TƯ TƯỞNG MỖI NGÀY
Năm Linh Mục

Tháng Ba Năm 2010
Từ 11 đến 20 Tháng 3 Năm 2010
Nguồn Trích: Daily Thought
Focolare Movement: wwww.focolare.org
Bản Dịch: Nam Nguyên

Ngày 11/03/2010

Máy ghi địa chấn cho thời đại chúng ta!


Nếu bạn muốn đi tìm một máy chấn động kế để đo những chấn động của thời đại chúng ta, để hiểu những phát triển về kiến thức tốt cũng như xấu trong thời đại này, cũng như để hiểu những hệ lụy nguy hiểm hoặc những hoài vọng mới mẻ, thì hãy cứ nhìn vào gương mặt của các linh mục thì sẽ biết.
Theo một phương diện nào đó, linh mục là Trái Tim của Chúa, được Ngài gắn đặt trong lịch sử nhân loại qua một ơn kêu gọi đặc biệt.
Trái tim ấy phải luôn nhậy cảm với Chúa và tha nhân đồng loại. Linh mục cần phải khát mong trở nên giống Ngài, và phải tiến bước đến gần Ngài. Tuy nhiên, sự nhậy cảm đi theo trái tim này chắc chắn sẽ phải thấm nhiễm khá nhiều tổn thương.

Klaus Hemmerle
Il sacerdote oggi
Gen’s 12 (1982/6) p. 10


Ngày 12/03/2010

Những đêm đen tối chập chùng

Dù có thắng vượt tới đâu chăng nữa, với kinh nghiệm cá nhân hay tập thể, con người của thời đại tân tiến vẫn thường gặp phải những vực sâu của bơ vơ lạc lạc lõng, sa vào chiều hướng tiến dần về chủ thuyết hư vô, hay suy luận vẩn vơ về tình trạng quá nhiều khổ đau thể chất, tinh thần và luân lý.
Đêm tối, một hình thức thử thách, mà trong đó chúng ta như tiếp cận với sự dữ đầy bí ẩn, khiến chúng ta cần phải biểu lộ đức tin, đôi lúc đêm tối còn kéo dài đến cả một thời đại và ánh hưởng chung tới trọn tập thể... Với kinh nghiệm riêng Thánh Gioan Thánh Giá mời gọi chúng ta nên phó thác và để Thiên Chúa thanh tẩy chúng ta. Một khi thấm nhuần với ba nhân đức tin, cậy và mến rồi, đêm tối sẽ nhường lối cho “ánh sáng của bình minh.” Và đêm tối ấy sẽ rạng rỡ như Đêm Phục Sinh...
Điều mà tôi hằng ao ước là vào những đêm đen tối tụ lại trong lương tâm của nhiều cá nhân hay cảm nghiệm chung của mọi người đang sống chung trong cùng một thời đại, chúng ta hãy cố gắng sống với đức tin trung thực, qua đức cậy “sẽ đạt tới đích điểm mong muốn,” và trong đức mến nồng cháy của sức mạnh Chúa Thánh Thần, để rồi những đêm đen ấy biến sang những ngày đầy ánh sáng chiếu soi nhân loại đang phải khổ đau, biến sang sự chiến thắng của Đấng Phục Sinh đã giải cứu mọi người bằng quyền năng của thánh giá.

Pope John Paul II
Celebrazione
i n onore di San
Giovanni della Croce Segovia,
4 November 1982


Ngày 13/03/2010

Cái “bộ mặt” của tội lỗi

Để mang con người về trình diện trước mặt Chúa Cha, Chúa Giêsu không những mặc lấy bộ mặt người trần mà còn cáng đáng vào mình cả “bộ mặt” của tội lỗi. “21 Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Ngài. (2 Cor 5:21).”
Chúng ta sẽ chẳng bao giờ hiểu hết được những ý nghĩa thâm sâu của mầu nhiệm này. Mọi khúc mắc của cái tưởng là nghịch lý ngược đời đều nghe được từ tiếng kêu khóc trong cơn đau đớn dường như tuyệt vọng trên thập giá: “‘Eloi, Eloi, lama sabachthani?' có nghĩa là “Lậy Chúa, Lậy Thiên Chúa của tôi, sao Chúa bỏ tôi?” Mk 15:34).
Liệu có thể tưởng tượng ra được một cơn hấp nào thê thảm hơn hay một đêm nào dầy đặc bóng tối hơn nữa chăng?

