TƯ TƯỞNG MỖI NGÀY

Năm Linh Mục

 

Hạ Tuần Tháng Giêng 2010

(Từ 21 đến 31 Tháng 1 Năm 2010)

 

 

Nguồn Trích: Daily Thought

Focolare Movement: wwww.focolare.org

 

Bản Dịch: Nam Nguyên

 

Ngày 21/01/2010

Linh hồn của phong trào đại kết 

 

Không thể có tinh thần đại kết đúng nghĩa nếu không có sự thay đổi trong tâm hồn... Vì vậy, chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Linh ban ơn soi sáng cho chúng ta biết thực sự quên mình, sống khiêm nhường, và có lòng nhân ái trong khi phục vụ tha nhân, nhất là tỏ lòng quảng đại và sống tình huynh đệ đối với mọi người... Lời Thánh Gioan thật là đáng ghi nhớ về các tội phạm đến tinh thần hiệp nhất: "Nếu chúng ta nói là chúng ta không phạm tội, chẳng khác gì chúng ta bảo Ngài nói dối, hay nói lời Ngài không hiện diện trong chúng ta." Chính vì thế, chúng ta hãy thành khẩn xin Chúa tha thứ cho lỗi lầm của chúng ta và cũng cần xin lỗi người anh em ly khai nữa, bởi lẽ chúng ta phải tha th cho người có lỗi lầm với chúng ta.

 

Mọi người tín hữu nên nhớ rằng muốn cố gắng sống thánh thiện hơn theo sứ điệp Tin Mừng, chúng ta càng phải áp dụng trong đời sống thực hành tinh thần hiêp nhất giữa người Kitô hữu một ngày một tốt hơn.

 

Tâm hồn thay đổi và sống đời sống thánh thin như thế, song song với việc cu nguyện chung và riêng cho s hiệp nhất các người Kitô hữu, phải được coi là linh hồn của phong trào đại kết, một phong trào đúng với danh nghĩa "đại kết" trong tinh thần.

 


Second Vatican Council
Unitatis redintegratio 7-8

 

 

 

 

Ngày 22/01/2010

Để cho thế gian thấy mà tin theo

 

Những chia rẽ giữa các người Kitô hữu là một gương mù gương xấu cho thế gian, và cũng là trở ngại cho việc truyền bá Tin Mừng. Trước ngày chịu nạn và chịu chết, Chúa Giêsu ở giữa các môn đệ và liên lỉ nhiệt tâm cầu nguyện cho mọi người nên một để cho thế gian thấy mà tin theo (Jn 17:21).

 

Chỉ duy nhất nhờ vào sự hợp nhất trong tình huynh đệ giữa các người Kitô hữu thể hiện qua tình yêu thương lẫn nhau thì sứ điệp Tin Mừng về tình yêu Thiên Chúa đối với mọi người nam cũng như nữ mới có thể làm cho người đời tin được. Bất cứ ai đưa mắt nhìn vào thế giới người Kitô hữu hôm nay đều nhận thấy dấu chứng này là điều cấp bách phải có.

 

 

Đức Giáo Tông Biển Đức VI

During the Divine Liturgy of St John Chrysostom

30 November 2006

 

 

 

 

Ngày 23/01/2010

Người này gieo hạt, người khác gặt hái

 

 

Ai là người đã từng hối thúc các linh mục Công Giáo cần hiệp nhất với các vị thừa tác viên hoặc mục tử thuộc các giáo phái truyền thống khác?

 

Chính Chúa Giêsu bị đóng đanh, lúc Ngài kêu lên khi bị bỏ rơi. Ngài nhận ra các sự chia rẽ của thế giới, nhìn thấy mọi hệ lụy của tội lỗi chúng ta. Và chính vì danh Ngài mà chúng ta từng cố gắng, yêu thương, hy vọng, nhất là không lui bước khi sự việc trở nên càng khó khăn.

 

Vào giữa dòng lịch sử, Ngài phải trả giá cho mọi sự chia rẽ trên thế giới bao gồm cả tình trạng anh em Kitô hữu chia rẽ lẫn nhau, và rồi Ngài phải nhìn thấy hoa trái đáng tiếc cuối cùng của nỗi đau đớn mênh mang đó. Vì vậy chính Ngài là Đấng thúc bách chúng ta phải đi gieo hạt, dù rằng sau đó người gặt hái có thể không phải là chính chúng ta.

 

Ngài là Đấng thôi thúc chúng ta mưu cầu lợi ích chung cho Giáo Hội. Giáo Hội theo sát chúng ta và thuyết phục chúng ta rằng nếu chẳng có ai khởi sự thì cũng chẳng có ai đưa sự việc đến chỗ hoàn tất.

