Hành trình học hỏi Tin Mừng Lu-ca

Hành trình 9

 

 

Kinh Lạy Cha

 

 

Trong những Hành trình trước chúng ta đã khám phá liên hệ giữa cầu nguyện, Chúa Thánh Thần và hành động.  Hành trình này chú trọng đến nhu cầu cầu nguyện của môn đệ qua việc học hỏi về kinh Lạy Cha.

 

Khám phá

 

Đoạn Tin Mừng nói đến kinh Lạy Cha (Lu-ca 11:1-13) đi theo sau hai trình thuật về người Sa-ma-ri nhân hậu (10:25tt) và cô Mác-ta với Ma-ri-a (10:38tt).

          Lu-ca chủ ý đặt kinh nguyện ở đây như một phần trong cách sắp xếp cẩn thận để trình bày toàn thể sứ điệp sách Tin Mừng của ngài.  Trong Hành trình 7, chúng ta đã khám phá là cô Mác-ta không thấy rõ được đâu là điều cần thiết nhất (10:42).  Chúng ta cũng khám phá được tất cả đoạn Tin Mừng ấy là để trả lời câu hỏi của nhà thông luật “... vậy tôi phải làm gì để được sống đời đời?” (10:25).  Vậy kết thúc những câu truyện này với một giáo huấn về cầu nguyện, Lu-ca muốn móc nối tất cả đoạn Tin Mừng ấy với nhau bằng cách cho thấy cầu nguyện là cốt lõi để được sống đời đời.

 

Khám phá

 

Lu-ca quan tâm tới hai vấn đề của thời đại ngài:  (1) làm sao chống lại những ảnh hưởng xấu từ bên ngoài cộng đoàn, và (2) làm sao chống lại những ảnh hưởng xấu ngay bên trong cộng đoàn.  Những ảnh hưởng từ bên ngoài thường đến từ những nỗ lực cám dỗ của Xa-tan.  Trong thời Lu-ca, sợ bị bách hại và đau khổ đã làm cho một số người từ bỏ đức tin.  Thực vậy, tình trạng trầm trọng hơn chính là tâm hồn bất an trong cộng đoàn.  Lu-ca tuy đặt vấn đề sự sống đời đời qua miệng nhà thông luật, nhưng có thể ngài đang hỏi cộng đoàn ngài cùng một câu hỏi đó.  Có lẽ cũng như cô Mác-ta, họ đã quên mất điều duy nhất cần phải làm.  Cho nên khi muốn cộng đoàn ngài trả lời câu hỏi ấy, Lu-ca cũng muốn mọi tín hữu phải trả lời câu hỏi phải làm gì để được sống đời đời.

 

Khám phá

 

Cha Eugene LaVerdiere, học giả Kinh Thánh nổi tiếng, cho chúng ta một kỹ thuật giản dị giúp học hỏi một đoạn Kinh Thánh để khám phá ra (những) vấn đề cộng đoàn có thể xảy ra vào thời ấy.  Ngài xin các học viên hãy tìm hiểu đoạn Kinh Thánh bằng cách trả lời năm câu hỏi căn bản:  ai, điều gì, khi nào, ở đâu và tại sao.  Trả lời những câu hỏi căn bản này giúp chúng ta có cái nhìn về những vấn đề của cộng đoàn.  Quan trọng hơn, những câu trả lời giúp chúng ta nhận định được tâm điểm của sứ điệp và sự phong phú của đoạn Kinh Thánh.

          Bạn hãy đọc Lu-ca 11:1-13.

          Bạn đọc lại Lu-ca 11:1-2.

          Trong khoảng trống dưới đây, bạn hãy trả lời ai, điều gì, khi nào, ở đâu và tại sao.  Khi trả lời những câu hỏi ấy, bạn hãy chú ý đến ai có vấn đề, vấn đề là , tại sao có vấn đề.  Bạn nhớ là có nhiều câu trả lời khác nhau đấy.

 

Ai có vấn đề?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Vấn đề là ?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Khi nào vấn đề ấy xảy ra? (Thời gian)

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Vấn đề đó xảy ra ở đâu? (Khung cảnh)

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Tại sao có vấn đề ấy?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Chúng ta hãy so sánh những câu trả lời cho những câu hỏi căn bản.

          Ai:  một trong các môn đệ.

