MÔI CÔI

Trong Tông thư “Mầu nhiệm Môi Côi” công bố vào Ngày 02-10-2002, Chân Phúc Gioan Phaolô II đã đưa thêm Năm mầu nhiệm Sự Sáng vào Kinh Môi Côi để việc suy niệm cuộc đời Chúa Giêsu đầy đủ hơn và Kinh Môi Côi cũng được hoàn thiện hơn.

“Môi Côi” là khái niệm rất thân thuộc với tín hữu Công Giáo, nhưng chúng tôi thấy trong ngôn ngữ nhà đạo tiếng Việt có rất nhiều cách nói như: môi côi, mân côi, mai côi, văn côi, môi khôi, mai khôi...Vậy đâu là từ đúng? Trước đây, chúng tôi đã viết mục từ “Môi Côi” đăng trên nguyệt san Bài giảng Chúa Nhật số tháng 10/2005 để bàn về ngữ nghĩa của hai chữ này, nhưng nay đọc lại thấy còn sơ sài nên muốn bổ sung thêm.

Thực ra, “môi côi” là từ gốc Hán, nhà đạo Việt Nam dùng để diễn dịch nguyên ngữ La Tinh Rosarium. Vậy, trước khi xác định tiếng Việt nên dịch thế nào, cần tìm hiểu nguyên ngữ La Tinh Rosarium có nghĩa gì?

1. Nghĩa của Rosarium.

Gốc chữ rosarium là rosa. Rosa nghĩa là hoa hồng, rosarium là khu vườn hoa hồng, diễn tiến ra nghĩa “tràng hạt” và “Kinh Môi Côi”. Rosarium hàm ý dâng chuỗi kinh kính Đức Mẹ như những đoá hoa hồng.

Như vậy, rosa là hoa hồng, Rosarium là Kinh Hoa Hồng, nhưng Giáo Hội tại Việt Nam không gọi là Kinh Hoa Hồng mà dùng chữ Hán: (Môi Côi Kinh). Vấn đề là hai chữ trong tiếng Việt phải phát âm thế nào?

2. Cách đọc của hai chữ  .

Hai chữ người ta đọc khác nhau, như: môi côi, mân côi, mai côi, văn côi, môi khôi, mai khôi... Vấn đề là có nhiều chữ Hán được đọc cùng một âm (đồng âm), nên ý nghĩa cũng khác nhau. Những chữ phát âm giống nhau đó, trong tiếng Việt đôi khi lại có âm khác nhau, gây ra lẫn lộn trong tiếng Việt. Vậy cách đọc nào đúng, căn cứ vào đâu, đâu là chuẩn mực? Thiết tưởng mọi chữ đều cần căn cứ theo nguyên tắc phiên thiết để tìm ra cách đọc đúng nhất.

2.1. Cách phiên thiết.

Phiên thiết (反切) là phương pháp dùng âm của hai chữ Hán đã biết cách đọc để chú âm cho một chữ Hán thứ ba mà ta cần xác định cách đọc. Phương pháp này được thực hiện qua hai bước ráp vần và tìm thinh.

2.1.1. Ráp vần: là lấy âm khởi đầu của chữ thứ nhất với vận của chữ thứ hai, rồi đọc nối liền lại.

Ví dụ: (1) Tìm trong Khang Hy Tự Điển, chữ (khứ) ta thấy có ghi: (= khưu cứ thiết), nghĩa là lấy âm khởi đầu của chữ khưu (=kh) với vận của chữ cứ (=ứ) đọc nối liền lại là khứ. Hoặc (2) tìm trong Từ Hải Từ Điển, chữ(khứ) ta thấy có ghi: (= khúc dự thiết), nghĩa là lấy âm khởi đầu của chữ khúc (=kh) với vận của chữ dự (=ự) đọc nối liền lại là khự. Cả hai từ điển đều cho ta vần của chữ (khứ) là khư. Ta còn phải tiếp tục bước thứ hai là tìm thinh cho vần này nữa.

2.1.2. Tìm thinh: là xác định bực âm của chữ thứ nhất và loại thinh của chữ thứ hai, để tìm thinh cho chữ cần tìm trong Bảng phân tích thinh.

