Hành trình học hỏi Tin Mừng Mát-thêu

Hành trình 13

 

 

Thay đổi viễn tượng

 

 

Nhiều năm trước đây khi mới nghe nói gia đình là “Giáo Hội tại gia”, tôi khó mà hiểu được ý nghĩa.  Chẳng khi nào tôi hiểu gia đình theo cách ấy.  Tôi cũng ý thức rằng chẳng bao giờ tôi đã nghĩ về Giáo Hội theo cách ấy, nghĩa là như một gia đình chứ không chỉ là một tòa nhà hoặc một tổ chức rộng lớn.  Tôi đã phải thay đổi cách suy tư về Giáo Hội.  Trong những chương đi trước bài giảng nói về Giáo Hội, Mát-thêu có lẽ muốn thay đổi quan điểm của độc giả về vấn đề ai mới thực sự làm thành viên của Giáo Hội.

 

 

Khám phá

 

Chúng ta có thể bắt đầu khám phá Mát-thêu trình bày sơ khởi về Giáo Hội qua học hỏi về hai nhân vật:  Phê-rô và người phụ nữ Ca-na-an.

          Trong phần trống dưới đây, bạn hãy tóm ý những câu sau đây.  Sau khi suy nghĩ từng câu một, bạn hãy viết xuống một dòng thôi để mô tả hình ảnh của Phê-rô được trình bày trong đoạn.

 

Mát-thêu 14:28-33

...........................................................................................................

...........................................................................................................

Mát-thêu 15:15

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Mát-thêu 16:13-22

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Mát-thêu 17:1-8

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Mát-thêu 17:24-27

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Hình ảnh về Phê-rô:

 

 

 

 

 

 

Những điều khám phá

 

Bạn hãy so sánh với kết quả của chúng tôi.

·         Mát-thêu 14:28-33:  Trong câu truyện đi trên mặt nước, ông Phê-rô mất lòng tin vào Đức Giê-su và bắt đầu chìm.

·         Mát-thêu 15:15:  Ông Phê-rô xin Đức Giê-su giải nghĩa dụ ngôn và Ngài tỏ ra hơi khó chịu vì các môn đệ vẫn chưa hiểu giáo lý của Ngài.

·         Mát-thêu 16:13-22:  Đức Giê-su tuyên bố ông Phê-rô là Tảng Đá để trên đó Giáo Hội được xây dựng.  Tuy nhiên, ngay dòng sau đó Đức Giê-su lại gọi Phê-rô là Xa-tan.

·         Mát-thêu 17:1-8:  Sau khi chứng kiến Đức Giê-su biến đổi hình dạng trên núi, ông Phê-rô muốn dựng ba cái lều để tôn vinh Thiên Chúa.

·         Mát-thêu 17:24-27:  Ông Phê-rô tuyên xưng là Đức Giê-su đã trả thuế.  Đức Giê-su hỏi ông Phê-rô về việc nộp thuế và bảo ông lấy đồng tiền từ miệng con cá mà nộp thuế cho cả hai người.

·         Hình ảnh về Phê-rô:  Ông là một người bộc trực, luôn luôn có những khẳng định vội vàng và không thích hợp.

·         Chúng ta có thể có một hình ảnh về Phê-rô như là một người theo Đức Ki-tô ngay từ đầu, đứng đầu các tông đồ và sau hết là vị giáo hoàng tiên khởi.  Hình ảnh về Phê-rô trong Tin Mừng Mát-thêu có thể là một cách để dạy các phần tử thuộc Giáo Hội đừng sống như thế.

 

Bạn hãy đọc lại Mát-thêu 14:13-33.

          Hai biến cố chính được trình bày trong chương 14:  Đức Giê-su nuôi đám đông dân chúng và đi trên mặt nước.  Những câu truyện này khiến chúng ta nhớ đến hai câu truyện rất ý nghĩa trong Cựu Ước ở sách Xuất Hành:  đi qua Biển Đỏ/Biển Sậy (Xuất Hành 14:10tt) và man-na trong hoang địa (Xuất Hành 16:4tt).  Câu truyện mô tả Đức Giê-su đang làm những điều chính Thiên Chúa đã thực hiện:  nuôi nấng và giải phóng.  Một lần nữa, Mát-thêu lại nhắc nhở cộng đoàn ngài rằng những hành động của Đức Giê-su là những hành động của Thiên Chúa.  Hai đoạn thuật ấy cũng nói lên cuộc giải phóng và sự sống của các phần tử Giáo Hội là qua Bí tích Rửa tội và Thánh Thể, đồng thời nhắc nhở chúng ta rằng hành động của Giáo Hội cũng là hành động của Chúa Ki-tô.

          Việc ông Phê-rô gần chìm gợi lại nhiều câu truyện trong Cựu Ước kể lại Thiên Chúa đã cứu dân Người khỏi chết chìm.  Thí dụ Thánh Vịnh 107 viết:  “Khi gặp bước ngặt nghèo, họ kêu lên cùng Chúa, Người đưa tay kéo họ ra khỏi cảnh gian truân.  Đổi phong ba thành gió thoảng nhẹ nhàng, sóng đang gầm bỗng đâu im tiếng” (Thánh Vịnh 107:28-29).

          Ông Phê-rô, thay mặt cho các môn đệ khác, được mô tả trong cảnh này như một người kém lòng tin.  Ngay cả sau khi được chứng kiến những gì Đức Giê-su đã thực hiện mà ông vẫn sa ngã.  Thế rồi được bình yên ở trong thuyền, ông lại cùng những người khác tuyên xưng Đức Giê-su là Con Thiên Chúa.  Ông nói lên một đức tin lúc mạnh lúc yếu nơi mọi người chúng ta.

