TƯ TƯỞNG MỖI NGÀY
Năm Linh Mục

Tháng Hai Năm 2010
Từ 1 đến 10 Tháng 2 Năm 2010
Nguồn Trích: Daily Thought
Focolare Movement: wwww.focolare.org
Bản Dịch: Nam Nguyên

Ngày 1/02/2010

Các phần tử kết hợp với nhau

Một điều chắc chắn ai cũng biết rằng toàn thể Giáo Hội Chúa được cấu trúc theo lề lối có phẩm trật, trong đó các phần tử qui tụ lại và xây dựng nên cả một nhiệm thể thánh thiện. Thế nhưng, như Vị Tông Đồ Cả đã nói: “Tất cả chúng ta trở nên một trong Chúa Kitô” nên không ai tách rời khỏi tác vụ đã được ủy nhiệm cho người khác, và cũng không thể có một phần tử nào, dù nhỏ bé đến đâu, lại không liên hệ trực tiếp với Đầu.
Anh chị em thân mến, sợi giây xã hội vô hình nối kết chúng ta và nhân phẩm của chúng ta lại với nhau, dựa vào sự hiệp nhất của một đức tin, một phép rửa, như lời thánh thiện và đầy đủ thẩm quyền của Thánh Cả Phêrô nói rằng: “Hãy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động mà xây nên ngôi Đền Thờ thiêng liêng, và hãy để Thiên Chúa đặt anh em làm hàng tư tế thánh, dâng những lễ tế thiêng liêng đẹp lòng Người, nhờ Đức Giê-su Ki-tô (1Pt 2:5);” Thánh Cả nói tiếp sau đó: “Còn anh em, anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa (1Pt 2:9).

Saint Leo the Great
Sermon 4, 1


Ngày 2/02/2010

Tự do và bình đẳng

Đối với một người mẹ, mỗi khi đề cập đến con cái của bà, trước hết bà chỉ nghĩ đến khía cạnh chúng là con cái bà mà thôi, mà không nhất thiết chúng phải có công việc làm nọ hay là chức vụ kia. Đối với Me Maria, trước hết các chi thể của Chúa Kitô cũng đều là con của Mẹ, những người con mà Mẹ đã đón mhận dưới chân thánh giá. (cf Jn 19:26), và Mẹ cũng hoàn toàn không đặt vấn đề là những người con này làm gì, vì mỗi người theo mỗi hoàn cảnh riêng mà hoạt động cho Giáo Hội và trong lòng Giáo Hội/
Ý tôi muốn nói là nơi Mẹ Maria, một thế nhân trước mắt Mẹ chính là một con người, với trạng thái đơn thuần là con người, và từ hoàn cảnh con người ấy, có thể phát sinh ra nhiều hành dộng, dù cho bao nhiêu đi nữa, nhưng bản chất các hành động ấy không dính liền với tác nhân và cũng không đồng hóa với con người họ.
Cùng với Chúa Cha, Mẹ là người giám hộ về sự tự do và quan hệ bình đẳng trong cộng đồng dân Chúa... Bình đẳng không có nghĩa giảm bớt mọi sự cho xuống tới mức bằng nhau, bởi vì sự bình đẳng này khởi ngưồn từ sự sống Ba Ngôi Thiên Chúa, mà mỗi Ngôi Vị trong Ba Ngôi cũng là Một Chúa vì thế đồng đẳng cấp với hai Ngôi Vị khác mà mỗi Ngôi là một sự hiện hữu duy nhất có một không hai.

Giuseppe Maria Zanghí
Dio che è Amore
Città Nuova, Roma 20043, pp. 139.141


Ngày 3/02/2010

B í t ích nguyên thủy

Trong Giáo Hội, mọi tín hữu đều phát sinh từ Chúa Kitô, vì đều được rửa tội trong Ngài và cùng nhận hồng ân của thần linh Ngài. Mỗi người - ít nhất vì là hiện thân của nguồn tảng mà mình nhận lãnh - đều mang trong mình Chúa Kitô và đem Chúa Kitô vào cộng đồng dân Chúa, Mỗi người đều nằm trong ngay con đường là khởi điểm của Giáo Hội.
Tuy vậy, điều này tuyệt nhiên không có ý nói rằng việc đại diện Chúa Kitô là Đầu (repraesetatio Christi captis = sự hiện diện của Chúa Kitô là Đầu) không còn cần thiết cho sự hợp nhất của Giáo Hội.
Thực ra đó là một cách biểu hiện Giáo Hội nói lên việc Giáo Hội hằng gắn bó mãi với nguyên thủy, giống như bí tích nối kết với nguồn nguyên thủy ấy.

