BÀI THỨ 255

 

‘XIN CHỚ ĐỂ CHÚNG CON SA CHƯỚC CÁM DỖ’

 

Trong lời cầu xin khiêm nhường này, chúng ta có thấy tư tưởng cao siêu nào đáng ca ngợi không? Phải nói ngay rằng tất cả đời sống con người hàm chứa trong ấy, vì đó chính là thân phận chung của mọi người. Kinh Thánh quả quyết: ‘Đời sống là một cuộc chiến đấu không ngừng.’ Bên trong phải chiến đấu lại những tấn công đam mê nhục dục, và bên ngoài phải chiến đấu với những lôi kéo của thế gian phù phiếm. Cuộc sống vĩnh cửu của chúng ta sau này sướng khổ là tùy thuộc ở cuộc chiến đấu thắng hay bại này.

Qua lời nói rất đơn sơ trên đây, Thầy Chí Thánh mong chúng ta trong cùng một trận tuyến phải đối diện với hiểm nguy và cứu rỗi, tức là với sự suy vong của con người và sức mạnh của Thiên Chúa.

Cũng như trong các lời cầu xin trước, ở đây chúng ta cố gắng khám phá những tư tưởng sâu nhiệm của Chúa Giêsu. Hãy trình bày lên Ngài tất cả lòng thán phục, niềm hãnh diện, lòng tin tưởng tuyệt đối mà Ngài thương gợi cho chúng ta. Hãy tâm sự với Ngài như Ngài đang ngự trước mặt ta vậy.

 

NHỮNG CÁM DỖ THÔNG THƯỜNG

Sau khi tâm hồn no thỏa vì đã tán tụng Thầy Chí Thánh cao cả khôn sánh, chúng ta hãy áp dụng vào bản thân để lợi dụng lấy những bài học quý giá.

Bài học đầu tiên chính là việc nhận thức vô vàn hiểm nguy mà con người yếu đuối của chúng ta gặp phải đang khi còn sống ở thế gian này. Tất cả mọi sự vật, ngay cả những vật cần thiết đều có thể lôi kéo chúng ta ra khỏi mục đích đời sống với những lạm dụng dễ dàng xảy tới. Chúng ta dễ lạm dụng đồ ăn thức uống không phải là tại vì ăn uống thái quá, mà còn bị tính nuông chiều cảm giác chi phối khiến cho lòng yêu thích những sự trên Trời dần dần phai mờ đi, nhường chỗ cho những ma men nguy hiểm ngự trị trong thân thể chúng ta. Mấy ai lưu tâm tới điều đó? Mấy ai biết hãm mình ép xác về vấn đề ăn uống? Mấy ai đủ can đảm và bền chí sống nhiệm nhặt? Mỗi ngày mưu chước cám dỗ một đổi mới. Các thánh than khóc về phận sống khốn nạn mà chúng ta có lẽ lại coi đĩ là niềm vui. Chỉ có việc hãm mình phạt xác mới có thể tránh được nguy hiểm, vậy chúng ta đã sử dụng phương thế này chưa? Và sử dụng tới mức độ nào? Thực ra sống nhiệm nhặt bao nhiêu có thể trong việc ăn uống, hay ít ra có ý hướng từ khước, sẽ giúp ta biết sống thanh cao hơn nếp sống theo giác quan.

Cũng có thể nói tương tự về giấc ngủ ươn lười như kéo dài thái quá hay ẻo lả nhu nhược. Hoặc có thể áp dụng vào bình diện cao hơn như các loại dầu thơm tỏa hương ngây ngất, hay những đụng chạm xác thịt để mơn trớn và kích thích đam mê nhục dục.

Các cơn cám dỗ tấn công chúng ta ồ ạt mãnh liệt và khéo léo nhất là qua ngả thị giác. Khó có người tránh được hết các cám dỗ này. Dĩ nhiên việc giữ gìn con mắt sẽ là hàng rào ngăn cản hữu hiệu, nhưng chỉ cần một cái thoáng nhìn, cái chớp mắt cũng đủ vượt qua hàng rào ngăn cản kia và gây nên nhiều xáo trộn trong tâm hồn. Ôi cảnh sống con người dưới thế gian khổ sở biết bao!

 

KẺ THÙ NỘI TÂM CHÍNH YẾU

Những gì từ bên ngoài chưa phải là điều xấu nhất, chính kẻ thù bên trong ta mới là đối thủ đáng ngại nhất. Thánh Giacôbê Tông Đồ nói: ‘Mỗi người trong chúng ta đều bị cám dỗ bởi nhục dục của mình, vì nhục dục làm ta mù quáng và lôi cuốn ta.’

