TƯ TƯỞNG MỖI NGÀY
Năm Linh Mục

Thượng Tuần Tháng 11 Năm 2010
Từ 1 đến 11 Tháng 11 Năm 2010
Nguồn Trích: Daily Thought
Focolare Movement: wwww.focolare.org
Bản Dịch: Nam Nguyên

Ngày 1/11/2010

Chúa Giêsu hiện thân nơi các thánh

Các thánh giống như nhiều tấm gương nhỏ trong đó Chúa Giêsu Kitô thưởng lãm hình ảnh của mình. Trong các thánh tông đồ, Chúa Giêsu hiện thân với lòng nhiệt thành và tình thương yêu trong việc cứu rỗi các linh hồn. Trong các thánh tử đạo, Ngài hiện thân với lòng kiên nhẫn, nếp sống đau khổ và cái chết đau đớn, Trong những người sống cô đơn, Ngài hiện thân với nếp sống ẩn dật trong bóng tối. Trong các người đồng trinh, Ngài khen ngợi tâm hồn trong sạch không bọn nhơ. Và trong tất cả các thánh, Ngài hiện thân với tình bác ái không giới hạn, để chúng ta khi khen ngợi các nhân đức của các thánh nhân, chúng ta không thấy việc gì cần làm ngoài việc ca ngợi các nhân đức của Chúa Giêsu Kitô hiện thân qua các thánh.

San Giovanni Maria Vianney
Scritti scelti Città Nuova, Roma 1975, p. 94


Ngày 2/11/2010

Vòng tay thương yêu của Chúa Cha

Khi tôi nhắm mắt lần cuối nơi dương thế, những người đứng chung quanh tôi sẽ nói: “ông ta chết rồi.” Đó là lời nói dối. Tôi chỉ chết cho những người quen nhìn thấy tôi, cho những người đang sống nơi dương thế. Chân tay tôi sẽ lạnh cứng, mắt tôi chẳng còn nhìn được nữa. Thế nhưng thực ra mà nói không có sự chết, bởi vì ngay khi mắt tôi nhắm lại nơi đương thế, thì nó lại mở ra để đi vào cõi vĩnh hằng của Thiên Chúa. Như thánh Phaolô nói chúng ta sẽ nhìn thấy Thiên Chúa mặt đối mặt như Ngài đang hiễn diện thực sự vậy (1Cor 13:12). Những lời trong Sách Khôn Ngoan chương thứ 3 sẽ được ứng nghiệm: Thiên Chúa tạo dụng nên con người bất tử, bất tử là vì Thiên Chúa dựng nên con người giống bản tính của chính Ngài. Tính bất tử đã có sẵn trong con người của chúng ta, chính vì vậy cái chết chẳng là gì khác ngoài cái biểu hiên cuối cùng của căn tính thực sự của con người, là hữu thể ở cùng Thiên Chúa. Chết chính là lúc vòng tay của Chúa Cha đang mong mỏi chờ đợi ngay trong tâm hồn mỗi người và mọi loài thụ tạo.

Oreste Benzi
Testamento spirituale


Ngày 3/11/2010

Làm đầu có nghĩa là người tôi tớ

Chúa Giêsu Kitô là đầu của nhiệm thể Ngài tức là Giáo Hội. Ngài cũng đứng đầu trong ý nghĩa mới mẻ duy nhất là “người tôi tớ” theo như chính Lời Ngài nói: “Con Người đến không phải để được phục vụ mà để phục vụ và để hy sinh mạng sống mình là giá cứu chuộc cho mọi người” (Mk. 10:45). Sự phục vụ của Chúa Giêsu được thể hiện ở mức trọn vẹn trên thập giá, nghĩa là việc Ngài hiến dâng bản thân mình trong khiêm nhường và thương yêu. “Ngài đã hoàn toàn trút bỏ mọi sự để mặc lấy thân phận nô lệ, trở nên giống phàm nhân và sống như người trần thế. Ngài lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.” (Phil: 2: 7-8). Uy quyền của Chúa Giêsu Kitô với tư cách là đầu đồng nghĩa với việc phục vụ mà Ngài thực hiện, với hồng ân Ngài ban, với trọn vẹn hy sinh đầy khiêm nhường và thương yêu thay cho Giáo Hội. Ngài làm mọi sự này là làm theo thánh ý Chúa Cha. Ngài chính là người Tôi Tớ Trung Thực Chịu Đau Khổ, Ngài vừa là linh mục vừa là lễ vật hy tế. Su hiện hữu của linh mục xét về mặt tinh thần nói lên một đời sống được linh ứng từ một nguồn quyền bính đích thực đó là quyền phục vụ Giáo Hội. Theo như thế các linh mục, những thừa tác viên ... sẽ trở nên những “người mẫu” của đoàn chiên để mỗi phần tử cũng đều có phần vụ riêng của mình mà vâng theolời kêu gọi bày tỏ tinh thần phục vụ thế gian giống như các linh mục.

