Hành trình học hỏi Tin Mừng Mát-thêu

Hành trình 4

 

Những câu truyện về Giáng Sinh

 

 

Việc ra đời của một đứa bé là dấu chỉ hy vọng cho cả nhân loại. Nó bảo đảm cho sự nối tiếp dòng giống và tạo thành một thế hệ mới để dựng xây thế giới. Người ta mừng dịp này trong niềm tạ ơn và trân trọng chính sự sống. Sinh nhật của những vĩ nhân được những người theo họ ghi nhớ và cử hành, coi như đó là khởi đầu của những đóng góp các vị ấy thực hiện cho người khác và cho thế giới.

 

 

Khám phá

 

Trong Kinh Thánh mỗi trình thuật về một ông vua hoặc một ngôn sứ danh tiếng đều khởi đầu bằng câu truyện ra đời thật khác thường, chứng tỏ cách thức Thiên Chúa đã tuyển chọn người ấy ngay từ ban đầu.

          Bạn hãy đọc những câu truyện ra đời sau đây trong Kinh Thánh và ghi lại những điểm đặc biệt:

                   Sáng Thế 21:1-8;

                   Xuất Hành 2:1-10;

                   Thủ lãnh 13.

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

 

 

Những điều khám phá

 

Câu truyện trong Sáng Thế 21:1-8 cho thấy sự cao cả của Thiên Chúa, Ðấng đã ban một đứa con trai cho bà Sa-ra và ông Áp-ra-ham là những người đã cao tuổi. Bà Sa-ra không những đã già mà lại còn son sẻ nữa ố một dấu chỉ đối với người Do-thái là người ấy không được Thiên Chúa chúc phúc.

          Cũng thế, trong sách Thủ lãnh chương 13, vợ của ông Ma-nô-ác là người son sẻ, nhưng thiên sứ cho biết bà sẽ sinh một đứa con trai là Sam-sôn. Cả hai câu truyện đều cho thấy Thiên Chúa có thể làm được mọi sự, được biểu tượng qua việc cho một người son sẻ có con cái. Những câu truyện về bà Rê-bê-ca và Ra-ken cũng nói về những người phụ nữ son sẻ sinh con cái (Sáng Thế 25:21; Sáng Thế 30:1-24).

          Mặc dù mẹ của Mô-sê không phải là người son sẻ (Xuất Hành 2), nhưng đứa con của bà đã ra đời vào thời gian vua Pha-ra-ô truyền lệnh “Mọi con trai Híp-ri sinh ra, hãy ném xuống sông...” (Xuất Hành 1:22). Mô-sê đã được cứu cách lạ lùng khỏi lệnh truyền của Pha-ra-ô để sau này có thể lãnh đạo dân Do-thái ra khỏi ách nô lệ.

          Ba cuộc ra đời khác thường này cho chúng ta: I-xa-ác là người nhờ đó mà “...mọi dân tộc trên mặt đất sẽ cầu chúc cho nhau được phúc như dòng dõi ngươi” (Sáng Thế 22:17-18); Mô-sê, nhân vật vĩ đại trong Cựu Ước; và Sam-sôn, người đã biểu dương sức mạnh phi thường chống lại người Phi-li-tinh.

 

 

Khám phá

 

Mát-thêu bắt đầu sách Tin Mừng bằng cách kể lại câu truyện Giáng Sinh lớn lao nhất, đó là Ðức Ki-tô ra đời. Việc giáng sinh này đã cho thế giới Ðấng Emmanuel, danh hiệu của Ðức Giê-su mà Mát-thêu đắc ý nhất. Bạn hãy đọc những đoạn sau đây và tóm tắt những ý chính:

Mát-thêu 1:23

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Mát-thêu 28:20

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Mát-thêu đóng khung tất cả sách Tin Mừng của ngài vào trong hai trích dẫn này. Cả hai đều nói về Ðức Giê-su như Ðấng Emmanuel. Mát-thêu 1:23 nói lên tên của Ðức Ki-tô, Emmanuel nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta.” Những lời cuối cùng trong Mát-thêu 28 kết thúc sách Tin Mừng qua bảo đảm Ðức Giê-su luôn ở cùng chúng ta.

