Ngày 1: Uy Tín

 

Đức Giêsu cùng với các môn đệ của Người lánh về phía Biển Hồ. Từ miền Ga-li-lê, người ta lũ lượt đi theo Người. Và từ miền Giu-đê, từ Giê-ru-sa-lem, từ xứ I-du-mê, từ vùng bên kia sông Gio-đan và vùng phụ cận hai thành Tia và Xi-đôn, người ta lũ lượt đến với Người, vì nghe biết những gì Người đã làm. (Mc 1: 7-8)

 

Nhiều người nghĩ rằng uy tín (charisma) là cái gì huyền bí không thể định nghĩa được. Họ cũng nghĩ rằng phẩm chất này là thiên phú gắn liền với một người ngày họ sinh ra. Thực ra, uy tín chỉ là khả năng lôi cuốn quần chúng, và cũng là một phẩm chất trong bản tính có thể rèn luyện và phát triển được.

 

Là một người lãnh đạo, làm sao chúng ta có thể đo lường được mức độ uy tín của mình? Liệu chúng ta có sức hấp dẫn và lôi cuốn người khác không? Nếu không, có thể chúng ta đã gặp những chướng ngại do chính mình tạo nên:

1.     Tự mãn (pride): Không ai muốn đi theo một người lúc nào cũng tỏ ra kiêu hãnh và coi mình vượt trội hơn mọi người.

2.     Không yên tâm (insecurity): Nếu chúng ta không cảm thấy thoải mái với người khác, thì người khác cũng cảm thấy như vậy. Khi tâm không ổn, người ta sẽ xa lánh mình.

3.     Tính khí thất thường (moodiness): Một người không kềm chế được thất tình của mình thường dễ giận cá chém thớt khiến người khác ngại đến gần hoặc cộng tác.

4.     Hoàn hảo (perfectionism): Chẳng có công tác nào luôn luôn hoàn hảo. Người ta kính trọng ước muốn tuyệt hảo, nhưng ai cũng sợ hãi những chương trình không thực tế và lại càng không dám cộng tác với người không quảng đại chấp nhận những lầm lỗi.

5.     Yếm thế: Thái độ chủ bại thường làm người khác xa lánh. Người ta không ai muốn ướt áo khi trời chuyển mưa. Sự lạc quan và chủ động trong công tác là đức tính then chốt để thúc đẩy người khác bắt tay vào công tác với mình.

Xa lánh được những chướng ngại trên, việc xây dựng uy tín chỉ trong tầm tay.