TƯ TƯỞNG MỖI NGÀY
Năm Linh Mục

Thượng Tuần Tháng 10 Năm 2010
Từ 1 đến 10 Tháng 10 Năm 2010
Nguồn Trích: Daily Thought
Focolare Movement: wwww.focolare.org
Bản Dịch: Nam Nguyên

Ngày 1/10/2010

Ơn gọi của con chính là thương yêu

“Con cảm nghiệm trong con có ơn gọi linh mục. Ôi lậy Chúa Giêsu, với bao nhiêu ân tình con muốn được mang Chúa trong bàn tay mình mỗi khi con đọc lên lời thì Chúa từ thiên đàng ngự xuống. Cũng với bao nhiêu ân tình, con sẽ mang các linh hồn về cho Chúa ... on hiểu rằng Chúa Tình Yêu đoái nhìn đến mọi ơn gọi, và con cũng hiểu rằng tình yêu là tất cả, và tình yêu thi bao trùm lên mọi nơi mọi lúc... nói tắt rằng tình yêu thì vĩnh cữu. Như thế trong niềm vui sướng khôn tả, con kêu lên: Ôi lậy Chúa Giêsu, ôi Chúa Tình Yêu...ơn gọi của con, cuối cùng con đã tìm thấy rồi... Ơn gọi của con chính là tình thương yêu! Vâng con đã tìm ra được chỗ đứng của con trong Giáo Hội, và lậy Chúa, chính Chúa đã ban cho con chỗ đứng này trong Giáo Hội của Chúa là Mẹ của con, và con sẽ là tình yêu. Vậy con sẽ là mọi sự, và thế là mộng ước của con đã thành đạt rồi.

Teresa of Lisieux
Story of a Soul , 9, and Spiritual Canticle prologue 3
cited in Christopher O’Donnell, Love in the Heart of the Church Veritas, Dublin, 1997, pp. 44 and 46.


Ngày 2/10/2010

“Hãy biểu lộ” Chúa Giêsu

“Chúng tôi muốn gặp ông Giêsu” (Jn12:21). Lời yêu cầu này được nói trực tiếp với Tông Đồ Philip bởi một số người Hy Lạp hành hương tới Jerusalem vào dịp Lễ Vược Qua ngày xưa, nay còn vang vọng đến tai chúng ta vào năm Thánh này. Cũng giống như các khách hành hương của hai ngàn năm về trước, các người hành hương ngày nay - một cách nào đó – yêu cầu người có long tin không những “nói” về Chúa Kitô, mà còn ‘biểu lộ” Ngài ra một cách nào đó. Như vậy đây chẳng lẽ lại không phải là sứ vụ của Giáo Hội với bổn phận chiếu tỏa ánh sáng Chúa Kitô trong mọi giai đoạn lịch sử để làm cho bộ mặt của Ngài được bừng sáng lên trước các thế hệ của thiên niên kỷ mới này hay sao?

John Paul II
Novo millennio ineunte 16


Ngày 3/10/2010

Là người giảng dậy vì là chứng nhân

Đối với Giáo Hội, ý nghĩa đầu tiên của của việc truyền bá Tin Mừng là sống đời sống chứng nhân của người Kitô hữu trung thực đang dâng hiến cho Thiên Chúa trong tinh thần thông hiệp bền bỉ không gì có thể ngăn cản được, đồng thời nếp sống này cũng phải dấn thân vào việc phụx vụ người khác với tinh thần hăng say không giới hạn... “Con người thời đại này thường muốn lắng nghe các nhân chứng hơn là những giảng dậy, và họ chỉ muốn nghe các người giảng dậy nếu như các người này cũng là các chứng nhân.” Thánh Phêrô diễn tả sự việc này rất chính xác khi thánh nhân sống một đời sống gương mẫu trong sạch và đáng kính trọng. Không cần phải nói lên lời mà thánh nhân đã thắng được những người không muốn vâng phục những lời nói. Chính vì thế mà ngay từ khởi đầu nhờ vào cung cách và đời sống gương mẫu mà Giáo Hội muốn thực sự dấn thân rao giảng Tin Mừng cho thế giới bằng chính đời sống chứng nhân trung thành với Chúa Giêsu, nói cách khác lời rao giảng ấy chính là hiện thân của nếp sống khó nghèo và từ bỏ, một nếp sống chúng nhân của tinh thần tự do trong lúc phải đương đàu với các quyền lực thế gian, nói tắt rằng là chứng nhân của một nếp sống thánh thiện.

