TƯ TƯỞNG MỖI NGÀY
Năm Linh Mục

Hạ Tuần Tháng 11 Năm 2010
Từ 21 đến 30 Tháng 11 Năm 2010
Nguồn Trích: Daily Thought
Focolare Movement: wwww.focolare.org
Bản Dịch: Nam Nguyên

Ngày 21/10/2010

Anh chị em tôi là phần chi thể của tôi

Tình hiệp thông trước hết nói lên việc tâm hồn chiêm niệm mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trong chúng ta, và ánh sáng của Chúa Ba Ngôi lóe sáng trên gương mặt cùa các anh chị em sống chung Quanh chúng ta. Một tinh thần hiệp thông cũng có khả năng nghĩ đến anh chị em có đức tin của chúng ta kết hợp sâu xa trong Nhiệm Thể, nên họ được coi là “những người thuộc một phần của thân thể chúng ta.” Tinh thần này mang lại cho chúng ta khả năng biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn của họ, cảm nhận ra những hoài bão cùng mơ ước của họ, quan tâm đến các nhu cầu của họ, để rồi nối kết tình bạn trung thực sâu đậm với họ. Một tinh thần hiệp thông cũng còn bao hàm khả năng nhìn ra những điểm tích cực nơi người khác để mà đón nhận và trân quí như là hồng ân đến từ Thiên Chúa: hồng ân này không những được ban cho các anh chị em chúng ta là những người lãnh nhận trực tiếp, mà cũng là “hồng ân cho chúng ta” nữa. Một tinh thần hiệp thông sau cùng còn giúp chúng ta biết cách làm thế nào để “dọn đường” cho các anh chị em của chúng ta để chung vai gánh vác “những gánh nặng của nhau” (Gal 6:2), đồng thời chống lại những cám dỗ hằng vây hãm chúng ta, xúi dục chúng ta chạy theo những cuộc ganh đua, tham quyền chức vị, ghen tương và ngờ vực lẫn nhau.

Pope John Paul II
Novo millennio ineunte 43


Ngày 22/10/2010

Vượt ra ngoài cảnh cô độc

Câu chuyện kể về một linh mục không hạnh phúc. Vào một buối tối một ngưòi khách đến thăm và lên tiếng chúc mừng ngài, ngài đã lỡ lời nói: “bây giờ thì tôi không còn khác gì hơn một nhà triết học hoàn toàn đơn côi lẻ bóng.” Một suy nghĩ thật là chua chát, nhưng lời tự nhận xét này quả thực lại rất đúng! Ngài đã rời bỏ chính Tổ Ấm, mà ngoài nơi này ra thì chỉ toàn là cảnh lưu đầy và cô độc mà thôi. Có nhiều linh mục không cảm thấy điểm này, bởi vì các ngài sống ... “bám víu vào thế gian giống như loài dong bám vào những tảng đá dưới biển” (Clement of Alexandra)... Hoặc các ngài dùng đến nhiều phương thế khác nhau để mà che dấu cơn đói khát của mình, và đi tìm cái gì đó thế vào cho vị trí Giáo Hội. Thế nhưng nhiều vị hiểu được từ thâm cung của hữu thể con người của mình là chính bản thân mình... Lời Gọi của Trời Cao linh ứng cho các ngài hiểu được rằng không có tình bạn, tình yêu thương hay tổ chức xã hội nào đã từng hỗ trợ cho mình mà lại có thể thỏa mãn được niềm khát vọng tiến tới tình hiệp thông... Không có điều gì xuất phát từ con người dù nam hay nữ, hay bất cứ điều gì trong khả năng nhân loại lại có thể làm cho con người giải thoát được nỗi cô đơn cả. Thực ra điểm này có thể trở nên rõ ràng hơn nếu con người hiểu được bản thân mình một cách thấu đáo hơn. Lý do không thoát khỏi nỗi cô đơn vì thực ra nó đối nghịch với sự hiệp thông mà chúng ta được kêu gọi tiến tới. Sự hiệp thông có cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

