BÀI THỨ 227

LẠY CHA CHÚNG CON !

Hiệp Thông Giữa Các Tâm Hồn

 

TÌNH CẢM GIA ĐÌNH

Các nhà chú giải đều lưu ý rằng: Khi dạy cách phải cầu nguyện, Thầy Chí Thánh đã không dạy chúng ta nói: Cha tôi, nhưng ‘Cha chúng con.’ Điểm này chứa đựng rất nhiều bài học cao cả.

Nếu trong tiếng ‘Cha,’ chúng ta đã biết được mạc khải về trật tự siêu nhiên, thì trong tiếng ‘Cha chúng con’, chúng ta gặp được mạc khải về sự hiệp thông giữa các tâm hồn. Toàn thể mọi Kitôâ hữu hợp thành một nhiệm thể. Chúa Giêsu là đầu và mọi Kitôâ hữu là chi thể. Đời sống siêu nhiên có trong Chúa Giêsu và từ Ngài chuyển thông tới mỗi người.

Trong gia đình, mọi phần tử kết hợp và lệ thuộc vào nhau; chi thể và giác quan của thân xác chúng ta còn kết hợp lệ thuộc vào nhau mật thiết hơn nữa. Nhưng nhờ Chúa Giêsu và trong Chúa Giêsu, chúng ta có được cả hai loại kết hợp này.

Đó là giáo lý Kitôâ giáo. Sau này Chúa Giêsu sẽ khai triển rõ ràng hơn để chúng ta hiểu. Thánh Phaolô là người đã diễn giải sâu sắc về giáo lý đó; và bất cứ thời nào, xã hội cũng sẽ sống bằng giáo lý này.

Tại sao người ta ít hiểu biết về điều ấy quá! Người ta không thấy được những phân ly trong các gia đình, những nổi loạn trong tương giao xã hội và biết bao cuộc tranh đua bần tiện. Con tim rã rời và trí tưởng tượng tan biến, người ta không chú ý đến các cuộc chém giết kinh khủng gọi là chiến tranh. Lý do của mọi cảnh khốn nạn này đều tìm thấy trong tính ích kỷ của con người.

 

KẺ THÙ LỚN NHẤT CỦA GIA ĐÌNH

Tính ích kỷ làm phân rẽ những điều mà lẽ ra là phải kết hợp. Mọi gia đình sẽ ra sao nếu mỗi phần tử chỉ nghĩ đến mình? Điều gì sẽ xảy ra khi mọi quốc gia chỉ nhắm đến danh dự hay lợi ích riêng tư?

Khốn thay! Tinh thần Phúc Âm không còn là tinh thần hướng dẫn các gia đình và các quốc gia nữa. Nơi các gia đình và các quốc gia Kitôâ giáo, người ta vẫn đọc lên kinh Chúa Giêsu dậy: ‘Lạy Cha chúng con ở trên Trời!’... ’Cha chúng con  Thật khốn thay, danh từ thần thiêng nay không dẹp được các lòng tự ái. Xưa kia người ta nói những Kitôâ hữu đầu tiên chỉ có một trái tim và một tâm hồn. Ngày nay người ta cũng có thể nói về những Kitôâ hữu của thời đại chúng ta rằng: bao nhiêu người là bấy nhiêu cá nhân và nhân vị riêng rẽ. Bận tâm quá đáng về mình hay người thân của mình thì được gọi là khôn ngoan, và thường những tương thân tương trợ mà người ta rêu rao ngoài môi miệng không thấm nhuần giáo huấn Chúa Kitôâ, thực sự chỉ là tập hợp những tính ích kỷ.

Tranh đấu giành giật sự sống được nâng lên thành nguyên tắc hàng đầu. Người ta còn đi đến chỗ công bố đó là một luật căn bản và cho thế là tốt đẹp. Người mạnh chèn ép kẻ yếu, đó là hợp luân lý và cho rằng nhân loại nhờ thế mà nên hoàn thiện. Hệ quả là người yếu kém, ít khả năng bị đào thải. Thật là nhữmg danh từ to tát đại nhưng đồng thời cũng là những sai lầm trầm trọng.

Sự hoàn thiện của nhân loại phải dựa vào lòng nhân hậu, tương thân, bác ái, nhường nhịn, quảng đại. Chỉ có thế mới là điều tốt, mới bảo đảm có hạnh phúc tốt đẹp dưới trần gian này. Chúa Giêsu đã nói cho chúng ta biết tất cả những điều đó trong kời cầu nguyện: ‘Lạy Cha chúng con ở trên Trời!Thiên Chúa là Cha của mọi người, vậy mọi người là anh em trong Chúa Giêsu Kitôâ. Đó là nguyên tắc đích thực của luân lý và tiến bộ.

