Thư mục có ghi chú

 

 

Apicella, Raymond.  Journeys Into Luke:  16 Lessons of Exploration and Discovery. 

Cincinnati, Ohio:  St. Anthony Messenger Press, 1992.

 

Tập sách cùng một bộ với Hành trình học hỏi Tin Mừng Mát-thêu.  Sách trình bày sứ điệp Tin Mừng Lu-ca và viễn tượng sống động về cuộc sống Ki-tô hữu: chúng ta phải sống đức tin Ki-tô như thế nào trong thời buổi bấp bênh và đầy khó khăn.

 

 

_____.  Journeys Into Mark:  16 Lessons of Exploration and Discovery.  Cincinnati,

          Ohio:  St. Anthony Messenger Press, 1990.

 

Tập sách cùng một bộ với Hành trình học hỏi Tin Mừng Mát-thêu.  Sách trình bày sứ điệp Tin Mừng Mác-cô gửi tới Ki-tô hữu bằng cách trình bày Đức Giê-su là Tôi Tớ chịu đau khổ của Thiên Chúa.  Một số “Hành trình” trong tập sách nói nhiều hơn nữa về văn chương khải huyền.

 

 

Babin, Pierre, with Mercedes Iannone.  The New Era in Religious Communication. 

          Minneapolis, Minn.:  Fortress Press, 1991.

 

Mặc dù không phải là tài liệu về Kinh Thánh, nhưng sách rất hay dành cho những ai muốn biết thêm về tính cách biểu tượng.  Babin mời độc giả hãy tìm đến truyền thông như phương tiện rao truyền sứ điệp Ki-tô.  Đây là cuốn sách hay dành cho các người dạy giáo lý.

 

 

Beasly-Murray, G.R.  Jesus and the Kingdom of God.  Grand Rapids, Mich.:  Wm.

          B. Eerdmans Publishing Company, 1986.

 

Như tựa đề đã cho thấy, Beasly-Murray muốn đưa ra một nghiên cứu rộng rãi về Nước Trời.  Bắt đầu bằng Cựu Ước, ông dẫn người ta từ từ hiểu về Nước Trời đối với Ít-ra-en sơ khai, cái nhìn khải huyền về Nước Trời, giáo huấn của Đức Giê-su về Nước Trời.  Sách có giá trị đối với ai muốn biết thêm về chủ đề này trong Tin Mừng Mát-thêu nói riêng cũng như trong Tân Ước nói chung.

 

 

Boadt, Lawrence.  Reading the Old Testament:  An Introduction.

          Mahwah, N.J.:  Paulist Press, 1984.

 

Boadt cho chúng ta một cái nhìn chung, rõ ràng và được sắp xếp kỹ lưỡng, để hiểu về Cựu Ước.  Liên hệ tới việc học hỏi Tin Mừng Mát-thêu là những chương nói về lịch sử cứu độ, văn chương ngôn sứ và văn chương khải huyền.  Những ai ít hiểu biết về Cựu Ước có thể thấy cuốn sách này rất hữu ích.

 

 

Boucher, Madeleine I.  The Parable, New Testament Message, vol. 7.

          Collegeville, Minn.:  Michael Glazier, Inc. 1983.

 

Cuốn sách này nằm trong bộ chú giải Kinh Thánh Tân Ước, là một tập hướng dẫn rất tốt cho những ai muốn biết thêm về bất cứ đoạn này trong Tân Ước.  Boucher chia tập chú giải của bà thành hai phần:  dụ ngôn nói chung và so sánh những dụ ngôn trong Tin Mừng Nhất lãm.  Mỗi phần là một tài liệu rất hữu ích để biết thêm về dụ ngôn và vai trò của dụ ngôn trong Tân Ước.

 

 

Brown, Raymond E.  The Birth of the Messiah:  A Commentary on the Infancy

          Narratives in the Gospels of Matthew and Luke, rev. ed.  New York:  Doubleday,

          1993.

