TƯ TƯỞNG MỖI NGÀY
Năm Linh Mục

Tháng 6 Năm 2010
Hạ Tuần Tháng 6 Năm 2010
Nguồn Trích: Daily Thought
Focolare Movement: wwww.focolare.org
Bản Dịch: Nam Nguyên

Ngày 21/06/2010

Một cuộc chuyển giao quyền sở hữu

Thánh hiến một người hay vật nào đó có nghĩa là hiến dâng người hay sự vật ấy cho Thiên Chúa và biến thành tài sản của Ngài, như thế không còn thuộc về chúng ta nữa mà thuộc về Thiên Chúa để không dùng cho ích lỡi riêng mình mà hoàn toàn dùng vào lợi ích của Thiên Chúa. Theo Cựu Ước, khi dâng hiến một người cho Thiên Chúa có nghĩa là “thánh hóa” người ấy tức là cùng nghĩa với việc phong chức linh mục, và chính điều này nói lên bản chất của chức linh mục: là chuyển giao quyền sở hữu, lấy từ sở hữu thế gian và dâng hiến lên Thiên Chúa. Giờ đây chúng ta có thể thấy hai ý hướng diễn tả sự diễn tiến về thánh-hóa và thánh-hiến. Đây là sự khởi hành từ sinh hoạt của cuộc sống trần thế - một “hữu thể được dành riêng” cho Thiên Chúa. Thế nhưng nói như thế không phải là một sự tách lìa. Hơn nữa được dành riêng cho Thiên Chúa có nghĩa là mang trọng trách đại diện tha nhân. Linh mục đưọc tách khỏi những ràng buộc thề gian để hiến dâng cho Thiên Chúa như thế nói lên một điều minh nhiên cho thấy rằng linh mục phát xuất từ Thiên Chúa nên phải luôn sẵn sàng phục vụ cho tha nhân, cho mọi người.

Benedict XVI
Chrism Mass 9 April 2009


Ngày 22/06/2010

Người đã chịu phép rửa và các thừa tác viên

Chức tư tế lãnh nhận khi chịu phép rửa tội và chức tư tế thừa tác vụ luôn đi song song với nhau. Khi chúng ta thực thi thừa tác vụ của mình, chúng ta cũng phải hiến dâng chính bản thân mình nữa trong sự kết hợp với hiến tế của Chúa Kitô. Đứng về mặt cá nhân, chức tư tế lãnh nhận từ bí tích rửa tội còn quan trọng hơn cả chức tư tế thừa tác. Chức tư tế thừa tác là hồng ân mà Chúa Kitô đã ban cho Giáo Hội, thật là một hồng ân cao trọng. Hồng ân này không phải là sự gi đó thuộc về cá nhân chúng ta, và đó cũng không phải là điều làm tăng thêm giá trị cá nhân của chúng ta. Đối với cá nhân chúng ta điều quan trọng hơn hết ở đây là cách thế chúng ta dâng hiến bản thân mình cũng tương tự như bất cứ người tín hữu nào khác được kêu gọi hiến dâng bản thân của họ cho Thiên Chúa. Chúng ta nên nhớ thêm là việc thi hành chức tư tế thừa tác của chúng ta sẽ mang một hình thái đặc biệt hơn: mục vụ bác ái. Chức tư tế lãnh nhận trong bí tích rửa tội luôn luôn là việc thì hành bác ái, nhưng khía cạnh đặc biệt của bổn phận này chính là mục vụ bác ái. Do đó Chức tư tế lãnh nhận khi chịu phép rửa tội và chức tư tế thừa tác phải kết hợp với nhau trong đời sống của chúng ta.

Albert Vanhoye
Accogliamo Cristo nostro Sommo Sacerdote, Vatican City 2008, 175-176


Ngày 23/06/2010

Giữa Thiên Chúa và Nhân loại

Linh mục đứng ở giữa Thiên Chúa Vĩnh Cửu và nhân loại. Như vậy thì linh mục nên làm gì? Các ngài hãy loan báo về sự khôn ngoan của Thiên Chúa cho nhân loại, đó là chân lý của Thiên Chúa hằng sống. Các ngài nên làm gì nữa? Các ngài cần phải mang cho mọi người lòng thương xót của Thiên Chúa và mầu nhiệm của Thiên Chúa hằng sống tiềm ẩn trong các bí tích. Mặt khác, các ngài phải dâng lên Thiên Chúa những khát vọng, nhu cầu, tội lỗi, niềm vui mừng cũng như các thống khổ của loài người. Chúng ta phải hiểu các điều này theo nghĩa nào? Homo Dei - Người của Thiên Chúa: đó là con người của linh mục. Sứ mệnh trọng đại của linh mục và công việc chính của ngài ở mọi thời đó là liên kết với nhau và thu xếp mọi sự đi vào quỹ đạo giao tiếp với Thiên Chúa. Đây quả thực là một trọng trách cao cả và khó khăn trong thời đại ngày nay.