Bực âm*

Loại thinh**

Bình

Thượng

Khứ

Nhập

Thanh

 ngang

 hỏi

 sắc

 sắc

Trọc

 huyền

 ngã

 nặng

 nặng

Bảng 1: Bảng phân tích thinh

Bị chú: Tiếng Hán Việt là chữ Hán đọc theo giọng Việt, nên còn giữ đặc tính của tiếng Trung Hoa, là theo nguyên tắc bực âm: thanh, trọc, rồi định thinh theo nguyên tắc tứ thinh: bình, thượng, khứ, nhập.

*    Các âm được phân làm 2 bực, gồm: (1) Âm thanh: ngang, hỏi, sắc; (2) Âm trọc: huyền, ngã, nặng.

** Các thinh được phân làm 4 loại, gồm: (1) Bình thinh: ngang, huyền; (2) Thượng thinh: hỏi, ngã; (3) Khứ thinh: sắc, nặng; (4) Nhập thinh (tức là thinh kết thúc bằng tắc âm p, t, k): sắc, nặng.

Bảng trên được “đọc tóm” cách khác là:

Thanh bình thinh      dấu ngang;  Trọc bình thinh         dấu huyền

Thanh thượng thinh  dấu hỏi;       Trọc thượng thinh    dấu ngã

Thanh khứ thinh       dấu sắc;       Trọc khứ thinh         dấu nặng

Thanh nhập thinh     dấu sắc;       Trọc nhập thinh        dấu nặng

Ví dụ (1): Tìm thinh chữ (khứ) trong Khang Hy Tự Điển như trên, ta thấy:

- Bực âm của chữ khưu (=thanh-ngang), nên ta chọn bực âm ở hàng thanh:

Bực âm

Loại thinh

Bình

Thượng

Khứ

Nhập

Thanh

 ngang

 hỏi

 sắc

 sắc

Trọc

 huyền

 ngã

 nặng

 nặng

Bước 1: Chọn bực âm ở hàng có thanh ngang.

- Loại thinh của chữ cứ (= thinh-khứ), nên ta chọn loại thinh ở cột có thinh khứ:

Bực âm

Loại thinh

Bình

Thượng

Khứ

Nhập (*)

Thanh

 ngang

 hỏi

 sắc

 sắc

Trọc

 huyền

 ngã

 nặng

 nặng

Bước 2: Chọn loại thinh ở cột chứa thanh khứ.

- Giao điểm của chúng là thinh sắc:

Bực âm

Loại thinh

Bình

Thượng

Khứ

Nhập (*)

Thanh

 ngang

 hỏi

 sắc

 sắc

Trọc

 huyền

 ngã

 nặng

 nặng

Bước 3: Chọn thinh ở ô giao nhau của hàng và cột đã chọn.

Vậy chữ (khư + thinh sắc) đọc là khứ.

Ví dụ (2): Tìm thinh chữ (khứ) trong Từ Hải Từ Điển như trên, ta thấy:

- Bực âm của chữ khúc (=thanh-ngang), nên ta chọn bực âm ở hàng có thanh ngang:

Bực âm

Loại thinh

Bình

Thượng

Khứ

Nhập

Thanh

 ngang

 hỏi

 sắc

 sắc

Trọc

 huyền

 ngã

 nặng

 nặng

Bước 1: chọn bực âm ở hàng có thanh ngang.

- Loại thinh của chữ dự (= thinh-khứ), nên ta chọn loại thinh ở cột có thinh khứ:

Bực âm

Loại thinh

Bình

Thượng

Khứ

Nhập (*)

Thanh

 ngang

 hỏi

 sắc

 sắc

Trọc

 huyền

 ngã

 nặng

 nặng

Bước 2: chọn loại thinh ở cột chứa thinh khứ.

- Giao điểm của chúng là thinh sắc:

Bực âm

Loại thinh

Bình

Thượng

Khứ

Nhập (*)

Thanh

 ngang

 hỏi

 sắc

 sắc

Trọc

 huyền

 ngã

 nặng

 nặng

Bước 3: chọn thinh ở ô giao nhau của hàng và cột đã chọn.

Vậy chữ (khư + thinh sắc) đọc là khứ.

