa-ni-en là một thí dụ về văn chương khải huyền.  (Sách Khải Huyền là thí dụ về văn thể này trong Tân Ước).  Văn thể này có tính cách biểu tượng và thường được sử dụng trong thời bách hại lớn lao.  Trích dẫn từ sách Đa-ni-en chương 9 được ám chỉ về một thời đại mới.  Cũng vậy, thiên sứ Gáp-ri-en trong Lu-ca 1:19 loan báo một thời đại mới lúc Gio-an sẽ hành động như một vị tiền hô.

Khám phá

Phản ứng không tin của Da-ca-ri-a cũng giống như phản ứng của Áp-ra-ham (Sáng thế 17:17).  Hậu quả của việc không tin là Da-ca-ri-a trở thành câm.  Câm là một dấu chỉ, vì nó sẽ chỉ vạch cho chúng ta nhận ra những việc làm của Thiên Chúa.  Dấu chỉ này cũng giống như câu truyện đã được trình bày trong Đa-ni-en 10:15-18 nói về một người câm và mất hết thể lực.

          Những điều trong bối cảnh ấy sẽ giúp chúng ta suy nghĩ về toàn bộ biến cố được trình bày qua việc truyền tin Gio-an sinh ra và hoàn cảnh đặc biệt về Da-ca-ri-a.  Trong khoảng trống dưới đây, bạn hãy viết một hoặc hai dòng tóm kết lại hình ảnh được trình bày trong trình thuật của Lu-ca.

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

Những điều khám phá

Qua hình ảnh Da-ca-ri-a, Lu-ca trình bày mục đích của sứ điệp Cựu Ước và loan báo một thời đại mới.  Thời đại mới này sẽ được khởi sự với Gio-an Tẩy giả là hình bóng ngôn sứ I-sai-a sẽ đến loan báo Đấng Mê-si-a.

 

Khám phá

Giờ đây chúng ta chú tâm đến câu truyện truyền tin Đức Giê-su giáng sinh và nhận xét sự móc nối giữa hai câu truyện sinh nhật.  Sau khi giới thiệu cha mẹ son sẻ của Gio-an, Tin Mừng giới thiệu với chúng ta Đức Ma-ri-a và thánh Giu-se là những người không có con cái vì chưa kết hôn.  Thiên sứ Gáp-ri-en truyền tin Đức Giê-su giáng sinh và một thời đại mới.  Một lần nữa, ở đây chúng ta có thể hiểu theo sách Đa-ni-en và một thời đại mới đang tới.  Rồi dấu chỉ chính là bà Ê-li-sa-bét, chị họ với Đức Ma-ri-a, cũng đang có thai, nói lên những việc lạ lùng Thiên Chúa làm.

 

Những điều khám phá

Mặc dù có sự song hành giữa hai câu truyện truyền tin, nhưng cũng có những điểm khác biệt lớn:

 

 

Khám phá

Cũng như bạn đã tóm tắt hình ảnh biểu tượng được trình bày trong câu truyện Gio-an, bây giờ bạn hãy viết xuống suy tư của bạn về câu truyện truyền tin Đức Giê-su giáng sinh và vai trò của Đức Ma-ri-a.

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

Những điều khám phá

 

Đức Ma-ri-a thay mặt cho mọi Ki-tô hữu là những người cần phải để cho Đức Ki-tô được thụ thai trong tâm hồn họ.

Khám phá:  Cuộc Viếng thăm bà Ê-li-sa-bét

 

Bạn hãy đọc Lu-ca 1:39-56.

Bạn hãy suy nghĩ về hình ảnh biểu tượng trong câu truyện Đức Ma-ri-a viếng thăm bà Ê-li-sa-bét.  Trong khoảng trống dưới đây, bạn hãy viết một đoạn ngắn nói lên suy tư của bạn sau khi đọc những dòng này.

