Hành trình học hỏi Tin Mừng Mác-cô

Hành trình 7

 

 

Những kỹ thuật đặc biệt trong lối viết của Mác-cô

 

 

 

Những thói quen khi ăn uống của một số người có thể gây khó chịu cho người trong nhà hoặc cho bạn bè.  Thằng cháu Bốp của tôi ăn uống rất ư là...  ồn ào!  Còn tôi thì khoái bơ đậu phọng nên nhiều khi làm cho người khác chau mày nhìn tôi trét hết lớp này đến lớp khác đầy bơ đậu phọng trên dưa chuột muối, thịt nguội...

 

          Lối viết của Mác-cô thực...  “không giống ai” khi ngài sắp đặt chất liệu một cách thật khác lạ.  Nhưng tài đặc biệt của ngài là đã làm sao cho những sắp đặt khác lạ ấy trở thành một tác phẩm hoàn hảo.  Cách sắp đặt những chất liệu rời biệt để tạo nên tác phẩm ấy được ví như cái “bánh mì thịt nguội của Mác-cô.”  Những bài tập sau đây sẽ giúp chúng ta thưởng thức một trong cách Mác-cô dọn món “bánh mì thịt nguội” đặc biệt của ngài.

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc Mác-cô 3:20-35 một lượt từ đầu đến cuối.  Sau đó đọc lại từng khúc một và viết lại đại ý của mỗi khúc.

 

Mác-cô 3:20-21

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Mác-cô 3:22a

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Mác-cô 3:22b

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Mác-cô 3:23-26

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Mác-cô 3:27

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Mác-cô 3:28-29

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Mác-cô 3:31-35

 

Những điều khám phá

 

Chúng ta hãy so sánh những quan sát về gia đình Đức Giê-su và về các thần dữ.  Tôi đã nhấn mạnh đến khuôn mẫu sử dụng trong lối sắp đặt “bánh mì thịt nguội Mác-cô” khi lập lại những mẫu tự a, b, c...  sau mỗi câu tóm ý để bạn dễ nhận thấy.

 

3:20-21:   Gia đình Đức Giê-su đến để gặp Ngài, họ nghĩ là Ngài điên khùng (a).

3:22a:      Các luật sĩ tố cáo là Đức Giê-su bị quỷ Bê-en-dê-bun ám (b).

3:22b:      Các luật sĩ tố cáo Đức Giê-su trừ quỷ nhờ sự giúp đỡ của tướng quỷ (c).

3:23-26:  “Huấn từ” hoặc “giảng dạy.”  Ở đây Đức Giê-su giảng dạy về vương quốc giả

    trá của Xa-tan (d).

3:27:        Giờ đây Đức Giê-su sẵn sàng trả lời việc tố cáo thứ nhì về việc Ngài cộng tác

    với tướng quỷ (c).

3:28-30:   Ngài sẵn sàng trả lời việc tố cáo Ngài bị quỷ Bê-en-dê-bun ám (b).

3:31-35:   Đức Giê-su trả lời khi xác quyết ai là bà con thân thuộc đích thực của Ngài (a).

 

          Hoặc biểu đồ dưới đây cũng cho thấy lối diễn tả do kỹ thuật viết của Mác-cô.  Xin bạn lưu ý lớp ngoài cùng là lời tố cáo và trả lời thứ nhất (1), lớp thứ nhì là lời tố cáo và trả lời thứ hai (2), và lớp “thịt” cốt yếu của vấn đề nằm ở giữa (3).

(1)  lời tố cáo thứ nhất

(2)  lời tố cáo thứ hai

(3)  huấn từ hoặc giảng dạy

(2)  trả lời lời tố cáo thứ hai

(1)  trả lời lời tố cáo thứ nhất.

 

Trong Hành trình 6 và 7, chúng tôi đều nhắc tới các thần ô uế hoặc thần dữ. Trong Hành trình 6, thần ô uế ám vào những cá nhân (1:23-28).  Đối với Mác-cô và cộng đoàn của ngài, việc “quỷ ám” là những gì người thời nay có thể gọi là bệnh tâm thần hoặc cũng có thể là kinh phong.

 

Nhưng trong Hành trình 7 này, tác giả nhắc đến quỷ Bê-en-dê-bun và tướng quỷ.  Bê-en-dê-bun là tên của một vị thần người Ca-na-an thờ.  Họ sống ngay bên cạnh người Ít-ra-en.