 

 

Chiara Lubich

Il Sacerdote ogg, il religioso oggi

Gen’s 12 (1982/6) p.6

 

 

 

Ngày 24/01/2010

Sống thánh thiện trong mọi hoàn cảnh

 

Trong số những người cầm bút quan tâm đi sống đạo hạnh, hầu hết đều nhắm đến các người đã xa lánh và rời bỏ thế gian, hoặc bằng cách nào đó họ muốn đề ra một lối sống đạo giúp con người tiến đến việc từ bỏ lối sống thế tục hoàn toàn. Thế nhưng đối tượng mà tôi hướng tới để trình bầy tinh thần đạo đức này chính là những người đang sống tại các thành thị, ngoài phố xá, hay ngay trong các gia đình của người đời...

Con ong hút mật ỏ các bông hoa mà không làm hư hại gì đến bông hoa nhưng chúng luôn vẫn để các bông hoa tươi đẹp như lúc bay tới hút mật. Tuy nhiên lòng đạo đức chân thật thì luôn âm thầm tiến tới tình trạng tốt hơn, bởi vì nó không những không làm phương hại gì đến ơn gọi nên thánh, mà ngược lại còn tô điểm thêm cho tươi đẹp, khiến tất cả đều trở nên tốt lành hơn...

Thật là một điều sai lầm, và có thể nói là phản đạo, nếu chúng ta tìm cách hủy bỏ lòng đạo đức nơi phòng canh của người chiến sĩ, tại công xuởng của người thợ máy, tư dinh của vị hoàng tử, hoặc trong đời sống của các gia đình...

Hãy luôn nhớ điều quan trọng là dù công việc chúng ta làm trong hoàn cảnh nào đi nữa cũng cần phải hướng đến nếp sống hoàn hảo.



Saint Francis de Sales
Introduction to the Devout Life
Introduction and chapter 3
http://www.ccel.org/ccel/desales/devout_life.html

 

 

 

Ngày 25/01/2010

“Giới luật” của Thiên Chúa

 

Giới luật tinh tuyền của Chúa chính là tình yêu. Tình yêu đòi buộc con người không đi tìm hạnh phúc cho bản thân mình, nhưng phải mưu cầu ích lợi cho mọi người. Đó chính là giới luật của Chúa, bởi vì Ngài sống quá trọn vẹn với luật ấy, nên con người không thể nào sống theo Ngài được trừ khi Ngài ban cho hồng ân để sống như thế...

Điều gì có thể duy trì được Tình Hiệp Nhất đáng tôn vinh và không thể phai nhòa nơi Thiên Chúa Ba Ngôi nếu không phải là tình yêu? Đức ái, giới luật Chúa, là sợi giây thần linh nối kết Ba Ngôi trong tình hiệp nhất của Thiên Chúa là chính Đầu Mối, và hiệp nhất Ba Ngôi Thiên Chúa trong trong tình giao kết hòa hài tuyệt hảo...

Đó chính là bản thể của Thiên Chúa như là Đầu Mối của tình yêu hiệp nhất...

Tình yêu là luật vĩnh cửu mà nhờ đó hoàn vũ được tạo dựng nên và được điều hành.


Saint Bernard of Clairvaux
On loving God,12
http://www.ccel.org/ccel/bernard/loving_god.i.html?highlight=st,bernard,of,clairvaux#highlight

 

 

Ngày26/01/2010

Cùng một nhân phẩm c ùng một hoạt động

 

Vì vậy Dân Chúa là một: “Một Chúa, một đức tin, một phép rửa tội” (Eph 4:5): chia sẻ chung một nhân phẩm vì các chi thể cùng được tái sinh trong Chúa Kitô đều có chung ơn nghĩa tử, và chung ơn gọi nên hoàn thiện; đều hưởng chung một ơn cứu rỗi, một hy vọng và  một đức ái không chia rẽ. Chính vì thế trong Chúa Kitô và Giáo Hội không thể có sự bất bình đẳng nào về quốc gia hay chủng tộc, cũng như về giai cấp xã hội hay sắc phái, bởi vì “không còn phân biệt Do Thái hay Hy Lạp, cũng không phân biệt người tự do hay không tự do; không phân biệt nam hay nữ. Lý do là tất cả anh chị em đều hiệp nhất “nên một” trong Chúa Kitô Giêsu.” (Gal 3:28; Cf Col 3:11)

 

Nếu như trong Giáo Hội mọi người không cùng đi chung một lối, thì sao mọi nguời lại đều được mời gọi sống thánh hoá và cùng đón nhận hồng ân tin yêu như nhau qua sự công chính của Thiên Chúa (cf 2Pt 1:1). Cũng vậy nếu như thánh ý Chúa Kitô muốn một số người đảm nhiệm vai trò giảng dậy, làm mục tử và thừa tác viên thực hiện các tác vụ thánh thiện thay cho nguời khác, thì đương nhiên mọi nguời cũng nên cùng nhau chia sẻ đồng dều về nhân phẩm và các sinh hoạt chung cho các tín hữu trong việc xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô.