Pope John Paul II
Pastores dabo vobis 21


Ngày 4/11/2010

Để Chúa Kitô sinh ra

Chúng ta nên làm mọi sư và làm theo tinh thần bác ái để thắng vượt tất cả mọi khó khăn mà chúng ta cảm nghiệm thấy trong cuộc sống hằng ngày. Như vậy chúng ta sẽ co dử sức mạnh và nghị lực để Chúa Giêsu sinh ra trong chúng ta cũng như nơi người khác.

Saint Charles
Borromeo Acta Ecclesiae Mediolanensis Milano 1599, p. 1178


Ngày 5/11/2010

Trở nên bí tích thánh thể cho tha nhân

Theo phân đông, “hồng ân hiến mạng sống mình” mà Chúa Giêsu thường đề cập tới không phải được chỉ hoàn thành bằng việc đổ máu. Hồng ân này có thể được thực hiện qua nhiều hành vi cử chỉ nhỏ bé của đời sống hằng ngày, như đặt mình vào công tác phục vụ tha nhân, bao gồm cả những người mà vì bất cứ vì lý do nào đó có thể đang sống trong cảnh ngộ thấp kém hơn chúng ta... Phục vụ có nghĩa là trở thành bí tích “thánh thể” cho người khác, có nghĩa là hòa mình với người khác, là chia sẻ niềm vui cũng như nỗi buồn của họ (xem Rm 12:15), là học hỏi cách suy nghĩ theo tâm thức của họ, là cảm nhận tâm tình của họ, là sống nếp sống của họ “là đi trong giầy của họ” như ngạn ngữ Án Độ thường nói.

Card. François-Xavier Van Thuan
Testimony of Hope Daughters of St. Paul, Boston, 2000, p. 71


Ngày 6/11/2010

Nếu yêu thương thì bạn chính là tình yêu

Điều xem ra quan trọng đối với tôi chính là các bạn tiến lên chức linh mục với niềm ao ước để có thể chết cho mọi người, chết cho chính bản thân mình thay cho mọi người. Hãy khơi lên ngọn lửa ý thức và anh hùng để yêu thương. Thiên Chúa là tình yêu. Và nếu bạn thương yêu thì bạn cũng la tình yêu. Còn bạn không biết thương yêu thì bạn không phải là tình yêu. Bạn cần phải coi trọng người khác dù họ là ai đi nữa thì họ củng là những người duy nhất trong thế giới này mà không thể thay thế bằng người nào khác được... Biết bao nhiêu lần chúng ta đọc thấy nơi thánh Phaolô rằng dù tôi có ơn nói tiên tri, hay hiến dâng đi tất cà của cải tôi đang có, mà nếu tôi không có đức ái, thì tôi cũng chẳng là gì cả. Trọn vẹn Tin Mừng qui vào điểm này. “Tât cả những gì chúng con làm cho người bé mọn nhất là chúng con làm cho chính Thày.” Bất cứ điều gì mà tôi làm cho người hền hạ nhất trên thế giới này là tôi làm cho Chúa Giêsu. Đó là cách thức chúng ta thắp lên ánh sáng trong màn đêm... Nếu bạn xác tìn được điều này thì đây là một khám phá lớn cho bản thân bạn rồi. Như vậy bạn hiểu được rằng ít ra thế giới này cũng có thể trở nên tốt hơn.

Silvano Cola
Being One 18 (2009/3), p. 40


Ngày 7/11/2010

Lôi kéo họ vào trái tim bạn

Chúa Giêsu Đấng chịu đóng đanh... Đấng giầu có như thế, nhưng lại “tư bỏ mọi sự để mặc lấy thân phận của người nô lệ” (xem Phil 2:7) chính Ngài có thể dậy cho các linh mục về thái độ mà các ngài phải có để đối xử với những người được ủy thác cho mình chăm sóc... Cung cách của Chúa Kitô là như thế, và Ngài muốn các linh mục cũng nên như vậy. Phục vụ là “hòa mình nên một” với mọi người cho tới cùng trong mọi sự trừ tội lỗi... để chinh phục được nhiều linh hồn mang về cho Chúa Kitô (Xem 1 Cor 9:19). Hãy mỏ rộng tâm hồn để đối thoại với mọi người, để hiểu biết mọi người, và hãy kéo họ vào trái tim bạn! Nếu đời sống phục vụ của linh mục được tiến hành qua tình thương yêu đầy cảm mến, và xuất phát từ con tim, các ngài sẽ thấy điều kỳ diệu là Chúa Thánh Thần kêu gọi người Kitô hữu cần biểu lộ cho thế giới hôm nay biết về một phần của Giáo Hội đã được ủy thác cho họ: chức linh mục vương giả; những người tín hữu có niềm tin đầy lòng xác tín, mà sự dấn thân của họ vượt xa cả lòng mộ đạo giữ lễ ngày Chủ Nhật. Họ sống bí tích rửa tội của mình bằng việc tử đạo từng giờ từng phút trong Chúa Kitô, vì tình yêu Chúa Kitô ở giữa họ, và trong Chúa Kitô phục sinh.