Pope John Paul II
Novo millennio ineunte 25


Ngày 14/03/2010

Chúng ta trở nên một như Chúa Giêsu đã làm

Không phải là không cần đến giá phải trả khi Con Thiên Chúa, vì yêu thương đã xuống làm người như chúng ta. Ngài “sống thân phận của người trần.” Ngài trở thành một con người. Chúa Giêsu sinh ra như chúng ta, là người Do Thái sống ở trong môi trường văn hóa Do Thái, và Ngài đã sống, làm việc, buồn vui, mệt nhọc, đau khổ thể xác cũng như tinh thần. Ngài dâng lên Thiên Chúa nỗi niềm cảm xúc bị Thiên Chúa bỏ rơi. Ngài bị hủy diệt, và Ngài đã chịu chết. Như vậy Ngài đến sống dưới thế gian qua mọi chặng đường như người trần gian phải qua, để rồi Ngài gom hết mọi người vào trái tim mình và đem về dâng cho Chúa Cha.
Ngài là Đấng... mà chúng ta nhìn vào để học hỏi cách thức đem những ai chưa tin vào Ngài hay còn đang thờ các ngẫu tượng trở về với Thiên Chúa. Chúng ta hãy “trở nên một” với họ là những ngưởi đang sống với nhiều văn hóa rộng lớn khác nhau, với những truyền thống cổ xưa đến mấy ngàn năm, nơi họ cũng nẩy sinh nhiều tin vui đang tiến đến với nguồn ánh sáng.
Người vô thần, nhà duy vật, kẻ bạo động, nhóm khủng bố, người tội lỗi, người nghiện ma túy, trộm cắp và sát nhân: đó là những người mà chính Chúa Giêsu là Đấng bị đóng đinh khi lên tiếng kêu bị bỏ rơi đã ôm ấp mọi lớp người này trong tâm tưởng của mình. Nhân danh tình thương yêu của Ngài, một lời gọi khẩn thiết kêu cầu đến các linh mục, mong các linh mục biết đối thoại ra sao và đối thoại về vấn đề gì với họ. Chúa Giêsu chẳng khác gì là vị bác sĩ đến với người bệnh nhân.

Chiara Lubich
Il sacerdote oggi,
il religioso oggi
Gen’s 12 (1982/6),
p. 6


Ngày 15/03/2010

Chia sẻ các đau khổ của Thiên Chúa

Trong vườn Giệt-si-ma-ni, Chúa Giêsu hỏi: “Các con có thể thức với Thày một giờ không?” Một câu hỏi thật là ngược với mọi điều mà người có đạo mong được nghe Thiên Chúa nói ra. Chúng ta được mời gọi chia sẻ đau khổ của Thiên Chúa trong thế giới không có Thiên Chúa.
Trong thực tế, chúng ta phải sống trong một thế giới không cần đến việc đem cất dấu hay phải cải trang làm ra việc không có Thiên Chúa trong thế giới này.
Điều làm cho một người trở nên người Kitô hữu không phải do các hành vi tôn giáo mình thực hiện mà do việc chia sẻ những đau khổ Thiên Chúa gánh chịu về đời sống của thế giới.
Điều cần cải thiện ở đây là: trước tiên đừng nên nghĩ ngợi đến các khổ não hay điều trắc trở của riêng mình, cũng đừng chỉ nhìn vào tội lỗi hay các niềm lo âu của mình, nhưng hãy để Chúa Kitô lôi cuốn mình đi vào cuộc hành trình của biến cố cứu độ, một biến cố đã từng ứng nghiệm nhiều lần lời nói trong sách tiên tri Isaia đoạn 53.

Dietrich Bonhoeffer
Resistenza e resa
San Paolo, Cinisello Balsamo 1988, p. 441


Ngày 16/03/2010

Đừng chỉ nghĩ đến đau khổ m à thôi

Qua cuộc khổ nạn và lời than vãn bị bỏ rơi trên thập gía, Chúa Giêsu nối kết tất cả mọi người nam nữ về với Ngài, và nốt kết mọi người đi đến hợp nhất với nhau. Đó chính là nơi mà Ngài đã gánh lấy mọi tội lỗi, mọi đau khổ và bất hòa của nhân loại, để rồi Ngài khắc phục tất cả mọi thứ.... Cho dù Chúa Giêsu cảm thấy khoảng cách quá xa giữa Ngài là con người và Chúa Cha là Thiên Chúa vào lúc đó Ngài vẫn nói: “Con xin phó linh hồn con trong tay Cha” ...
Như thế, mỗi khi chúng ta gặp phải nỗi niềm đau khổ nào giống như của Ngài, đừng có dừng lại và chỉ luẩn quẩn với tổn thương ấy, nhưng phải dùng tình thương yêu mà vượt qua ngay...
Trước hết, chúng ta phải đi sâu vào nội tâm mình và thân thưa với Chúa Giêsu Đấng Bị Bỏ Rơi: “Chúa là kho tàng quí báu nhất của đời con!”
Rồi vào giây phút kế tiếp chúng ta phải dấn thân làm ngay điều mà Thiên Chúa muốn chúng ta làm, chẳng hạn như yêu thương người đang sống chung quanh chúng ta.
Chúng ta đừng bao giờ nấn ná với nỗi đau khổ cá nhân của mình. Mọi đau khổ trên thế giới là thuộc về chúng ta, bởi vì chúng ta là người Kitô hữu, là người theo chân Chúa Kitô.

