Điều Gì Sẽ Xảy Ra Nếu Mục Vụ Giáo Xứ Không Bao Giờ Trở Lại 'bình thường'… Như ý Muốn?

 

Brad Bursa, Ph.D. 

 

Các cấu trúc được hình thành theo hình thức công nghiệp hóa hoặc theo chiều hướng hệt như một diễn trình được xây dựng trên các giả định văn hóa cũng như nhân sự thuộc giáo hội, cùng với những thứ giống như vậy nhưng không còn tồn tại nữa, tất cả những điều này đơn thuần không còn đủ cho một xã hội hậu hiện đại hậu Kitô giáo đã đổ vỡ nữa.

 

Ngày nay, trên thực tế người ta có thể bắt mạch được niềm khao khát sự “bình thường”. Loại vi khuẩn Covid-19 này và mọi hình thức lây lan xã hội của nó đã làm cho tất cả cuộc sống trở nên bất thường – nào là đeo khẩu trang đến chào nhau bằng cử chỉ va chạm khuỷu tay, rồi tìm cách tiếp cận đến việc nhận ranội bà ngoại qua cửa sổ. Trước niềm khao khát này, nhiều người nói: "Tôi đã quá mệt mỏi rồi" hoặc "Tôi chỉ mong chúng ta có thể quay trở lại lối xưa."

 

Kiểu nói này cũng thường thấy trong các giáo xứ chúng ta. Chúng ta muốn trở lại thời khóa biểu giờ Thánh lễ và các chương trình khác, và chúng ta muốn tất cả giống như trước đây.

 

Nhưng, dù trong cuộc sống hàng ngày hay cuộc sống giáo xứ, điều gì sẽ xảy ra nếu sự “bình thường” không bao giờ đội mồ sống lại? Điều gì sẽ xảy ra nếu sự "bình thường" sẽ không bao giờ đến trong tương lai?

 

Chúng ta thường tìm kiếm sự bình an ở nơi nào đó. Chúng ta hy vọng rằng bình an sẽ đến trong một loạt các hoàn cảnh mới, điều chắc chắn sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn và thoải mái hơn. Tất cả những điều này biểu hiện một sự bất trung nào đó đối với thời điểm hiện tại, như thể Chúa ở khắp mọi nơi nhưng không ở đây, lúc này. Đức Ông Luigi Giussani mời gọi ta hãy lắng đọng tâm hồn nhìn về quá khứ hoặc bay thẳng vào tương lai. Vào khoảnh khắc này, đức ông Giussani nhấn mạnh rằng “Sống cuộc sống như một ơn gọi có nghĩa là hướng về Mầu nhiệm trong mọi tình huống Chúa muốn ta vượt qua, bằng cách đáp lại chúng. […] Ơn gọi tiến tới định mệnh, đón nhận mọi tình huống số phận đòi chúng ta phải vượt qua.”

 

Tuy nhiên, tư thế đích thực của Kitô hữu, tư thế lấy Thập giá làm khởi điểm và với tất cả sự nghiêm túc, tin rằng bình an có thể có ở đây, bây giờ, bởi vì bình an không có nghĩakhông có phấn đấu mà là sự hiện diện của một Ngôi vị. Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, đã trọn vẹn đi vào chiều sâu và chiều cao của thân phận con người. Vì vậy, gặp gỡ Ngài trong hiện tại chính là chìa khóa giúp chúng ta thay đổi cách dấn thân vào hoàn cảnh của mình, và thậm chí còn khám phá được những cơ hội mới để thay đổi hoàn cảnh trong quá trình này. Để gặp gỡ Ngài, chúng ta đâu cần phải thay đổi hoàn cảnh của chúng ta.

