Ngày 15: Đương Đầu Với Người Gây Khó Khăn

 

Vua Đa-vít nói với người Ghíp-ôn: “Ta phải làm gì cho các ngươi, và phải lấy gì làm lễ xá tội, để các ngươi chúc phúc cho cơ nghiệp của Đức Chúa?” (2Sm 21: 3)

 

Người lãnh đạo nào cũng có lúc phải đương đầu với những người khó chịu hoặc đôi khi hoàn cảnh khắc nghiệt. Đa-vít, một nhà lãnh đạo hàng đầu của Israel, cuộc đời lãnh đạo của ông cũng không ngoại lệ. Người Ghíp-ôn cũng đã đem lại nhiều khó khăn cho ông.

 

Đối với những người thường gây khó khăn cho công tác lãnh đạo hoặc đội ngũ, chúng ta có thể dùng cách thế sau đây:

1.     Phân tích vấn đề một cách tỉ mỉ, nếu là vấn đề quan trọng, hãy tự đảm nhận công việc giải quyết không nên giao phó cho người khác.

2.     Tìm và giúp phát triển tài năng của người gây khó khăn. Thường thường, những người gây khó dễ cho ta hay có những khả năng đặc biệt mà chúng ta không biết và không dùng họ đúng chỗ.

3.     Tách họ ra khỏi đám đông khi đối thoại, hãy lắng nghe và trực diện với vấn đề của họ.

4.     Cần thành thực và quan tâm khi đối thoại, không giao cho họ trách nhiệm lãnh đạo. Chú ý đến vấn đề hướng dẫn và đào luyện với sự quan sát.

5.     Thách đố họ qua những câu nói do chính họ khẳng định, buộc họ trình bày vấn đề với tất cả sự thành thực (những điều mắt thấy tai nghe), định giới hạn của vấn đề và đòi hỏi trách nhiệm trong lời nói và việc làm của họ.

6.     Đương đầu với những thành viên này, đòi hỏi một sự nhẫn nại và bình tĩnh. Cứng và mềm phải tùy chỗ và tùy vấn đề. Cứng rắn đối với vấn đề thuộc về tập thể, và mềm dẻo khi vấn đề thuộc cá tính hay vấn đề cá nhân đương sự.