 

Đầu tiên được xuất bản năm 1977, cuốn sách đã được duyệt lại này là một cuốn chú giải đầy đủ về những trình thuật đời thơ ấu Đức Giê-su.  Brown đã tìm tòi nghiên cứu về từng góc cạnh của những câu truyện về Đức Giê-su giáng sinh.  Với hiểu biết về ngôn ngữ và chú giải Kinh Thánh, cha đưa ra những phê bình về các tài liệu.  Cuốn sách này được coi là một tác` phẩm đầy đủ nhất về những câu truyện Giáng sinh.

 

 

_____.  The Death of the Messiah:  A Commentary on the Passion Narratives in the

          Four Gospels.  New York:  Doubleday, 1993.

 

Với sự uyên bác về Kinh Thánh, cha Brown đã viết về những câu truyện Giáng sinh, giờ đây ngài trình bày một nghiên cứu đầy đủ về những trình thuật Thương khó, bắt đầu với Vườn Cây Dầu và kết thúc với ngôi mộ.  Được viết thành hai tập, cuốn chú giải cho chúng ta một hiểu biết rộng rãi về ngôn ngữ, phong tục và tư tưởng đã ảnh hưởng đến các học giả nghiên cứu về cái chết của Đức Giê-su.

 

 

Brown, Raymond E., Joseph Fitzmeyer, Roland Murphy eds.  The New Jerome Biblical

Commentary, rev. ed.  Englewood Cliffs, N.J.:  Prentice Hall, 1990.

 

Một nguồn liệu lớn để học hỏi Kinh Thánh, cuốn chú giải này đã được cập nhật hóa sau lần xuất bản đầu tiên 1969, gồm có những bước tiến mới trong việc nghiên cứu Kinh Thánh suốt hai mươi năm qua.  Những người chủ trương cuốn sách này là những vị học giả Kinh Thánh lão thành của Công giáo trong thời nay.  Đặc biệt trong cuốn sách này là phần chú giải của Benedict Viviano về Tin Mừng Mát-thêu.

 

 

 

Bullinger, E. W.  Number in Scripture.  Grand Rapids,

          Mich.:  Kregel Publications, 1967.

 

Cuốn sách này là một nguồn liệu ngắn gọn nói về tầm quan trọng của những con số đối với những sinh viên học Kinh Thánh.  Bullinger trình bày ý nghĩa thiêng liêng và những móc nối có tính cách biểu tượng của nhiều con số được lặp đi lặp lại trong Kinh Thánh.

 

 

Catholic Update.  St. Anthony Messenger Press,

          Cincinnati, Ohio.

 

Được xuất bản hàng tháng, tờ báo này trình bày những bài đầy đủ về những đề tài liên quan tới Giáo Hội.  Những số đã phát hành đều có thể kiếm được.  Hữu ích cho việc học hỏi Tin Mừng Mát-thêu là những đề tài “What Is ‘The Kingdom of God’?” do Richard McBrien viết (tháng 9 năm 1980) và “Why the Infancy Narratives Were Written,” do Raymond Brown viết (tháng 11 năm 1986).

 

 

Collins, John J.  The Apocalyptic Imagination:  An Introduction to the Jewish Matrix

          of Christianity.  New York:  Crossroad, 1984.

 

Văn thể khải huyền đã ảnh hưởng lớn trên Mát-thêu và cộng đoàn ngài.  Collins trình bày một bối cảnh rất hay giúp chúng ta hiểu thể văn này và ảnh hưởng của nó đối với thế giới Kinh Thánh.

 

 

Cunningham, Philip A.  Jesus and the Evangelists:  The Ministry of Jesus

in the Synoptic Gospels.  New York:  Paulist Press, 1988.