 

 

Khám phá

 

Hành trình 2 đã nói đến gia phả Ðức Giê-su được Mát-thêu cấu trúc theo cách giúp chúng ta dễ nhớ có liên quan tới ba phụ âm trong tên vua Ða-vít. Gia phả có thể hơi khác với những gia phả chúng ta thường thấy về những thân thuộc họ máu. Học giả Kinh Thánh Eugene LaVerdière dạy rằng gia phả trong Tân Ước giới thiệu mọi cá nhân, sống cũng như chết, có họ máu hay là không, tất cả đều là những nhân vật chủ yếu để tạo thành một cá nhân mà thôi.

          Gia phả trong Mát-thêu trình bày niềm hy vọng mong chờ Ðấng Cứu Thế đã được truyền lại qua dòng tộc Ða-vít và được thể hiện nơi Ðức Giê-su, Ðấng được gọi là Ðấng Cứu Thế. Trong gia phả này, Mát-thêu kể ra những nhân vật trong Kinh Thánh là những vị mỗi người mỗi cách đều loan báo Ðấng Cứu Thế đến.

          Các học giả thường lưu ý tới bốn người phụ nữ đã được nhắc đến trong gia phả của Mát-thêu: Ta-ma, Ra-kháp, Rút và bà vợ ông U-ri-gia (bà Bát-sê-ba). Có ba ý kiến giải thích tại sao Mát-thêu đã đem những phụ nữ này vào trong gia phả.

1)     Bốn người phụ nữ này là (hoặc người ta coi là) những người tội lỗi; đem họ vào trong gia phả, Mát-thêu cho thấy là Ðức Giê-su đã đến vì những người tội lỗi và những kẻ sống ngoài Lề Luật.

2)     Những phụ nữ này không phải là người Do-thái; như vậy Mát-thêu muốn chứng tỏ rằng Ðức Giê-su đã đến vì những người Dân ngoại.

3)     Những phụ nữ này đã kết hôn trong những hoàn cảnh khác thường của lịch sử dân được tuyển chọn. Hôn nhân của họ được so sánh với hôn nhân giữa Ðức Ma-ri-a với ông Giu-se và là công việc của Chúa Thánh Thần. Vậy những câu truyện về những phụ nữ này chứng tỏ Thiên Chúa đã can thiệp vào lịch sử nhân loại và luôn giữ lời hứa ban một Ðấng Cứu Thế, bất kể hành động của loài người.

 

 

Khám phá

 

Câu chuyện Giáng Sinh trong Tin Mừng Mát-thêu là một mở đầu cho toàn thể sách Tin Mừng. Ông Giu-se và các vị đạo sĩ đóng vai trò quan trọng trong câu truyện này.

          Những câu sau đây là chìa khóa để hiểu được ý nghĩa vai trò của ông Giu-se:

                   Mát-thêu 1:19-21, 24-25;

                   Mát-thêu 2:13-14, 19-23.

 

 

Những điều khám phá

 

Mát-thêu tin rằng những ai lắng nghe câu truyện Kinh Thánh sẽ nhận ra liên hệ giữa ông Giu-se trong Tân Ước với ông Giu-se trong Cựu Ước (Sáng Thế 30-50).

          Trong Cựu Ước, ông Giu-se lãnh nhận sứ điệp trong những giấc chiêm bao (Sáng Thế 37:5-11) và cũng giải thích những giấc chiêm bao (Sáng Thế 40-41). Ông là vị tổ phụ sau cùng đem dân Do-thái vào Ai-cập. Kết thúc câu truyện ông Giu-se, độc giả được giới thiệu đi vào biến cố Xuất Hành và ông Mô-sê, nhân vật danh tiếng nhất trong Cựu Ước. Sau khi sinh ra, Mô-sê được giấu đi vì sợ vua Pha-ra-ô biết. Khi đã trưởng thành, Mô-sê lãnh đạo dân Ít-ra-en thoát khỏi ách nô lệ để tiến vào vùng đất mới chảy sữa và mật.