 

Nếu ngày nay, sự quan phòng của Thiên Chúa đang hoạt động, thì như Đức Ông Giussani cho thấy, Thiên Chúa phải cho chúng ta những dấu hiệu - chúng ta cảm thấy mình hiện đang là những thợ làm vườnvô hiệu” của Giáo Hội  - để nhận ra được điều gì khác nữa ngay bây giờ, chứ không phải trong một tháng, một năm, hoặc trong nhiều năm kể từ lúc này. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta đi sâu vào những hoàn cảnh hiện tại thay vì nhìn về quá khứ hoặc về tương lai? Những hoàn cảnh này sẽ dạy chúng ta điều gì? Những cơ hội mới nào nảy sinh? Chúa đang làm gì ngay trong lúc này - trong cuộc đời tôi và trong cuộc sống của nhiều gia đình khác thuộc giáo xứ? Liệu những cơ hội ấy có thực sự cho chúng ta thấy một con đường mới trước mặt nếu mọi chuyện trở lại "bình thường" không? Chúng ta có mở lòng đón nhận những điều đó không? Điều gì sẽ xảy ra nếu như Thiên Chúa cho phép thời này đến, dù là một phần thôi, để các gia đình không những điều chỉnh lại giữa cuộc sống điên cuồng chỉ 6 tháng trước đây, mà còn để Giáo Hội điều chỉnh lại đường lối mục vụ của mình? Điều gì sẽ xảy ra nếu sứ vụ rao giảng Tin Mừng và dạy giáo lý của giáo xứ sống trở lại “bình thường”? Và, nếu đó là chủ ý thì sao? 

 

Sau đây, tôi chỉ muốn đưa ra một vài quan sát về những gì Thiên Chúa có thể đang làm trong hiện tại và điều này có ý nghĩa gì đối với mục vụ giáo xứ - đặc biệt là những mục vụ dành cho giới trẻ và gia đình của họ - mặc dù một số nguyên tắc có thể được áp dụng rộng rãi hơn. Danh sách này không có nghĩa bao quát toàn diện cũng như đã được nghiên cứu đầy đủ. Trái lại, đó chỉ là nỗ lực của một cha xứ muốn suy về tương lai bằng cách chỉ suy nghĩ về hiện tại; đó là một nỗ lực đi vào cái "thực tế" của hiện tại với tinh thần cởi mở để nhận ra những gì Thiên Chúa muốn dạy chúng ta và Ngài sẽ dẫn chúng ta đi đến đâu. 

 

Kế hoạch của chúng ta… chỉ kế hoạch của chúng ta thôi

Nếu đại dịch Covid-19 và mọi hậu quả của nó trên toàn xã hội dạy chúng ta bất cứ điều gì, thì điều ấy chính là: Chúng ta mất kiểm soát. Cách đây vài tháng, khi nói chuyện với một linh mục thuộc giáo phận bên cạnh, lần đầu tiên sau nhiều tuần lễ, ngài nhớ lại kế hoạch mục vụ mà vô số ủy ban đã phát triển vượt mức trong nhiều tháng. Cha ấy hỏi: "Tôi thắc mắc là toàn bộ tình huống này bỏ kế hoạch đó ở đâu rồi?" Tôi phải tin rằng một loạt các hoàn cảnh chưa từng có trước đây, giống như những điều mà chúng ta đang phải chịu đựng ngày nay, đã tác động đáng kể, nếu không muốn nói là hoàn toàn thay đổi, trên mọi kế sách 5 năm, 3 năm và thậm chí ngay cả một năm. Mọi thứ đều thành mây khói. Thật khó biết được chính xác tuần tới sẽ ra sao, chứ đừng nói đến tháng sau hoặc năm sau.

 

Điều này không có nghĩa lập kế hoạch mục vụ là vô ích, nhưng hoàn cảnh hôm nay khiến người ta nhận thức sâu xa về tính mong manh của những kế hoạch đó. Cuối cùng, chúng ta ý thức rằng kế hoạch của chúng ta, cho dù đầy đủ những ý hướng tốt và bắt nguồn từ sự cầu nguyện cũng như phân định (mặc dù tôi đã tham gia đủ quá trình để biết điều này không phải lúc nào cũng đúng), thì vẫn là kế hoạch của chúng ta và chúng ta không “tạo nên” Giáo hội. Nó cũng khiến chúng ta nhận ra rằng đôi khi kế hoạch của chúng ta có thể trở thành những thứ ngẫu tượng, những nỗ lực giành quyền kiểm soát, hoặc, như Đức Joseph Ratzinger đã đưa nó vào phần Nhập môn Kitô giáo, là để “chế ngự điều mầu nhiệm bằng cách… nắm bắt điều thiêng liêng trong tay một người”.