 

Cunningham cung cấp cho chúng ta hai nguồn liệu chính để học hỏi trong những Hành trình này:  một phần về Đức Giê-su trong Tin Mừng Mát-thêu như là hình ảnh của Thiên Chúa và những câu hỏi suy nghĩ ở cuối mỗi chương.  Ý tưởng chính được trình bày là Đức Giê-su là sự khôn ngoan được nhập thể của Thiên Chúa và Giáo Hội là sự khôn ngoan được nhập thể của Đức Giê-su.

 

 

Ellis, Peter F.  Matthew:  His Mind and Message, 4th printing. 

          Collegeville, Minn.:  The Liturgical Press, 1985.

 

Cuốn sách này thảo luận về sứ điệp thần học Mát-thêu muốn trình bày cho cộng đoàn ngài.  Hữu ích cho việc học hỏi của chúng ta là “Part Three:  Theological Matthew,” cống hiến một kiến thức chi tiết về Tin Mừng Mát-thêu hiểu thế nào về Giáo Hội, làm môn đệ và Ki-tô học.

 

 

 

Flanagan, Neil.  Mark, Matthew, and Luke:  A Guide to the Gospel Parallels.

          Collegeville, Minn.:  The Liturgical Press, 1978.

 

Trong tập hướng dẫn để sử dụng cuốn Gospel Parallels của Burton Throckmorton, Flanagan đã chia sẻ những ghi chú được sử dụng trong lớp dạy của ông.  Phần nói về Tin Mừng Mát-thêu cho chúng ta tài liệu rất hữu ích để hiểu về năm bài giảng trong Mát-thêu.  Flanagan cũng cung cấp tài liệu nói về thời gian, nơi chốn và tác giả sách Tin Mừng, cùng với những hiểu biết về nguồn “Q”.

 

 

Freed, Edwin D.  The New Testament:  A Critical Introduction, 2nd ed.

          Belmont, Calif.:  Wadsworth Publishing Company, 1991.

 

Được viết như sách giáo khoa về môn Kinh Thánh, cuốn sách này cho chúng ta một cái nhìn tổng quát rất hay về Tin Mừng Mát-thêu.  Đặc biệt là phần nói về văn chương khải huyền.

 

 

Harrington, Daniel J.  The Gospel of Matthew, Sacra Pagina Series, vol. 1.

          Collegeville, Minn.:  The Liturgical Press, 1991.

 

Cuốn chú giải này cho chúng ta một nghiên cứu chi tiết và hiểu biết về thời gian, nơi chốn và Tin Mừng Mát-thêu được viết khi nào.  Cũng như những cuốn chú giải khác, sách trình bày về những chủ đề khác nhau gặp thấy trong sách TinMừng.

 

 

Interpretation:  A Journal of Bible and Theology.  Jack Dean Kingsbury, ed.

Union Theological Seminary, Richmond, Virginia.

 

Đặc san được xuất bản ba tháng một kỳ và có những bài rất hay về một chủ đề Kinh Thánh cho mỗi số.  Hữu ích cho việc học hỏi của chúng ta là Volume XLVII, Number 2, nói về Nước Thiên Chúa và Volume XLVI về tất cả Tin Mừng Mát-thêu.  Mỗi số đều có mục duyệt sách cũng như những ghi chú ích lợi.

 

 

Jansen, John Frederick.  The Resurrection of Jesus Christ in New Testament Theology.

          Philadelphia:  The Westminster Press, 1980.

 

Jansen mô tả ý nghĩa của việc Phục sinh dựa trên toàn bộ Tân Ước chứ không chú mục vào một đoạn thuật đặc biệt nào.  Ông đặt câu hỏi:  Phục sinh có ý nghĩa gì?” để làm phương thức khám phá ý nghĩa của Phục sinh đối với thời đại hôm nay.  Với Jansen, Phục sinh là biến cố nòng cốt cho quá khứ, hiện tại và tương lai của chúng ta.

 

 

 

 

Jeremias, Joachim.  The Parables of Jesus.  New York:

          Scribner, 1963.