Henry de Lubac
Méditation sur l’Eglise Paris 1968, pp. 194-195


Ngày 23/10/2010

Trong hình ảnh Ba Ngôi Một-Chúa

Giáo Hội là hiệp thông, và ơn cứu độ là sống trong hiệp thông... Nền văn hóa thời đại cũng nhấn mạnh đến việc con người chỉ có thể tìm thấy chân lý của riêng mình, và việc cá nhân mỗi người đi đến hiệp thông như thế nào. Hiệp thông không phải là chia rẽ, nhưng mang sắc thái độc nhất, không hỗn độn, mà còn phản ảnh được ý nghĩa là được tạo nên theo hình ảnh giống Thiên Chúa Ba Ngôi và đã bầy tỏ cho chúng ta như chúng ta đã tin. Bản chất của sự hiệp thông mà chúng ta có thể nhìn thấy được nơi các người Kitô hữu là một điều Chúa Giêsu đòi hỏi “để thế gian có thể tin theo” (Jn 17:21). Không có điều gì hiển nhiên hơn là sự diễn đạt có tính cách liên đới về mầu nhiệm Ba Ngôi, một mầu nhiệm xác định rõ đặc điểm của Kitô Giáo khác hẳn với các tôn giáo khác.

Silvano Cola “The Spirituality of Communion in the Life and Ministry of Priests”
Being One 18 (2009/3), pp. 40-46, at p. 43


Ngày 26/10/2010

Chỉ có một vị Tôn Sư

Sự khôn ngoan của Tin Mừng không phải là một hướng dẫn vô bổ: một người tôi tớ có thể hiểu biết hơn một nhà thần học, và cha Sở Xứ Ars có khi hiểu biết hơn cả Lamennais. Chúa Giêsu nói: “chúng con chỉ có một vị tôn sư mà thôi, còn tất cả các con là anh chị em với nhau.” Để là anh chị em với nhau, thì chỉ có một vị Thầy mà thôi, bởi vì chỉ có một Cha. Giáo huấn của Ngài là: tất cả chúng ta là anh chị em với nhau. Trong bất cứ hoàn cảnh nào đi nữa, những người đảm nhiệm vai trò quan trọng hơn đều được xếp vào chỗ thấp nhất: còn các tiêu chuẩn của thế gian thì lại đảo ngược, bởi vì mức độ thương yêu nằm trong mức độ tình liên đới huynh đệ. Qua ân phúc này, sự thành đạt phong phú dẫn đến chiều hướng căn bản tiến tới thánh thiện: theo đó hoặc là đạt được tất cả còn không thì chẳng có gì. Bất cứ ai chấp nhận điểm này... là chấp nhận Tin Mừng. Những người ấy sẽ từ bỏ cha, mẹ, ruộng vườn, kể cả linh hồn của mình để lấp đầy khoảng cách với Thần Linh Thiên Chúa và vác lấy thánh giá để làm chủ được đời sống riêng tư.

Igino Giordani
Memorie di un cristiano ingenuo Città Nuova, Roma 20054 p. 159


Ngày 27/10/2010

Một dấu chứng hiệu quả của Chúa Kitô

Linh mục phải là nguời đi sát với cộng đồng, phải sống chung với mọi người, hiểu biết họ và trở nên một với họ. Thái độ từ bỏ này, nếp sống đơn sơ trở thành một người Kitô hữu giữa các người Kitô hữu như thế, sẽ có tác dụng giao tế với mọi người. Tuy nhiên sự giao tế này chỉ truyền đạt được điều gì đó và chỉ biểu hiện được tình yêu của Thiên Chúa, nếu vị linh mục biết dựa vào nếp sống gần gũi với người khác trong tinh thần đơn sơ và khiêm tốn, thì ngài mới mang theo trong mình trọn vẹn sự cao cả và tầm quan trọng của sứ mệnh cũng như đặc tính bí tích nơi thiên chức của mình. Đó là phương thức duy nhất mà vị linh mục có thể trở thành dấu chỉ hữu hiệu về sự hiện diện của Chúa Kitô là Đấng đã từ bỏ mọi sự.

