Hành trình học hỏi Tin Mừng Mát-thêu

Hành trình 18

 

Sống lại và Sai môn đệ ra đi rao giảng Tin Mừng

 

 

Hành trình 17 đã cho chúng ta hai bài tập suy tư để hiểu những đoạn Kinh Thánh.  Một cách khác nữa, đó là so sánh một đoạn trong sách Tin Mừng này với một đoạn trong sách Tin Mừng khác.  Bạn nhớ rằng Tin Mừng Mát-thêu cũng là một trong những sách Tin Mừng Nhất lãm, nghĩa là có thể đặt song song với Mác-cô và Lu-ca.  Mặc dù các đoạn thuật không hoàn toàn như nhau, nhưng cũng giống nhau rất nhiều.  Khi xem xét những giống nhau và khác nhau giữa các sách Tin Mừng Nhất lãm, chúng ta khám phá ra những điều mới về mục đích của mỗi tác giả.

 

 

Khám phá

 

Mỗi tác giả Tin Mừng Nhất lãm (và cả Gio-an nữa) đều kể lại sau cuộc Thương khó và cái chết của Đức Giê-su là cảnh các phụ nữ đến mộ.  Bạn hãy đọc từng trình thuật về các phụ nữ có mặt tại mộ của các Tin Mừng Nhất lãm, rồi hoàn tất lược đồ dưới đây với những chi tiết thích hợp.

Bạn hãy đọc Mát-thêu 28:1-8;  Mác-cô 16:1-8;  Lu-ca 24:1-8.

 

Thời gian

 

Mát-thêu

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Mác-cô

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Lu-ca

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

 

Các nhân vật

 

Mát-thêu

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Mác-cô

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Lu-ca

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Lý do thăm mộ

 

Mát-thêu

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Mác-cô

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Lu-ca

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những gì trông thấy

 

Mát-thêu

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Mác-cô

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Lu-ca

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Đối thoại

 

Mát-thêu

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Mác-cô

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Lu-ca

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Phản ứng

 

Mát-thêu

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Mác-cô

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Lu-ca

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Bạn hãy so sánh với trả lời của chúng tôi.

 

Thời gian

·         Mát-thêu:  sau ngày sa-bát, khi ngày thứ nhất trong tuần vừa ló rạng

·         Mác-cô:  sáng tinh sương ngày thứ nhất trong tuần, lúc mặt trời hé mọc

·         Lu-ca:  ngày thứ nhất trong tuần vừa tảng sáng

 

Các nhân vật

·         Mát-thêu:  bà Ma-ri-a Mác-đa-la và một bà Ma-ri-a khác

·         Mác-cô:  bà Ma-ri-a Mác-đa-la, bà Ma-ri-a mẹ ông Gia-cô-bê, bà Sa-lô-mê

·         Lu-ca:  bà Ma-ri-a Mác-đa-la, bà Gio-an-na, bà Ma-ri-a mẹ ông Gia-cô-bê

 

Lý do thăm mộ

·         Mát-thêu:  đi viếng mộ

·         Mác-cô:  đi ướp xác Đức Giê-su

·         Lu-ca:  mang theo dầu thơm đã chuẩn bị sẵn (để ướp xác Đức Giê-su)

 

Những gì trông thấy

·         Mát-thêu:  đất rung chuyển dữ dội, thiên thần Chúa từ trời xuống, lăn tảng đá ra, rồi ngồi lên trên

·         Mác-cô:  tảng đá lớn lăn ra một bên, người thanh niên ngồi bên phải phía trong mộ

·         Lu-ca:  tảng đá lăn ra khỏi mộ và hai người đàn ông đứng bên trong mộ

 

Đối thoại

·         Mát-thêu: thiên thần nói đừng sợ, Đức Giê-su đã chỗi dậy, hãy đi nói cho các môn đệ, các ông sẽ được thấy Người ở Ga-li-lê