 

Trong Kinh Thánh Tân Ước, Beelzebul ám chỉ về các thần dữ.  “Tướng quỷ” trong câu 3:22b là chính Xa-tan, thủ lãnh các thần ô uế hoặc thần dữ.  Như vậy, trong những câu Kinh Thánh chúng ta vừa học, Đức Giê-su trước hết bị tố cáo là bị thần ô uế (Bê-en-dê-bun) ám, sau đó Ngài bị tố cáo là công cụ của Xa-tan sử dụng.

 

Cũng cần làm sáng tỏ thêm về Đức Giê-su với thân nhân của Ngài (3:20).  Nguyên văn những từ Hy-lạp hoi par’ autou có thể dịch là “anh em,” “bạn hữu,” “anh em họ” hoặc “gia đình.”  Từ “các anh em” làm cho người ta hiểu rằng Đức Giê-su không phải là con một, điều khiến nhiều người Công Giáo phải bối rối.  Các nhóm Ki-tô giáo có ba cách giải thích khác nhau về từ “anh em.”

 

          a)  Công Giáo thay vì hiểu hoi par’ autou nghĩa là “anh em máu mủ” thì phải hiểu là “anh em họ” hoặc “thân nhân,” như thế mới bảo vệ được niềm tin Đức Giê-su là con một.

          b)  Các học giả Chính Thống Giáo Hy-lạp cho rằng ông Giu-se trước kia đã lập gia đình và góa vợ trước khi kết hôn với Ma-ri-a.  Hôn phối với Ma-ri-a không để lại người con nào.  Do đó, theo họ, từ các anh em nghĩa là “anh em cùng cha khác mẹ.”

          c)   Một số giáo phái Tin Lành cho rằng Ma-ri-a và Giu-se đã có những người con khác sau Đức Giê-su, do đó những người được nhắc đến trong sách Tin Mừng là “anh em ruột” của Ngài.

         

          Mác-cô (khác với Mát-thêu và Lu-ca) không quan tâm tới việc Đức Ma-ri-a sinh con mà còn đồng trinh.  Trong câu 6:3, Đức Giê-su một lần nữa được gọi là con của bà Ma-ri-a và anh em với Gia-cô-bê, Gio-xê, Giu-đa và Si-mon.  Cũng trong câu 6:3 là câu hỏi “Chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao?”

 

          Giải thích theo nghĩa của từ anh em hoặc chị em thực ra không phải là vấn đề.  Nhưng vấn đề thần học sâu xa hơn chính là Mác-cô đang nhắc nhở chúng ta rằng môn đệ đích thực của Đức Giê-su là những ai tiếp nhận sứ vụ của Ngài và gắn bó với Ngài trong niềm tin và tình môn đệ.  Những liên hệ quan trọng với Đức Giê-su không phải là qua họ hàng, nhưng là qua đức tin.

          Bạn có thể dành thêm thời giờ để khám phá món “bánh mì thịt nguội Mác-cô” qua những đoạn 5:25-43; 6:7-32; 11:12-25; 14:1-11.

 

 

Khám phá

 

Cùng với món “bánh mì thịt nguội Mác-cô,” những kỹ thuật viết khác cũng giúp chúng ta hiểu sứ điệp của Mac-cô.  Bài tập khám phá sau đây sẽ giúp bạn hiểu sâu xa hơn về mối quan hệ giữa Đức Giê-su với các môn đệ Ngài.  Hãy đọc từng khúc một, rồi tóm ý từng khúc, sau đó so sánh ba đoạn với nhau.

 

Đoạn thứ nhất:

a)  Mác-cô 8:30-32a

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

b)  Mác-cô 8:32b-33

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

c)  Mác-cô 8:34-35

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Đoạn thứ hai:

a)  Mác-cô 9:31

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

b)  Mác-cô 9:33-34

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

c)  Mác-cô 9:35

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Đoạn thứ ba:

a)  Mác-cô 10:32-34

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

b)  Mác-cô 10:35-39

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

c)  Mác-cô 10:42-46

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Đọc lại tóm ý của các câu a trong ba đoạn.  Rồi bạn chỉ viết xuống một câu để nói về điều gì xảy ra trong cả ba câu a:

