Ngày 31: Cộng Sự Viên Muốn Gì?

 

Tôi lại nhìn thấy mọi chuyện áp bức diễn ra dưới ánh mặt trời: Kìa những người bị áp bức đang khóc than mà không người an ủi. Họ không được một lời an ủi khi những người áp bức họ ra tay hành hạ… Tôi nhận thấy rằng trong công việc, con người chấp nhận mọi gian khổ và vận dụng hết tài năng chỉ vì muốn ganh đua với nhau. Nhưng việc đó cũng chỉ là phù vân, là công dã tràng xe cát! Kẻ ngu si thì tay quai miệng trễ. Làm một tay mà được nhàn hạ hơn vất vả làm cả hai tay công việc của dã tràng xe cát. Tôi lại thấy một sự phù vân khác nữa dưới ánh mặt trời: Có kẻ sống đơn chiếc, không ai ở với mình, không con cái, không anh em, thế mà cứ không ngừng chịu đựng mọi gian lao; mắt nhìn của cải, lòng không ngớt thèm muốn: “Vì ai mà tôi phải làm việc cực khổ và sống không thoải mái?” Điều ấy cũng chỉ là phù vân, chỉ là công việc nhọc nhằn vô bổ.

(Gv 4: 1, 4-8)

 

Trong khi sách Giảng Viên đoạn 4 tiếp tục chủ đề về sự vô nghĩa, động lực thúc đẩy (motivation) cũng đồng thời được khai triển. Sa-lô-môn nói rằng ông quan sát thấy con người sống trong mọi hoàn cảnh và dường như họ chẳng bao giờ thỏa mãn với những gì họ có. Là người lãnh đạo, chúng ta cần hiểu biết những nhu cầu về động lực thúc đẩy của cộng sự viên. Họ tìm kiếm gì trong cuộc sống? Những chú thích của Sa-lô-môn qua sự quan sát của ông cho thấy những động lực thúc đẩy của hầu hết cả nam lẫn nữ nhân mà người lãnh đạo chúng ta cần quan tâm:

1.     Sự an nhàn và thành tựu (sáp nhập).

2.     Sự ganh đua và chiến thắng (thành quả)

3.     Sự tiêu dùng và lòng tham (ảnh hưởng)

 


Mục Lục Quản Trị Mục Vụ
Trở Về Trang Nhà