 

 

SỨC MẠNH CỦA GIA ĐÌNH

Chúng ta hãy ngưỡng mộ lý tưởng của người Kitôâ hữu: đó là lòng yêu thương lẫn nhau. Đó cũng là lý tưởng của một số triết gia, nhưng chủ thuyết của họ thật viển vông vì thiếu nền tảng. Nền tảng của của long yêu nơi người Kitôâ hữu là sự kết hợp giữa các tâm hồn trong Thiên Chúa và trong Chúa Giêsu. Đó là cho tất cả chúng ta trở thành một đại gia đình, trong đó không loại trừ những tội nhân đáng thương, và ở đó, những kẻ bất trung vẫn còn chỗ đứng, chỗ đứng của những người đang trông đợi trở về.

Nếu hủy bỏ sự liên kết này, chúng ta sẽ không thấy gì nữa trước những ích kỷ của nhân loại, ngoài cái bổn phận thực mơ hồ và bất lực, khó mà lôi kéo con người đến đời sống hy sinh.

Các nhà hùng biện trả lời rằng chứng cớ của lương tâm là động lực có giá trị nhất và chỉ cần động lực này là đủ. Nếu theo họ trong đời sống, ta sẽ thấy chính họ chưa thỏa mãn được cho bản thân họ! Như vậy thì môn phái họ sẽ ra sao? Đây chỉ là chủ thuyết chủ quan, phát xuất từ lòng kiêu ngạo và chưa hiểu gì về bản tính nhân loại. Họ biện bạch: thà cứ chỉ cho tôi thấy Chúa Giêsu trong tha nhân, tha nhân vô phước nhất hay tha nhân vô ơn nhất, như thế tôi sẽ dễ dàng có can đảm chịu đựng tất cả và yêu mến tất cả.

Tôi đã thấu hiểu đúng đắn các chân lý cao siêu này chưa? Tôi có lấy chân lý đó làm khuôn thước cho đời sống của mình không? Nếu chưa thì hãy nhớ lại điều mà luật bác ái đòi hỏi và khuyên dạy tôi. Tôi nên năng nhắc lại: Sự sống Thiên Chúa luôn có ở trong con người đã đánh lạc hướng tôi mà tôi không nghĩ tới.

+ Giải thích: Với chữ ‘Cha chúng con’, kinh Lạy Cha là một kinh cầu nguyện có hình thức cộng đồng, nhưng không phải vì thế mà nó kết án mọi hình thức riêng tư. Sự thân mật cho phép và còn đòi hỏi hình thức cầu nguyện riêng tư nữa. Đứa trẻ một mình trước mặt cha nó, sẽ dễ dàng nói câu: Thưa cha của con. Tâm hồn một mình với Thiên Chúa cũng có thể thưa với Ngài: Lạy Cha, lạy Cha yêu dấu của con, con là con Cha, con phó thác mình con trong Cha và con yêu mến Cha! Đàng khác, kinh nguyện riêng tư này cũng lan rộng trong toàn thể Giáo Hội, dựa vào niềm tin các thánh cùng thông công. Điều này nhắc lại luật hoàn hảo nhất định trong thế giới vật chất: mọi chuyển động lớn nhỏ đều ảnh hưởng đến toàn thể. Hiện tượng hiển nhiên này cũng xảy ra trong thế giới vô hình. Công thức tổng quát: ‘Cha chúng con’ rất phù hợp khi đọc  chung trong nhà thờ hay tại gia đình. Nó còn làm cho mọi tâm hồn chúng ta kết hợp thành một tâm hồn duy nhất, ở đó người ta thấy phảng phất nhịp đập trái tim cao cả của Chúa Giêsu: ‘Khi các con tụ họp lại để cầu nguyện, Thầy sẽ ở giữa các con.’ Vì thế việc cầu nguyện chung thật là tốt đẹp biết mấy! Thôi, từ nay đừng bao giờ chúng ta đọc kinh một cách máy móc hay trống rỗng nữa. Đừng đọc vội vàng, hãy nếm thử những lời tuyệt diệu: ‘Lạy Cha chúng tôi ở trên Trời!

----------o0o----------