 

 

Công Đồng Chung Vatican II

Lumen Gentium 32

 

Nếu như trong Giáo Hi mi nguuòoi không cùng đi chung mi hng ân tin yêu như nhau qua s công

Ngày 27/01/2010

Đối thoại giữa linh mục và giáo dân

Như Công Đồng Chung Vatican II và các văn kiện kế tiếp thuốc Giáo Huấn Công Giáo minh định, nguyên lý của giáo Hội trong tinh thần hiệp thông luôn đáp ứng các nhu cầu thời nay khả dĩ khởi động lòng nhiệt thành của các linh mục trẻ. Tuy nhiên trên phương diện khác, không phải là không gặp khó khăn, bởi vì vấn đề này đòi hỏi các ngài không những chỉ hoạt động trong tinh thần hiệp nhất với các giám mục thẩm quyền, nhưng cũng còn phải hiệp nhất với cả người giáo dân nũa. Điều này có nghĩa là các linh mục cần biết lắng nghe, một việc thục sự là khó khăn có lẽ do thiếu cách đối thoại lẫn cả phương thức làm việc có sẵn theo truyền thống.

 

Trong phạm vi này, tôi có thể công hiến rất nhiều kinh nghiệm, vì trong thời gian bị lưu đầy, thời gian mà chính quyền ngăn cấm tôi thi hành bổn phận của tôi: lúc đó tôi tùy thuộc vào một nhóm giáo dân hoạt động bí mật; chính họ là nhũng người lãnh đạo trong âm thầm mỗi khi việc thực thi quyền cai quản của tôi lâm vào tình trạng nguy hiểm về mặt chính trị. Do đó tôi buộc phải học hỏi phương thức đối thoại sao cho hữu hiệu; và tôi khám phá ra được thế nào là tầm quan trọng của việc nối nhịp cầu hiệp thông.

 

 

Card. Miloslav Vlk
Spiritualità del sacerdote diocesano
Gen’s 26 (1996) p. 13

 

 

 

 

Ngày 28/01/2010

Một dấu chỉ chính yếu

Một sức mạnh hữu hiệu có thể duy trì cơ thể của cả một giáo xứ gắn bó được với nhau như một nhóm nhỏ của cả nhân loại nuốn kết hiệp với mọi người trong Chúa Kitô, sức mạnh này gọi là cái gì? Mọi người ai cũng biết đó là Đức Ái. Đó là một hồng ân, một nhân đức cao đẹp không thể nào tả xiết được!

 

Hồng ân ấy đến từ Thiên Chúa: tình yêu thông giao với loài người, và thông chuyển từ người này sang người kia. Tình yêu ấy xuống từ Trời cao, giống như giòng sông thông nguồn ơn thánh dồi dào, là lòng nhân lành của Thiên Chúa, Đấng thương yêu mọi người nam cũng như nữ, Ngài mời gọi mọi người hãy thương yêu nhau với cả tâm hồn.

 

Đó là giới luật căn bản của Hội Thánh. Trong lý thuyết, đức ái là điều dễ dàng để nói, là điều tốt đẹp để rao truyền, và cũng thường hay dễ ca tụng, nhưng trong thực hành lại quá tế nhị và khó thực hiện. Thế nhưng nó không những là điều có thể thực hiện dược, mà luôn có thể đạt tới; nó là dấu chỉ chính yếu nói lên phẩm chất của đời sống Hội Thánh.

 

 

Pope Paul VI
Alla parrocchia di S. Maria Consolatrice
Insegnamenti/2, Città del Vaticano 1964, pp. 1072-1073

 

 

 

 

 

 

Ngày 29/01/2010

Không phải là cuộc tranh chấp quyền lực

 

 

“Các tác vụ và ân sủng thì có nhiều sắc thái và bổ túc lẫn nhau, tất cả tuy hoạt động theo đường lối riêng nhưng đều cần thiết cho Giáo Hội lớn mạnh (Ch L 27).” “Mọi người chúng ta, mục tử hay người giáo dân, đều có bổn phận xúc tiến và nuôi dưỡng tinh thần tương thân tượng trợ cho vững mạnh thêm, tình thần cộng tác hữu hiệu hơn và tình thân hữu giữa các hội đoàn giáo dân với nhau (CH L 31).