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

Những điều khám phá

 

Khám phá

Khi thảo luận về câu truyện Viếng thăm, các học giả coi bà Ê-li-sa-bét và Đức Ma-ri-a như biểu tượng cho Cựu và Tân Ước.  Đức Ma-ri-a (Tân Ước) đến thăm bà Ê-li-sa-bét (Cựu Ước) chứng tỏ sự ứng nghiệm của Cựu Ước được thể hiện nơi Đức Ki-tô (Tân Ước).  Đức Ma-ri-a đã được diễn tả như gương mẫu cho Giáo Hội phải đem Đức Ki-tô đến.  Ở đây khi so sánh, chúng ta có thể thấy Mẹ cũng là nhịp cầu nối liền giữa Cựu Ước với Tân Ước, bởi vì khi Mẹ sinh Đức Giê-su thì thời Tân Ước bắt đầu.

          Phản ứng của Đức Ma-ri-a trước tất cả những điều này nằm trong bài ca Ngợi khen của Mẹ.

          Bạn hãy đọc 1 Sa-mu-en 2:1-10.

Những điều khám phá

Bài ca Ngợi khen của Đức Ma-ri-a được cảm hứng từ bài ca của bà An-na trong sách 1 Sa-mu-en.  Trong bài ca này, chúng ta thấy trước được một số những chủ đề trong Tin Mừng Lu-ca, nhất là các câu 51-53.

Khám phá:  Những câu truyện sinh nhật

Bạn hãy đọc những đoạn sau đây:  Lu-ca 1:57-80 và Lu-ca 2:1-40.  Bên dưới hai cột sau đây, bạn hãy viết xuống những điểm giống nhau giữa sinh nhật của Gio-an và sinh nhật của Đức Giê-su.

 

Gio-an         ra đời                                      Đức Giê-su giáng sinh

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

Những điều khám phá

 

Bạn hãy so sánh những điểm giống nhau bạn gặp thấy với những điểm giống nhau của tôi.

 

Gio-an         ra đời                                      Đức Giê-su giáng sinh

 

1:57            Con trẻ sinh ra                          2:1-7

1:58            Vui mừng khi trẻ sinh ra             2:8-20

1:59            Con trẻ chịu phép cắt bì             2:21

1:60-66      Sự cao trọng của con trẻ           2:22-28

1:67-79      Bài ca                                       2:29-38

1:80            Con trẻ lớn lên                          2:39-40

 

Trình thuật Gio-an ra đời giới thiệu hai chủ đề chính trong Tin Mừng Lu-ca.  Chủ đề thứ nhất là niềm vui, được nói lên qua phản ứng của thân nhân và láng giềng bà Ê-li-sa-bét (1:58).  Chủ đề thứ hai là dấu chỉ, để giúp chúng ta nhận ra việc làm của Thiên Chúa:

Khám phá:  Đức Giê-su giáng sinh

Mặc dù có sự song hành giữa câu truyện Gio-an ra đời với câu truyện Đức Giê-su giáng sinh, nhưng nổi bật nhất dĩ nhiên vẫn là biến cố Đức Giê-su giáng sinh.  Để giúp chúng ta học hỏi được nhiều hơn, hãy suy nghĩ về những hình ảnh lớn được trình bày trong câu truyện Đức Giê-su giáng sinh chứ đừng lưu ý tới từng chi tiết.

          Trong khoảng trống dưới đây, bạn hãy viết xuống câu trả lời cho những câu hỏi sau đây:

 

1)  Lu-ca muốn nói gì với độc giả khi ngài nhấn mạnh đến “con đầu lòng”?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

2)  Đức Giê-su được bọc trong tã diễn tả hình ảnh gì?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

3)  Hình ảnh đặt Đức Giê-su trong máng cỏ nói lên điều gì?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

4)  Lu-ca muốn nói gì khi diễn tả cảnh không có chỗ trong quán trọ?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

Những điều khám phá

Bạn hãy so sánh trả lời của bạn với trả lời của tôi.