·         Mác-cô:  người thanh niên nói đừng hoảng sợ, Đức Giê-su đã chỗi dậy, hãy đi nói với các môn đệ và ông Phê-rô biết Đức Giê-su sẽ đến Ga-li-lê trước họ

·         Lu-ca:  hai người đàn ông hỏi tại sao họ đi tìm người sống nơi kẻ chết;  Đức Giê-su đã sống lại rồi

 

Phản ứng

·         Mát-thêu:  các bà vội vã rời khỏi mộ, vừa sợ hãi vừa vui mừng, chạy về báo tin cho các môn đệ

·         Mác-cô:  các bà chạy trốn, run lẩy bẩy, hết hồn hết vía

·         Lu-ca:  các bà nhớ lại những điều Đức Giê-su đã nói

 

Những điều khám phá

 

          Trước hết chúng ta so sánh những điểm giống nhau giữa các đoạn thuật.  Thời gian và sứ điệp trong cả ba đoạn đều giống nhau.  Không phải là ngẫu nhiên các tác giả đều đặt thời gian của biến cố vào sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần.  Những ai đã quen với cách sắp đặt chi tiết của Kinh Thánh sẽ nhận ra là khởi đầu biến cố sống lại phù hợp với khởi đầu việc tạo dựng (Sáng Thế 1).  Cũng như Thiên Chúa đã khởi dựng vũ trụ bằng việc tạo ánh sáng, thì cũng thế, vào lúc rạng sáng một vũ trụ mới được tạo dựng do cuộc Thương khó, chết và sống lại của Con Thiên Chúa.  Các tác giả Tin Mừng đều nhấn mạnh rằng biến cố này đánh dấu một khởi đầu mới, khởi đầu của thời đại Ki-tô.

          Cả ba sách Tin Mừng đều ghi lại sứ điệp để loan báo thời đại mới.  Các bà được nghe nói là đừng sợ hãi, Đức Giê-su đã chỗi dậy và đi Ga-li-lê.  Đây là việc tuyên xưng đức tin cốt lõi của cộng đồng Ki-tô:  Đức Giê-su Ki-tô đã sống lại từ kẻ chết.  Không phải sợ hãi nữa, vì thần chết đã bị đánh bại rồi.

          Thực sự không ai thấy việc sống lại xảy ra như thế nào.  Sự sống lại không thể chứng minh được theo tính cách lịch sử hoặc khoa học.  Nhìn theo quan điểm lịch sử đơn thuần thì xác Đức Giê-su có thể bị lấy cắp.  Giải thích theo khoa học thỉ bảo đó là hồi sinh.  Còn sự sống lại thì chủ trương rằng người đã được sống lại ấy sẽ không khi nào chết nữa.

          Sứ điệp của Tin Mừng không phải là lịch sử hay khoa học, nhưng là đức tin;  chúng ta làm chứng cho kinh nghiệm Chúa sống trong cuộc sống chúng ta.  Các phụ nữ nhớ lại rằng Đức Giê-su đã báo trước cuộc Thương khó và cái chết của Ngài cũng như tất cả những biến cố khác qua suốt sứ vụ của Ngài.  Những biến cố này đã xảy ra như Đức Giê-su đã nói;  không có lý do gì để nghi ngờ về cuộc sống lại của Ngài hoặc việc Ngài sẽ đến Ga-li-lê trước, vì Ngài đã báo trước tất cả những điều này trong Mát-thêu 26:32.

          Đức Giê-su trở lại Ga-li-lê là nơi Ngài đã khởi sự sứ vụ và gọi các môn đệ.  Ngài không ở nơi của sự chết (ngôi mộ hoặc Giê-ru-sa-lem), nhưng ở nơi của sự sống giờ đây được biểu tượng bằng Ga-li-lê.  Ga-li-lê cũng liên hệ với Dân ngoại, nói lên việc mở rộng sứ mệnh của Ngài tới toàn thể thế giới.