Pope Paul VI
Evangelii Nuntiandi 41


Ngày 4/10/2010

Các ngài là ông chủ của tôi

Từ đó về sau Chúa đã ban cho tôi, và bây giờ Ngài vẫn còn ban cho tôi niềm tin tưởng vào các linh mục là những người sống theo nghi lễ Giáo Hội Roma mà bởi vì tuân lênh nên các ngài phải truy nã tôi, dù thế tôi vẫn một mực muốn trông cậy vào các ngài. Dù tôi được khôn ngoan như vua Salomon đi nữa mà gặp thấy các linh mục kém cỏi thế nào, tôi cũng chẳng bao giở giảng dậy điều gì trái với ý mưốn của các ngài trong giáo xứ của các ngài. Tôi cũng ước muốn tôn trọng, thương yêu vả kính nể các ngài cũng như mọi người khác như là ông chủ của tôi vậy. Tôi cũng chẳng muốn nhìn đến lỗi lầm gì nơi các ngài bởi bị tôi cảm nhận ra Con Thiên Chúa hiện hiện nơi các ngài, và các ngài là ông chủ của tôi. Tôi cư xư theo cách thế như vậy bởi vì trong thế giới này tôi chẳng thấy Con Thiên Chúa bằng xương bằng thịt hiện diện ở đâu cả mà chỉ biết Thịt và Máu cực trọng của Con Thiên Chúa mà các ngài từng đón nhận và các ngài trao cho người khác.

Saint Francis of Assisi
The Testament, in Francis of Assisi: The Saint New City Press, New York, 1999, p 125


Ngày 5/10/2010

Mọi người đều là một người mẫu

Là nông gia đang hết lòng trồn trọt để dâng lên Thiên Chúa hoa trái, hay là người thợ mộc, thủ công nghệ, công tư chức đi nữa, tất cả chúng ta - đều là những người Kitô hữu - phải là những người mẫu mực cho các bạn đồng nghiệp của mình. Đây không phải là lý do cho chúng ta tự hào, bởi vì từ đáy lòng mọi người chúng ta đều có niềm xác tín rõ ràng là chúng ta chỉ thành công được nếu chúng ta biết tìn thác vào Thiên Chúa. “Một mình chúng ta” mà thôi, chúng ta cũng không đủ sức nhặt được cộng rác từ dưới đất lên được. (Jn 15:5). Nhu vậy, mỗi người trong ngành nghành nghề và vai tròcủa mình trong xã hội đều cần phải cảm nhận ra mình có bổn phận thi hành công việc của Thiên Chúa, và bầy tỏ sự an hòa cùng niềm vui của Chúa ở mọi nơi mọi chốn. “Người Kitô hữu chân chính luôn mang theo mình sự trong sáng và niềm vui: trong sdáng vì mình cảm nhận ra sư hiện diên của Thiên Chúa; niềm vui vì mình cảm nhận được Thiên Chúa ban đầy hồng ân. Trong trường hợp như vậy, người Kitô hữu chân chính thực sự là người thuộc hàng vương giả là linh mục thánh của Thiên Chúa” (Clement of Alexandria)

San Josemaría Escrivá De Balaguer
Tra le braccia del Padre Marietti, Genova 2000, p. 59


Ngày 6/10/2010

Chúng tôi lên tiếng vì chúng tôi đã tìm thấy

Mọi người chúng ta đều biết rằng thật là khó cho một người trẻ sống nếp sống người Kitô hữu trong thời đại tân tiến này. Sắc thái văn hóa cũng như các bối cảnh truyền thông cung ứng cho con người nhiều tiện nghi thuận lợi hơn là con đường dãn người ta đi đến gặp Chúa Kitô. Hình như người ta khó mà nhìn nhận Chúa Kitô là trung tâm điểm của đời sống và ít muốn sống nếp sống như Chúa Giêsu đã dậy chúng ta. Tuy nhiên, hình như tôi cũng nhận thấy rằng nhiều người càng ngày càng hiểu biết về về sự không hoàn hảo của tất cả những tiện nghi đang được cung ứng, cũng như cả sư bất toàn của lối sống hiện nay mà cuối cùng đưa chúng ta đi đến trống rỗng... Người trẻ nên ý thức rằng chúng ta không nói ra nhưng lời mà chính bản than chúng ta không sống thực, thế nhưng chúng ta nói ra bởi vì chính chúnh ta đã tìm thấy và còn tiếp tục đi tim ra chân lý, một chân lý cho đời sống riêng mình. Chỉ khi nào chúng ta biết vạch ra một đường sống này, và nêu chúng ta biết sống nội tâm như thế cũng như biết sống theo gương Chúa Giêsu sống, thì lời giảng dậy của chúng ta mới được tin tưởng và có sức thuyét phục người nghe.

Benedict XVI
To the clergy of Rome 7 February 2008


Ngày 7/10/2010

Chỉ có vẻ đẹp mới chiếm đoạt được trái tim

Việc thăm dỏ để mà khám tìm ra những nét xấu của thế giới chúng ta đang sống mà thôi thì chưa đủ. Còn thời đại rất thực tế không ảo tương của chúng ta mà chỉ nói đến công bằng, bổn phận, ích lợi chung, chương trình mục vụ và những đòi hỏi của Tin Mừng mà thôi thi cũng chưa gọi là đử được. Chúng ta cần phải nói về các đề tài này với một tâm hồn cái hóa đầy lòng thương cảm và yêu mến, cùng với cảm nghiệm sống động của tình thương yêu mang lại niềm vui và tinh thần phấn khởi. Chúng ta cần chiếu sáng vẻ đẹp của điều chân thực và công chính trong đời sống bởi vì chỉ có vẻ đẹp này mới thực sự chiếm đoạt dược các tâm hồn và đem họ về với Thiên Chúa.

