TƯ TƯỞNG MỖI NGÀY
Năm Linh Mục

Thượng Tuần Tháng 9 Năm 2010
Từ 01 đến 10 Tháng 9 Năm 2010
Nguồn Trích: Daily Thought
Focolare Movement: wwww.focolare.org
Bản Dịch: Nam Nguyên

Ngày 1/9/2010

Sự trống rỗng được đổ đầy

Quí bạn đồng nghiệp thân mến trong Chúa Kitô. Các bạn đã nói tiếng “xin vâng” vói Chúa Giêsu, và Ngài tin vào lời các bạn nói. Ngôi Lời trở thành Chúa Giêsu và la một người sống nghèo khó. Cảnh độc thân của quí bạn là một sự trống rỗng kinh khủng mà các bạn đã từng trải nghiệm qua. Thiên Chúa không thể làm đầy nơi mà thực sự đã đầy rồi. Ngài chỉ làm đầy chỗ nào còn trống vơi mà thôi. Đây không phải là việc chúng ta phải cho đi những cái mà chúng ta thực sự “đang có,” thế nhưng là chúng ta trống vơi như thế nào để mà có thể nhận lãnh dư đầy trong cuộc sống của chúng ta, và nhường cho Ngài sống trong chúng ta. Hôm nay Ngài muốn sống với tinh thần tuân phục lần nữa trong chúng ta, đó là nếp sống tùng phục Chúa Cha. Chúng ta hãy để Ngài làm như vậy đi! Điều bạn cảm nghĩ thế nào thì không quan trọng, mà quan trọng ở Chỗ Ngài cảm nhận như thế nào khi sống trong chúng ta. Các bạn hãy thoát khỏi bản thân mình và hân hoan ở trong trạng thái không có gì, cái tôi của mình không là gì, và chẳng có khả năng làm được điều gì. Mỗi lần cái không-là-gì trong chúng ta báo động cho các bạn, các hãy nở nụ cười cởi mở với Chúa Giêsu... Tôi và các bạn cần phải để Ngài sống trong chúng ta, và sống qua chúng tại dương gian này. Chúng ta hãy chậy đến Mẹ Maria bởi vì trước khi trở nên đầy ơn sủng, đầy Chúa Giêsu. Mẹ cũng là người cũng phải trải nghiệm cảnh tăm tối như thế này. “Chuyện này làm sao có thể xẩy ra được?” Chính Mẹ đã hỏi thế. Thế nhưng ngay sau khi nói tiếng “xin vâng” Mẹ cảm thấy cần phải vội vã mang Chúa Giêsu đến với Gioan và gia đình của thánh nhân.

Blessed Teresa of Calcutta
Solo per amore Cinisello Balsamo 1993, pp. 202-203


Ngày 2/9/2010

Đơn côi nhưng không trống rỗng

Đời sống độc thân biến linh mục thành người sống một mình: đúng như vậy, nhưng có điều sự đơn côi của linh mục không phải là sự trống rỗng vô nghĩa, vì các ngài được đổ đầy sự sống của Thiên Chúa với những của cải phong phú đến từ Vương Quốc Thiên Chúa. Tuy nhiên, các linh mục chuẩn bị cho mình sẵn sàng sống cuộc đời đơn côi như vậy - là cuộc sống sung mãn đức ái nội tâm cũng như bên ngoài - một khi ngài đã chọn với sự am tường trọn vẹn, chứ không phải vì lý do là thỏa mãn niềm ao ước cho mình hãnh diện về tình trạng mình khác biệt với các bạn nam giới khác, hoặc chỉ muốn rút lui khỏi các trách nhiệm bổn phận chung khác, hoặc né tránh sống nếp sống khác với các anh em mình, hoặc tỏ ra mình coi thường thế gian. Mặc dầu sống tách biệt với thế gian, linh mục không xa cách cộng đồng dân Chúa, bởi vì ngài được chỉ định hành sự thay mặt cho các bạn nam giới từ ngày mình được thánh hiến hoàn toàn để sống tâm hồn trong sạch và dấn thân phục vụ thế gian như Thiên Chúa đã chọn gọi linh mục để phục vụ. Có nhiều khi cảnh cô đơn đè nặng trên con người linh mục, thế nhưng không phải vì vậy mà linh mục hối tiếc về nếp sống mà mình đã lựa chọn. Chính Chúa Kitô cũng vậy, vào những giờ phút thảm khốc nhất trong cuộc sống của Mình, Ngài cũng lâm vào cảnh cô đơn - Ngài bị bỏ rơi bởi chính những người mà Ngài đã chọn gọi để làm chứng nhân cho Ngài, làm bạn đồng hành với Ngài, và những người này chính là những người mà Ngài thương yêu đến cùng - thế nhưng như Ngài xác nhận: Thày không cô đơn mà có Chúa Cha ở cùng Thày.