Josef Kentenich
P. Wolf, Berufen – geweiht – gesandt Vallendar-Schönstatt 2009, p. 3


Ngày 24/06/2010

Như Cha Thày đã sai Thày...

Trong số nhũng lời thánh thiện Chúa Giêsu nói ra, chúng ta thấy có một câu từng làm cho chúng ta điên đảo khi chúng ta nghĩ rằng đó chính là lời mà Thiên Chúa nói ra để giúp chúng ta hiểu về sự ưu tiên của việc chọn lựa. Đây là một so sánh xem chừng có sự mâu thuẫn và đồng thời lại có ý nghĩa xác thực và bí nhiệm nữa. Chúa Kitô hướng lời nói này đến với các linh mục của mọi thế kỷ: “Như Cha Thày đã sai Thày, nay Thày sai các con.” Vậy linh mục là ai? Là người được Chúa Kitô chọn gọi để tiếp tục duy trì sự hiện diện của Chúa trong thời gian. Có điều đàng tiếc là các linh mục lại không đóng đúng vai trò như vậy. Hơn nữa nếu các ngài không mặc lấy Chúa Kitô, thì các ngài thực là quá nhỏ nhoi. Các bài giảng của các ngài là những lời trống rỗng và nhà thờ của các ngài vắng tanh. Lý do là lời mà Chúa Kitô nói ra là nói lên chính Bản Thân Ngài. Nếu mà linh mục biết luôn sống chính điều mà mình rao giảng, như thế lời ngài giảng sẽ là Chúa Kitô, và linh mục là đức Kitô thứ hai. Do đó lời nói của linh mục sẽ thu hút dân chúng và các nhà thờ sẽ đông đảo đầy ních người. Điều tạo ra con người linh mục không phải là kiến thức nhưng là ân sủng dẫn đến sức sống với tình thương yêu.

Chiara Lubich
Il celibato sacerdotale Città Nuova 14 (1970/3) p. 9


Ngày 25/06/2010

Người rao truyền lời Chúa

Linh mục rao giảng về Nước Trời, đó là một Vương Quốc bắt đầu ngay nơi thế trần và tiến đến chỗ hoàn tất khi Chúa Kitô trở lại vào ngày viên mãn của thời gian. Để chu toàn bổn phận phục vụ Nước Trời, linh mục cần từ bỏ mọi sự để bước theo Thày mình. Một trong những dấu chứng biểu lộ việc hiến thân trọn vẹn này chính là đời sống độc thân cho thừa tác vụ của mình, là một hồng ân của chính Chúa Kitô, đây cũng là chứng tích bảo đảm tinh thần hiến thân phục vụ tất cả mọi người. Linh mục là một người của Thiên Chúa. Ngài chỉ có thể thành một tiên tri song song vói mức độ ngài cảm nghiệm được Thiên Chúa đang hiện diện. Chì có tâm tình cảm nghiệm này mới giúp các ngài đủ sức thi hành nhiệm vụ mang Lời Chúa, một sức mạnh có thể biến đổi đời sống cá nhân và xã hội của người đời theo chương trình cứu độ của Chúa Cha. Cầu nguyện qua mọi hình thức, mà đặc biệt là phụng vụ Các Giờ Kinh do Giáo Hội ủy thác cho mình cầu nguyện - sẽ giúp các linh mục duy trì được sự cảm nghiệm Thiên Chúa hằng sống, một cảm nghiệm mà ngài cần phải chia sẻ với anh chị em giáo dân của ngài. Cũng như giám mục là đấng bản quyền của mình, và cùng hiệp thông với giám mục, linh mục được ủy thác việc rao giảng Tin Mừng, cử hành Hiến Tế Hy Sinh và cùng phục cho hiệp nhất.

