Hành trình học hỏi Tin Mừng Mát-thêu

Hành trình 6

 

Bài giảng trên núi: Nước Trời

 

 

Trong khoảng trống dưới đây, bạn hãy viết xuống bạn hiểu Nước Trời là gì. Nếu có thể, bạn thử viết cho một người xa lạ không phải là tín hữu biết bạn hiểu thế nào về Nước Trời.

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Ðối với nhiều người, “Nước Trời” là ở trên trời (thiên đàng); và đó không phải là tâm điểm lời giảng của Ðức Giê-su. Thế nhưng Mát-thêu lại trình bày Ðức Giê-su trước hết là người loan báo Nước Trời.

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc Mát-thêu 5:1-12.

Bạn hãy đọc Mát-thêu 11:11-13.

Bạn hãy đọc Mát-thêu 24:14.

 

 

Những điều khám phá

 

Thần học gia Richard McBrien định nghĩa Nước Trời là “Thiên Chúa hiện diện để cứu chuộc” hoặc “sự hiện diện cứu rỗi của Thiên Chúa” (“What Is ‘The Kingdom of God’?” Catholic Update). Theo McBrien, mỗi khi người ta tỏ ra cho người khác tình yêu, sự tha thứ và cảm thông, thì sự hiện diện cứu chuộc của Thiên Chúa được biểu lộ.

          Nước Trời đã bắt đầu với việc tạo dựng khi sự hiện diện của Thiên Chúa được biểu lộ qua chính công cuộc tạo dựng. Rõ ràng Nước Trời đã dứt khoát đi vào công cuộc tạo dựng qua Ðức Giê-su Ki-tô. Thiên Chúa hằng sống tích cực can thiệp vào đời sống con người; Nước Trời đang hiện diện lúc này. Nước Trời đang cố gắng đi tới hoàn tất và sẽ hoàn tất khi nào Ðức Ki-tô tái lâm. Là tín hữu và những người lắng nghe sứ điệp của Mát-thêu, chúng ta phải tuyên xưng Nước Trời đã khởi sự, đang hiện diện lúc này và tiếp tục khai triển.

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc lại Mát-thêu 5:1-2.

          Trong khoảng trống dưới đây, bạn hãy viết về khung cảnh và hành động.

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

 

Những điều khám phá

 

Khung cảnh – Ðức Giê-su ở trên núi – khiến chúng ta nhớ đến Mô-sê và giao ước được ban cho ông trên núi Xi-nai (Xuất Hành 19:20). Lề Luật Thiên Chúa ban cho Mô-sê giờ đây được thay thế bằng luật mới Ðức Ki-tô ban cho môn đệ Ngài. Ðức Giê-su ngồi trước mặt môn đệ, một vị thế của bậc thầy trong thời ấy; đây là dấu chỉ nói lên uy quyền của Ngài.

 

 

Khám phá

 

Trong khoảng trống dưới đây, bạn hãy viết một hoặc hai câu nói lên điểm cốt yếu của mỗi mối phúc. Gợi ý: bạn hãy xem mỗi mối phúc tùy thuộc vào một hoặc những mối phúc đi trước như thế nào.

 

1)    tâm hồn nghèo khó

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

2)    sầu khổ

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

3)    hiền lành

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

4)    khát khao nên người công chính

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

5)    xót thương

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

6)    tâm hồn trong sạch

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

7)    xây dựng hòa bình

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

8)    bị bách hại

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Trong bản dịch New American Bible, mỗi mối phúc đều bắt đầu bằng từ blessed; những bản dịch khác thì dùng từ happy hoặc fortunate. (Các bản dịch Việt Nam đều dùng từ phúc, phúc thay, phúc thật). Mối phúc là ơn lành Thiên Chúa ban cho một người để sống theo một cách thức riêng trong đời mình. Theo nghĩa khác, phúc lành của Thiên Chúa là một thực tại thể hiện quyền lực bao la của Người. Bạn hãy nghĩ về câu truyện tạo dựng trong sách Sáng Thế. Thiên Chúa phán: “Phải có ánh sáng”, và đã có ánh sáng. Cựu Ước nói về những mối phúc và có thể đọc thấy trong Châm Ngôn 3:13 và Châm Ngôn 28:14.