Paul VI Sacerdotalis caelibatus 58-59


Ngày 3/9/2010

Đồng trinhlà tự do

Có hai khía cạnh liên hệ đến đức đồng trinh: sự tinh khiết của thân xác và tinh thần, sự tự do xuất phát từ đớ và cũng đi kèm theo đó. Điều minh nhiên là chúng ta không phải chỉ quan tâm đến các giá trị tinh thần mà thôi. Các khía cạnh ấy có một tầm quan trọng tâm lý và nhân bản không thể chối cãi được. Nếu sự tinh khiết được hiểu như là “sự hiện hữu hoàn toàn đối với chính mình” theo ý nghĩa cổ điển, hay là “tự kiềm chế bản thân” vì được giải thoát khỏi bất cứ điều kiện tâm lý có ý thức tự tại của các cảm xúc nội tâm hay ngoại tại, thì cũng dễ hiểu rằng với các cảm xúc ấy, các bạn có thể đạt đến sự trưởng thành nhân bản trọn vẹn, hay sự phát triển trong cảm quan với ơn sủng. Với những cảm quan này, các bạn không những phục hồi lại được việc nhìn nhận Thiên Chúa, nhưng còn có được sự minh mẫn tinh thần giúp mình nhìn nhận con người, các biến cố và sự việc khác theo một nhãn quan Duy Nhất, bởi vì sự duy nhất đã được hoàn thành nơi bản thân mình, và với sự duy nhất này bạn lãnh hội được sự hiểu biết ở trạng thái cao hơn nhờ vào chính sự hòa hợp của các khiếu năng bạn có.


Ngày 4/9/2010

Như người mẹ và chị em gái

Để sống nếp sống độc thân trong một cung cách trưởng thành và không gặp trở ngại nào, một điều xem chừng có tầm quan trọng đặc biệt là linh mục nên phát triển trong nội tâm mình hình ảnh của nữ giới như là chị em gái của mình... Chắc chắn việc coi “nữ giới như chị em gái” nói lên một biểu hiện đặc biệt về nét đẹp tinh thần của nữ giới, thế nhưng đồng thời cũng có một khám phá cho thấy rằng họ “được xếp vào hàng ngũ khác biệt” theo một ý nghĩa nào đó. Nếu được trợ giúp của ơn thánh và dưới sự bảo trợ của Mẹ Maria, là Mẹ Đồng Trinh, thái độ đối nữ giới như vậy sẽ dần phát triển, như vậy linh mục sẽ nhìn thấy sứ vụ của mình đạt được cái cảm giác đầy tín nhiệm về phía nữ giới, ngoài ra theo hoàn cảnh tuổi tác và đời sống khác nhau, linh mục sẽ coi họ là những người em hay chị gái và những người mẹ... Như thế các góc cạnh là mẹ và chị em gái chính là hai chiều hướng của sư liên đới giữa nữ giới và linh mục. Nếu sự quan hệ này phát triển theo một phương thức trong sáng và trưởng thành, nữ giới sẽ chẳng bao giờ gặp khó khăn nào trong việc gia tiếp xúc với các linh mục cả.

John Paul II
Lettera ai sacerdoti Giovedì Santo 1995, nn. 4-5


Ngày 5/9/2010

Mặt

Các bạn có xác tín được rằng đức trong sạch là một nhân đức, và như thế đức ấy phải một ngày một lớn mạnh và phải đạt tới hoàn hảo? Tôi muốn nhắc lại một lần nữa rằng: chỉ như thế thôi thì chưa đủ cho mỗi người cần phải trong sạch trong bậc sống của mình, chúng ta cần phải sống theo phương thức giúp mình sống được trong sạch với lòng dũng cảm. Tâm tình sống như thế đòi chúng ta phải đi đến một hành động tích cực, nhờ đó chúng ta mới chấp nhận sự đòi hỏi thánh thiện trong một chiều hướng tốt lành: Praebe, fili mi, cor tuum mihi et oculi tui vias meas custodiant (này con ơi, hãy trao cho Thày trái tim của con, mong sao các đường lối của Thầy được đẹp mắt con). Bây giờ tôi hỏi bạn: làm sao chúng ta có thể chiến thắng cuộc chiến này? Bạn biết rõ rằng nếu bạn tham gia vào cuộc chiến từ đầu, thì bạn chiến thắng rồi. Bạn hãy lánh xa các nguy hiểm ngay khi thấy những dấu chớm xuất hiện của đam mê, hay ngay cả khi nó chưa xuất hiện. Bạn hãy trình bầy ngay cho người có trách nhiệm hướng dẫn bạn. Hoặc cách khác tốt hơn, nếu có thể được bạn hãy nói ra trước, bởi vì nếu biết cởi mở tâm hồn mình một cách trọn vẹn, bạn sẽ chẳng bao giờ bị gã gục.