Cardinal Carlo Maria Martini
Pastoral Letter 1999-2000 Milan, 1999, pp. 12-13


Ngày 8/10/2010

Thuốc giải độc chủ nghĩa giáo quyền

Chủ nghĩa giáo quyền là hình thức lệch lạc, một vấn đề hết sức gay go đối với Chúa Giêsu khi mà “các nhà chuyên nghề’ của đạo giáo nêu ra. Chủ nghĩa này có thể được nhìn như là một thái độ kẻ cả mỗi khi giảng dậy cho người khác mà chính bản thân mình lại không sống trung thực, hoặc chỉ biết tìm hưởng những đặc ân và sự kính trọng bên ngoài, vv. Các thái độ này là những nhược điểm của con người mà chúng ta có thể thấy trong mọi môi trường xã hội, vi vậy thật là một điều đáng tiếc khi chúng ta cũng nhìn thấy trong lãnh vực tôn giáo. Chúng ta phông cần phải bạn tâm để chống đối hành giáo phẩm. Cũng không cần phải sửa sai những thái độ phàm tục hóa, tốt hơn là xứ sống chính nếp sống của Chúa Giêsu đã sống hằng ngày, cố gắng hơn để sống điều mà Thánh Phaolô khuyên nhủ: “Tôi sống nhưng không phải là tôi sống, nhưng mà chính Chúa Kitô sống trong tôi” (Gal 2: 20). Đây chính là thuốc giải độc cho chủ nghĩa giáo quyền.

Pasquale Foresi
Colloqui. Risposte sulla spiritualità dell’unità Città Nuova, Roma 2009, p. 73


Ngày 9/10/2010

Là “tiếng nói” của Ngôi Lời

Việc giảng dậy Kitô Giáo không phải chỉ phát ra “những lời nói”, mà chính là tuyên xưng Lời Chúa, đồng thời việc tuyên xưng này phải thế nào cho trùng hợp với Ngôi Vị của Chúa Kitô. Như vậy việc phục vụ chân thực cho Lời Chúa đòi hỏi linh mục cần phải cố gắng sống đời từ bỏ trọn vẹn đến độ có thể nói được như thánh Tông Đồ: “Tôi sống nhưng không phải là tôi sống, nhưng mà chính Chúa Kitô sống trong tôi”, Người linh mục không thể coi mình là “bậc thày” về Lời Chúa, nhưng là người tôi tớ phục vụ Lời Chúa. Linh mục khjông phải là Ngôi Lời, mà theo như thánh Gioan Tiên Hô, linh mục là “tiếng nói” của Ngôi Lời, Như vậy đới với linh mục, “tiếng nói” của Ngôi Lời hàm ý người linh mục hãy để “mình mất đi” trong Chúa Kitô, để cả con người của mình tham dự vào màu nhiệm tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô: sự hiểu biết, tự do và việc dâng hiến bản thân bản thân trở thành lễ vật hy sinh sống động (x Rm 12: 1-2) Chỉ có việc tham dự vào lễ vật hy sinh của Chúa Kitô, tham dự vào sự từ bỏ của Ngài, thi lời rao giảng của chúng ta mới trở nên chân chính.

Benedict XVI
Catechesis at the General Audience 24 June 2009


Ngày 10/10/2010

Thánh hóa bản thân như thánh hóa tha nhân

Theo một ý nghĩa nào đó, thánh Gioan Maria Vianney tự thánh hoá mình, nên nhờ vậy ngài có khả năng hơn trong việc thánh hóa người khác. Dĩ nhiên, việc cải hóa còn hệ tại ở tâm trạng quyết định của các tâm hồn liệu có được tự do trong hành động của mình hay không, và cũng còn hệ tại ở tình trạng ơn Chúa nữa. Trong sứ vụ của mình, người linh mục không những có thể soi sáng và hướng dẫn các tâm hồn trong vấn đề nội tâm, đồng thời còn trao cho họ các bí tích nữa. Các bí tích dĩ nhiên là chính hoạt động của Chúa Kitô, và sự tác dụng của các bí tính không hề suy giảm do sự bất xứng hay khiếm khuyết của thừa tác viên. Có điều là các hệ quả của các bí tích cũng còn tuỳ thuộc vào thái độ của người nhận lãnh, về điểm này các linh mục có thể trợ giúp các linh hồn bằng chính sự thánh thiện riêng cũng với nếp sống chứng nhân của mình, đặc biệt nhờ vào sự hiệp thông với các công nghiệp của các thánh. Thánh Phaolô nói: "Tôi muốn hoàn tất những gì còn thiếu sót trong cuộc khổ nặn của Chúa Kitô để mưu ích cho Nhiêm Thể của ngài là Giáo Hội”

Pope John Paul II
Lettera ai sacerdoti sul Santo Curato d’Ars 16 marzo 1986


Năm Linh Mục