Chiara Lubich
Il sacerdote oggi, il religioso oggi Gen’s 12 (1982/6) p. 5


Ngày 8/11/2010

Nghệ thuật hoàn hảo nhất

Dù con số linh mục gia tăng quá ít oi tại các Giáo Hội địa phương trong khi nhu cầu về việc cử hành phụng vụ thì cần liên tục, người ta vẫn nhận thấy có điều nguy hiểm là đời sống linh mục chỉ là chuỗi những hành động thánh mà thiếu vằng sự tương quan cá nhân sâu đậm với con chiên bổn đạo của mình... Để trở nên người biết hiệp thông và biết đối thoại, chúng ta cần phải hoàn toàn biết quan tâm đến từng người. Mỗi người là con cái của Thiên Chúa. Mỗi người đều có những giá trị cao cả, Theo luật vàng mục vụ của Thánh Grêgôriô Cà, là luật có ành hưởng trên các mục tử qua bao thể kỷ, “nghệ thuật hoàn hảo nhất trong các nghệ thuật” đó là khả năng biết dẫn dắt những người được ủy thác cho mình theo đường lối phục vụ Thiên Chúa. Thế nhưng làm sao chúng ta hướng dẫn người khác được nếu như chúng ta không biết tạo nên mối tương quan thân ái với họ trong tình thương yêu và chân lý của Chúa Kitô, nếu chúng ta không biết lắng nghe người anh chị em của mình, nếu chúng ta không có tinh thần từ bỏ mọi sự vì người anh chị em của mình?

Toni Weber E. Cambón – S. Cola, L’ansia di Toni Weber Città Nuova, Roma 1994, p. 44


Ngày 9/11/2010

Tạo nên mái ấm cho tha nhân

Người sống quảng đại là người đã tìm thấy nhà mình trong Thiên Chúa, thì chắc chắc cũng phải trở thành mái ấm cho nhiều người khác. Chúng ta có thể trao tặng cho người khác mái ấm tinh thần và đó chính là công việc tốt đẹp. Việc tạo nên mái ấm cho người khác có nghĩa là mình sống vô vụ lợi. Thánh Phaolô nói về giao tế liên lỉ với nhiều người. Thánh nhân muốn “trở nên mọi sự cho mọi người” Nếu chúng ta biết cách hy sinh bản thân mình trong chiều hướng vô vị lợi như thế cho tha nhân, và hiến tặng cho họ mái ấm tinh thần, chúng ta sẽ dễ dàng dẫn dắt họ tiên về nhà của họ trong Thiên Chúa hơn. Nếu có thiếu xót điều gì, điều đó có nghĩa là một nối kết nào đó trong chuỗi giây liên đới được đạt không đúng chỗ đó thôi. Chính vì vậy chúng ta hãy giúp tha nhân có khả năng tạo được mái ấm cho nhau.

Josef Kentenich
P. Wolf, Berufen - geweiht - gesandt, Schönstatt, Vallendar-Schönstatt 2009, p. 91


Ngày 10/11/2010

Chính Chúa là người chọn họ

Chúa đã sai con đến với muôn dân. Đặt trên vai con quyền lực của Chúa rồi bảo con hãy lên đường. Lời Chúa sai con đi đến nơi xa xôi, đến với những người mà Chúa muốn cứu chuộc giữa nhân loại, thật là trách nhiệm cam go, và thực sự là cam go. Thực ra ngay từ khi lời Chúa thánh hiến con vào sứ mệnh này, con thật tình đã luôn luôn thực thi sự vụ được trao. Con muốn yêu thương và được thương yêu, con muốn là một người bạn tốt và có nhiều bạn tốt. Thật là điều tốt đẹp nếu sự việc diễn tiến một cách dễ dàng như vậy. Lý do là vì con chỉ đến với những người con tự chọn và ở với người con chọn bao lâu con muốn. Thế nhưng giờ đây không phải thế nữa. Những người mà Chúa sai con đến phục vụ - Chúa chọn họ chứ không phải con chọn. Con cũng không là người bạn của họ nữa mà chính là đầy tớ. Mà ngay khi con xách gói lên đường, đó cũng chưa phải là dấu chứng nói lên việc con lên đường thực sự, và một khi lên đường rồi tốt hơn là con phải ở lại nơi mà Chúa bảo con ở lại.

Karl Rahner
Tu sei il silenzio Queriniana, Brescia 1969, p. 63


Năm Linh Mục