Klaus Hemmerle
Il sacerdote oggi Gen’s 12 (1982/6) p. 11


Ngày 28/10/2010

Một sinh động của tình thương yêu

Các mục tử không bao giờ nên sống xa cách đoàn chiên, vì nói cho cùng thực sự các ngài cũng là phần tử trong đoàn chiên này, và cũng giống như các phần tử khác trong đoàn chiên, các ngài cũng đặt mình tuân theo những tiếng kêu mời khẩn thiết của ơn gọi... Do việc các ngài cũng tham dự vào chức tư tế tổng quát như các phần tử khác, các ngài có thể làm sai suyển đi chức tư tế phổ quát này nếu các ngài chỉ biết hạn hẹp việc thực hành việc phụng thờ cho cá nhân mình mà thôi... mà việc phụng tự Kitô Giáo bao gồm việc biến hóa thế gian bằng tình thương yêu của Thiên Chúa, nên sinh hoạt chính của việc phụng tự là tạo lập ra sự hiệp thông và cổ súy cho tình hiệp thông. Khi người có chức linh mục liên kết nếp sống đầy tình thương yêu của mình với hành động hiến tế của Chúa Kitô, thì sẽ phát ra tình yêu thương sinh động, một tình thương yêu lan rộng tới cả thế giới và có tác dụng biến đổi thế giới. Như vậy chúng ta thấy rõ ràng là tác dụng biến đổi thế giới có sự liên kết mật thết với đấng trung gian hơn là các hy tế chỉ mang tính cách nghi thức trong phụng tự của Cựu Ước. Tuy nhiên sự biến đổi ấy chỉ có thể hoàn hành qua trung gian tư tế của Chúa Kitô, và cũng chỉ được chấp nhận khi nó được trở thành hữu hình. Đây là lý do tại sao một sứ vụ như thế cần đến đấng trung gian để trở thành hữu hình và mang lại hiệu quả.

Albert Vanhoye
Old Testament Priests and the New Priest Petersham, Massachusetts, St. Bede’s Publications, 1986, p. 317.


Ngày 29/10/2010

Mẹ Maria là mẫu mực của Giáo Hội

Mẹ Maria là một thế nhân giống như chúng ta, những người luôn biểu lộ điểm căn bản của Kitô Giáo là tình thương yêu, nên ngay cả các linh mục cũng như các giám mục trước khi là linh mục hay giám mục nhất nhất đều là những người Kitô hữu đích thực, là những người chịu đóng đanh như Chúa Giêsu, vì chính Ngài đã lập nên Giáo Hội trên thập tự giá. Mẹ Maria đã làm nổi bật trong Giáo Hội cái phẩm chất căn bản của tình thương yêu, là mối tình làm cho Giáo Hội kết hiệp làm một. Mẹ trình bầy cho thế gian về Giáo Hội là Hiền Thê của Chúa Kitô như chính Chúa Giêsu muốn như vậy, và như mọi người ngày nay mong đợi: bác ái trong trật tự và bác ái có tổ chức. Chỉ dựa vào việc làm nổi bật phẩm chất căn bản này mà Giáo Hội ngày nay có thể chu toàn sứ vụ của mình trong việc liên lạc và đối thoại với thế giới, một thế giới đôi khi nhìn thấy phẩm trật của Giáo Hội không mấy hài lòng, nhưng phẩm trật ấy rất nhậy cảm trong việc làm chứng nhân cho tình thương yêu trong Giáo Hội là linh hồn của thế giới.

Chiara Lubich
Essential Writings New City London, 2007 p. 112


Ngày 30/10/2010

Những người giáo dân đồng trách nhiệm

Cần phải cải tiến các cơ cấu mục vụ theo cách thức thế nào để tinh thần đồng trách nhiệm của mọi phần tử trong toàn diện cộng đồng dân Chúa ngày một thăng tiến đặt căn bản vào ơn kêu gọi sẵn sàng đảm nhận vai trò của người được thánh hiến cũng như của vai trò người giáo dân. Điều này đòi có sự thay đổi về quan niệm, đặc biệt về người giáo dân. Họ không còn là “những người cộng tác” của hàng giáo sĩ nữa, mà họ phải được nhìn nhận là “những đồng trách nhiệm,” bởi vì Giáo Hội là một thực thể và đang hành động, đồng thời đang cổ súy cho sự tương trợ của lớp người giáo dân trưởng thành và dấn thân. Sự am hiểu bình thường về việc qui tụ thành Giáo Hội của mọi người lãnh bí tích rửa tội như thế không hề làm giảm thiểu đi trách nhiệm của các linh mục quản xứ. Thưa anh em linh mục yêu quí, bổn phận đích thực của anh em là nuôi dưỡng làm sao cho lớn mạnh thêm tinh thần sống đạo và hoạt động tông đồ của những phần tử giáo dân đang hăng say sinh hoạt trong các giáo xứ. Họ chính là những người chủ chốt của cộng đồng và sẽ hoạt động giống như lớp men có ảnh hưởng trực tiếp tới người khác.

Pope Benedict XVI
Pastoral Convention of the Diocese of Rome 26 May 2009


Năm Linh Mục