Puebla Conference (1979)
Final document nn. 692-695


Ngày 26/06/2010

Một liên đới giao hảo phong phú

Căn tính của mỗi một người Kitô hữu, và từ đó dẫn đến căn tính đặc biệt của linh mục với thừa tác vụ riêng, cả hai căn tính đều được mặc khải trong mầu nhiệm Giáo Hội, một màu nhiệm của tình hiệp thông Ba Ngôi Thiên Chúa trong chiều hướng truyền đạt cần thiết... Qua đó chúng ta mới có thể hiểu được ý nghĩa mối tương quan truyền đạt như thế nào trong căn tính của linh mục. Nơi vai trò của chức linh mục, một vai trò khơi nguồn sâu xa từ mầu nhiệm của Thiên Chúa.... vị linh mục được giám mục của mình bổ nhiệm theo một phương hướng bí tích để luôn hiệp thông với giám mục và các bạn linh mục khác để cùng nhau phục vụ Dân Chúa và Giáo Hội, đồng thời lôi kéo mọi người đến với Chúa Kitô, theo như lời nguyện của Thày Chí Thánh: “...xin cho họ nên một như Chúng Ta là một...” Vị vậy chúng ta không thể xác định được bản chất và sự mệnh của thừa tác vụ linh mục nếu không lồng vào bối cảnh liên đới giao hảo phong phú nêu trên, một giao hảo phát nguồn từ chính Ba Ngôi Thiên Chúa cực thánh, và mối giao hảo này tiếp tục liên kết với Giáo Hội như một dấu chứng và dụng cụ trong Chúa Kitô, là Đấng luôn kết hợp với Thiên Chúa, và kết hợp với toàn thể nhân loại.

John Paul II
Pastores dabo vobis 12


Ngày 27/06/2010

Hàng tư tế vương giả và tư tế thừa tác vụ

Vì thế, tất cả các môn đệ của Chúa Kitô, trong khi kiên tâm cầu nguyện và cùng nhau ca tụng Thiên Chúa (x. CvTđ 2,42-47), họ phải dâng mình làm của lễ sống động, thánh thiện, đẹp lòng Thiên Chúa (x. Rm 12,1), phải làm chứng về Chúa Kitô trên khắp mặt đất và trình bày niềm hy vọng về cuộc sống vĩnh cửu mà họ ôm ấp cho những ai đang khao khát. (x. 1P 3,15). Chức tư tế cộng đồng của các tín hữu và chức tư tế thừa tác hay phẩm trật, tuy khác nhau không chỉ về cấp bậc mà còn về bản chất, song cả hai bổ túc cho nhau. Thực vậy, cả hai đều tham dự vào chức linh mục duy nhất của Chúa Kitô theo cách thức riêng của mình. Tư tế thừa tác, nhờ có quyền do chức thánh, đào tạo và cai quản dân tộc tư tế, đóng vai trò Chúa Kitô cử hành hy tế tạ ơn và dâng của lễ ấy lên Thiên Chúa nhân danh toàn thể dân chúng. Phần tín hữu, nhờ chức tư tế vương giả, cộng tác dâng thánh lễ , và thi hành chức vụ đó trong việc lãnh nhận các bí tích, khi cầu nguyện và tạ ơn, bằng đời sống chứng tá thánh thiện, bằng sự từ bỏ và bác ái tích cực.

Vatican II
Lumen gentium 10


Ngày 28/06/2010

Hoàn cảnh sống

Mỗi (bậc sống ơn gọi chung tiến đến đời sống thánh hóa) đều có đặc tính căn bản và minh bạch dù ở những bậc sống khác biệt nhau, nhưng đồng thời nếp sống của cả hai lại đều bao gồm khía cạnh tương quan với nhau và được xếp đặt trong tư thế có bổn phận phục vụ lẫn nhau. Bậc sống người giáo dân có sắc thái riêng biệt trong nếp sống phần đời của mình. Bậc sống này chu toàn bổn phận phục vụ Giáo Hội trong việc làm chứng nhân, đồng thời trong cách thế riêng người giáo dân, cũng nhắc cho hàng linh mục cùng giới nam nữ tu sĩ nên nhớ đến điểm nội bật của các thực tại tạm bợ nơi trần thế trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Bù lại chức linh mục thừa tác trong nhiều nơi nhiều lúc khác nhau phải luôn bảo đảm là hiện thân thường trực của sự hiện diện trong bí tích của Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc chúng ta. Bậc sống của hàng tu sĩ làm chứng nhân cho sắc thái cánh chung của Giáo Hội, nghĩa là hướng về Nước Trời là vương quốc được chuẩn bị trước, và theo cách nào đó các tu sĩ bây giờ được cảm nghiệm và hưởng nếm trước qua các lời khấn trong sạch, nghèo khó và vâng lời. Tất cả các bậc sống, dù có tương quan với nhau theo phương diện cá nhân hay tập thể, đều có vai trò phục vụ và phát triển Con Người hay Giáo Hội ngày một vững mạnh. Đàng khác, các bậc sống cũng khác nhau theo lối diễn tả, nhưng tất cả đều kết hợp sâu xa trong “mầu nhiệm thông công” của Giáo Hội, cũng như phối hợp với nhau một cách sinh động trong sứ mệnh duy nhất đó là truyền giáo.