          1) Tâm hồn nghèo khó. Bạn hãy đọc Ðệ Nhị Luật 15:7-11 và I-sai-a 61:1 để làm cơ bản mà hiểu “tâm hồn nghèo khó” là gì. Người nghèo (anawim) được Thiên Chúa phù trợ, không phải vì tình trạng kinh tế nghèo nàn của họ, nhưng vì họ nhận biết mọi ân sủng đều do Thiên Chúa mà có. Người có tâm hồn nghèo khó thì khiêm nhường; họ biết rằng tiền bạc và của cải vật chất đời này không có quyền lực hoặc làm cho người ta được thỏa mãn nếu đem so sánh với những ân sủng Thiên Chúa ban. Cho dù tình trạng tài chánh thế nào đi nữa, Thiên Chúa của lòng họ vẫn luôn luôn là Ðức Chúa.

          2) Sầu khổ. I-sai-a 61:2c-3 công bố sứ mệnh của vị ngôn sứ là được sai đi để “yên ủi mọi kẻ khóc than; tặng cho những kẻ khóc than ở Xi-on tấm khăn đại lễ thay tro bụi.” I-sai-a lo lắng cho những người than khóc vì Ðền Thờ đã bị người Ba-bi-lon phá hủy, khởi đầu cho cuộc lưu đày của họ. Cũng thế, Mát-thêu ghi lại mối phúc này để yên ủi những người đang khóc than vì nhiều lần họ đã để cho các thần tượng khác thay vì để cho Chúa chiếm ngự tâm hồn họ. (Bạn hãy nhớ là tâm hồn ám chỉ những chọn lựa trong cuộc sống, nhất là chọn lựa giữa điều tốt và điều xấu). Những lựa chọn của chúng ta trong quá khứ chẳng bao giờ có thể làm lại được nữa. Chúng ta cũng than khóc cho tình trạng tội lỗi của thế giới.

          3) Hiền lành. Từ hiền lành có căn bản Cựu Ước trong Thánh Vịnh 37: “Còn kẻ nghèo hèn được đất hứa làm gia nghiệp và vui hưởng cảnh an lạc chan hòa” (Thánh Vịnh 37:11). Cũng như “người có tâm hồn nghèo khó” (mối phúc thứ nhất), người “hiền lành” thì khiêm nhường và ý thức mối quan hệ đích thực giữa họ với Thiên Chúa. Thiên Chúa là đấng tạo dựng muôn loài; mọi chiều kích của công cuộc tạo dựng đều tốt như nhau. Mọi tạo vật đều nhận biết Thiên Chúa là Cha. Câu hỏi nói lên đặc tính của mối phúc này là “Trong tất cả những tạo vật Chúa tạo nên, tại sao Chúa đã dựng nên tôi?”

          4) Khát khao nên người công chính. Căn bản Cựu Ước cho mối phúc này có thể đọc thấy trong Thánh Vịnh 107:5-9. Mát-thêu cũng cổ võ chúng ta hãy tín trung như trong Cựu Ước. Chúng ta được kêu gọi hãy xây dựng một thế giới phản ánh ý định và ước muốn của Thiên Chúa. Thiên Chúa muốn mọi người là anh chị em với nhau, ai ai cũng phải được kính trọng và có phẩm giá. Chúng ta phải đói khát, có nghĩa là phải ước muốn tạo dựng một môi trường sống có Thiên Chúa hiện diện. Mối phúc này rõ ràng khích lệ chúng ta rằng tuy chẳng bao giờ được đầy tràn Thiên Chúa, nhưng chúng ta vẫn phải luôn luôn đón nhận Người mỗi lúc một hơn.

          5) Xót thương. Châm Ngôn 14:32 nói ai xót thương kẻ khó nghèo, người ấy là kẻ hạnh phúc. Lòng xót thương này không phải là thương hại, nhưng là nhân từ, một đặc tính của Thiên Chúa. Bạn hãy đọc những câu truyện trong sách Sáng Thế 3 – 11. Mỗi trình thuật kể lại một người đã phạm tội đưa tới cái chết hiểu theo một hình thức nào đó. Tuy nhiên, mỗi câu truyện đều kết thúc không phải bằng cái chết, nhưng bằng một hành động nói lên lòng xót thương của Thiên Chúa: bà E-và được đặt làm mẹ của chúng sinh; Ca-in mang lấy dấu hiệu được che chở; gia đình Nô-ê được sống sót trong trận lụt; Áp-ra-ham được kêu gọi lập giao ước với Thiên Chúa. Lòng xót thương được thể hiện qua việc mọi người là anh chị em với chúng ta – kể cả những người nghèo hèn, tàn tật, bị xã hội loại bỏ và gái điếm. Ðức Giê-su trong Tin Mừng Mát-thêu luôn luôn sống mối phúc này.