1)  Nhấn mạnh đến “con đầu lòng” cho chúng ta biết rằng đứa con đầu được hưởng quyền thừa kế và chúc lành của cha nó.  Nhấn mạnh này không có ý nói về thứ tự đứng đầu của đứa trẻ trên các em của nó.  Câu truyện Ê-sau và Gia-cóp trong Cựu Ước (Sáng thế 25 và 27) cho chúng ta thêm suy tư về chủ đề quyền thừa kế và chúc lành.  Bản dịch là:  “Bà sinh con trai đầu lòng.”  Đó chính là Đức Ki-tô, Trưởng tử của nhân loại mới, Đấng sẽ đem phúc lành của Thiên Chúa đến cho mọi người.

2)   Bọc con trong tã là để bộc lộ yêu thương và nuôi nấng.  Có ba ý tưởng suy tư về việc bọc con trong tã.

“Tôi được quấn tã và dưỡng nuôi chăm sóc.

Không vị vua nào không khởi sự cuộc đời như thế:

Ai cũng như ai khi sinh ra và lúc lìa đời.”

(Khôn ngoan 7:4-6)

Nhấn mạnh ở đây nhắm tới vương quyền của Đức Giê-su chứ không phải tới tình trạng cuộc sống khó nghèo.

3)   Máng cỏ rõ ràng là một cái máng để các con vật đến ăn.  Tin Mừng Lu-ca nói đến cái máng cỏ ở 2:7, 2:12 và 2:16, điều này cho thấy cái máng có thể mang ý nghĩa biểu tượng hoặc ít nhất cũng quan trọng đối với Lu-ca, vì nó được nhắc tới ba lần.  Đức Ki-tô được đặt nằm trong máng cỏ có thể biểu tượng Ngài là thức ăn cho mọi người.  Điều này cũng có thể hiểu về Thánh Thể nếu liên hệ với những đoạn khác của Tin Mừng Lu-ca diễn tả tính cách đồng bàn (Thánh Thể) như một chủ đề lớn.

4)   Sự kiện “hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ...” (Lu-ca 2:7) có thể là vì tình trạng do việc kiểm tra.  Tuy nhiên, phong tục tại Trung Đông khiến chúng ta phải nghĩ rằng không thể có vấn đề người ta không hiếu khách hoặc người ta không có chỗ.  Cho nên khi nhấn mạnh rằng không có chỗ cho các ngài, thì chúng ta phải hiểu vấn đề thực sự là gì rồi.  Khi suy nghĩ, chúng ta thừa hiểu khi không có chỗ cho chúng ta mà lại có chỗ cho người khác có nghĩa là gì.  Như thế, với hình ảnh không có chỗ cho các ngài, chúng ta hiểu được rằng Đức Giê-su sẽ không được mọi người tiếp nhận và đối với một số người sẽ không có chỗ cho Ngài trong cuộc sống của họ.

Khám phá

Hiệu quả của việc Đức Giê-su giáng sinh là niềm vui:  một niềm vui được nói lên do các thiên thần, các mục đồng, ông Si-mê-on và bà An-na.  Niềm vui của các mục đồng và sự kiện Lu-ca nhấn mạnh đến việc các mục đồng thờ lạy Hài Nhi Ki-tô muốn nói lên rằng Đức Ki-tô đã đến cho mọi người.  Trong thời này, các mục đồng bị coi là những kẻ sống bên lề xã hội.  Trong suốt sách Tin Mừng, Lu-ca sẽ tiếp tục nhắc đến điều này là Đức Ki-tô đến là vì những người bị xã hội tẩy chay.