 

Là một khảo cứu tổng quát về các dụ ngôn của Đức Giê-su, cuốn sách này được coi là kỳ cựu trong những nghiên cứu Kinh Thánh.  Mặc dù không còn tái bản nữa, nhưng vẫn có thể tìm thấy tại thư viện.  Với những học sinh thích nghiên cứu sâu hơn về những dụ ngôn trong Kinh Thánh, cuốn sách của Jeremias sẽ cho họ một căn bản và giúp ích rất nhiều.

 

 

Kingsbury, Jack Dean.  Matthew, Proclamation Commentaries:  The New

          Testament Witnesses for Preaching.  Philadelphia:  Fortress Press, 1977.

 

Mặc dù Kingsbury chú giải để giúp giảng, nhưng sách của ông cũng là một tài liệu rất tốt cho những ai mới học hỏi Kinh Thánh.  Kingsbury trình bày một nghiên cứu sâu sắc về Tin Mừng Mát-thêu hiểu về Giáo Hội, Thiên Chúa và Đức Giê-su như thế nào.

 

 

Lachs, Samuel Tobias.  A Rabbinic Commentary of the New Testament:  The

          Gospels of Matthew, Mark and Luke.  Hoboken, N.J.:  Ktav Publishing

House, Inc., 1987.

 

Lachs cống hiến một kiến thức rộng rãi về tư tưởng Tân Ước bằng cách cứu xét những nguồn liệu của Do-thái và Hy-lạp.  Chú giải của ông liệt kê nhiều đoạn Cựu Ước cũng như những tài liệu ráp-bi có liên hệ trực tiếp với những đoạn Tân Ước.  Đặc biệt nhất là chú giải của ông về nhóm Pha-ri-sêu và Sa-đu-kêu.

 

 

McKenna, Megan.  Parables:  The Arrows of God.

          Maryknoll, N.Y.:  Orbis Books, 1994.

 

McKenna mang tài kể truyện và con người công lý của bà để trình bày về dụ ngôn.  Tin rằng dụ ngôn giúp nắm bắt được chân lý, bà trình bày chú giải về các dụ ngôn như là những câu hỏi gợi ý và thách đố để chúng ta đưa vào cuộc sống hằng ngày.

 

 

Meier, John P.  Matthew, New Testament Message, vol. 3.

          Collegeville, Minn.:  Michael Glazier, Inc., 1980.

 

Trong cuốn chú giải Tin Mừng Mát-thêu rất hay này, Meier giúp chúng ta suy tư về nhiều đoạn quan trọng trong Tin Mừng Mát-thêu.  Tất cả cuốn sách đều có thể là một trang bị hữu ích cho những ai học hỏi Kinh Thánh.

 

 

_____.  The Vision of Matthew:  Christ, Church and Morality

in the First Gospel.  New York:  Paulist Press, 1979.

 

Meier cống hiến một chú giải tổng quát về Tin Mừng Mát-thêu cũng như chú giải từng bài giảng một trong Tin Mừng Mát-thêu.  Ông đặc biệt lưu ý tới việc trình bày những liên hệ luân lý giữa ý niệm của Tin Mừng Mát-thêu về Giáo Hội với lời giảng của Đức Giê-su về Nước Trời.

 

 

Perkins, Pheme.  Hearing the Parables of Jesus.  New

          York:  Paulist Press, 1981.

 

Perkins cống hiến một tài liệu giảng dạy về dụ ngôn rất hay.  Bà trình bày những chủ đề (thí dụ “Ethics and the Parables”) và những dụ ngôn đặc biệt nào có thể áp dụng vào chủ đề.  Giúp ích cho việc học hỏi của chúng ta là năm câu hỏi bà đề nghị để giúp tìm hiểu dụ ngôn.

 

 

_____.  Reading the New Testament:  An Introduction, 2nd ed.

          Mahwah, N.J.:  Paulist Press, 1988.