Ngày 6/9/2010

Trong “toàn diện” gia đình

Người được thánh hiến làm linh mục ... sẽ từ bỏ gia đình mình, và thế giới sẽ trở thành nhà của mình. Cha mẹ và anh chị em mình không còn nhất thiết là những người có chung huyết thống với mình, mà chính là những người sống trong hoàn cảnh thiệt thòi nhất, chính những người này là những người cần được linh mục chia sẻ... họ là những người vô gia cư nghề nghiệp, là những người ít ai biết đến, là những người nghèo khổ mà ít ai nhìn thấy. Nói cách khác linh mục rời bỏ gia đình riêng của mình để trở thừa tác nhân phục vụ toàn diện đại gia đình


Ngày 7/9/2010

Gia đình mới của linh mục

Làm sao chúng ta yêu cầu linh mục rời bỏ mọi sự: từ bỏ cha mẹ, anh chị em, ruộng vườn... nếu ngài không được trao phó một gia đình mới, một nếp sống hiệp thông giữa hàng ngũ linh mục với nhau? Đây không phải là cách thức Chúa Giêsu đã hành sử! Đúng là như vậy, Ngài yêu cầu các môn đệ của mình từ bỏ mọi sự để mà theo Ngài... thế nhưng đồng thời Ngài trao ban cho các ông và bảo đảm cho các ông một cuộc sống giống như một thân thể, một gia đình mới, là gia đình có chung của cải và là gia đình được hình thành cụ thể với Ngài trong cuộc sống thường ngày... Việc vun trồng tình hiệp thông thân thiết giữa các linh mục trong một cách thức rất ư cụ thể thực sự là điều rất khẩn cấp. Sự việc phải tiến hành đi từ tiền bạc đến sức khỏe, từ đời sống thiêng liêng đến việc học hành, từ việc đối sử với người xa lạ đến việc dấn thân mang tính cách căn bản và cũng như thực hành giữa các linh mục với nhau hơn là trong một gia đình tự nhiên. Nói cách khác, các linh mục sống với Chúa Giêsu là Đấng đang ở cùng các ngài (cf Mt 18:20)... Trong những dịp tiếp cận với nhiều linh mục, tôi bắt đầu cảm nhận ra được một nhu cầu rất ư trọng đại là giúp các ngài tìm ra một mái ấm, một nơi để có thể sống thành một gia đình. Thực vậy, tôi tin rằng nếu một người không có một mái ấm, một nơi để cảm nghiệm đời sống gia đình với người khác, chắc chắn rằng người đó sẽ gặp phải nhiều khó khăn.

Toni Weber
L’ansia di Toni Weber. “Far casa ai sacerdoti” Roma 1994, pp. 39-40


Ngày 8/9/2010

Mẹ Maria: cũng là Ngôi Lời của Thiên Chúa

Mẹ Maria là một người độc nhất hiếm hoi được có mặt trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Mẹ hoàn toàn tràn đầy Lời Chúa. Lời Chúa phủ đầy con người của Mẹ (cf Lk 2:l9,51). Và nếu Ngôi Lời là sự vinh hiển của Chúa Cha, thì Mẹ Maria hoàn toàn hình thành bởi Ngôi Lời, nên Mẹ là người kỳ diệu không ai có thể sánh được... Kinh Magnificat (Lk 1:46-55) cũng trình bầy Mẹ Maria như là Ngôi Lời của Thiên Chúa. Khởi đầu của kinh nguyện này dựa vào thực tại là: lời kinh là sự thu thập những câu trích Kinh Thánh. Thánh Maximus thành Turin viết: “Hòm bia thánh chứa đựng lề luật”... ... “và Mẹ Maria chứa đầy Tin Mừng. ...Mà hòm bia thánh thì chuyên chở tiếng nói của Thiên Chúa, nên Mẹ Maria là người cưu mang Ngôi Lời trong lòng, Ngôi Lời này đã mặc lấy xác phàm.” Dẫu cho Mẹ Maria là người hoàn hảo độc nhất, thì nét đặc thù khác biệt của Mẹ Maria chính là mời gọi mọi gởi đến người Kitô hữu: ai nấy đều phải chiếu tỏa Chúa Kitô, chân lý, Ngồi Lời, tùy theo cá tính được Thiên Chúa phú ban. Là những người Kitô hữu, cũng như các phần tử còn lại của nhân loại, tất cả chúng ta đều là những lá cây như nhau của một cây cổ thụ, tuy nhiên mỗi người trong chúng ta cũng đều khác biệt nhau. Mỗi người thực ra đều bao gồm toàn bộ một vật thụ tạo. Nếu như mỗi người cùng mang trong mình “một vật thụ tạo”, thì chúng ta bình đẳng với nhau mà đồng thời lại khác biệt nhau.