          Điều gì:  Môn đệ ấy không biết cầu nguyện như thế nào.

          Khi nào:  “Có một lần...” (11:1).  Điều này được hiểu là ngày nào đó hoặc mỗi ngày.

          Ở đâu:  “...ở nơi kia” (11:1).  Được hiểu là ở bất cứ nơi nào.

          Tại sao:  Các môn đệ muốn làm những môn đệ đích thực giống như các môn đệ ông Gio-an.

 

Khám phá

 

Sử dụng những câu trả lời cho năm câu hỏi trên, bạn hãy viết xuống một câu tóm tắt lại vấn đề của cộng đoàn.

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Để tóm tắt, các môn đệ muốn trở thành những người cầu nguyện để được làm môn đệ đích thực của Chúa.

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Khám phá

 

Một kỹ thuật khác được sử dụng để khám phá vấn đề, đó là kê ra một chuỗi những biến cố kế tiếp nhau trong đoạn Kinh Thánh.

          Bạn hãy đọc lại Lu-ca 11:1-2.  Kể ra dưới đây những biến cố liên tiếp nhau.

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Đọc lại đoạn Lu-ca 11:1-2, tôi đã khám phá những biến cố liên tiếp sau đây.

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy viết xuống những ý tưởng hoặc suy tư bạn có được sau khi dùng hai kỹ thuật trên, tức là hỏi những câu hỏi căn bản và kê ra những biến cố liên tiếp.  Trong khi suy nghĩ, bạn hãy tiếp tục hỏi câu hỏi này:  Tất cả những điều này có ý nghĩa gì?  (Thí dụ:  Có lần Đức Giê-su cầu nguyện ở một nơi kia nghĩa là gì?)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những điều khám phá

 

Sau đây là những ý tưởng và suy tư tôi có được sau khi suy nghĩ.

          Người môn đệ muốn tìm một giải đáp cho vấn đề của ông nên xin Chúa dạy ông cầu nguyện.  Ông ta chỉ đi tìm câu trả lời sau khi quan sát Chúa cầu nguyện.  Từ đấy, người môn đệ nhìn Chúa cầu nguyện với lòng tôn kính, cho nên ông chỉ đặt câu hỏi sau khi Chúa đã cầu nguyện xong.  Cá nhân được mô tả là một môn đệ đã thay mặt cho toàn thể các môn đệ.  Ngay đến câu trả lời Đức Giê-su nói với người ấy cũng được viết là:  “Ngài nói với ‘họ’...” (11:2).  Là môn đệ, chúng ta nhớ đến Lu-ca đã nhấn mạnh rằng Chúa Giê-su là một người cầu nguyện.  Bạn gặp điều này trong những đoạn:  5:16; 6:12; 9:19; 10:21-22.

          Trả lời những câu hỏi về thời gian (khi nào) và nơi chốn (ở đâu) cho thấy cầu nguyện là chính yếu trong mọi lúc và có thể làm tại bất cứ nơi nào.  Nói một cách đơn giản, cầu nguyện là cầu nguyện hằng ngày.  Ngay trước khi dạy cho các môn đệ những lời cầu nguyện, Chúa đã dạy họ cầu nguyện như thế nào rồi.  Là thầy dạy tuyệt vời, Chúa dạy bằng cách làm gương.

          Các môn đệ xưng hô với Ngài là “Chúa”, điều này khó giải thích.  Ở đây không phải Đức Giê-su là người được nói đến, vì nếu như vậy thì đó phải là nhân vật lịch sử đang sống trong một thời gian và không gian riêng biệt.  Bạn hãy nhớ những trình thuật Tin Mừng không phải là những nét tiểu sử về cuộc đời Đức Giê-su.  Nhưng Tin Mừng là một trình thuật đức tin vào Đức Ki-tô, được đem chia sẻ với các tín hữu để mọi người nhận biết Đức Giê-su là Chúa.  Thời gian, nơi chốn, khung cảnh và những lời lẽ có tầm quan trọng hơn cả những dữ kiện lịch sử, cho nên cần phải cứu xét theo ý nghĩa mặc khải về Thiên Chúa qua Chúa Phục sinh.  Do đó, danh hiệu Chúa được sử dụng ở đây cho Đấng Cứu Thế Phục sinh, Đấng không còn lệ thuộc thời gian với không gian và đã chiến thắng tội lỗi cùng sự chết.  Vậy Đấng đang dạy cầu nguyện ở đây chính là Chúa, Chúa Phục sinh.