Vài ví dụ khác:

Tiếng Hán Việt

Khang Hy Tự Điển

Từ Hải

Từ Điển

Bực âm

Loại thinh

Thinhtìm được

Đọc là

(cái giếng)

+

tử + dĩnh

+

tử + dĩnh

thanh

thượng

dấu hỏi

tỉnh

(im lặng)

+

tật + dĩnh

+

tập + tính

 

trọc

thượng

hoặc

khứ

dấu ngã

hoặc

dấu nặng

tĩnh

hoặc tịnh

(mấy)

+

cử+khỉ

+

cổ + y

thanh

thượng

dấu hỏi

kỷ

(khéo)

+

cự + khỉ

+

cực + kỷ

trọc

thượng

dấu ngã

Kỹ

Bảng này cho thấy tại sao viết dấu hỏi hay dấu ngã. Do đó, trừ một số ít tiếng, tất cả đều theo đúng luật phiên thiết.

Riêng về mấy phụ âm khởi đầu d-, gi-, s-, x-, mà chúng ta dễ nhầm lẫn thì tự điển Trung Hoa đã sử dụng một số tiếng tiêu biểu để phiên thiết như sau:

Phụ âm

Các tiếng tiêu biểu

Ví dụ

 

d-

dụ, di, dĩ, doanh, duyệt, dư, dữ, dực, dương.

diệp: +涉切(dữ+thiệp, thiết). Trọc nhập thinh: dấu nặng.

 

gi-

kiến, cổ, công, cách, cô.

gia: +牙切(cổ+nha, thiết). Thanh bình thinh: dấu ngang.

 

s-

Âm thanh: sô, sở, sơ, sang. Âm trọc: sài, sàng, sĩ, sùng.

san: +閒切(sở+nhàn, thiết). Thanh bình thinh: dấu ngang.

 

x-

Âm thanh: xích, xuân, xứ, xương.Âm trọc: thần, thì, thực, thường.

xà: +遮切(thực+cha, thiết). Trọc bình thinh, dấu huyền.

xã: +者切(thường+giả, thiết). Trọc thượng thinh: dấu ngã.

Nói cách khác, những tiếng khởi đầu bằng gi- chẳng hạn, thì tự điển Trung Hoa dùng âm kiến (hoặc cổ ...) để phiên thiết. Thí dụ: gia: +牙切 (cổ+nha, thiết). Thanh bình thinh: dấu ngang.

2.2. Phiên thiết chữ 

2.2.1. Theo Khang Hy Tự Điển, phiên thiết của (mô+bôi, thiết), trong tiếng Hoa, chữ đồng âm với chữ (nhưng trong tiếng Hán Việt, chữ lại đọc là mai, không đồng âm với chữ ), từ điển dùng chữ để giúp những người không biết phiên thiết cũng có thể đọc được.

- Ráp vần: lấy âm khởi đầu của chữ mô với vận của chữ bôi, rồi đọc nối liền lại, ta có vần môi.

- Tìm thinh: Bực âm của chữ  (=thanh-ngang), nên ta chọn bực âm ở hàng có thanh ngang. Loại thinh của chữ bôi (=thinh-bình), nên ta chọn loại thinh ở cột có thinh bình. Giao của bực âm và loại thinh là “thanh bình thinh”: thinh ngang (không dấu), nên chữ đọc là môi.

2.2.2. Theo Từ Hải Từ Điển, phiên thiết của chữ (mô+hồi, thiết), chữ đồng âm là (mai).

- Ráp vần: lấy âm khởi đầu của chữ mô với vận của chữ hồi, rồi đọc nối liền lại, ta có vần mồi.

- Tìm thinh: Bực âm của chữ  (=thanh-ngang), nên ta chọn bực âm ở hàng có thanh ngang. Loại thinh của chữ hồi (=thinh-bình), nên ta chọn loại thinh ở cột có thinh bình. Giao của bực âm và loại thinh là “thanh bình thinh”: thinh ngang (không dấu), nên chữ đọc là môi, không đọc mồi.

Trong tự điển tiếng Hoa, riêng về âm, nếu có chữ nào đồng âm với chữ đó, thì ghi lấy âm của chữ đó. Như chữ (môi) đồng âm với chữ (mai) trong âm tiếng Hoa, để tiện cho người tra cứu. Do đó, chữ đọc môi thì đúng theo phiên thiết, còn đọc mai là đúng theo âm tiếng Hán Việt của chữ .

Chữ (môi) có người đọc thành mân hay văn là vì nhầm lẫn với chữ (mân, vân). Hai chữ cùng là bộ ngọc (), nhưng chữ (môi) bên phải đi với chữ (phốc), còn chữ (mân) bên phải đi với chữ (văn). Phiên thiết chữ (mi+bần, thiết), đọc là mân; hoặc 分切 (vô+phân, thiết)  chữ cùng âm là (Hán Việt đọc là văn), theo phiên thiết: vô + phân đọc là vân.