 

Những điều khám phá

 

          Những khác biệt giữa các đoạn thuật Tin Mừng Nhất lãm đã được tác giả chủ ý sắp đặt để nhấn mạnh đến những điểm đặc biệt khi dạy dỗ cộng đoàn cũng như để nhắc lại tất cả những chủ đề của sách Tin Mừng.  Thí dụ, Lu-ca nói có hai người đàn ông bên trong mộ, vì việc rao giảng Tin Mừng được thi hành do các môn đệ được sai đi cứ hai người một với nhau (xem Lu-ca 10:1:  Đức Giê-su sai môn đệ đi cứ từng hai người một).  Mác-cô kể có một thanh niên mặc áo trắng tinh bên trong mộ, nhắc nhớ đến Đức Ki-tô biến đổi hình dạng (Mác-cô 9:1-10) và người thanh niên chạy trốn trong Vườn Dầu (Mác-cô 14:51).

          Cuộc động đất và thiên thần trong Mát-thêu không được nhắc đến trong hai sách Nhất lãm kia.  Cả hai hình ảnh này liên hệ với văn chương khải huyền.  Cuộc động đất xảy ra hai lần trong Tin Mừng Mát-thêu:  vào lúc Đức Giê-su chết (Mát-thêu 27:52) và lúc thiên thần từ trời xuống (Mát-thêu 28:2).  Điều này nhắc nhớ lại việc trái đất rung chuyển khi Thiên Chúa hiện diện được kể trong Cựu Ước (Thủ Lãnh 5:4).  Người ta cũng có thể hiểu đó là thời đại cũ lung lay sụp đổ và thời đại mới được tạo dựng.  Thiên thần, một biểu lộ sự hiện diện của Thiên Chúa, ngồi trên tảng đá, biểu tượng cho Thiên Chúa đang chiến thắng thần chết nhờ sự sống lại của Đức Giê-su.  Y phục của thiên thần giống như y phục của Đức Giê-su trong cuộc Hiển dung trên núi (Mát-thêu 17:2) và cũng ám chỉ hình ảnh khải huyền trong Đa-ni-en 7:9.  Một mô tả giống như thế được ám chỉ về Thiên Chúa cũng gặp thấy trong sách Khải Huyền (1:14-16).  Cuộc động đất và thiên thần là những hình ảnh nhắc nhở cộng đoàn Mát-thêu rằng Triều Đại Thiên Chúa đang hiện diện nơi đây.

 

 

Những điều khám phá

 

          Nếu muốn nói đến tính cách chính xác lịch sử của những đoạn thuật về Phục Sinh, thì việc kể ra các phụ nữ hiện diện có thể đồng nhất trong tất cả các đoạn thuật.  Bà Ma-ri-a Mác-đa-la được nói đến trong cả ba đoạn thuật (và trong cả Gio-an nữa).  Tuy nhiên, tên của những bà khác lại rất khác nhau.  Mát-thêu liên kết ba biến cố lại với nhau khi kể tên các bà:  các bà đã thấy Đức Giê-su chết (Mát-thêu 27:56);  các bà đã thấy Ngài được đặt vào trong mộ (Mát-thêu 27:61);  giờ đây các bà là những chứng nhân đầu tiên làm chứng Ngài sống lại.  Các bà trở lại mộ không phải để xức dầu thơm cho xác Đức Giê-su (vì việc này đã được thực hiện do một phụ nữ vô danh theo Mát-thêu 26:6-13), nhưng là để xem xét mộ ra sao.  Cứ sự thường Mát-thêu theo phong tục Do-thái là gia đình và bạn bè của người chết phải canh chừng ngôi mộ ít nhất là ba ngày để chứng thực là người chết đã chết thực sự.  Ý định đầu tiên của các bà là canh chừng ngôi mộ giờ đây phải nhường chỗ cho một sứ vụ mới, đó là phải tuyên xưng Đức Giê-su đang sống.  Phản ứng của các bà trước những gì họ cảm nghiệm sẽ là gương mẫu cho mọi Ki-tô hữu:  họ phải vâng theo lệnh của thiên thần mà trở nên những người rao giảng Tin Mừng tiên khởi, đem sứ điệp đến cho cả những môn đệ của Chúa nữa.