          Trả lời tại sao phải cầu nguyện cho thấy là vì người môn đệ ước muốn là một môn đệ đích thực.  Nếu Chúa cầu nguyện thì các môn đệ Người cũng phải cầu nguyện.  Tuy nhiên, việc cầu nguyện này khác với việc cầu nguyện của ông Gio-an Tẩy giả vì ông Gio-an không phải là Chúa.  Trong một chiều kích sâu xa hơn, lý do tại sao phải cầu nguyện sẽ tiếp tục được Lu-ca trình bày vì ngài luôn liên kết cầu nguyện với việc Chúa Thánh Thần đến.  Chúa Thánh Thần sẽ hiện đến đang lúc môn đệ cầu nguyện và chuẩn bị môn đệ thi hành sứ vụ.

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc Lu-ca 11:3-4.

          Những lời lẽ trong kinh Lạy Cha có thể chia làm hai phần chính:  ý thức Thiên Chúa là Cha và những điều xin khi cầu nguyện.

          Phần thứ nhất không phải Đức Giê-su là người đầu tiên đã dạy.  Chính người Ít-ra-en đã nhận biết Thiên Chúa là Cha rồi.

          Bạn hãy đọc Huấn ca 23:1-4.

          Mặc dù không phải Đức Giê-su đã dạy, nhưng việc gọi Thiên Chúa là Cha lại nói lên một quan hệ sâu đậm giữa Chúa Cha với Đức Giê-su.  Lu-ca đã nhắc đến quan hệ này trong những đoạn trước đây.  Chúng ta cần phải lấy những đoạn này làm căn bản để hiểu được mối quan hệ giữa Đức Giê-su và Chúa Cha.

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc Lu-ca 3:21-22.

          Trong đoạn này, Chúa Cha gọi Đức Giê-su là Con yêu dấu của Người.  Chính Con yêu dấu của Người giờ đây được đầy tràn Thần Khí và làm đẹp lòng Người.

 

Khám phá

 

Chúng ta phải suy tư về ý nghĩa của từ cha để hoàn tất việc học hỏi về Thiên Chúa là Cha.  Suy tư này không thể chú trọng đến ý nghĩa là người cha theo huyết nhục, nhưng là một từ không bao hàm quan hệ với riêng cá nhân nào.  Điều này gọi là sự biến đổi ý thức (transformation of consciousness), tức là thay đổi cái nhìn.  Thay vì nhìn người cha để xác định người cha là gì thì sự biến đổi ý thức lại đòi phải nhìn theo cái nhìn của người cha.  Nói khác đi, một người làm cha thì có nghĩa là gì?

          Sử dụng lối biến đổi ý thức, bạn hãy kể ra ba tới năm đặc tính của việc làm cha.

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Tôi đã kê ra dưới đây những đặc tính về việc làm cha:

 

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc Lu-ca 11:11.

          Lu-ca đã cho chúng ta một sự biến đổi ý thức khi nói đến một điểm từ cái nhìn của người cha.  Theo một ý nghĩa nào đó, Lu-ca đặt câu hỏi:  Là một người cha, tôi phải đáp ứng những nhu cầu của con cái tôi như thế nào?  Và câu trả lời của ngài:  Người cha đáp ứng bằng cách làm một người sẽ cho con cái những gì chúng xin.

          Khi gọi Thiên Chúa là Cha, Chúa Giê-su đã hiểu sự biến đổi ý thức này.  Ngài mời gọi các môn đệ hãy gọi Thiên Chúa là Cha, vì như thế sẽ kết hiệp người môn đệ với Thiên Chúa và Đức Ki-tô.  Qua sự kết hiệp này, người môn đệ ý thức được rằng mọi người đều có Thiên Chúa là Cha;  cho nên mọi người là anh chị em với nhau.