Chiara Lubich
Mary The Transparency of God New York, 2003 pp. 23-24


Ngày 9/9/2010

Nếp sống đồng trinh phong phú với các hoạt động

Những người sống nếp sống đồng trinh nam cũng như nữ đều nêu gương nhân đức tuyệt vời cho các tín hữu hiện tại cũng như tương lai. Tuy nhiên danh hiệu đồng trinh không đủ sức để đưa con người vào Nước Trời nếu như không có những hoạt động tốt lành. Chỉ có các tìn hữu chân chính mới được cứu rỗi, trong khi đó những người không được cứu rỗi gì cả là những người tín hữu chỉ là tín hữu theo danh nghĩa mà thôi chứ trong thực tế họ là những người không phải là tín hữu dựa theo các minh chứng về các việc làm của họ. Các bãn đừng để ai dụ dỗ được mình với những lời nói dại khờ (cf Eph 5:6). Một người nam hay nữ mang danh nghĩa là đồng trinh không thể bảo đảm cho sự cứu rỗi riêng của mình trừ khi đương sự minh chứng bằng chính nếp sống với các hoạt động đạo đức mang lại những hoá trái tốt tươi thích hợp với đức đồng trinh. Trong Tin Mừng, Chúa gọi người đồng trinh như thế là những người khờ dại, bởi vì không có đủ dầu để sắp sáng đèn, thì phải ở ngoài, không được kể vào số người của Nước Trời, không được tham sự vào niềm vui mừng của Tân Lang, mà bị coi là người thù nghịch. Chính vì vậy, bất cư ai đã tuyên hứa trước Chúa là mình sống đức trong sạch, thì phải mặc lấy mọi nhân đức thiêng liêng thánh thiện.

Pseudo-Clement
Lettera ai vergini 2-3 La teologia dei padri /3, Roma 1975, p. 398


Ngày 10/9/2010

Trong sinh hoạt truyền giáo

Tôi tự hỏi không biết lời Kinh Thánh đã từng ứng dụng với Thánh Phaolô có áp dụng vào bản thân tôi hay chăng: “Chính Ta phải tỏ cho người ấy biết phải đau khổ vì danh Ta như thế nào”(Acts 9:16). Việc dấn thân vào hiện trạng sinh hoạt truyền giáo nói lên một sự thật không thể nghi ngờ được rằng chúng ta cũng phải dấn thân vào cuộc khổ nạn của Chúa Kitô. Dấn thân vào thực trạng sinh hoạt truyền giáo có nghĩa là dấn thân vào hiện trạng với nhiều hoạt động rộng lớn. Cứ đọc Thánh Kinh thì thấy rằng các hoạt động này trở nên khó khăn như thế nào cho các tông đồ. Các ông không cứ đứng không mà chờ. Các ông phải bắt tay vào hoạt động. Có nhiều thành ngữ, nhiều hình thức hoạt động tông đồ và sự vụ truyền giáo nói lên sự bó buộc của hoạt động này: Chiến sĩ của Chúa Kitô (2Tm 2:3), những người thợ làm trong vuờn nho của Chúa (Mt 10:1-16), các ngư phủ đánh cá người (Mt 4:19; Mk 1:17)… Nếu chúng ta được mời gọi, chúng ta phải thực hiện một hoạt động đích danh, một công việc liên quan đến các linh hồn, đôi khi hoạt động đến kiệt hơi hết sức. Chúng ta không thể cứ đứng ngoài mà đưa mắt nhìn như khách bàng quang được đâu.

Josef Kentenich
P. Wolf, Berufen – geweiht – gesandt Vallendar-Schönstatt 2009, pp. 33-34


Năm Linh Mục