Hành trình học hỏi Tin Mừng Mát-thêu

Hành trình 1

 

Hình ảnh Thiên Chúa

 

 

          Vài năm trước đây, loạt tranh hí họa Dennis the Menace vẽ cảnh Dennis đang ngồi trước giá vẽ để chuẩn bị vẽ Thiên Chúa giống như là gì. Dù mẹ nó đã bảo chẳng ai biết được Thiên Chúa giống như là gì đâu, nhưng Dennis muốn khoe tài vẽ của mình nên vênh mặt tuyên bố: “Thì bây giờ người ta sẽ biết!”

          Mặc dù chúng ta không có được lòng tự tin của Dennis để vẽ “hình ảnh đích thực” của Thiên Chúa, nhưng mỗi người đều có một hình ảnh về Thiên Chúa. Hình ảnh ấy có thể thay đổi theo hoàn cảnh hoặc vẫn giữ nguyên như thế. Hình ảnh đó có thể là một điều người ta có đấy nhưng chẳng có giờ nghĩ tới, hoặc có thể là một điều không thể thiếu vắng đối với gia sản thiêng liêng của họ đến nỗi hình ảnh ấy cứ đến trong đầu óc họ thường xuyên.

 

Khám phá

 

          Khi trình bày những bài học về Kinh Thánh cho những người tuổi tác khác nhau, tôi thường bắt đầu bằng cách xin họ vẽ một hình ảnh về Thiên Chúa. Có giấy và bút chì mầu, các họa sĩ cứ tự do diễn tả theo ý mình xem Thiên Chúa giống như là gì. Cam đoan là không có hình ảnh nào đúng hoặc sai và không cần phải là một Michelangelo, qua bao năm trời các học sinh đã để lại một sưu tập khổng lồ về hình ảnh Thiên Chúa.

          Vậy trong khoảng trống dưới đây, bạn thử vẽ hình ảnh bạn có về “Thiên Chúa giống như là.”

............................................................................................................................

............................................................................................................................

............................................................................................................................

........................................................

 

Những điều khám phá

 

          Hình ảnh bạn vẽ có thể hợp với một trong những loại hình ảnh Thiên Chúa thường được các học sinh vẽ. Những hình ảnh này thường diễn tả Thiên Chúa trong phương cách con người (mang hình dáng người phàm), như một biểu lộ nhận thấy được trong thiên nhiên (hiển linh), hoặc như một phối hợp hình thù hay mầu sắc (siêu việt). Một số học sinh khác để giấy trắng cũng là một thí dụ nói lên tính cách siêu việt.

          Cả bốn loại tác phẩm này đều giống những hình ảnh Thiên Chúa đã được trình bày trong Cựu Ước. Bạn hãy đọc những đoạn sau đây:

          Sáng Thế 3:8-24;

          1 Vua 19:9-13;

          I-sai-a 40:18.

          Sáng Thế 3 diễn tả Thiên Chúa đi lại trong vườn giống như một người. Thiên Chúa trong 1 Vua được trình bày như tiếng thì thầm hoặc cơn gió nhẹ. Một hình ảnh nữa về Thiên Chúa trong I-sai-a qua câu hỏi của vị ngôn sứ: “Các ngươi đem Thiên Chúa sánh với ai? Ðặt hình ảnh nào bên cạnh Người cho tương xứng?”

          Không có hình ảnh nào trong Kinh Thánh về Thiên Chúa có thể hoàn toàn diễn tả được Thiên Chúa như thế nào, nhưng mỗi hình ảnh chỉ trình bày được một nét thô sơ về Người. Nói cho đúng hơn, Kinh Thánh là một sưu tập gồm những trình thuật để bắt đầu cho độc giả thấy Thiên Chúa như thế nào. Trong Tân Ước, những trình thuật về Ðức Giê-su mô tả cho chúng ta thấy Thiên Chúa như thế nào. Ðộc giả Tân Ước biết được Ðức Giê-su như thế nào tức là biết được Thiên Chúa như vậy.

          Mát-thêu muốn trình bày hình ảnh của Ðức Giê-su để nói cho Ki-tô hữu gốc Do-thái nói tiếng Hy-lạp và sống trong thời gian căng thẳng giữa người Do-thái với Ki-tô hữu biết về hình ảnh Thiên Chúa. Sự thù nghịch càng tăng thêm từ sau khi Ðền Thờ tại Giê-ru-sa-lem bị phá hủy vào khoảng năm 70 sau công nguyên. Trước thời gian này, Ki-tô hữu gốc Do-thái cảm thấy thoải mái giữ những tập tục và quan hệ với Do-thái. Nhưng sau khi Ðền Thờ bị phá hủy, các ráp-bi đã đuổi mọi tín hữu ra vì họ không giữ Luật Mô-sê thuần túy, cho rằng họ đã lạm dụng Lề Luật và không còn thuộc về dân được tuyển chọn nữa. Mát-thêu thì lý luận rằng Ki-tô hữu vẫn thuộc về dân được tuyển chọn bởi vì mọi lời tiên tri trong Cựu Ước đã được thể hiện nơi Ðức Giê-su. Như thế, ngài đã trình bày Ðức Giê-su là Ðấng cho người ta biết được những nguyên lý của một lề luật cao cả hơn, đó là luật yêu thương.