John Paul II
Christifideles laici 55


Ngày 29/06/2010

Chúa Kitô là Đấng chăn nuôi

Các mục tử tốt lành đều hợp nhất lại với nhau vì các ngài là một. Trong những tâm hồn mà các ngài chăm sóc thì Chúa Kitô là người chăm sóc chính. Các bạn hữu của tân lang thì ít khi phải lên tiếng gì cả, họ chỉ vui hưởng tiệc tùng, và sẽ mừng vui khi tân lang lên tiếng. Khi các mục tử chăm sóc đàn chiên thì Chúa Kitô là người chăm sóc chính, nên Ngài có thể nói “Thày chăm sóc các con”, bởi vì nơi các con chiên đều vang vọng tiếng Ngài nói và phản ánh tình thương yêu của Ngài. Chúng ta hãy hướng về Phêrô, khi ủy thác đàn chiên cho Phêrô thì Chúa Kitô muốn đồng hóa với Phêrô theo một ý hướng là khi trao quyền chăn nuôi đàn chiên thì Chúa Kitô vẫn là Đầu Mục, và Phêrô đại diện cho Nhiệm Thể Chúa tức là Giáo Hội nên cả hai giống như tân lang và cô dâu tuy là hai nhưng trở nên một xác thịt. Với ý niệm này trong đầu... chúng ta hãy nghe Chúa hỏi ông điều gì trước khi trao quyền cho ông? “Phêrô, con có yêu mến Thày không?” Và Phêrô trả lời: “Dạ có, con yêu mến Thày.” Rồi Ngài lại hỏi: “Con có yêu mến Thày không?” Và Phêrô đáp: “Dạ có, con yêu mến Thày.” Ngài hỏi lần thứ ba: “Con có yêu mến Thày không?” Và Phêrô lại đáp: “Dạ có, con yêu mến Thày.” Ngài muốn ông xác nhận rõ ràng là yêu mến Ngài như việc đóng ấn sự kết hợp đó. Nơi các mục tử thì cũng giống như vậy, một mục tử chăn nuôi, còn các mục tử khác đều kết hợp theo để cùng chăn nuôi.

Saint Augustine
Sul sacerdozio Roma 1993, pp. 161-162


Ngày 30/06/2010

Linh mục là người thuộc về Ba Ngôi Thiên Chúa

Anh em linh mục chúng ta được ơn gọi sống đời sống của Chúa Giêsu và thi hành sứ mệnh của Ngài nên chúng ta phải dấn thân phục Giáo Hội ngày một nhiều hơn mô phỏng theo Ba Ngôi Thiên Chúa... Linh Mực là người sống theo Ba Ngôi Thiên Chúa, như Chúa Giêsu và cũng giống như Ngài, linh mục được ơn gọi truyền bá và dẫn bước cho một nếp sống mới. Ơn gọi này không đơn thuần bao gồm việc bầy tỏ ra một Thiên Chúa, Ba Ngôi qui về một Chúa, mà còn phản ánh sự thông hảo sức sống của Thiên Chúa, của một sự hiện hữu đầy tình thương yêu có nghĩa là bao hàm cả đời sống mọi con người với nhau... Anh em linh mục chúng ta là những người có trách nhiệm qui hợp gia đình Thiên Chúa lại tất cả thành huynh đệ một nhà đồng tâm nhất trí với nhau Thế nhưng làm sao chúng ta có thể thực hiện được nếu không phải là những người chuyên môn thông thạo, nếu không trải nghiệm sự thông hảo Ba Ngôi Thiên Chúa ngay ở giữa chúng ta, nếu không trở thành các phần tử linh mục trong Nhiệm Thể linh mục. Cùng đoạn nói trên của Hiến Chế của Công Đồng, có thêm lời “tất cả các linh mục cùng liên đới với nhau trong tình huynh đệ mật thiết”... Chúng ta không thể để cho “tình huynh đệ trong bí tích” này chỉ đơn thuần là một công thức tốt đẹp suông mà không mang lại ý nghĩa căn bản nào trong cuộc sống của chúng ta. s, Cincinnati (USA) 1989, p. 23

Jesús Castellano Cervera
El sacerdote, hombre trinitario La Revista Católica (Santiago, Cile) 1128 (2000) pp. 401-417


Năm Linh Mục