 

Sách được tái bản lần thứ hai.  Lần đầu tiên phát hành là năm 1987.  Sách cho chúng ta phần giới thiệu rất hay về học hỏi Kinh Thánh.  Bốn chương đầu giúp hiểu rất rõ ràng về học hỏi Kinh Thánh, thế giới và cuộc sống của Đức Giê-su.  Một chương về Tin Mừng Mát-thêu chứa đựng một tóm lược tài liệu chúng tôi dùng trong tập sách này.

 

 

Sanders, E.P.  Jesus and Judaism.  Philadelphia:  Fortress

          Press, 1985.

 

Sanders cố gắng trả lời những vấn đề về quan hệ giữa Lề Luật Do-thái và sứ vụ Đức Giê-su.  Ông trình bày những lý lẽ chi tiết đề chứng tỏ Đức Giê-su đã kiện toàn chứ không phá bỏ Lề Luật.

 

 

Scripture from Scratch:  A Popular Guide to Understanding the Bible.

          Elizabeth McNamer, Virginia Smith, Diane Houdek, eds.  St. Anthony

          Messenger Press, Cincinnati, Ohio.

 

Nguyệt san này nhấn mạnh đến một chủ đề trong mỗi số.  Mỗi số gồm có những phần về “Cầu nguyện với Kinh Thánh”, “Sống với Kinh Thánh”, “Nói về Kinh Thánh” và “Đọc về Kinh Thánh”.  Đặc biệt là “Matthew’s Gospel:  A Community Effort” được viết do John Wijngaards (Tháng 1 năm 1996).

 

 

Senior, Donald.  Invitation to Matthew:  A Commentary on the Gospel of Matthew

with Complete Text from The Jerusalem Bible.  New York:  Doubleday, 1977.

 

Cuốn chú giải cho chúng ta một hướng dẫn mới mẻ để hiểu Tin Mừng Mát-thêu.  Đặc biệt là những câu hỏi ở cuối mỗi chương sẽ giúp người đọc hôm nay áp dụng đoạn Kinh Thánh và chủ đề vào đời sống hằng ngày.

 

 

Spivey, Robert and D. Moody Smith.  Anatomy of the New Testament:  Its Structure

and Meaning.  New York:  McMillan, 1982.

 

Tài liệu này căn bản là sách giáo khoa dành cho sinh viên học về Kinh Thánh Ki-tô.  Mặc dù sách nói về tất cả Kinh Thánh Ki-tô, nhưng chương ba đặc biệt về Tin Mừng Mát-thêu.  Tài liệu rất hữu ích để hiểu về Đức Giê-su là Đấng Mê-si-a cũng như về thế giới của cộng đồng Ki-tô sơ khai.

 

 

The Bible Today:  Scripture for Life and Ministry.  Leslie Hoppe, ed.

          Collegeville, Minn.:  The Liturgical Press.

 

Đặc san phát hành hai tháng một kỳ, mỗi số trình bày bốn hoặc năm bài chủ đề về một khía cạnh của Kinh Thánh.  Đặc san này là một tài liệu rất tốt để sinh viên ngày nay dùng học hỏi Kinh Thánh.  Việc học hỏi Kinh Thánh của chúng ta sử dụng Volume 30, Number 1, nói về ngày thế mạt.  Những số khác đều có mục điểm sách về cả Cựu Ước lẫn Tân Ước.

 

 

Throckmorton, Burton, ed.  Gospel Parallels:  A Synopsis of the First

Three Gospels, rev. ed.  Nashville, Tenn.:  Thomas Nelson, Inc., 1979.

 

Cuốn sách này giúp nhìn các Tin Mừng Nhất lãm theo những cột song song với nhau.  Đọc một đoạn Tin Mừng trong khi nhìn vào đoạn song song của hai sách Tin Mừng kia, người đọc nhận ngay ra được nguồn liệu “Q” là nguồn liệu chung hay nguồn liệu riêng.  Cuốn sách này là dụng cụ tuyệt vời đối với những sinh viên bắt đầu học Kinh Thánh. 

 

 

 

 


Mục Lục
Trở Về Trang Nhà