 

a)

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

 

Đọc lại tóm ý của các câu b trong ba đoạn. Rồi bạn chỉ viết xuống một câu để nói về điều gì xảy ra trong cả ba câu b:

 

b)

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Đọc lại tóm ý của các câu c trong ba đoạn.  Rồi bạn chỉ viết xuống một câu để nói về điều gì xảy ra trong cả ba câu c:

 

c)

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Khám phá này cho chúng ta nhận ra một khuôn mẫu rất đặc biệt.  Bạn có nhận ra là tất cả những trình thuật a đều nói về việc báo trước cái chết của Đức Giê-su, những khúc b nói về việc các môn đệ hiểu lầm và các khúc c về giáo huấn của Đức Giê-su dạy chúng ta thế nào là môn đệ đích thực?

 

          Mác-cô đã sắp đặt hết sức khéo léo một khuôn mẫu về báo trước, hiểu lầm và giáo huấn.  Ngài dùng khuôn mẫu này ba lần.  Không những là một văn sĩ khéo léo, Mác-cô còn là một thầy dạy tuyệt vời khi chủ trương rằng lập đi lập lại là phương pháp tốt nhất giúp học trò nhớ và hiểu được.

 

          Từ Hành trình 6 trở đi, bạn hãy nhớ là các môn đệ mặc dù kinh ngạc về những lời giảng và việc làm của Đức Giê-su, nhưng họ vẫn luôn luôn không hiểu.  Mác-cô soi tỏ cho sự lẫn lộn của họ bằng khuôn mẫu lập lại ba lần về báo trước, hiểu lầm và giáo huấn.  Có thể bạn hãy dành chút thời giờ suy nghĩ về nỗi thất vọng của Đức Giê-su khi thấy các môn đệ có vẻ chậm hiểu như vậy.  Bạn có thể tưởng tượng được Đức Giê-su thất vọng chừng nào, vì trong lúc Ngài giảng dạy về sự đau khổ và cái chết của Ngài thì hai ông bạn Gia-cô-bê và Gio-an lại muốn xin xỏ địa vị trong vương quốc trần gian!

 

          Khuôn mẫu báo trước, hiểu lầm và giáo huấn cũng giúp chúng ta hiểu sâu xa hơn về sứ điệp của Tin Mừng Mác-cô.  Qua khuôn mẫu ấy, Mác-cô dạy chúng ta làm môn đệ đích thực của Chúa nghĩa là gì:  người môn đệ Đức Giê-su là người được sai đi, phải mang lấy thập giá và đi theo Đức Giê-su (8:34), phải mất mạng sống vì Đức Giê-su (8:35), phải nên rốt hết và làm tôi tớ (9:35) và phải làm người nô lệ và đầy tớ phục vụ mọi người (10:42-46).

 

          Trong Tin Mừng Mác-cô, môn đệ tính mang một ý nghĩa mới đối với người theo Đức Giê-su.  Môn đệ là một phần tử trong gia đình của Đức Giê-su khi họ noi gương Ngài, tấm gương tôi tớ phục vụ và chịu đau khổ.  Bạn hãy dừng lại ít phút, để cho lòng lắng đọng trước sứ điệp về tôi tớ và môn đệ.

 

 

Ôn lại

 

Trong Hành trình 7, bạn đã khám phá:

 

·         Khuôn mẫu “bánh mì thịt nguội Mác-cô” sắp xếp những điểm rời rạc để làm thành một đơn vị đầy đủ.

·         Vấn đề họ hàng với Đức Giê-su là vấn đề đức tin chứ không phải do ruột thịt.

·         Mác-cô trình bày khuôn mẫu báo trước, hiểu lầm và giáo huấn để khai tỏ hiểu lầm của môn đệ Chúa.

·         Lời mời gọi làm môn đệ là lời mời gọi hãy phục vụ và sẵn sàng chịu đau khổ.

 

 

Sách đọc thêm

 

Kelber, Werner.  Mark’s Story of Jesus.  Philadelphia: 

Fortress Press, 1979.

 

LaVerdiere, Eugene.  The Gospel of Mark:  An Adventure in Scripture Study,

Videocassettes, 4 Series.  Chicago:  Dominican Central Productions, 1986.

 

 

 


Mục Lục
Trở Về Trang Nhà