Hành trình học hỏi Tin Mừng Lu-ca

Hành trình 7

 

 

Làm môn đệ theo Tin Mừng Lu-ca

Phần thứ hai:  Người thân cận và sự hiếu khách

 

 

Hành trình trước về làm môn đệ đã trình bày những ý tưởng sứ mệnh, điều kiện và những đòi hỏi.  Trong Hành trình này, chúng ta sẽ xét thêm ý niệm làm môn đệ qua những ý tưởng về người thân cận và sự hiếu khách.  Lu-ca bàn tới những ý niệm này bằng cách trả lời câu hỏi “Tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” trong các đoạn thuật về người Sa-ma-ri nhân hậu, cô Mác-ta và Ma-ri-a.  Trong hai trình thuật này chúng ta khám phá một kỹ thuật viết thường gặp thấy trong Tin Mừng Lu-ca.  Thường thì Lu-ca mở đầu câu truyện bằng một câu hỏi do một người nào đó muốn có câu trả lời.  Câu trả lời nằm trong hình thức một câu truyện tự nó đòi người đặt câu hỏi phải tìm ra câu trả lời;  và cuối cùng câu trả lời ấy đưa tới một bài học chứa đựng những gương sáng để áp dụng thực hành.

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc Lu-ca 10:25-11:13.

          Trong khoảng trống dưới đây, bạn hãy kê ra những thí dụ về kỹ thuật Lu-ca sử dụng là hỏi, trả lời và áp dụng thực hành.

 

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Bạn hãy so sánh câu trả lời của bạn với câu trả lời của tôi.

 

 

 

Khám phá

 

Nếu chú tâm vào những đoạn thuật về người Sa-ma-ri nhân hậu, cô Mác-ta và Ma-ri-a, chúng ta nhận thấy bài học bắt đầu từ câu hỏi của người thông luật (10:25).  Câu hỏi quá thô sơ vì bất cứ người thông luật nào cũng đã biết điều luật căn bản này của Cựu Ước.

          Bạn hãy đọc Đệ Nhị Luật 6:5 và Lê-vi 19:18.

 

 

Những điều khám phá

 

Người thông luật không dừng lại ở câu hỏi, nhưng ông ta muốn gài bẫy Đức Giê-su khi hỏi Ngài:  “Vậy ai là người thân cận của tôi?” (10:29).  Theo cách đặc biệt của Đức Giê-su, câu trả lời không phải là trả lời thẳng câu hỏi mà là một câu truyện.

          Câu truyện lập tức đặt người nghe vào một khung cảnh quen thuộc:  con đường từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-khô.  Vùng này hoang vắng và là sào huyệt của bọn cướp bóc lột các nạn nhân của chúng.  Người ta chẳng lạ gì khi nghe nhân vật trong câu truyện “dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp” (10:30).

          Cũng vậy, người thông luật cũng chẳng lạ gì về chuyện cả thầy tư tế lẫn thầy Lê-vi đều tránh xa người đang nửa sống nửa chết.  Nạn nhân này là kẻ không sạch, cho nên hai người của lề luật có thể bị bắt buộc phải thi hành nghi thức thanh tẩy như đã ghi trong sách Lê-vi chương 12 – 15.

          Việc nhập cuộc của nhân vật thứ ba, người Sa-ma-ri, khiến cho nhà thông luật gặp khó khăn.  Người Sa-ma-ri bị người Do-thái khinh dể.  Sử gia Josephus kể lại hành động người Sa-ma-ri đã lấy xương người chết rải khắp Đền Thờ Giê-ru-sa-lem là một trong những nguyên do gây chia rẽ giữa hai dân tộc này.  Từ khoảng năm 128 trước công nguyên, thù nghịch giữa người Do-thái và Sa-ma-ri đã càng ngày càng sâu đậm hơn.

          Tuy nhiên, ở đây người Sa-ma-ri lại hành động như một người thân cận.  Chính nhà thông luật cũng nhìn nhận hành động của ông ta là hành động của người thân cận.

          Cha Eugene LaVerdiere, một học giả Kinh Thánh nổi tiếng, cho thấy nhà thông luật vẫn còn gặp khó khăn.  Ngài cho rằng khi nhà thông luật chỉ gọi người thân cận ấy là “kẻ” thay vì gọi là người Sa-ma-ri, thì đã chứng tỏ lòng thù ghét như thế nào rồi.

          Câu hỏi “Vậy ai là người thân cận của tôi?” đòi hỏi mỗi người phải xét lại vấn đề trên hai cái nhìn.  Với cái nhìn của nhà thông luật, người thân cận là người gần gũi ta nhất trong những thực hành lề luật và niềm tin.  Thầy tư tế và thầy Lê-vi chỉ là người thân cận của nạn nhân vì họ biết và giữ lề luật,  Vậy nếu nhìn như thế, trách nhiệm của người thân cận ngả về phía người mắc nạn.