 

Nói cách khác, hoàn cảnh này mời gọi chúng ta hãy đón nhận hiện tại, để khám phá Chúa Kitô ngay tại đây, được Chúa Thánh Thần dẫn lối tại đây, và mời gọi cũng như đồng hành với những người khác trên cùng một con đường. Chúng ta hoặc phó thác trước Mầu nghiệm, bám vào Mầu nhiệm mọi lúc và để Mầu nhiệm dẫn dắt chúng ta, hoặc chúng ta chịu thua trước sức hút mạnh mẽ do những ảo tưởng của chính chúng ta. Đức tin lấy lại vai trò trước đây và những hoàn cảnh hiện tại mời gọi chúng ta đến với thứ đức tin này bằng cách dập tắt đi những lý tưởng mê hoặc đáng sợ của chúng ta.

 

Điều chỉnh lại Giáo hội tại gia

Việc đảo lộn tất cả cuộc sống, ngưng lại mọi sinh hoạt hằng ngày, bắt buộc ở nhà theo đúng nghĩa đen, sự cấm cản cả gia đình, mặc dù có thể bị nhìn dưới lăng kính tiêu cực, thì tất cả những điều trên hầu như lại là một cơ hội không thể tin được đề điều chỉnh lại gia đình. Bữa ăn tối chung cả gia đình đã trở lại và trò chơi trên bàn máy vi tính đã kết thúc. Chỉ khi nào tắt máy vi tính vì nhìn vào màn hình quá lâu người ta mới tìm lại được sự dễ thương của “người kia” đang sống chung một mái nhà. Yêu thương người khác mang hình thức cụ thể hơn nơi những người tôi chung sống. Đối với Giáo Hội tại gia, dường như Thiên Chúa đang ban cho một cơ hội để điều chỉnh mọi thứ cho đúng, loại bỏ tận gốc tình trạng hỗn loạn và gắn kết cuộc sống với nhau.

 

Mặc dù trải nghiệm này đem đến cho các gia đình cơ hội điều chỉnh, nhưng nó cũng khiến mọi thứ trở nên trống vắng xót xa. Đối với các gia đình trước đây đã từng phấn đấu thì dường như họ đang chống chọi khá tốt với cơn bão tố (mặc dù không phải là không có một số trục trặc). Nhưng đối với nhiều gia đình trước đây đã đổ vỡ và đang phải vật lộn, thì tình huống này chỉ càng thêm khó khăn. Tôi đã nghe vô số câu chuyện về những người chồng nghiện phim ảnh khiêu dâm, những đứa trẻ trốn tránh thực tại bằng cách liên tục sử dụng mạng xã hội, những vụ bạo lực gia đình ngày càng gia tăng, v.v. Các thành viên trong gia đình đã từng trốn tránh, lạc hướng đi hoặc bám víu những cơ hi bên ngoài gia đình, giờ đây họ thấy mình bị mắc kẹt không sao thoát ra được. Tuy nhiên, ánh sáng đang chiếu soi vào nơi từng bị bóng tối bao phủ, những cơ hội mới để chữa lành đang nảy sinh và Giáo hội đang bước vào không gian này nhờ ánh sáng Chúa Kitô. 

 

Con người trước hết rồi mới tới chương trình

Vào mùa xuân, sau những hỗn độn ban đầu để phát tuyến Thánh lễ, để giữ cho chương trình kỹ thuật số sống động, hoặc tạo các chương trình tại gia, một số giáo xứ đã nhận ra được cách tiếp cận cá nhân gần gũi hơn: Họ gọi điện thoại cho mọi người có tên trong sổ giáo xứ. Cách ​​này có nhiều ưu đim rõ ràng, ưu điểm đầu tiên là đơn thuần đặt con người đứng trên cả chương trình. Điều này đáng lẽ luôn phải như vậy, nhưng rất thường lại không phải như vậy. Sự gia tăng các chương trình từ lâu đã cản trở khả năng thực hiện điều ấy. Tiếp cận qua điện thoại cũng cho phép thực hiện các cuộc trò chuyện đầy ý nghĩa với một số giáo dân khô khan hoặc với những người đã mất liên lạc hoàn toàn. Việc thực hiện mục vụ điện thoại này giúp cho các giáo xứ lại ý thức được mối tương quan cốt lõi giữa giáo xứ với đời sống phụng tự cũng như xã hội của một người, là mối tương quan hiện nay cụ thể hơn nhiều so với trước đây khi nhà thờ giáo xứ là trung tâm đời sống của một thị trấn, một khu phố.