Klaus Hemmerle
Tra diocesi e Chiesa universale
Internationale Katholische Zeitschrift 1974, n° 1, p. 29


Ngày 4/02/2010

Cái ‘Tôi’ của linh mục trong cái ‘Tôi’ của Đức Kitô

Trong bí tích Thánh Thể, Chúa Kitô tự ban chính mình cho chúng ta một cách trọn vẹn... Và Ngài trao phó cho các linh mục quyền ban phát, với sứ mệnh đi chuyển trao Thiên Chúa cho tha nhân. Vậy các con hãy thực hiện cho Giáo Hội, cho cộng đồng dân Chúa điều mà Thày đã làm. Thày ban mình cho các con để các con có thể thực thi việc ban phát ấy một cách sinh động và liên tục. Các con hành động thay cho Thày, các con hãy làm theo cách thức mà Thày đã làm nơi các con.
Vị linh mục chỉ có thể là một linh mục đích thực nếu ngài thực sự sống thân mật với Chúa Kitô, kết hợp với đời sống của Ngài cách trọn vẹn; và đồng thời nếu ý thức được việc kết hợp với Chúa Kitô, linh mục cần biến con người mình nên hư không, hay ít ra phài là người sống khó nghèo và khiết tịnh,
Mỗi khi nói ‘Tôi’, linh mục phải đồng hóa cái tôi đó với cái ‘Tôi’ của Chúa Kitô, vì chính Chúa Kitô muốn nói “Tôi” qua các linh mục.

Klaus Hemmerle
Il sacerdote oggi
Gen’s 12 (1982/6) p. 11


Ngày 5/02/2010

Ý nghĩa và thực tại

Hàng giáo sĩ phải rao giảng Lời Chúa, cho dù lời giảng không giống như hình thức của Thiên Chúa. Chỉ có thực hành việc rao giảng thì Lời Chúa mới được suy niệm sâu xa. Tin Mừng không phải dùng để phục vụ cho bài giảng, cũng không phải chỉ dành cho các nhà thuyết giảng dùng làm nguồn trích dẫn trên tòa giảng. Mục tiêu của bài giảng là nhằm tới việc dẫn nhập vào Tin Mừng dẫn đến phần chủ yếu của Tin Mừng.
Đấy cũng là mục tiêu của của việc dậy giáo lý cũng như mọi hình thức giáo huấn Kitô giáo khác... Và đó cũng là mục tiêu đích thực của phụng vụ nói chung và từng phần của phụng vụ nói riêng. Tuy nhiên điều quan trọng là làm sao giúp cho người Kitô hữu biết cử hành cách xứng đáng việc tưởng nhớ đến cuộc Tử Nạn Chúa Kitô. Như vậy điều căn bản là làm sao cho người Kitô hữu mỗi khi cử hành các nghi lễ biết ý thức ngay được ý nghĩa và thực tại của các nghi lễ, mà không chỉ để ý đến phần nào đó của nghi lễ mà thôi, dù cho phần ấy là đích điểm của nghi lễ hay có giá trị mấy đi nữa.

Hans Urs von Balthasar
Sponsa Verbi, Esistenza Sacerdotale
Morcelliana, Brescia 1985, p. 403


Ngày 6/02/2010

Hình ảnh phản chiếu của Chúa Kitô

Chính vì vậy, các linh mục được mời gọi nối dài sử hiện diện của vị Thượng Tế là Chúa Kitô, để qua việc họ làm, hình ảnh Ngài trở nên hiện diện nơi đoàn chiên mà họ được ủy quyền săn sóc.
Trong Giáo Hội và nhân danh Giáo Hội, qua bí tích thánh, các linh mục là hiện thân của Chúa Kitô – Đấng là Đầu và là Mục Tử - nên các linh mục đươc thẩm quyền rao truyền Lời Ngài, lập lại việc Ngài tha tội và việc Ngài hy sinh để cứu rỗi – mà đặc biệt là bí tích rửa tội, xám hối, và bí tích Thánh Thể, là những bí tích diễn tả mối quan tâm tràn đầy tình yêu thương
của Ngài tới mức Ngài phải hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên mà các linh mục đang qui tụ về hợp nhất với nhau, và để dẫn đến cùng Chúa Cha qua Chúa Kitô và Chúa Thánh Linh.
Nói tắt rằng, các linh mục hiện diện và hoạt động để truyền bá Tin Mừng cho thế gian và xây dựng Giáo Hội nhân danh và đại diện bản thân Chúa Kitô là Đầu và là Mục Tử.

Đức Giáo Tông Phaolô II
Pastores dabo vobis 15


Ngày 7/02/2010

Ngài bỏ cả sự độc lập của mình

Những lời Chúa Giêsu nói sau đây thường được nhắc lại nhiều lần trong Tin Mừng thánh Gioan: “Điều Thày nói với các con đây không phải đến từ Thày mà phát xuất từ Cha Thày...” Nói như thế hình như Ngài muốn xác nhận mình lệ thuộc vào Chúa Cha. Ngài mất đi sự độc lập, nhưng vẫn là Giêsu, vừa có nhân tính vừa có thiên tính, là Đấng nhập thể, và hiện diện thực sự trong lịch sử. Xem như thế, Ngài lệ thuộc vào văn hóa và cấu trúc xã hội của đương thời, mà trong thực tế Ngài lại tự do hoàn toàn, tự do đến nỗi Ngài có thể tự trao hiến mạng sống mình, và chịu chết “cho” nhân loại. Không ai có tình yêu cao trọng hơn và cũng không có ai tiến gần đến sự hoàn thiện của Thiên Chúa hơn chính người từ bỏ mọi của cải và tư tưởng riêng, từ bỏ văn hóa riêng, từ bỏ kiến thức tinh thần và ý muốn riêng. Nói vậy có nghĩa là sống trọn vẹn theo tinh thần Phúc Âm... Vâng lời là gì nếu không phải là sống nghèo khó, sẽ chẳng là gì cả và cũng chẳng có gì cả? Vâng lời là gì nếu không phải là sống đức trong sạch, một nếp sống giản dị, không câu nệ vào mình cũng không câu nệ vào người khác hay gắn bó với của cải vật chất?