          Nhưng Lu-ca lại muốn chúng ta hiểu người thân cận theo cái nhìn khác;  đó là điều gì làm cho tôi trở thành người thân cận?  Câu hỏi này được giải đáp qua hình ảnh người Sa-ma-ri ý thức rằng muốn hành động như một người thân cận thì phải chăm sóc cho người khác.  Ưu tư chăm sóc người khác phải vượt trên cả những người chúng ta quen biết, ngay đến những kẻ thù của chúng ta nữa.  Vậy đối với Lu-ca, ưu tư ấy phải dành cho mọi người, đặc biệt là những người bị kỳ thị.

 

 

Khám phá

 

Một câu truyện khác về người Sa-ma-ri cũng thấy trong Tin Mừng Lu-ca.

          Bạn hãy đọc Lu-ca 17:11-19.

          Cũng như câu truyện trước nói về một người Sa-ma-ri nhân hậu là người thân cận, thì câu truyện này mô tả một người Sa-ma-ri là người biết tạ ơn Thiên Chúa và ca tụng Đức Giê-su.

          Trong phần Vào đề, chúng tôi đã nhắc đến việc Lu-ca viết cho một cộng đoàn liên hệ với Phao-lô, vị rao giảng Tin Mừng có nhiệm vụ giúp cho nhiều người Dân ngoại trở lại Ki-tô giáo.  Cũng vậy, trong Hành trình 3, chúng ta đã khám phá chủ đề của Tin Mừng Lu-ca:  Đức Giê-su là sự cứu rỗi cho mọi người.  Do đó, khi Lu-ca trình bày câu truyện những người Sa-ma-ri như những người thực sự hiểu sứ điệp Tin Mừng, thì có thể đó là bài học cho cộng đoàn của ngài phải tiếp tục cố gắng rao giảng Tin Mừng cho muôn dân.  Cũng như nhà thông luật Do-thái không thể tin người Sa-ma-ri, thì những kẻ chúng ta gần như ít mong đợi họ sẽ nghe theo lời Chúa lại trở thành những tín hữu đích thực.

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc Lu-ca 10:38-41.

          Mặc dù không trực tiếp liên hệ theo mạch văn câu truyện với trình thuật người Sa-ma-ri nhân hậu, câu truyện cô Mác-ta và Ma-ri-a vẫn liên hệ theo việc sắp đặt trong cùng một chương.  (Ngoài ra còn liên hệ do sự cân bằng giữa những câu truyện về đàn ông và phụ nữ trong Tin Mừng Lu-ca).  Vậy chúng ta có thể học hỏi về trình thuật này như một trả lời cho câu hỏi “Tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” (10:25).

          Để sắp đặt câu trả lời cho câu hỏi trên, bạn hãy kê ra dưới đây những ý tưởng chính của câu truyện.

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Bạn hãy so sánh với câu trả lời của tôi.

 

 

 

Khám phá

 

Lời mở đầu cho trình thuật này là “Trong khi thầy trò đi đường...” (10:38).  Nhấn mạnh tới thầy trò là muốn nhắc nhở chúng ta hết thảy đều lên đường cùng với Đức Giê-su để đến với Thiên Chúa.  Trong trình thuật, cô Mác-ta và Ma-ri-a cũng hành trình cùng với Đức Giê-su với tính cách là những kẻ theo Ngài (hoặc môn đệ) để đến với Thiên Chúa.  Một phần của việc làm môn đệ là việc tiếp đãi, một điểm đặc biệt gặp thấy trong câu truyện người Sa-ma-ri nhân hậu.  Giống như trong câu truyện ấy, Lu-ca trình bày một câu hỏi từ cái nhìn khác.  Cô Mác-ta hỏi:  “Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để ý tới sao?” (10:40b).  Điểm cô ta nói đến là về hành động của em cô hơn là về hành động của chính cô.  Nhưng cô Ma-ri-a không phải là không hiếu khách, vì cô đã chọn phần tốt hơn (10:41).  Cô Mác-ta vì lo lắng và bực bội nên có lẽ đã quên đi thế nào là thực sự hiếu khách.  Ưu tư của cô không phải là chính việc phục vụ, mà là lo lắng về những người phục vụ.  Phục vụ đích thực có nghĩa là hiểu được “chỉ có một truyện cần thiết mà thôi” (10:42), đó là chăm chú vào Đức Ki-tô và lắng nghe lời Ngài.

 

 

Ôn lại

 

Trong Hành trình 7, bạn đã khám phá những điều sau đây:

 

 

 

Sách đọc thêm

 

The New Jerome Biblical Commentary, rev. ed., eds. Brown, Raymond E., Joseph

          Fitzmeyer, Roland Murphy.  Englewood Cliffs, N.J.:  Prentice Hall, 1990.

 

Perkins, Pheme.  Love Commands in the New Testament.

          Ramsey, N.Y.:  Paulist Press, 1982.

 

 

         

         


Mục Lục
Trở Về Trang Nhà