 

Điện thoại giúp giáo xứ tiếp cận với cuộc sống thực sự của người giáo dân.

 

Có một giai thoại giữa lúc đang phải-ở-nhà theo lệnh của bang Ohio, tôi đã gọi cho một người cùng giáo xứ mà chúng tôi đã là bạn từ hồi năm ngoái. Ông gần như hoàn toàn không sống với giáo xứ, không để các con theo học giáo lý, và ông thường tự nhận mình là một người Công giáo sa ngã. Đối với ông và gia đình, thời gian phải-ở-nhà này là một phước lớn. Các thành viên trong gia đình ông ấy lại gắn bó với nhau. Họ tận hưởng nhịp sống chậm hơn và thích thú với những tiêu khiển giản dị của cuộc sống và công việc quanh quẩn ngôi nhà, v.v. Tóm lại, nói theo từ ngữ của ông ấy, ông “biết ơn” vì thời gian này và không chắc ông ấy liệu có mong trở lại “bình thường” hay không. Ông đã tái khám phá những tương quan gia đình làm nên sự hiện hữu của ông. 

 

Hiện giờ, người đàn ông này có lẽ không bao giờ đọc một email nào từ giáo xứ, và tôi có cảm giác rằng gia đình ông ta không nhất thiết phải cầu nguyện chung, cùng tham dự Thánh lễ trực tuyến hoặc làm bất cứ điều gì mang tính tôn giáo. Tuy nhiên, lòng biết ơn của ông biểu hiện một kinh nghiệm tôn giáo, một sự sống dậy ý thức tôn giáo của ông. Điều này trở nên rõ ràng với tôi khi ông ta nói chuyện. Ông ta không biết ơn đối với coronavirus hay thống đốc, nhưng với Chúa. Và, Chúa đã dùng thời gian này để mở lòng trí ông ta. Tôi chỉ biết về điều này bởi vì tôi đã thực sự nói chuyện với ông ấy, và trong khi nói chuyện để duy trì tình bạn của chúng tôi, tôi đã có cái nhìn sâu sắc tuyệt vời về vị trí của ông ta trong mối tương quan với Chúa và cách tôi có thể đồng hành với ông ấy tốt hơn. Cuối cùng, loại khám phá cá nhân này, tức là khám phá về một con người trong giáo xứ, có thể (và có lẽ nên) thay đổi tận căn bản những phương cách giáo xứ phục vụ các gia đình của mình.

 

Tránh các mô hình mục vụ máy móc

Trong một bài phát biểu vào đầu thập niên 1980, Đức Ratzinger mô tả thế giới kỹ thuật do con người tự tạo, một thế giới chúng ta chứng kiến đang nứt nẻ và đổ vỡ (một lần nữa), như một thế giới lấy tính khả thi làm nền tảng. Trong bối cảnh này, Đức Ratzinger lưu ý, “ở một mức độ lớn, gia đình, một hình thức xã hội cơ bản để duy trì văn hóa Kitô giáo, đang trong quá trình tan rã”, và đối với việc dạy giáo lý thì “những hỗ trợ xã hội truyền thống - gia đình và giáo xứ - đang chỉ hiện diện ở dạng hư hỏng.”

 

Khi cuộc sống gia đình ngày càng sa sút theo thời gian, các giáo xứ đã bước vào và đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn trong việc đào tạo giới trẻ. Tuy nhiên, kết quả không phải là giới trẻ được đào tạo tốt hơn, như số liệu thống kê đưa ra, mà chỉ đơn giản là một cấu trúc có thể khiến bậc cha mẹ gần như hoàn toàn đứng bên ngoài một hợp đồng đào tạo sau khi họ đã đưa con cái mình vào “quĩ đạo”. Điều này thường chỉ tạo ra một hố ngăn cách ngày càng rộng giữa đời sống và đức tin. Theo thời gian, nó cũng có thể gây ra một sự chuyển đổi tinh vi, sự chuyển đổi ban đầu không thể nhận thấy được, từ giáo xứ phục vụ giáo hội tại gia sang giáo hội tại gia phục vụ giáo xứ.