Silvano Cola
Scritti e testimonianze
Gen’s, Grottaferrata 2007, p. 75


Ngày 8/02/2010

Kỷ luật cần đi đôi với lòng nhân từ

Một người chắc chắn được coi là giả hình nếu cứ dùng chiêu bài kỷ luật để rồi biến tác vụ săn sóc phần thiêng liêng của mình trở thành công cụ của quyền bính. Càng phải coi đó là một tội nặng nếu đương sự lại ra sức dung dưỡng người phạm lầm lỗi thay vì sửa phạt đích đáng. Vì vậy khi cố gắng chữa lành các thương tích của tội lỗi, điều cần phải làm là thi hành bổn phận sửa phạt người có tội bằng cách ra sức băng bó tối đa phần thương tích, và đồng thời cũng đừng quên đến lòng nhân từ. Mong sao người mục tử một mặt biết thông cảm và hiền dịu như một từ mẫu, nhưng mặt khác cũng cần biết sửa phạt nghiêm khắc như một người cha. Có như thế, việc sửa phạt sẽ không tỏ ra quá khắc nghiệt, và sự nhận định vấn đề không chuyển sang thế yếu kém. Lý do là kỷ luật và lòng nhân từ sẽ trở nên vô giá trị nếu cả hai không đi đôi với nhau mà chỉ được áp dụng riêng rẽ.

Saint Gregory the Great
Pastoral Rule 2, 6


Ngày 9/02/2010

Hình thức thông hảo của thừa tác vụ

Thừa tác vụ thánh mang một hình thức thông hảo có căn cơ vững chắc, và chỉ có thể chu toàn được trong “sự hợp tác của cả tập đoàn”
Chức thừa tác vụ của linh mục ngoài sự hiệp thông trọn vẹn còn đòi đến sự cộng tác với giám mục, một điều ắt phải có với tinh thần trách nhiệm, như vậy mới mang lại hữu ích cho sứ vụ của Giáo Hội toàn cầu nói chung, cũng như các giáo hội địa phương nói riêng, bởi vì sứ vụ do các linh mục thực hiện cùng với giám mục có hiệu năng xây dựng nên một linh mục đoàn duy nhất.
Mỗi một linh mục, dù là triều hay dòng, luôn hiệp nhất với các anh em thành viên khác trong linh mục đoàn, dựa trên nền tảng của các bí tích thánh, và đặc biệt hơn nữa là các lời khấn hứa liên quan đến tình huynh đệ, lòng bác ái và sứ vụ tông đồ.
Thực ra, mọi linh mục, dòng hay triều, tất cả đều cùng chia sẻ chức tư tế của Chúa Kitô, vừa là Đầu và Mục Tử. “Họ cùng hoạt động cho cùng một sứ vụ chung, đó là cùng nhau xây dựng nhiệm thể Chúa Kitô, một sứ vụ đòi đến nhiều cơ năng khác nhau với nhiều ứng dụng mới mẻ, nhất là trong thời buổi hiện tại.” Sứ vụ này qua bao nhiêu thế kỷ đã từng được làm cho phong phú thêm nhờ những ơn đặc sủng mới.

Đức Giáo Tông Gioan Phaol ô II
Pastores dabo vobis 17


Ngày 10/02/2010

Hiệp nhất với các đồng nghiệp linh mục là sức mạnh

Ngày nay, sự hiệp nhất giữa các Linh Mục và các Giám Mục lại càng khẩn thiết hơn, vì trong thời đại chúng ta, bởi nhiều lý do, các công cuộc tông đồ không những cần phải mang rất nhiều hình thức khác nhau, nhưng thật ra còn cần phải vượt khỏi giới hạn giáo xứ hay giáo phận. Vậy, không một Linh Mục nào có thể chu toàn đầy đủ sứ mệnh của mình một cách lẻ loi hầu như riêng rẽ, mà phải hợp với các Linh Mục khác, dưới sự điều khiển của các vị lãnh đạo trong Giáo Hội....
Vậy, mỗi Linh Mục hiệp nhất với các anh em Linh Mục khác bằng mối dây bác ái, cầu nguyện và cộng tác dưới mọi hình thức, và như thế, thể hiện được sự hiệp nhất mà Chúa Kitô muốn cho các môn đệ Người kết hợp nên một, để thế gian nhận biết Chúa Con đã được Chúa Cha sai đến.

Công Đồng Chung Vatican II
Presbyterorum ordinis 7-8
(USA) 1989, p. 23


Năm Linh Mục