          Trong Tân Ước, ông Giu-se lãnh nhận sứ điệp trong giấc mộng (Mát-thêu 1:24; 2:13; 2:19; và 2:22). Ông là người công chính nên đã nhận Ðức Giê-su làm con, được hướng dẫn phải đặt tên Giê-su cho con trẻ (Mát-thêu 1:25). Cũng như ông Giu-se trong Cựu Ước, ông đem Ðức Giê-su là Ít-ra-en Mới vào Ai-cập để tránh đe dọa của vua Hê-rốt. Khi Ðức Giê-su bắt đầu sứ vụ, chúng ta thấy Ngài còn cao trọng hơn cả ông Mô-sê nữa, vì Ngài sẽ dẫn đưa muôn dân ra khỏi ách nô lệ tội lỗi và sự chết.

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc Mát-thêu 2:1-12.

 

 

Những điều khám phá

 

Mát-thêu nói đến các nhà đạo sĩ, có lẽ ngài muốn đề cao những tín hữu gốc Dân ngoại thuộc cộng đoàn ngài. Các vị đạo sĩ đến từ một nơi không thuộc Do-thái; họ giải thích I-sai-a 60:6 và Thánh Vịnh 72:10-11 trong Kinh Thánh Do-thái; họ thờ lạy Ðức Ki-tô. Cũng như các vị đạo sĩ, những tín hữu gốc Dân ngoại trong cộng đoàn của Mát-thêu ý thức về Kinh Thánh Do-thái và những đoạn tiên báo về Ðấng Cứu Thế. Họ đã nhận ra Ðức Giê-su là Ðấng Ki-tô.

          Ngôi sao dẫn đường các vị đạo sĩ nhắc nhớ lại câu truyện ông Bi-lơ-am trong Cựu Ước: “Một vì sao xuất hiện từ Gia-cóp, một vương trương trỗi dậy từ Ít-ra-en...” (Dân số 24:17). Ngôi sao cũng ngụ ý niềm tin rằng khi có vì sao mới hiện ra trên trời là dấu sẽ có một vị lãnh đạo cao cả sinh ra đời.

          Các vị đạo sĩ là những người khôn ngoan đã đến và bái phục trước Vua Hài Nhi. Họ dâng lên lễ vật theo tục lệ mỗi khi có một vị lãnh đạo vĩ đại chào đời. Lễ vật ố vàng, nhũ hương và mộc dược ố liên quan tới I-sai-a 60:6: “Lạc đà từng đàn che rợp đất, lạc đà Ma-đi-an và Ê-pha; tất cả những người từ Sơ-va kéo đến, đều mang theo vàng với trầm hương, và loan truyền lời ca tụng Ðức Chúa.”

 

 

Ôn lại

 

Trong Hành trình 4, bạn đã khám phá những điểm sau đây:

 

·         Những câu truyện về việc chào đời đều quan trọng khi người ta kể lại cuộc đời các vĩ nhân.

·         Gia phả trong Tin Mừng Mát-thêu trình bày những nhân vật quan trọng tiên báo về việc Ðấng Cứu Thế đến.

·         Có những liên hệ giữa ông Giu-se trong Tân Ước và ông Giu-se trong Cựu Ước.

·         Các vị đạo sĩ là những người Dân ngoại (không phải người Do-thái) khôn ngoan và đã nhận biết Ðức Giê-su là Ðấng Ki-tô.

 

 

Sách đọc thêm

 

Brown, Raymond E. The Birth of the Messiah, rev. ed.

New York: Doubleday, 1993.

 

 

                  

         

 


Mục Lục
Trở Về Trang Nhà