Như vậy, dựa trên phân tích bộ và cách phiên thiết, ta thấy chữ dù đọc là mân, vân hay văn đều là không đúng luật phiên thiết.

2.3. Phiên thiết chữ 

2.3.1. Theo Khang Hy Tự Điển, phiên thiết của (công+hồi, thiết), đọc là côi. Chữ đồng âm là (nhưng trong tiếng Hán Việt, chữ lại đọc là khôi, không đồng âm với chữ ).

- Ráp vần: lấy âm khởi đầu của chữ công với vận của chữ hồi, rồi đọc nối liền lại, ta có vần cồi.

- Tìm thinh: Bực âm của chữ công (=thanh-ngang), nên ta chọn bực âm ở hàng có thanh ngang. Loại thinh của chữ hồi (=thinh-bình), nên ta chọn loại thinh ở cột có thinh bình. Giao của bực âm và loại thinh là “thanh bình thinh”: thinh ngang (không dấu), nên chữ đọc là côi, không đọc cồi.

2.3.2.Theo Từ Hải Từ Điển, phiên thiết của (cô+ôi, thiết), đọc là côi. Chữ đồng âm là (nhưng trong tiếng Hán Việt, chữ lại đọc là khôi, không đồng âm với chữ ).

- Ráp vần: lấy âm khởi đầu của chữ cô với vận của chữ ôi, rồi đọc nối liền lại, ta có vần côi.

- Tìm thinh: Bực âm của chữ công (=thanh-ngang), nên ta chọn bực âm ở hàng có thanh ngang. Loại thinh của chữ hồi (=thinh-bình), nên ta chọn loại thinh ở cột có thinh bình. Giao của bực âm và loại thinh là “thanh bình thinh”: thinh ngang (không dấu), nên chữ đọc là côi.

3. Nghĩa của môi , côi 

Môi  nghĩa là (dt.) (1) Một thứ ngọc màu đỏ. (2) Cây hoa hồng, hoa hồng. Côi  nghĩa là (dt.) (1) Một thứ đá đẹp kém ngọc. (2) Một thứ ngọc đỏ. (tt.) (3) Quý lạ: Côi kỳ, côi vĩ (quý báu lạ lùng). Môi côi nghĩa là (dt.) (1) Hoa hồng. (2) Một thứ ngọc đỏ. Trường hợp dùng để dịch chữ rosarium, môi côi nghĩa là hoa hồng. Ngày nay người Hoa chỉ biết moi côi là hoa hồng, mà không nghĩ tới là ngọc đỏ nữa.

4. Nhận xét và kết luận.

Chữ đọc là môi, nhưng có người đọc thành: mai, mân, văn. Đọc thành mai vì trong Khang Hy Tự Điển và Từ Hải Từ Điển, cả hai đều có đề chữ (mai) để người Hoa đọc được chữ (môi). Vì tuyệt đại đa số người Hoa sau này không biết cách phiên thiết, nên rất cần lấy một chữ đồng âm ghi để đọc, âm này chưa chắc đúng âm Hán Việt. Đối với người Việt thì áp dụng được, chỉ cần biết cách phiên thiết nối vần là cho ra âm. Trong tiếng Hoa chữ (môi) và (mai) đồng âm, thì tạm chấp nhận được. Còn đọc mân, vân, văn đều do đọc nhầm chữ với chữ .

Chữ đọc là côi, nhưng có người đọc thànhkhôi vì trong Khang Hy Tự Điển và Từ Hải Từ Điển, cả hai đều ghi âm như chữ(khôi). Trong tiếng Hoa(côi) và (khôi) đổng âm, nên có sự nhầm lẫn đối với người Việt. Từ đó mà cách đọc “mân côi” đã trở nên phổ biến và quen thuộc, vì vậy có thể coi đây là một diễn tiến riêng của tiếng Việt.

Tiếng Việt chịu ảnh hưởng của tiếng Hoa rất nhiều, cho nên tìm được âm chuẩn cho tiếng Việt không đơn giản, nhất là Việt Nam chưa có hàn lâm viện. Theo chúng tôi, căn cứ trên nguyên tắc phiên thiết, cách đọc là môi côi mới đúng.

Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ (giaolyductin.net30/10/13, 10:34 am)

 


Trang Mục Vụ