 

Khi giáo xứ cố gắng bù đắp sự thiếu hụt trong giáo hội tại gia, toàn bộ đời sống giáo xứ có thể trở thành sinh hoạt máy móc, và cuối cùng giáo xứ lại dựa vào đó để tạo áp lực lên giáo hội tại gia hầu giữ cho sự sống còn của những chương trình mà chính giáo xứ đã tạo ra trước kia để giúp các gia đình. Chúng ta thường đi tới việc treo lủng lẳng một loạt củ cà rốt (thường là những bí tích) trước mặt các gia đình vì lo sợ họ sẽ rời giáo xứ sau khi hội đủ mọi điều kiện để được lãnh bí tích cuối cùng, và họ đã làm được như vậy. Ngày nay điều khá rõ ràng những chương trình như thế không còn thích hợp với đời sống của nhiều giáo dân nữa. Vậy phải chăng sẽ xảy ra là khi mọi người chuyển sang "chế độ sống còn", họ sẽ bỏ qua mọi thứ phụ thuộc, mọi thứ không thích hợp. Nhiều người đã từ bỏ các chương trình của giáo xứ và những nỗ lực yếu kém của giáo xứ hầu cố gắng duy trì việc thích hợp thời thế, mặc dù thực tế điều đã xảy ra rồi.

 

Tất cả những điều này mời gọi các giáo xứ bước vào một thời điểm mới. Giữa lúc các chương trình và các biến cố sắp dừng lại, nếu một giáo xứ biết đặt con người lên trên cả chương trình, chú ý đến các mối tương quan và tạo ra những cuộc đối thoại như đã đề cập ở trên, giáo xứ đó sẽ có được cái nhìn sâu sắc về chỗ đứng của các gia đình (đặc biệt là cha mẹ) hiện đang ở đâuđã ở đâu trước đây. Điều này đòi hỏi phải tìm ra những phương thức mới và sáng tạo để “ra đi” đến với các gia đình hiện đang có ngăn cách giữa họ với nhau nhiều mức độ và những quan điểm bình thường khi giao tiếp với giáo xứ. Qua tất cả, rất có thể sẽ thấy rõ ràng rằng các chương trình mệnh danh thích-hợp-cho-mọi-người, những chương trình mang tính quá máy móc và dành cho một lượng khán giả đồng nhất, quả thật là những chương trình đơn điệu và nghèo nàn.

 

Điều này có thể dạy chúng ta một bài học quan trọng đang khi chúng ta tiến về phía trước: Các cấu trúc được hình thành theo hình thức công nghiệp hóa hoặc theo chiều hướng hệt như một diễn trình được xây dựng trên các giả định văn hóa cũng như nhân sự thuộc giáo hội, cùng với những thứ giống như vậy nhưng không còn tồn tại nữa, tất cả những điều này đơn thuần không còn đủ cho một xã hội hậu hiện đại hậu Kitô giáo đã đổ vỡ nữa. Có lẽ cách tốt nhất để nhặt các mảnh vỡ là hãy đích thân đến với từng mảnh vỡ một. Chúng ta có thể bắt đầu thấy điều này theo cách “bình thường” hiện tại của chúng ta bởi vì đó là một trong những cách duy nhất để thi hành tác vụ - tức là về mặt cá nhân. Khi tận lực sống “cái thực tại”, trung thành với Chúa trong thời điểm hiện tại, và khi khai mở các chương trình giáo xứ của chúng ta (và chính chúng ta) để canh tân liên tục, chúng ta có thể khám phá ra một “bình thường” mới – mang tính cách cá nhân hơn, sinh động hơn nhờ đức tin, và ít bị cản trở bởi sợ hãi và kiểm soát.

 

 

Trong trải nghiệm này, có lẽ chúng ta sẽ thấy mình không nên quay lại trạng thái “bình thường”.

 

Nguồn: The Catholic World Report, (catholicworldreport.com)

Chuyển ngữ: JB. Đào Ngọc Điệp

 

 


Trang Mục Vụ