Phải, nhục dục làm cho con người mù quáng, dù người thông minh nhất. Nhục dục lôi cuốn được cả người cương quyết cứng rắn nhất. Chính nhục dục gây ra những lạm dụng về thú vui hợp pháp nhất, những khoái lạc mà Tạo Hóa đã khôn ngoan ghép liền với các bổn phận cao quý và cần thiết của con người.

Trái tim con người mấy khi thoát khỏi định luật chung, là hay hướng về sự lạm dụng, một khuynh hướng ác liệt gây bao nhiêu hậu quả tai hại. Con tim dễ trở thành độc chiếm đa nghi, ghen tuông, hờn giận. Nó làm cho phán đoán trở nên lệch lạc, dễ gây phẫn uất. Một người chịu để cho tình cảm thái quá chi phối, sẽ dửng dưng đối với người sống chung quanh, không rung động trước vui buồn sướng khổ của tha nhân. Tâm hồn lạc hưng này đã làm biết bao điều điên rồ, đã gây ra biết bao tai họa đáng tiếc!

 

ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG SÓÁNG

Nếu chỉ để ý đến các nguyên nhân cám dỗ và thử thách cá nhân thôi chưa đủ, vì chúng ta còn thấy biết bao cám dỗ phỉnh phờ khác ngay trong môi trường xã hội chúng ta sống. Thực vậy, lời nói lung lay gương bầy lôi kéo, nhất nữa lời nói và gương bầy kia có tính cách hầu như phổ quát khắp đó đây, thì nó sẽ biến thành luật chung, điều mà tự lương tâm mình thấy là xấu, nhưng khi lương tâm mình thấy là xấu, nhưng khi lương tâm đã bị đầu độc bởi dư luận chung, sẽ chẳng còn coi đó là xấu nữa. Do đó, ngày nay biết bao Kitôâ hữu, ngay cả những người đạo đức nhất cũng sống buông xuôi, tháo thứ, trụy lạc. Người ta thản nhiên tự cho phép mình hưởng thụ nhiều thú vui đã bị Hội Thánh lên án, hoặc đọc những sách gây hoài nghi và giao tiếp với những người nguy hại. Người ta coi thường các nguồn mạch phát sinh sức sống Kitôâ giáo: như đức từ bỏ, chu toàn bổn phận, sống khiêm tốn, thuỳ mị, tiết chế, hãm mình phạt xác. Lý do họ thường biện minh là: chẳng thấy ai sống như thế cả! Đó là lời chữa lỗi luôn có trên đầu môi chót lưỡi của họ. Họ còn nói: tôi không muốn sống lập dị; vả lại tôi thấy sống như tôi đang sống đây có gì là xấu đâu! Những lối sống, tâm trạng và điều lý luận này luôn là một cám dỗ đối với các tâm hồn. Đây là một cám dỗ rất nguy hiểm vì nó làm ta nhận định sai lệch tất cả và nó chế ngự ta trong  mọi sự.                                         

Ơû đây chúng ta không nói gì tới những mánh khoé gian xảo của ma quỷ luôn rình rập để xúi dục ta bám víu những tư tưởng lầm lạc, để cổ võ ta xuôi theo dục vọng, để gạt gẫm ta tin rằng những thói xấu của ta là tốt lành hoặc có thể tha thứ được.

+ Kết luận: Bao thù địch vây tứ phía. Bao nguy hiểm đón chờ trên đường đời. Thực ra dù tự phụ và nguỵ biện thế nào đi nữa, vẫn phải nhận rằng chúng ta là những con người rất yếu đuối, luôn hướng về điều ác. Chúng ta sẽ bàn vấn đề này ở chỗ khác, và bàn kỹ lưỡng hơn khi mổ xẻ nghiêm chỉnh con người của chúng ta.

Đáng tiếc thay cho những điều dốc quyết của ta! Vừa va chạm lần đầu, những dốc quyết đó đã rơi rụng ngay. Đáng thương thay lòng ăn năn hối lỗi của ta! Chúng ta bao lần tái phạm lầm lỗi cũ, sống buông xuôi và không ra sức chống trả. ‘Ai tự biết rõ mình, sẽ tự khinh chê mình.’ Đây đúng là trường hợp của tôi. Không, tôi không tin tưởng ở sức tôi vì tôi dễ phó mặc cho hoàn cảnh lôi kéo.

Nhìn nhận chân lý tổng quát trong bài này. Tìm những đăïc điểm áp dụng cho bản thân. Chìm đắm trong những tâm tình khiêm nhường sâu xa. Hãy có thái độ ngờ vực, nghi ngại chính bản thân. Dốc quyết cầu nguyện nhiều hơn, sốt sắng hơn.

----------o0o----------