          Những lời ca vui mừng của Si-mê-on và An-na cho thấy sự quân bình giữa nam và nữ giới cũng là điểm thường gặp trong Tin Mừng Lu-ca.  Bài ca của Si-mê-on nói lên sự cao cả của Thiên Chúa.  Chính ông Si-mê-on (được đầy tràn Thánh Thần) đã loan báo Đức Ki-tô là công cuộc cứu độ (sự cứu rỗi) cho mọi người.  Cũng theo lời cầu của Si-mê-on mà chúng ta được biết toàn diện sứ điệp của Tin Mừng Lu-ca:  Đức Ki-tô là “ánh sáng soi đường cho Dân ngoại” (2:32).  Ngay sau lời cầu của ông là lời kinh cảm tạ của bà An-na.

Khám phá:  Tìm thấy Đức Giê-su trong Đền Thờ

Muốn học hỏi về hình ảnh phong phú trong phần nói đến những Trình thuật thời thơ ấu, chúng ta nên đọc những đoạn khác và tìm hiểu những hình ảnh ấy đã được trình bày thế nào.  Chúng ta đã khám phá hình ảnh về Đức Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa, Đấng bắc nhịp cầu giữa Cựu Ước với Tân Ước.  Chúng ta đã khám phá hình ảnh về máng cỏ như biểu tượng Đức Ki-tô là của ăn cho mọi người.  Chúng ta đã khám phá hình ảnh bài ca của Da-ca-ri-a như dấu chỉ nói lên sự cao cả của Thiên Chúa.

          Việc tìm hiểu hình ảnh trong một đoạn Tin Mừng giúp chúng ta có đôi tai và mắt Kinh Thánh để thấy được những gì đã xảy ra.  Khi đôi tai và mắt của chúng ta đã làm quen với vẻ phong phú của câu truyện, chúng ta sẽ bắt đầu nghenhìn một cách khác.  Khi người viết cứ lập đi lập lại một từ hoặc một khung cảnh đặc biệt nào đó, tức là họ đang muốn chúng ta phải lưu ý đặc biệt về một điểm gì.  Thí dụ việc lập đi lập lại ba lần từ máng cỏ chẳng hạn.  Hoặc một thí dụ khác là cách Lu-ca nói về Thánh Thần.  Ở thí dụ này, chúng ta thấy chính nhờ Thánh Thần mà rất nhiều điều đã được thực hiện.

          Trong phần này, bạn hãy đọc một đoạn bằng cách sử dụng đôi tai và mắt Kinh Thánh.  Mục đích là để bạn đừng hiểu theo ý nghĩa văn chương, nhưng để thấy được tác giả muốn bạn hãy có một suy tư về thần học.

          Bạn hãy đọc Lu-ca 2:41-50.

          Trong khoảng trống dưới đây và sử dụng đôi tai và mắt Kinh Thánh, bạn viết xuống suy tư thần học nào bạn có được về đoạn Tin Mừng trên?  (Gợi ý:  bạn có thể bắt đầu với những từ hoặc ý tưởng cốt yếu).

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

Những điều khám phá

 

Đọc đoạn Tin Mừng trên, tôi nhận thấy bốn ý tưởng cốt yếu:  (a) lễ Vượt qua, (b) Đức Giê-su bị lạc mất, (c) cha mẹ Ngài đi tìm Ngài trong ba ngày, và (d) Đức Giê-su “phải” ở trong nhà Cha Ngài.

          Ba ý tưởng đầu song hành với cuộc Thương khó, chết và sống lại của Đức Giê-su.  Trong dịp lễ Vượt qua, Ngài sẽ bị đóng đinh, an táng trong mồ và sẽ sống lại ngày thứ ba.  Cuộc Thương khó, chết và sống lại là một phần thuộc sứ mệnh của Đức Giê-su để phục vụ Chúa Cha.  Vậy điểm này phù hợp với ý tưởng cốt yếu thứ tư là Đức Giê-su phải ở trong nhà Cha Ngài.

Ôn lại

 

Trong Hành trình 3, bạn đã khám phá những điều sau đây:

 

 

 

Sách đọc thêm

 

Brown, Raymond E.  The Birth of The Messiah.  Garden City,

N.Y.:  Doubleday & Company, 1977.

 

 

 

 


Mục Lục
Trở Về Trang Nhà