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc Mát-thêu 15:10-20.

          Ông Phê-rô xin Đức Giê-su giải nghĩa một điều mà đáng lẽ ông đã phải hiểu rồi.  Nếu ông là một người Do-thái tốt mà còn không hiểu luật lệ Lê-vi về việc thanh sạch, thì chúng ta cũng có thể cho rằng cộng đoàn Mát-thêu chưa hiểu được luật mới do Đức Ki-tô ban bố.  Chúng ta nhận ra được một dấu chỉ hy vọng trong sách Công Vụ Tông Đồ, chương 10 – 11, kể lại ông Phê-rô đã thực sự hiểu và rao giảng về sự thanh sạch và luật mới.

 

 

Những điều khám phá

 

Bạn hãy đọc lại Mát-thêu 16:13-23.

          Trong phần đầu câu truyện, ông Phê-rô chứng thực Đức Giê-su là Đấng Mê-si-a, Con Thiên Chúa hằng sống.  Vì tuyên xưng như thế, ông đã được ban quyền lãnh đạo Giáo Hội.  Điều khó hiểu là Phê-rô lại lập tức hiểu lầm bản chất quyền bính khi ông cứ muốn can gián Đức Giê-su đừng theo con đường Ngài phải đi.  Ông Phê-rô mong muốn Đấng Ki-tô là một nhân vật chính trị, là đấng mê-si-a sẽ cai trị, một vị sẽ giải phóng Ít-ra-en khỏi ách thống trị Rô-ma.  Ông phải học biết rằng Đức Giê-su là một đấng Mê-si-a không giống như thế đâu.  Cũng như Phê-rô, các phần tử của Giáo Hội cần phải tập gạt bỏ đi những ước vọng của họ để tiếp nhận Đức Giê-su là Đấng M

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc lại Mát-thêu 17.

          Chương này trình bày hai hình ảnh về Phê-rô.  Trong hình ảnh thứ nhất, ông Phê-rô hiểu lầm ý nghĩa việc biến đổi hình dạng và ông muốn dựng lên bàn thờ.  Ông nhận biết vẻ tôn kính trong khung cảnh, nhưng lại muốn giữ những nhân vật này cách biệt với thực tại.  Ông không thấy rằng Đức Giê-su lại ở trên núi như Mô-sê Mới.  Thay vì chuẩn bị cho Chúa đến là điều biến cố Hiển dung trên núi tiên báo, thì Phê-rô lại muốn thực hiện một dự án xây cất.

          Cuộc đối thoại giữa Đức Giê-su và ông Phê-rô về việc nộp thuế cho thấy một ít điều về Giáo Hội.  Phê-rô nói (đúng) cho Đức Giê-su với những người chất vấn về lối hành xử của Ngài.  Điều chứng tỏ sự thân cận giữa Phê-rô với Đức Giê-su là Ngài đã bảo cách lấy tiền để trả thuế cho cả hai người.  Sau khi dài dòng giải thích tại sao các môn đệ Ngài không phải trả thuế, Đức Giê-su vẫn bảo Phê-rô hãy đi nộp thuế để khỏi gây gương xấu, đó là một điểm quan trọng trong bài giảng về Giáo Hội.

 

Khám phá

 

Chúng ta cũng có thể học được ít điều về Giáo Hội qua câu truyện người phụ nữ Ca-na-an.

          Bạn hãy đọc Mát-thêu 15:21-28.  Trong khoảng trống dưới đây, hãy viết xuống một hoặc hai câu giải thích bài học câu truyện muốn nói về Giáo Hội.

 

Những điều khám phá

 

Đây là tóm tắt của chúng tôi về bài học trong Mát-thêu 15:21-28.  Người phụ nữ Ca-na-an là một gương mẫu đức tin và bền bỉ cầu nguyện.  Bà quỳ gối trước mặt Đức Giê-su và nói:  “Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi.”  Đức Giê-su trả lời:  “Này bà, lòng tin của bà mạnh thật.”

          Hình ảnh người đàn bà ngoại giáo đến với Đức Giê-su như là một người có đức tin chắc chắn khó có thể chấp nhận được đối với cộng đoàn Mát-thêu.  Quan hệ giữa Ki-tô hữu gốc Do-thái với Dân ngoại bị bế tắc trong cộng đồng.  Vậy kể lại câu truyện này, Mát-thêu muốn nhắc nhở cộng đoàn ngài rằng mọi người được đưa đến với Thiên Chúa là qua Đức Giê-su.  Đó chính là vai trò của Giáo Hội phải mời gọi mọi người tham dự vào đời sống trong Đức Ki-tô.

 

 

Ôn lại

 

Trong Hành trình 13, bạn đã khám phá những điều sau đây:

 

·         Giáo Hội trước hết là dân Thiên Chúa chứ không phải chỉ là một tòa nhà hoặc một tổ chức.

·         Những mô thức về Giáo Hội có thể gặp thấy nơi Phê-rô và người phụ nữ Ca-na-an.

·         Cũng như Thiên Chúa, Đức Giê-su thực hiện những công việc giải phóng.

·         Những hành động ban sự sống và giải phóng của Đức Giê-su có thể được chứng kiến trong Giáo Hội qua Bí tích Rửa tội và Thánh Thể.

 

 

Sách đọc thêm

 

Apicella, Raymond.  Journeys Into Mark:  16 Lessons of Exploration and Discovery.

          Cincinnati, Ohio:  St. Anthony Messenger Press, 1990.

 

 

 


Mục Lục
Trở Về Trang Nhà