 

Để cho ý mưốn cộng tác với nhau trở nên thực tế và tồn tại mãi, các linh mục và anh vhị em giáo dân cần phải hướng về Chúa Kitô chứ đừng hướng về mình, Mọi người chúng ta được mời gọi xây dựng vương quốc Chúa Kitô, chứ không phải chỉ lo đến lợi ích riêng mình hay của đoàn thể mình. Họ không bao giờ được có chiều hướng vấn vương vào việc tranh chấp quyền lực. Thánh Phaolô có một khát vọng duy nhất là chỉ rao truyền Chúa Kitô mà thôi (cf Phil 1:13-19). Thánh Phaolô cũng đã từng ngăn chặn dân thành Corintô nới đến phe Phaolô, phe Cephar hay phe Đức Kitô (cf 1Cor 1:10-16). Nhờ vào cầu nguyện, đời sống khiêm nhường liên lỉ cững như thái độ sẵn sàng theo thánh ý Thiên Chúa, Chúa Giêsu, sẽ chỉ cho các linh mục đường lối tốt đẹp nhất để giao hảo với anh chị em giáo dân.

 

 

ĐHY  Francis Arinze

Riflessioni sul sacerdozio

 

 

 

Ngày 30/01/2010

Thần Trí đang dẫn dắt chúng ta trở lại với điu chính yếu

 

Chúng ta sống trong một kỷ nguyên mà nhiều nơi đã cách xa hơi thở linh ứng của Thần Khí thổi trước đây rồi, Có nhiều nhóm chủ thuyết riêng rẽ giống như các thế giới nhỏ sống riêng biệt mà giữa họ không có tương quan hiệp thông gì với nhau, và xã hội thời nay hầu như đã tiến tới một giai đoạn mà mỗi cơ cấu riêng biệt chỉ biết đi tìm căn tính riêng của mình, và tự tạo ra cho mình mục tiêu chuyên biệt riêng.

 

Gìờ đây, Thần Trí đang dẫn dắt mọi người nam cũng như nữ trở về với những giá trị chính yếu mà chính Chúa Giêsu đã tuyệt đối coi là ưu tiên nhất: đó là tình hiệp thông trong tình thương yêu giữa các cá nhân với nhau, giữa các gia đình tín hữu với nhau, giữa “trạng thái hoàn hảo” và cái mà Igino Giordani gọi là “tinh thần thế tục...”

 

Thiên Chúa là hiện thân của hiệp thông Ba Ngôi, và thánh ý Ngài không gì khác hơn là muốn loài người đã được Ngài tạo dựng cùng nhau tham dự vào chính sự thông hiệp ấy.

 

Silvano Cola

Scritti e testimonianze

Gen’s, Grottaferrata 2007, p. 56

 

 

 

 

 

 

Ngày 31/01/2010

Thiên Chúa của tuổi trẻ và niềm vui

 

Có hai hình thức lừa đảo mà ma quỉ thường dùng để lôi kéo giới trẻ rời bỏ nếp sống đạo đức.

 

Hình thức thứ nhất là chúng làm cho giới trẻ nghĩ rằng việc phựng sự Chúa là điều nhàm chán chẳng mang lại vui thích và thú vị gì cả. Các bạn trẻ thân mến! Điều đó không đúng đâu. Tôi muốn giới thiệu đến các bạn một phương pháp sống đời sống người Kitô hữu hạnh phúc và cảm thấy hài long, để các bạn thấy được niềm vui thích và sự thú vị như thế nào, và rồi các bạn sẽ bắt chước thánh vương David mà nhắc đi nhắc lại lời nói sau: “Con phụng sự Chúa trong niềm vui thánh thiện và con phụng thờ Domino in Laetitia (Chúa trong niềm hân hoan).

 

Hình thức thứ hai là chúng làm cho các bạn trẻ hy vọng sẽ sống trường thọ... nên dành việc trở lại với Chúa vào tuổi già hay vào giờ chết cũng được... Ai có thể bảo đảm chúng ta sống lâu đến tuổi già được? Như vậy làm như chúng ta có giao ước với tử thần là phải chờ đợi chúng ta, thế mà trong khi đó sống chết đều nằm trong tay Chúa. Nếu Thiên Chúa cho chúng ta sống lâu đến tuổi già, vậy hãy nghe lời Ngài nói với bạn như sau: lời mà con trẻ giao ước vào tuổi thiếu thời thì cũng là lời giao ước vẫn có vào tuổi già... Nếu chúng ta sống đạo hạnh khi còn nhỏ thì chúng ta cũng sống như thế vào tuổi già, và chúng ta sẽ được chết lành và bắt đầu sống đời hạnh phúc trường cửu.

 

Saint John Bosco

Opere Edite/2

LAS, Roma 1976, pp. 185-188


Năm Linh Mục