Suy tư của Đức giáo hoàng Benedicto 16. về Đức Chúa Thánh Thần

1. Ngọn lửa Đức Chúa Thánh Thần

“Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống nói cho chúng ta, Đức Chúa Thánh Thần là ngọn lửa, Chúa Kitô là một Prometheus đích thực đã mang lửa từ trời xuống. Vâng, con người cần phải có lửa, để không trở thành một thực vật nhàm chán. Thiên Chúa đã tạo thành con người như thế, nhưng lửa như sức mạnh cứu chữa không do Titan mang đến, mà do Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô, Đấng là lửa tình yêu, để nhờ những bức tường thù địch bị phá đổ, và để cho lửa biến đổi thành sức mạnh của tình yêu cho một thế giới mới.

Đạo Kitô giáo là lửa, nên không có sự nhàm chán. Kitô giáo đòi hỏi chúng ta sự đam mê nhiệt thành đứng về phía đức tin, đứng về phía Chúa Giêsu Kitô và từ đó đổi mới trần gian”.

Joseph Ratzinger Benedickt XVI. Über den Heiligen Geist, Sankt Ulrich 2012, Augsburg, Trang 22-23.

2. Hơi thở sáng tạo

“Chúa Giêsu phục sinh hiện ra với các Tông đồ, Người thổi hơi vào các Ông và nói: Anh em hãy nhận lãnh Chúa Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, người đó được tha. Anh em cầm buộc ai, người đó bị cầm buộc. (Ga 20,22). Chúa Giêsu thổi hơi vào các Tông đồ và truyền sang cho họ Chúa Thánh Thần, hơi thở thần linh của ngài.

Hơi thở của Chúa Giêsu là Đức Chúa Thánh Thần. Chúng ta nhận ra điều này trứơc hết nơi bài tường thuật về sáng tạo vũ trụ trong sách Sáng Thế: Thiên Chúa nặn thành hình dạng con người từ bùn đất và người thổi hơi vào mũi, con người liền có sự sống. (St 2,7). Con người là một loài thụ tạo chất chứa đầy mầu nhiệm bí ẩn có nền tảng xuất phát từ bùn đất, nhưng lại có hơi thở sức sống của Thiên Chúa.

Chúa Giêsu hà hơi thở vào các Tông đồ và trao tặng họ điều mới, điều trọng đại với hơi thở của Thiên Chúa của chúng ta.

Nơi con người bây giờ có điều mới tuyệt đối, dầu họ có những giới hạn – đó là hơi thở của Thiên Chúa. Sự sống của Thiên Chúa có trong chúng ta . Hơi thở tình yêu của Người, hơi thở sự chân thật của Người, và hơi thở lòng khoan dung nhân hậu của Người.

Cũng thế chúng ta có thể căn cứ vào Bí tích Rửa tội và Bí tích Thêm sức mà nhận ra địa vị mới thuộc về Thiên Chúa.

Cùng với hơi thở của Chúa Giêsu, với ân đưc của Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa nối liền quyền năng sự tha thứ làm hòa. Chúng ta đã nghe trước đó, Chúa Thánh Thần có sức mạnh tập họp lại thành một, phá xóa bỏ những biên giới và dẫn con người lại với nhau. Sức mạnh mở tung cánh cửa đóng kín và biến đổi phá đổ những tháp Babel, là sức mạnh của sự tha thứ làm hòa. Chúa Giêsu có thể bảo đảm sự tha thứ làm hòa và có toàn quyền nang tha thứ, vì Ngài đã chịu đựng những hậu qủa của tội lỗi và đã thiêu đốt nó trong ngọn lửa tình yêu”. (Trang 77-78)

3. Thần linh sáng tạo

“Buổi chiều áp lễ Chúa Thánh Thần, chúng ta tự hỏi: Đức Chúa Thánh Thần là ai, Ngài là gì vậy? Làm sao chúng ta có thể nhận ra Ngài? Chúng ta đến với Ngài thế nào được, và Ngài đến với chúng ta thế nào?

Thánh Thi ngày lễ Chúa Thánh Thần đưa ra cho chúng ta câu trả lời: Veni Creator Spiritus…. Xin Chúa Thánh Thần , Đấng sáng tạo tới. Câu thánh thi này dựa trên lời trong Kinh Thánh, là ngôn ngữ hình ảnh nói về sự sáng tạo vũ trụ thiên nhiên. Bài tường thuật sáng tạo viết: Thánh Thần Thiên Chúa bay lượn trên không gian lúc còn hỗn độn chưa có gì thành hình. Thế giới bây giờ chúng ta đang sống trong đó, là công trình của Thần Linh sáng tạo.

Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống không chỉ là khởi đầu của Hội Thánh Chúa ở trần gian. Lễ Đức Chúa Thánh Thần còn là lễ sáng tạo. Thế giới hiện hữu không do tự mình làm ra, nhưng do Thần linh sáng tạo của Thiên Chúa, từ lời sáng tạo của Chúa. Và như thế phản chiếu lại sự khôn ngoan của Thiên Chúa.

Sự khôn ngoan của Thiên Chúa kêu gọi mọi người chúng ta sống lòng kính trọng. Người tín hữu Chúa Kitô tin nhận vào Thần linh sáng tạo, nhận ra rằng, thế giới trái đất này và những vật thể trong đó chúng ta không được lạm dụng xài phung phí như ý muốn, nhưng phải nhìn nhận công trình sự sáng tạo thiên nhiên là qùa tặng. Món qùa tặng đó không phải trao cho chúng ta để phá hoại, nhưng phải chăm sóc thành khu vườn của Thiên Chúa và thành khu vườn cho con người”. (Trang 84-85)

Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống 27.05.2012