 

 

Khám phá

 

          Hình ảnh của Ðức Giê-su nói lên lề luật yêu thương đã được trình bày qua suốt Tin Mừng Mát-thêu. Lý tưởng nhất là bạn nên đọc một mạch hết sách Tin Mừng Mát-thêu, nhưng thời khóa biểu của chúng ta không cho phép. Tuy nhiên, cốt yếu vẫn là cần đọc hết từ đầu đến cuối sách Tin Mừng. Ðể tiện lợi, bạn có thể chia ra làm bảy phần. Sau mỗi phần, bạn hãy viết một vài hàng tóm tắt những điểm chính bạn đã khám phá được.

 

Bạn hãy đọc Tin Mừng Mát-thêu:

1)    Chương 1-2

........................................................................................................

............................................................................................

 

2)    Chương 3-7

........................................................................................................

............................................................................................

 

3)    Chương 8-10

........................................................................................................

............................................................................................

 

4)    Chương 11-13

........................................................................................................

............................................................................................

 

5)    Chương 14-18

.......................................................................................................

.............................................................................................

 

6)    Chương 19-25

........................................................................................................

............................................................................................

 

7)    Chương 26-28

.......................................................................................................

.............................................................................................

 

 

Những điều khám phá

 

          Bạn hãy so sánh những tóm tắt của bạn với tóm tắt từng phần của chúng tôi.

 

·         Chương 1-2: những câu truyện về Ðức Giê-su giáng sinh

·         Chương 3-7: sống đời sống Ki-tô hữu như thế nào (Tám mối phúc)

·         Chương 8-10: làm môn đệ Ðức Giê-su nghĩa là gì

·         Chương 11-13: các dụ ngôn về Nước Trời

·         Chương 14-18: Giáo Hội là gì

·         Chương 19-25: những câu truyện về ngày tận thế

·         Chương 26-28: Cuộc Thương khó, chết và sống lại của Ðức Giê-su. Sai các môn đệ đi rao giảng.

 

Cách phân đoạn Tin Mừng Mát-thêu như trong bài tập trước sẽ cho chúng ta thấy còn một cách phân đoạn tỉ mỉ hơn đã được các học giả Kinh Thánh chủ trương từ lâu. Cách phân đoạn này chúng tôi học được ở cha Neil Flanagan, O.F.M., khi chúng tôi học ở trường Thần học Thực dụng, Ðại học Berkeley. Các phân đoạn này giúp chúng ta nhận ra ngay được những phần khác nhau của Tin Mừng Mát-thêu. Sách Tin Mừng có một khởi đầu chính thức (những câu truyện về Giáng sinh) và một kết thúc chính thức (Thương khó, chết, sống lại và sai môn đệ đi). Giữa hai phần đó là năm bài giảng: đời sống Ki-tô hữu, làm môn đệ, các dụ ngôn, Giáo Hội và ngày tận thế.

 

 

Khám phá

 

          Trong những khoảng trống dưới đây, bạn hãy viết lại những trích dẫn:

 

Mát-thêu 7:28

          ................................................................................................................

.............................................................

 

Mát-thêu 11:1

          ................................................................................................................

.............................................................

 

Mát-thêu 13:53

          ...............................................................................................................

..............................................................

 

Mát-thêu 19:1

          ...............................................................................................................

..............................................................

 

Mát-thêu 26:1

          ..............................................................................................................

..............................................................

 

         

Những điều khám phá

 

          Nếu bạn đọc bản Anh-ngữ của New American Bible With Revised New Testament, bạn sẽ nhận thấy một điểm đặc biệt.

·         Matthew 7:28: “When Jesus finished these words, the crowds were astonished at his teaching...”

·         Matthew 11:1: “When Jesus finished giving these commands to his twelve disciples, he went away from that place to teach and to preach in their towns.”

·         Matthew 13:53: “When Jesus finished these parables, he went away from there.”

·         Matthew 19:1: “When Jesus finished these words, he left Galilee and went to the district of Judea across the Jordan.”

·         Matthew 26:1: “When Jesus finished all these words, he said to his disciples,...”

 

Mỗi câu đều cho chúng ta thấy Ðức Giê-su đã hoàn tất và Ngài tiếp tục ra đi. Những lời này là lời kết luận cho một đoạn và như thế sẽ phân chia tác phẩm của Mát-thêu thành năm phần chính. Mỗi phần (hoặc bài giảng) đều có đoạn giới thiệu và chính bài giảng. Phần chính tập sách này của chúng tôi sẽ nói đến các bài giảng trong Tin Mừng Mát-thêu.

 

 

Ôn lại

 

          Trong Hành trình 1, bạn đã khám phá được những điều sau đây:

 

·         Cựu Ước trình bày những hình ảnh về Thiên Chúa; còn trong Tân Ước, chính Ðức Giê-su tỏ ra cho chúng ta thấy Thiên Chúa là Ðấng nào.

·         Mát-thêu trình bày hình ảnh ngài có về Ðức Giê-su cho một cộng đoàn đang phải phấn đấu trong thời kỳ khủng hoảng lớn.

·         Mát-thêu trình bày hình ảnh ngài có về Ðức Giê-su qua năm bài giảng.

 

 

Sách đọc thêm

 

Flanagan, Neil. Mark, Matthew and Luke: A Guide to the Gospel Parallels.

          Collegeville, Minn.: The Liturgical Press, 1978.

         


Mục Lục
Trở Về Trang Nhà