 

Khám phá

 

Ngay sau lời xưng hô Thiên Chúa là Cha là lời “xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển...” (11:2).  Mặc dù danh Thiên Chúa đã là thánh (được vinh hiển) nhưng vẫn chưa được vinh hiển.  Cựu Ước cho biết danh Thiên Chúa là “Ta là Đấng Hiện Hữu” (Xuất Hành 3:14).  Tuy nhiên, các tác giả Kinh Thánh Cựu Ước vì kính sợ Thiên Chúa nên đã không sử dụng danh Thiên Chúa và bắt đầu xưng hô về Thiên Chúa bằng danh hiệu, tức là Đức Chúa.  Họ ý thức rằng thực sự biết Thiên Chúa qua danh thánh của Người là điều vượt quá khả năng loài người.  Tất cả những gì họ biết, đó là Thiên Chúa là Đấng tột cùng thánh thiện và danh Người là thánh.

 

Khám phá

 

Phần thứ hai của kinh Lạy Cha gồm có bốn lời cầu xin.  Lời cầu thứ nhất là để Triều Đại Thiên Chúa mau đến.  Đây chính là sứ mệnh của Đức Ki-tô:  giúp cho Nước Trời được thể hiện, tức là đem đến sự hiện diện cứu rỗi của Thiên Chúa.  Lu-ca cho thấy Đức Giê-su đã loan báo điều này khi Ngài bảo “Các anh cứ về thuật lại cho ông Gio-an những điều mắt thấy tai nghe:  người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe tin mừng” (Lu-ca 7:22).  Khi dạy các môn đệ xin điều này khi cầu nguyện, Đức Giê-su dạy họ phải làm những thừa tác viên để xây dựng Triều Đại Thiên Chúa.

 

Khám phá

 

Lời cầu thứ hai, xin được “ngày nào có lương thực ngày ấy”, là về một bữa ăn.  Bánh là thứ chủ yếu cho việc nuôi sống.  Người môn đệ được dạy hãy xin sự trợ giúp hằng ngày, tức là mọi sự cần thiết cho cả thể xác lẫn tinh thần, để hô tiếp tục làm công việc của Chúa Cha.  Lời cầu thứ nhất đã cho chúng ta biết công việc của Chúa Cha là về Triều Đại của Người.

 

Khám phá

 

Trong các Hành trình trước, chúng ta đã khám phá ông Phê-rô đáp trả lời gọi của Đức Ki-tô bằng cách thú nhận mình tội lỗi.  Vậy nhu cầu được tha thứ là nhu cầu số một của mọi người môn đệ.  Cũng như Chúa Cha tha thứ cho người môn đệ để đáp lại lời cầu của họ, thì chính người môn đệ cũng phải rập theo hành động ấy mà tha thứ cho người khác.

 

Khám phá

 

Lời cầu sau hết là ý thức rằng cuộc hành trình đến với Thiên Chúa là hành trình tiến đến sự thật.  Giống như Đức Ki-tô đã bị cám dỗ tránh khỏi sự thật thì người môn đệ cũng bị cám dỗ như vậy.  Lời cầu cuối cùng này xin Thiên Chúa giúp chúng ta chống lại sự dữ.

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc Lu-ca 11:5-13.

          Lu-ca kết thúc bài học cầu nguyện với lời truyền dạy phải kiên trì.  Lòng kiên trì này sẽ “... cho người ấy (chúng ta) tất cả những gì anh (chúng ta) cần” (11:8).  Cho không phải là cho những gì chúng ta nghĩ là cần, nhưng những gì chúng ta thực sự cần để hướng dẫn cuộc sống Ki-tô trong hành trình đến với Thiên Chúa.  Việc cho này được thực hiện qua Chúa Thánh Thần (11:13b).  Ở đây Lu-ca lập lại chủ đề cầu nguyện dẫn đến việc Thánh Thần đến giúp chúng ta thi hành sứ vụ.

          Học hỏi như trên, chúng ta có thể kết luận rằng cầu nguyện trong kinh Lạy Cha là lời cầu nguyện để được làm môn đệ.  Là môn đệ, qua Thánh Thần chúng ta cầu xin Chúa Cha giúp chúng ta hằng ngày sống lời gọi của đời sống i-tô hữu.

 

Ôn lại

 

Trong Hành trình 8, bạn đã khám phá những điều sau đây:

  

 

Sách đọc thêm

 

LaVerdiere, Eugene.  When We Pray:  Meditations on the Lord’s Prayer.

          Notre Dame, Ind.:  Ave Maria Press, 1983.

Merton, Thomas.  Our Father:  Perfect Prayer, Audiocassette.

          Kansas City, Mo.:  Credence Cassettes, 1989.

 


Mục Lục
Trở Về Trang Nhà