 

 

Khám phá

 

          Tin Mừng Mát-thêu kết thúc bằng một trong những khẳng định sâu sắc nhất trong Kinh Thánh:  sai các tông đồ đi rao giảng Tin Mừng.

          Bạn hãy đọc Mát-thêu 28:16-20.  Trong khoảng trống dưới đây, bạn hãy viết xuống những yếu tố chính bạn gặp thấy trong đoạn.

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

          Bạn so sánh với kết quả của chúng tôi.

·         Mười một tông đồ được nói đến, chứ không phải mười hai.

·         Các môn đệ đang trên đường tới Ga-li-lê.

·         Các môn đệ được Đức Giê-su triệu tập tai một ngọn núi.

·         Đức Giê-su bảo họ rằng mọi quyền bính đã được ban cho Ngài.

·         Ngài ban quyền bính đầy đủ này cho các tông đồ.

·         Đức Giê-su ở với chúng ta mãi mãi.

 

Nói đến mười một thay vì mười hai tông đồ là một nhắc nhớ buồn về hành động phản bội của Giu-đa.  Mười một người giờ đây là cốt lõi cho một phong trào mới.  Họ sẽ gieo rắc đức tin cho muôn dân.  Sứ vụ của họ khởi đầu tại Ga-li-lê.  Trong Tin Mừng Mát-thêu, Giê-ru-sa-lem giờ đây trở thành biểu tượng cho sự chết, còn Ga-li-lê là biểu tượng cho sự sống.  Chủ đề sự sống được nêu cao qua việc các môn đệ được triệu tập ở một ngọn núi, là nơi Tin Mừng Mát-thêu diễn tả như một địa điểm đặc biệt để Thiên Chúa mặc khải.  Các môn đệ đáp lại bằng cử chỉ sấp mình tôn kính và thờ lạy Đức Ki-tô.

Đức Giê-su công bố về quyền bính đầy đủ của Ngài.  Quyền bính là những gì trước đây nằm trong Lề Luật thì bây giờ sẽ gặp thấy nơi Con Người.  Đến lượt Ngài, giờ đây Ngài lại trao ban quyền bính ấy cho Giáo Hội để làm cho muôn dân trở nên môn đệ Ngài, cả người Do-thái lẫn Dân ngoại.  Người ta trở thành môn đệ Chúa nhờ Bí tích Rửa tội, một tuyên xưng công khai nói lên đức tin của họ vào Đức Ki-tô.  Qua Bí tích Rửa tội, người ta gia nhập Giáo Hội và sẵn sàng đi loan báo Nước Trời.  Tất cả các bài giảng trong Tin Mừng Mát-thêu đem lại hoa trái nhờ Bí tích Rửa tội.  Nước Trời được loan báo và con người được phục vụ.  Đức Giê-su luôn luôn ở lại trong Giáo Hội;  Ngài thực sự là Đấng Em-ma-nu-en.

 

 

Ôn lại

 

          Trong Hành trình 18, bạn đã khám phá được những điều sau đây:

 

·         So sánh một đoạn Tin Mừng với những đoạn giống nhau trong những sách Tin Mừng khác là một phương thức để hiểu được sứ điệp Tin Mừng.

·         Thời gian của việc sống lại liên hệ với câu truyện tạo dựng trong Sáng Thế chương 1.

·         Sứ điệp được loan báo cho những người tới mộ là sứ điệp của sự sống và niềm hy vọng.

·         Mát-thêu đưa vào đoạn thuật việc động đất và thiên thần Chúa từ trời xuống là để nhắc nhớ chúng ta về những chủ đề khải huyền.

·         Việc sai các tông đồ đi rao giảng Tin Mừng đã tổng kết các bài giảng trong Tin Mừng Mát-thêu.

 

 

Sách đọc thêm

 

Jansen, John.  The Resurrection of Jesus Christ in New Testament Theology.

          Philadelphia:  The Westminster Press, 1980.


Mục Lục
Trở Về Trang Nhà