Chiara Lubich
Gesù crocifisso e abbandonato: l’unità si fa stile di vita
Gen’s 29 (1999/4-5)
pp. 110-112


Ngày 17/03/2010

Điều chính yếu là gì

Nếu kiên trì trong tình thương yêu, chúng ta sẽ đạt tới một điểm mà linh hồn chúng ta không còn ngần ngại thốt lên lời: “Lậy Thiên Chúa của con, tại sao Chúa lại bỏ rơi con?” Nếu chúng ta cứ nán lại ở điểm đó và vẫn không ngừng yêu mến, cuối cùng chúng ta sẽ tiếp cận với một tình trạng không phải là bất hạnh mà cũng không phải là niềm vui: đó là giao điểm chính yếu, một giao điểm tinh tuyền, khó phai mờ, và mang sắc thái vui mừng chung, do đó phải nói rằng đau khổ chính là tình yêu mến Chúa.

Simone Weil
L’avventura di uno sguardo puro
Città Nuova, Roma 2001, p. 96


Ngày 18/03/2010

Mọi sự đều bao gồm trong đời sống Thiên Chúa

Việc gặp gỡ với Chúa Giêsu lúc Ngài Bị Bỏ Rơi giờ đây trở thành bí tích hiệp thong với Thiên Chúa. Cũng giống như biến cố lịch sử ấy. các biểu hiện bị bỏ rơi hiện nay gồm: cảm thức bị bỏ rơi, cảm nghiệm vô tài bất lục, cảm giác trống rỗng trong nội tâm cũng như ngoại tại ngay chung quanh chúng ta. Điểm tương quan với các dấu chỉ này là tình thương yêu của Thiên Chúa, một tình thương sẵn sàng gánh lấy tất cả để biến đổi tất cả ngay tự bên trong. Hiệu quả của sự gặp gỡ này là một năng lực mới cho việc hội ngộ, tạo nên một cộng đồng mới giữa muôn người, thành một năng lực mới để đối diện với thế giới nhờ vào sự hiệp thong mới với Thiên Chúa... Từ khi Chúa Giêsu mặc lấy trọn vẹn bản tính nhân loại bao gồm hết mọi hệ lụy cũng như thất bại của thế trần, thì trong lịch sử không có điều gì nằm bên ngoài sự sống Thiên Chúa. Mọi sự đều nằm trong đời sống của Ngài, nên tất cả mọi sự đều trở thành một phần đối thoại giữa Chúa Cha và Chúa Con, cũng như nằm trong tình thương yêu vô bờ bến cùa các Ngài.

Klaus Hemmerle
Vie per l’unità
Città Nuova, Roma 1985,
pp. 39, 44


Ngày 19/03/2010

Phụng sự tình thương yêu

Đây là điểm bí mật của nét đẹp cao cả của thánh Giuse, một điểm luôn đi song song với đức khiêm nhường.
Thánh cả hiến trọn đời mình để phụng sự và hy sinh cho mầu nhiệm nhập thể kèm theo sứ mệnh cứu chuộc. Ngài dùng quyền bính của mình để điều hành cả gia đình mà qua đó luật tự nhiên đòi chủ gia đình phải hy sinh sự sống, hy sinh công lao sức lực, và hy sinh cả bản thân mình một cách trọn ven.
Thánh cả đã biến ơn gọi phú bẩm cho loài người trong tình yêu gia đình thành một cuộc tự hiến bản thân mình cách phi thường xuất phát từ đáy lòng cùng với mọi khả năng ngài có, biến thành một nguồn mạch tình yêu thương để phụng sự Đấng Thiên Sai giáng lâm xuống ngay vào dòng họ ngài, dưới danh nghĩa là con trai của ngài theo dòng dõi vua David, thế nhưng trong thực tế Đấng Thiên Sai ấy là Con Trai của Trinh Nữ Maria và Chúa Cha. Trong Tin Mừng nếu có ai là người sống đã trọn vẹn châm ngôn “Phụng Sự Vi Tình Yêu” thì người ấy chính là Thánh Cả Giuse. Ngài được xưng tụng như thế và được mệnh danh như thế, một danh hiệu chẳng khác gì hào quang tôn vinh danh ngài. Trọn đời ngài luôn phụng sự Đức Kitô và phụng sự với lòng khiêm nhường sâu đậm nhất, với tâm tình hy sinh nhất, với trọn vẹn trái tim đầy tình yêu mến.

ĐGT Phaolô VI
Homily
19 March 1966


Ngày 20/03/2010

Tụ Điểm Cao Chót

Chính Chúa Kitô là Đấng đã đón nhận toàn bộ cái chết của nhân loại. Và cũng chính ngay vì lý do này, Ngài là Đấng đã thay đổi tận ngọn nguồn quan niệm về sự sống. Ngài bầy tỏ cho chúng ta thấy rằng cuộc sống là chỉ sự vượt qua chuyển tiếp vào một cuộc sống mới chứ không dừng lại ở điểm hữu hạn là sự chết. Như thế thập giá đối với chúng ta chính là Tụ Điểm Cao Chót của chân lý Thiên Chúa và con người. Thêm vào chúng ta hiểu được rằng thánh giá cũng là chiếc nôi của con người mới vậy.

ĐGT Gioan Phaolô II
Easter Homily
for University Students
5 april 1979


Năm Linh Mục