 

 

Khám phá

 

Trong khoảng trống dưới đây, bạn hãy viết Ðức Giê-su muốn nói gì về những mối phúc qua những đoạn sau đây:

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Mat-thêu 5:43-47

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Mát-thêu 9:13

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Mát-thêu 12:7

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Mát-thêu 18:35

 

 

 

Mát-thêu 23:23

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Mát-thêu 25:31-46

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

          6) Tâm hồn trong sạch. Thánh Vịnh 24:3 hỏi: “Ai được lên núi Chúa? Ai được ở trong đền thánh của Người?” Câu tiếp theo là trả lời: “Ðó là kẻ tay sạch lòng thanh...” Thánh Vịnh 24 là nền tảng cho mối phúc này. Những ai có tâm hồn trong sạch thì tiến tới sự thật, sự thật chỉ gặp thấy nơi Thiên Chúa. Ðang khi hướng về sự thật, người ta tiến đi với tất cả con người mình để đạt tới công chính và yêu thương của giao ước. Gương mẫu tuyệt hảo là chính Ðức Giê-su, Ðấng kết hiệp làm một với Chúa Cha đến độ không người nào, loài nào hay vật gì có thể làm cho Ngài xa rời khỏi đường lối chân lý Chúa Cha đã hoạch định cho Ngài.

          7) Xây dựng hòa bình. Khi bà Mary Reed Newland, một giáo lý viên và người kể truyện nổi tiếng, nói về công lý hòa bình thì bà luôn luôn định nghĩa công lý hòa bình là “đường lối Thiên Chúa hiện hữu.” Công lý hòa bình của Thiên Chúa được thực hiện khi những con người bị xa lánh nhiều nhất đã đến với nhau như anh chị em và sống với nhau trong tình hòa thuận phản ánh “đường lối Thiên Chúa hiện hữu.” Mối phúc này khuyên mọi người hãy bắt chước Ðức Ki-tô, tích cực củng cố hòa bình trên thế giới vì đó là phương thức để xây dựng Nước Trời.

          8) Bị bách hại. Khi lựa chọn điều tốt, chúng ta cũng từ bỏ điều xấu hoặc sai trái. Cũng vậy, khi theo Ðức Ki-tô trong hành trình về với Chúa Cha, chúng ta từ bỏ Xa-tan và tất cả những gì là xấu xa. Khi chúng ta đưa những người trước đây đã ghét bỏ nhau giờ đến với nhau trong yêu thương là chúng ta đã nói lên được chân lý; chúng ta từ bỏ sự dối trá của thù hận và hiểm độc. Tuy nhiên, sự dữ không đầu hàng dễ dàng đâu. Nó sẽ làm tất cả những gì có thể để người ta kỳ thị, kết án và gây đau khổ cho những ai xây dựng hòa bình. Tiếng tốt của chúng ta, chính con người chúng ta và/hoặc gia đình chúng ta sẽ bị tấn công.

          Ở đây có lẽ Mát-thêu nói với cộng đoàn của ngài. Họ đang bị tẩy chay và tấn công vì tin Ðức Giê-su là Chúa. Nhưng ngài cũng nói với mọi cộng đoàn nữa. Chúng ta cũng sẽ bị xã hội tẩy chay nếu chúng ta cứ nỗ lực giúp cho những giáo huấn của Thiên Chúa được thực hiện.

 

 

Ôn lại

 

Trong Hành trình 6, bạn đã khám phá được những điều sau đây:

 

·         Bài giảng đầu tiên của Ðức Giê-su là về Nước Trời.

·         Nước Trời là sự hiện diện cứu rỗi của Thiên Chúa.

·         Nước Trời được trình bày trong bài giảng trên núi.

·         Mỗi mối phúc đều có căn rễ trong những đoạn Cựu Ước.

·         Ki-tô hữu sống những mối phúc sẽ bị những kẻ theo ma quỷ bách hại và ghen ghét.

 

 

Sách đọc thêm

 

McBrien, Richard. “What Is ‘The Kingdom of God’?” Catholic Update.

Cincinnati, Ohio: St Anthony Messenger Press, September 1980.

 

Lachs, Samuel Tobias. A Rabbinic Commentary on the New Testament:

The Gospels of Matthew, Mark and Luke. Hoboken, N.J.: Ktav

Publishing House, Inc., 1987.

 

 

 

 

 

 

 


Mục Lục
Trở Về Trang Nhà